Cái nhìn sáng tạo: người chụp quan trọng hơn dụng cụ máy ảnh. Nguồn: Nikon
Ðôi khi những người mê chụp ảnh như chúng ta cảm thấy ảnh của mình hơi thiếu cái gì đó. Xét lại thì chúng ta đã làm tất cả mọi thứ đúng: lấy nét rõ, lấy exposure trúng phóc, màu sắc cân bằng, và những vấn đề kỹ thuật khác; vậy còn thiếu gì nữa?<!>Nếu bạn có cảm giác rằng ảnh của bạn tầm thường, cùng một khuôn với hàng trăm hàng ngàn ảnh tìm thấy trên Gú Gồ từ những người mua máy ảnh về chỉ bấm chụp, có lẽ ảnh của bạn đang cần một yếu tố gọi là cái nhìn sáng tạo.Cái nhìn sáng tạo thuộc về cá nhân thay vì một góc nhìn hiển nhiên của mọi người, và cần phải khai thác mới có.Thuở ban đầuKhi chúng ta mới bắt đầu dùng máy ảnh, chúng ta chụp những thứ hiển nhiên xung quanh mình, cảnh vật, người mình quen, mèo chó trong nhà, Chú Tư Ạc Mô ở đầu xóm (ổng hay thổi kèn harmonica trước vỉa hè), v.v… Ðây là những phần cần thiết trong tiến trình học hỏi nhiếp ảnh, và sau khi chụp những kiểu ảnh này lặp đi lặp lại, sự nhàm chán bắt đầu lộ dạng.Nếu chúng ta bị nhàm chán, chúng ta cũng cố gắng nhìn xa hơn những góc cạnh tầm thường, với hy vọng rằng mình sẽ hiểu thấu những chủ thể này qua một tính cách khác – nhưng, như chúng ta thường thấy, một số người vẫn tiếp tục chụp những tấm hình nhàm chán, cho tới khi họ trở thành quá thành thạo về chuyện đó.Quan niệm chungVấn đề là tất cả chúng ta đều có những quan niệm “tiền-định” về một sự vật nên nhìn ra sao, và đó là khía cạnh mà chúng ta đưa lên ống kính, cho nên nếu chúng ta muốn có cái nhìn sáng tạo, chúng ta phải bỏ đi những sự “tiền-định” này, và bắt đầu nhìn thế giới từ nét “ngây thơ” của một đứa bé.Thế giới người lớn từ tầm nhìn của một đứa bé.– Nếu con kiến ngước nhìn lên thì nó sẽ thấy gì?– Bỏ ra một buổi để chụp hình những vật thường ngày từ chiều cao khoảng 2-3 ft, tầm nhìn trung bình của một đứa trẻ con.– Tách rời một phần của cảnh tổng quát, qua ống nhìn của máy ảnh.– Biểu hiện hình ảnh qua những phương diện không thường thấy.– Dùng ánh sáng theo kiểu sáng tạo, để cho thấy texture.– Cho cảm hứng vào những hình dáng silhouette.– Dùng ống kính tele để chụp phong cảnh, và ống kính wide-angle để chụp chân dung.– Chụp ngược sáng.– Chụp ảnh trong khi đang nhảy bổng trên không.– Ðặt đường chân trời ở nơi bạn muốn, hoặc đặt xéo hẳn.Sau một thời gian, cái nhìn sáng tạo của bạn sẽ trở thành như bẩm sinh, và khi điều này xảy ra, bạn có thể tập trung về chuyện “bắt một khoảnh khắc đặc biệt”:– Ðỉnh cao của một hành động.– Một khoảnh khắc thoáng qua.– Tình trạng ánh sáng lạ thường.Học tất cả những “quy luật” của bố cục, rồi thử xem bạn có thể “phá” bao nhiêu luật trong khi vẫn tạo nên ảnh ấn tượng. Cố gắng đừng tập trung vào điểm chính, trái lại tập trung vào hình thù hoặc hình dạng. Quyết định điều gì bạn muốn nhấn mạnh, thông điệp nào bạn muốn gởi đến người xem ảnh.Một phần học hỏi nhìn theo kiểu sáng tạo là tìm ảnh bên trong ảnh. Thử nhìn một cảnh vật qua một ống kínhwide-angle 18mm, rồi đổi qua ống kính 105mm tele để xem có bao nhiêu hình ảnh bạn có thể tách ra từ cảnh đó.It’s not the camera, it’s the photographerKhi bạn đã có khả năng “nhìn” theo kiểu sáng tạo, bạn sẽ không bao giờ phải lo về những vấn đề liên quan tới dụng cụ nhiếp ảnh. Nhưng làm sao bạn có thể biết khi nào mình đã đạt tới trình độ “cao thủ”, với khả năng nhìn thấy mọi vật từ một khía cạnh nhiếp ảnh?Thực tập, thực tập, thực tập và áp dụng tất cả những gì bạn đã học vào những buổi chụp hình. Như người ta thường nói, sự thực tập đưa đến sự hoàn hảo. Và như tôi thường nói:“Sự thực tập hoàn hảo đưa đến sự hoàn hảo”.Và bạn phải học cách tận dụng tất cả những kỹ thuật cần thiết cho đến khi chúng trở thành “bẩm sinh” đối với bạn. Bạn cần phải biết khi nào để dùng kỹ thuật nào, máy ảnh nào, và ống kính nào để tạo nên ảnh bạn muốn, và cuối cùng tự trả lời những câu hỏi đã làm bạn thắc mắc từ trước tới giờ.Ðể biết nếu bạn đang đi đúng hướng khi đang học cách nhìn sáng tạo: bạn hãy tự hỏi mình ba câu hỏi căn bản trước khi khởi đầu một buổi chụp:1. Chủ thể của bức ảnh là gì?2. Làm sao để nhấn mạnh chủ thể của ảnh?3. Tôi sẽ loại ra những gì?
Andy Nguyễn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét