Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Những gì tạo nên Loài người? - Ngô Minh Tuấn


Wednesday, 30 May 2012

Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra những điểm khác nhau về sinh lý học, thần kinh và gien giữa loài người và những tổ tiên sinh vật xa xưa. Cụ thể, người ta phát hiện thấy rằng bộ não của con người có sự khác biệt về chất trong sự phát triển của những phần khác nhau trong bộ não kiểm soát quá trình lý tính trừu tượng, hành vi xã hội và khả năng thể chất. 
<!>
Phát hiện này còn là bằng chứng nữa ủng hộ cách lý giải của Frederick Engels về sự tiến hoá của loài người trong cuốn tiểu luận “Vai trò của lao động trong sự biến đổi từ vườn sang người”.
Nghiên cứu mới nhất của Tiến sĩ Svante Paabo tại Viện nghiên cứu Nhân chủng học Tiến hoá Max Planck được báo cáo lại mới đây trong tập chí The Economist (4/2/2012) đã chỉ ra rằng:
"Tiến sĩ Paabo vàđồng nghiệp của ông đã tập trung xem xét hai phần của não bộ, cuộc khảo nghiệm vừa được xuất bản trongGenome Research. Một vùng là vỏ não trán, đó là nơi tập trung tư duy trừu tượng và hành vi xã hội - là những thứ con người đặc biệt có sở trường. Vùng còn lại là vỏ tiểu não, nơi đó liên quan nhiều hơn đến khả năng thể chất".


" Điểm chính trong nghiên cứu của Tiến Sĩ Paabo là ở chỗ cố gắng tìm ra những gien đặc biệt chỉ có ở trong não người chứ không có trong não những loài vật khác, và do đó tìm thấy những gien chịu trách nhiệm cho việc “làm cho chúng ta là con người”. Đây là một địa hạt nguy hiểm. Nghĩ rằng những tính chất của con người có thể được quy giản lại thành một tập hợp những gien tức là đã quy giản toàn bộ đời sống về một hệ quyết định luận giản đơn, máy móc một chiều về gien và mang tính sinh vật học. Con người không chỉ thuần tuý là những cỗ máy cơ học và những dòng mã di truyền - DNA - nó không giống hoàn toàn với những dòng mã trong chương trình máy tính xác định hoạt động của một robot.
DNA của người được nhận thấy giống DNA của tinh tinh tới 98%, nhưng 2% còn lại tạo nên sự khác biệt hoàn toàn về chất. Quan trọng hơn, người ta không thể giải thích những tính chất của con người - dù là với tư cách cá thể hay loài - bằng cách so sánh giản đơn gien của họ với gien của tổ tiên họđược. Chúng ta không chỉ giản đơn là sản phẩm của bộ gien của chúng ta, mà là của những tương tác năng động, phức tạp giữa gien của chúng ta và môi trường chúng ta sống trong, bao gồm tất cả những nhân tố xã hội, kinh tế và văn hoá khác nhau.
Chúng ta là cái gìđó nhiều hơn chỉ là một tổng thể cộng gộp của các phần. Chẳng hạn, bộ não người được đưa ra khỏi cơ thể sẽ thôi không còn hoạt động như là một bộ não nữa, mà thuần tuý trở thành một mảng vật chất trơ lỳ.  Tương tự, người ta không thể gán một đặc tính vật chất hay tinh thần của loài người hay của bất kỳ cá thể nào cho một gien hay một tập hợp gien bất kỳ nào đó. Đó là sự tương tác phức tạp giữa toàn bộ mã gien của chúng ta với môi trường mà chúng ta đã lớn lên với tư cách là một loài cóđầy đủ mọi tính chất của mình.
Phương pháp siêu hình trong việc phân tích một vật hoặc hiện tượng trong trạng thái cô lập, tách rời không có gì giống với phương pháp duy vật biện chứng. Phương pháp này nhận thấy tất cả mọi vật đều có mối liên hệ với nhau, và rằng chính những mối liên hệ này đãđem lại những tính chất cho một vật bất kỳ. Tách rời một yếu tố của một vật - chẳng hạn như là tách rời một gien của con người - và phân tích nó trong trạng thái cô lập có nghĩa làđánh mất đi những mối liên kết và tương tác giữa yếu tốđó với tất cả những phần khác đem lại những đặc tính khác nhau cho sự vật. "

.....................................................

Biên dịch bởi Ngô Minh Tuấn

Không có nhận xét nào: