Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

Góc khuất của Formosa Vũng Áng

Góc khuất của Formosa Vũng Áng

Tòa nhà hành chính và khu dân cư tại khu vực nhà máy thép Formosa, tỉnh Hà Tĩnh chụp hôm 3/12/2015.
Trong cuộc họp báo công bố thông tin nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết ở biển miền Trung của Chính phủ chiều 30/6/2016, có một chi tiết đáng chú ý. Đó là việc Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, việc đưa vụ án ra khởi tố hay không thì Chính phủ Việt Nam sẽ cân nhắc. Theo ông Mai Tiến Dũng, Formosa Hà Tĩnh đã nhận lỗi việc nhận lỗi cũng như cam kết bồi thường, nên “…Hy vọng nhân dân Việt Nam có thái độ khoan hồng, độ lượng, thể hiện sự cao thượng đối với Formosa.”.<!>
Điều đó cho người ta thấy, cái kết của vụ việc này tiếp theo sẽ là, Formosa Hà Tĩnh chỉ cần bỏ ra 5000 triệu USD trả cho nhà nước Việt nam, thì mọi chuyện sẽ được xếp lại và họ sẽ thoát hiểm.
Sự dễ dãi đáng ngờ
Điều này đã khiến cho nhiều người phải băn khoăn về sự dễ dãi quá mức của chính quyền Việt nam đối với nhà đầu tư Formosa, vì còn nhớ rằng, ngày 1/5/2016 khi làm việc với 4 tỉnh Bắc Trung bộ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định “… đây là sự cố nghiêm trọng về môi trường ở bốn tỉnh miền Trung Việt Nam, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân ven biển…” và đã yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, không loại trừ bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Vậy tại sao khi xác định được thủ phạm, thì ông Thủ tướng lại quay ra nói rằng “Nếu Formosa tái diễn sẽ kiên quyết đóng cửa”?
Được biết ở các quốc gia khác trên thế giới, sự trừng phạt đối với thủ phạm gây ra các thảm họa môi trường với những bản án cực kỳ nghiêm khắc và người ta không bao giờ vội vã hay đơn giản vấn đề. Ví dụ: ngày 13/3/2015, Tòa án công lý quốc tế (ICJ) tại La Haye, Hà Lan, đã ra phán quyết yêu cầu Tập đoàn dầu khí Mỹ Chevron bồi thường 9,5 tỷ USD cho những thiệt hại về môi trường đã gây ra cho Ecuador do hủy hoại môi trường khi khai thác dầu. Và vụ kiện kéo dài trong suốt 20 năm. Hoặc ngày 4/4/2016, Tòa Án Mỹ đã quyết định án phạt khoảng 20 tỷ USD buộc tập đoàn dầu khí BP của Anh để giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại sau sự cố dầu tràn tại vịnh Mexico năm 2010. Không chỉ thế, tập đoàn BP còn phải thanh tóan 5,5 tỷ USD cho các hình phạt liên quan và BP còn mất thêm 28 tỷ USD cho công tác dọn dẹp và đền bù sau sự cố tràn dầu.
Vậy mà thảm họa môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra, được đánh giá là đã làm ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng triệu người ở các tỉnh bắc Trung bộ; huỷ diệt môi trường biển; làm tê liệt các hoạt động kinh doanh du lịch. Quan trọng hơn, có những nghi ngại sâu sắc về các vấn đề sức khoẻ và các hậu quả lâu dài có thể lâu đến 70 năm do tình trạng ô nhiễm biển đã gây ra. Chưa kể đến việc ngư dân bỏ biển sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự toàn vẹn của chủ quyền của Việt nam trên Biển Đông, trước âm mưu thôn tính của Trung quốc.
Phát ngôn cá nhân của ông Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, phải là chủ trương chung của ban lãnh đạo đảng CSVN, nhằm kết thúc một cách chóng vánh sự cố, bất kể sự giận dữ của người dân. Trong lúc tổng số thiệt hại của Formosa Hà Tĩnh gây ra, cho môi trường biển 4 tỉnh miền Trung chưa xác định rõ là bao nhiêu? Khi mà sáng 1/7/2016, sau khi công bố nguyên nhân cá chết 1 ngày, lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh mới ráo riết thành lập Hội đồng đánh giá thiệt hại sau sự cố môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra và có lẽ các tỉnh còn lại cũng như thế. Thì tại sao Chính phủ lại phải vội vàng chấp nhận thỏa thuận với Formosa Hà Tĩnh trong khi chưa đánh giá được tổng số mức độ thiệt hại. Và căn cứ vào đâu để Chính phủ chấp nhận số tiền đền bù của Formosa là 500 triệu USD? Trong trường hợp khi xác định được mức độ thiệt hại lớn hơn con số 500 triệu USD mà Formosa cam kết thì Chính phủ sẽ có biện pháp xử lý ra sao?
Những ưu đãi quá đặc biệt
Quay trở lại với những nghi vấn trước đây về việc cấp phép cho Formosa Hà Tĩnh với mức độ thần tốc chưa từng có Điều đó khiến cho người ta buộc phải nghĩ rằng, những người đại diện cho nhà nước không chỉ có những xử sự quá ưu ái mà đang đứng cùng bên với Formosa Hà Tĩnh – đã gây nên thảm họa biển 4 tỉnh miền Trung? Lâu nay, người ta thấy rằng, Dự án Formosa tại Vũng Áng đã nhận được sự ưu đãi đặc biệt từ Tỉnh ủy Hà tĩnh. Cụ thể kết luận của Thanh tra Chính phủ đã khẳng định rằng, việc tỉnh Hà Tĩnh cấp phép đầu tư cho Formosa tại Vũng Áng, với thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ đồng ý là vượt quá thẩm quyền, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Không kể đến việc cho Formosa tại Vũng Áng thuê hơn 3.300 ha đất trong vòng 70 năm, được miễm tiền thuê đất 15 năm với giá chỉ hơn 96 tỷ đồng, mà phía Việt Nam còn có các ưu đãi cho Dự án Formosa đặc biệt chưa từng thấy. Như về thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ là 10%, trong lúc áp dụng cho doanh nghiệp trong nước là 22%; hay miễn thuế thu nhập trong bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị…. là những ví dụ. Cùng với sự buông lỏng quản lý tới mức đáng ngờ của các cơ quan chức năng Hà Tĩnh, khi Formosa là một dự án luyện kim có khối lượng chất thải rất lớn, với nhiều chất độc hại được thải ra môi trường. Thế nhưng, việc chủ đầu tư có thể xả trộm hết ra biển các chất cực độc với khối lượng lớn mà không ai biết. Trong khi việc quan trắc, giám sát từ phía các cơ quan của nhà nước lại chỉ thực hiện theo chu kỳ theo hợp đồng do Formosa Hà Tĩnh thuê lại Sở TN&MT Hà Tĩnh.
Căn cứ vào trả lời của ông Chu Xuân Phàm – trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội nói thẳng rằng: “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…” thì sẽ thấy, tập đoàn Formosa đã nắm đầu các quan chức Hà tĩnh nói riêng và ban lãnh đạo đảng CSVN đến mức nào?
Chính vì thế người ta phải đặt câu hỏi: Thế lực nào đã chống lưng cho Formosa Hà Tĩnh, vì mục đích gì mà họ lại dành cho nhà đầu tư Đài Loan những ưu đãi đặc biệt như vậy?
Góc khuất ở Formosa Vũng áng
000_CL8QN.jpg-400.jpg
Tại cuộc họp báo công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung chiều 30/6/2016 ở Hà Nội, chính phủ Việt Nam cũng cho chiếu một đoạn video với lời phát biểu nhận lỗi của ông Trần Nguyên Thành, chủ tịch hội đồng quản trị công ty gan thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh. AFP photo
Việc tìm ra nguyên nhân và thủ phạm gây ra việc cá chết hàng loạt ở biển miền Trung không phải mất thời gian gần 90 ngày như vừa qua, vì theo Phó GS-TS Nguyễn Tác An nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học, Chủ tịch Ủy ban Hải dương học liên chính phủ (IOC), ngày 05/5/2016 đã khẳng định:“Cá chết là thảm họa môi trường, không nên để lâu nữa. Những chứng cứ khoa học đã có thể kết luận được nguyên nhân rồi. Vì hôm 20/4/2016 những kết quả ấy đã được phân tích, được hình thành báo cáo.”, Điều đó có nghĩa rằng việc tìm ra nguyên nhân và thủ phạm là điều không khó. Nếu hiểu trong kinh doanh, người Trung quốc luôn nổi tiếng trong việc dùng việc hối lộ tiền bạc để mua chuộc đối tác, thì trong dự án Formosa Hà Tĩnh sẽ không phải là ngoại lệ. Việc cấp giấy phép đầu từ cho tập đoàn Formosa nhanh chóng đến kinh ngạc, sau khi dự án này buộc phải rút khỏi Đài loan do bị dân chúng quốc gia đó phản đối đã cho thấy điều đó.
Việc Formosa Hà tĩnh đã bỏ tiền để “mua” chức Uỷ viên Trung ương và các ghế Bộ trưởng cho các quan chức ở Hà Tĩnh và đút lót cho rất nhiều lãnh đạo cấp cao khác đã khiến các quan chức hàng đầu há miệng mắc quai. Chính vì thế giới chức Việt nam và Formosa Hà Tĩnh phải mất tới gần 90 ngày, cò cử nhằm thương lượng, để tìm ra một giải pháp dung hòa giữa các bên mà vẫn đảm bảo trấn an được dân chúng. Quan trọng hơn là trong lúc này, phía Việt nam đều sợ, một khi bị đẩy vào thế cùng thì Formosa sẽ sẵn sàng tố ngược và công bố các bí mật này. Không phải ngẫu nhiên mà ngày 22/4/2016, sau khi xảy ra thảm học môi trường thì đích thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phải tới Formosa Hà Tĩnh để thương lượng.
Việc tại Đại hội Đảng CSVN toàn quốc lần thứ 12, Hà Tĩnh một tỉnh nghèo nhất nước đột nhiên có tới 16 Uỷ viên Trung ương chính thức và dự khuyết, và là tỉnh tỉnh có nhiều Uỷ viên Trung ương nhất cả nước. Theo dư luận thì hầu hết các quan chức Hà tĩnh hiện nay hoàn toàn không đủ năng lực và trình độ, và học vấn chỉ dựa vào chuyện mua bán bằng cấp giả. Điều này chứng tỏ những ngờ vực trước đây khi cho rằng có bàn tay và tiền bạc của Formosa trong kết quả này là có cơ sở. Đáng chú ý, trong số đó có ông Trần Hồng Hà được giữ chức Bộ trưởng Bộ TN&MT và ông Nguyễn Chí Dũng thì giữ chức Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư. Đó là những chiếc ghế cực kỳ quan trọng đối với Formosa Hà Tĩnh, nó có thể quyết định các chính sách mang lại lợi ích cho Formosa nhiều nhất trong quá trình đầu tư ở Việt nam, Việc Formosa Vũng Áng, một dự án kéo dài gần 10 năm, với mức đầu tư tăng từ 10 tỷ tăng lên 27 tỷ đô la trong thời gian qua cho thấy điều đó.
Cụ thể một việc không lớn, lẽ ra Formosa Hà Tĩnh nếu làm đúng quy trình xả thải, Formosa phải mất tới 2-3 tỷ USD để đầu tư, nhưng trên thực tế họ chỉ cần đầu tư 450 triệu USD mà vẫn được chấp nhận đưa vào vận hành. Chênh lệch nhiều tỷ đô là trong một vụ việc như thế, cho thấy việc Formosa Hà Tĩnh dùng tiền bạc để lobby hay vận động hành lang là chuyện có thật và không phải bàn cãi. Trong một xã hội như Việt nam, khi nền kinh tế mang nặng tính tư bản thân hữu, được chi phối bởi các nhóm lợi ích dựa trên mối quan hệ chặt chẽ về quyền lợi giữa doanh nghiệp và các quan chức nhà nước, thì đây là điều đương nhiên. Chưa kể đến họ có thể đặt vấn đề thẳng với thủ phạm Formosa Hà Tĩnh, về số tiền đền bù chỉ một số nào đó, còn lại thì… Mấy ông quan chức thời nay thì có gì mà họ không dám (!?)
Nếu để ý sẽ thấy, trước đây ít ngày, Phó chủ tịch Formosa Hà Tĩnh nói với báo chí rằng:“Chúng tôi vẫn hoạt động bình thường ở đây, chẳng có gì là đình chỉ hoạt động cả. Chỉ là chúng tôi ngừng việc khánh thành sản xuất một chút. Chúng tôi cần sự cho phép của chính phủ Việt Nam.”. Song mới nhất Chủ tịch HĐQT của Formosa lại gửi thư cho các nhân viên đã không ngần ngại tuyên bố “Trong bất kỳ tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động, đặt sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên hàng đầu, nỗ lực để phát triển bền vững và lâu dài tại Việt Nam”. Cần phải hiểu rằng, đó là sự răn đe của Formosa Hà tĩnh đối với các quan chức phía Việt nam, họ muốn nhắc lại rằng họ vẫn đang nắm đằng chuôi trong vụ việc này. Chính vì thế, ngay sau khi công bố kết quả nguyên nhân và thủ phạm cá chết, Chính phủ đã khẩn trương bằng mọi cách để giải quyết hậu quả với mục đích thoát khỏi vụ scandal này càng sớm càng tốt.
Kết:
Dù rằng, nguyên nhân và thủ phạm gây ra việc cá chết đã được công bố, song việc dễ dãi với các hứa hẹn của Formosa Hà tĩnh từ chính phủ Việt nam, đã khiến cho dư luận xã hội càng bức xúc hơn. Vì thế, việc tạo các áp lực cần thiết đòi hỏi nhà nước Việt nam phải có hành động pháp lý, thông qua việc khởi kiện Formosa Hà tĩnh là điều hết sức cần thiết. Vì chỉ có như vậy mới buộc Formosa Hà tĩnh phải có trách nhiệm trong việc tái thiết, bồi thường, đền bù do đã phá hủy sinh thái, môi trường sống cũng như hoạt động kinh doanh, du lịch ở 4 tỉnh miền Trung. Thậm chí là phải đóng cửa nhà máy của Formosa Hà tĩnh.
Điều đó sẽ đẩy Formosa Hà tĩnh vào tình thế đối mặt với tổn thất rất lớn nhiều tỷ đô la, và khi “đường cùng” thì họ sẽ giứt dậu thì họ sẽ không ngại ngùng tố cáo đã những kẻ đã nhận hối lộ. Đây chính là tử huyệt của Đảng CSVN và là lý do vì sao trước ngày công bố nguyên nhân cá chết, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã nhấn mạnh việc cần thiết ngăn chặn kích động biểu tình.
Vì thế các tổ chức XHDS cần phải có biện pháp cụ thể, để tạo ra các áp lực cần thiết đối với chính quyền, thông qua các cuộc tuần hành, xuống đường với quy mô lớn, buộc họ phải xử lý triệt để với Formosa Hà tĩnh. Mặt khác cần phối hợp với các luật sư để tiến hành việc vận động lấy chữ ký để khởi kiện Formosa Hà tĩnh ra trước Tòa án công lý quốc tế (ICJ) tại La Haye, Hà Lan.
Xin hãy nhớ, một khi môi trường sống quanh ta bị hủy hoại, thì nó sẽ không buông tha cho bất cứ cá nhân nào và Napoleon nói rằng: “Thế giới đã phải chịu tổn thất rất lớn. Không phải vì sự tàn ác của những người xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt”, để mỗi người xác định trách nhiệm của mình trong lúc này.
Ngày 01/07/2015

Formosa muốn ưu đãi trọn đời, đòi lập đặc khu riêng

Với diện tích dự án lên tới hơn 3.000 ha, thời gian hoạt động 70 năm kể từ ngày được cấp phép, đến năm 2078, Formosa mới hết thời gian hoạt động ở Việt Nam. Dự án này đang được hưởng nhiều ưu đãi lớn, và trong quá trình xây dựng nhà máy liên tục muốn có thêm các cơ chế đặc thù.
Dự án FDI “lớn nhất Việt Nam”, ưu đãi vượt trội
Dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương của Tập đoàn Formosa được Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp phép vào tháng 6/2008. Tổng vốn đầu tư của dự án là hơn 10,5 tỷ USD. Tính đến thời điểm hiện tại, dự án của Formosa vẫn là dự án có vốn đầu tư lớn nhất ở VN.
Mục tiêu của Formosa là đầu tư nhà máy liên hợp gang thép công suất 7,5 triệu tấn/năm và cảng Sơn Dương phục vụ nhà máy gang thép. Vào thời điểm cấp phép, Formosa cũng đề cập sẽ tiếp tục đầu tư nâng công suất lên gấp đôi là 15 triệu tấn/năm.
Tổng diện tích đất của dự án là trên 3.000 ha với thời gian hoạt động lên tới 70 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư (12/6/2008). Như vậy, đến năm 2078 dự án mới hết thời gian hoạt động ở VN.

Toàn cảnh dự án Formosa Hà Tĩnh
Trong kết luận thanh tra công bố tháng 3/2015, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra thiếu sót của Hà Tĩnh liên quan đến thời gian thuê đất này.
Theo Thanh tra Chính phủ, việc Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng cấp Giấy chứng nhận đầu tư với thời hạn 70 năm cho nhà đầu tư Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý là vi phạm Luật Đầu tư 2005. Sau đó, thời hạn cấp phép cho Formosa đã được bảo lưu.
Nhiều ưu đãi “khủng” cũng được ghi trong giấy phép đầu tư dự án này, Đó là được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% áp dụng trong 15 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo.
Lưu ý thêm, thời điểm Formosa được cấp phép năm 2008, thuế suất thuế TNDN là 28%.
Đặc biệt, trong giấy chứng nhận đầu tư dự án này còn được ghi thêm “UBND tỉnh Hà Tĩnh, Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng trình Thủ tướng Chính phủ cho phép hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án”, tức 70 năm.
Formosa cũng được miễn tiền thuê đất 15 năm kể từ ngày hợp đồng thuê đất có hiệu lực. Đối với khu đất làm khu sinh hoạt, khu nhà ở và khu phúc lợi cho người lao động, Formosa không phải nộp tiền thuê đất trong suốt vòng đời dự án này.
Bên cạnh đó, Formosa còn được hưởng nhiều ưu đãi khác về thuế nhập khẩu, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, chi phí quảng cáo, hạ tầng… Đặc biệt. trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi và ưu đãi đã được hưởng thì Formosa được hưởng quyền lợi và ưu đãi mới trong thời gian còn lại.
Liên tục đòi ưu đãi
Với một nhà máy thép, nguồn nước là vô cùng quan trọng. Nguồn nước từ hồ Thượng Sông Trí, hồ Kim Sơn được cho là để phục vụ dự án Formosa cũng như các dự án trong khu kinh tế Vũng Áng. Nhưng Formosa cho rằng nguồn nước này là không đủ, dẫn đến khi đi vào hoạt động chính thức nhà máy phải cắt giảm sản xuất, thậm chí dừng hoạt động vì thiếu nước. Cho nên Formosa đã đề nghị Chính phủ cho phép sử dụng thêm nguồn nước từ hồ chứa nước Tàu Voi.
Chủ đầu tư dự án đang nghiên cứu đầu tư giai đoạn tiếp theo, nâng tổng mức đầu tư khoảng 28,5 tỷ USD
Dự tính, doanh thu hàng năm của Formosa khoảng 4,3 tỷ USD, trong đó 2,6 tỷ USD nguồn thu từ xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, 1,7 tỷ USD từ tiêu thụ trong nước. Trong khi đó, theo Formosa, chi phí cho quặng sắt, than luyện kim, khoản vay ngân hàng và lãi vay cần đến 3,7 tỷ USD/năm. Cho nên mỗi năm Formosa vẫn còn thiếu 1,1 tỷ USD, cần đảm bảo lượng ngoại tệ quy đổi cần thiết mới đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường.
Nhưng Ngân hàng Nhà nước từng cho rằng chỉ xem xét cấp cân đối ngoại tệ mức tối đa là 30% doanh thu của dự án bằng tiền VN sau khi trừ đi số chi tiêu bằng tiền VN cho 2 hạng mục của dự án là cảng nước sâu và nhà máy phát điện, không cam kết bảo lãnh ngoại tệ đối với nhu cầu của dự án thép…
Sau vụ việc mất an ninh trật tự xảy ra tại khu vực dự án Formosa vào tháng 5/2014, Formosa tiếp tục gửi nhiều kiến nghị ưu đãi, trong đó có đề xuất thành lập một đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng.
Theo dự thảo điều lệ của công ty về quản lý đặc khu kinh tế gang thép, ngoài các ưu đãi công ty được hưởng cao nhất hiện tại, công ty còn kiến nghị đặc khu được áp dụng các quy định ưu đãi đặc thù như miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu trong suốt thời gian kinh doanh của dự án; được Chính phủ bảo hộ ngành thép; miễn thuế đối với khoản vay vốn từ các tổ chức nước ngoài; thành lập Ban quản lý đặc khu trực thuộc Văn phòng Chính phủ và do các bộ trưởng liên quan tham gia để quản lý đặc khu.
Sau đó, Bộ KH-ĐT, Chính phủ đã bác bỏ vì không phù hợp quy định của pháp luật VN.
Có thể nâng vốn lên hơn 28 tỷ USD
Trong một báo cáo vào cuối năm 2015, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh cho biết, đến thời điểm hết tháng 9/2015, Formosa đã và đang đáp ứng đúng tiến độ cam kết, giá trị thực hiện đến thời điểm đó đạt 9,5 tỷ USD. “Chủ đầu tư đang nghiên cứu đầu tư giai đoạn tiếp theo nâng tổng mức đầu tư khoảng 28,5 tỷ USD”.
Trước đó, vào tháng 7/2015 Formosa đã tổ chức khánh thành tổ máy số 1 nhà máy nhiệt điện Formosa.
Theo báo cáo của Formosa, một số hạng mục như: nhà máy sản xuất thép, cầu cảng, nhiệt điện… đã đi vào hoạt động sản xuất, đạt công suất, chất lượng thiết kế. Tháng 12/2015, FHS đã cho ra lò sản phẩm thép cuộn cán nóng đầu tiên và đã có ít nhất 7.000 tấn thép cuộn được xuất ra thị trường trong và ngoài nước. Theo dự định, tháng 6/2016 sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động lò cao số 1. Khi đi vào hoạt động, đây sẽ là nhà máy luyện gang thép lớn nhất Đông Nam Á.
Tuy nhiên, do sự cố môi trường gây ra hiện tượng cá chết ở miền Trung, đến nay, kế hoạch đi vào hoạt động của Formosa đã được điều chỉnh.
Hà Duy

Được, mất ở siêu dự án Formosa– Kỳ 1:

Đột nhập vào lõi dự án “khủng”

Công nhân làm việc luôn có một người theo dõi từ trên tháp caoCông nhân làm việc luôn có một người theo dõi từ trên tháp cao
Với hơn 3.000 ha đất và mặt nước, tổng vốn đầu tư cả hai giai đoạn gần 28 tỷ USD. Dự án Khu liên hợp Gang thép và Cảng nước sâu mà Tập đoàn Formosa (Đài Loan) đang đầu tư vào Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) được xem là siêu dự án. Hà Tĩnh đang được và mất gì khi tiếp nhận dự án FDI lớn nhất Việt Nam này?
Cuộc di dời, tái định cư thế kỷ
Được khởi công vào tháng 7/2008, Dự án Khu liên hợp Gang thép và Cảng nước sâu của Tập đoàn Formosa đang tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng không chỉ riêng Hà Tĩnh mà còn các tỉnh lân cận.
Điều dễ dàng nhận thấy nhất là sự nhộn nhịp không chỉ trong công trường Formosa mà ngay cả những vùng phụ cận như Nam Hà Tĩnh và Bắc Quảng Bình cũng náo nhiệt không kém.
Bằng chứng là những đoàn xe tải ngày đêm chở nguyên vật liệu nối đuôi nhau ùn ùn đổ về đại công trường Formosa. Hàng trăm doanh nghiệp được thành lập mới nhằm ăn theo dự án, hàng ngàn lao động có công ăn việc làm ổn định… Vùng đất nghèo dưới chân đèo Ngang, từng bị xem “chó ăn đá, gà ăn sỏi” đang đổi thay từng ngày.
Để có được gần 2.000 ha đất và hơn 1.000 ha mặt nước dành cho dự án, hơn 2.500 hộ dân của 9 xã vùng Nam Kỳ Anh phải di dời để giải phóng mặt bằng. Riêng xã Kỳ Lợi gần như bị xóa trắng để dành đất cho dự án.
Đây được xem là một cuộc đại di dời, tái định cư thế kỷ mà Hà Tĩnh đã rốt ráo thực hiện trong những năm qua và kết quả thật sự ngoạn mục. Đến nay, gần như toàn bộ diện tích dành cho dự án cơ bản “sạch”, và nhà đầu tư rất hài lòng về việc này.
Theo cam kết của Tập đoàn Formosa, giai đoạn 1 của dự án sẽ được đầu tư 7,9 tỷ USD, với công suất hơn 7,5 triệu tấn gang thép mỗi năm và năng lực bốc dỡ hàng hóa qua cảng Sơn Dương 30 triệu tấn/năm.
Một trong những chiếc hầm bê tông rộng hàng trăm mét, sâu hàng chục mét
Mới đây, Tập đoàn Formosa đề xuất đầu tư giai đoạn 2, nâng công suất của khu liên hợp gang thép này lên 22,5 triệu tấn/năm, vốn đầu tư lên đến 28 tỷ USD. Hiện, công trường Formosa đang thu hút gần 7.000 chuyên gia, cán bộ, công nhân cả Việt Nam và nước ngoài vào làm việc. Tập đoàn Formosa đã giải ngân hơn 2 tỷ USD cho dự án này.Dù chưa đi vào hoạt động sản xuất, nhưng Fomosa đã giúp Hà Tĩnh thu ngân sách tăng vọt từng năm, từ hoạt động nhập khẩu thiết bị và các doanh nghiệp phụ trợ. Từ chỗ thu ngân sách ì ạch, chỉ trên dưới 1.000 tỷ đồng mỗi năm, thì năm 2013, Hà Tĩnh thu gần 5.500 tỷ đồng và dự kiến năm 2014 này đạt trên 8.000 tỷ đồng, trong đó công trường Formosa đóng góp hơn 50% tổng thu.
Ngay như Quảng Bình, cũng buộc phải bắt nhịp, ra chủ trương ưu tiên dành đất cho các doanh nghiệp đầu tư vào Khu Kinh tế Hòn La với những ngành nghề phụ trợ cho dự án Formosa, nhằm đón đầu sự bùng nổ trong tương lai gần.
Đột nhập đại công trường Formosa
Không chỉ những ai đã từng qua lại trên tuyến QL1A, đoạn qua Khu Kinh tế Vũng Áng, mà ngay cả không ít người dân Hà Tĩnh cũng đều chung cảm giác ngạc nhiên về độ hoành tráng, đồ sộ của dự án Formosa. Nhiều câu hỏi đặt ra liên quan đến dự án. Thậm chí, không ít ý kiến quan ngại đến an ninh quốc gia, khi mà Formosa chiếm giữ một vùng đất rộng lớn ở vùng eo thắt của đất nước.

Mỗi cụm công trình cũng có hàng rào bằng tôn và cổng ra vào được bảo vệ nghiêm ngặt
Ngay cái cách mà Tập đoàn này xây dựng hàng rào cũng khiến người khác phải mắt tròn, mắt dẹt. Cả một vùng đất rộng lớn gần 2.000 ha được xây dựng tường rào bao quanh cao chừng 5m. Khoảng 2/3 chiều cao của tường rào được đổ bê tông cốt sắt, chỉ một ít gạch được xây phía trên cùng của tường rào.Bên ngoài là một con kênh nhân tạo rộng chừng 30m, chạy bao quanh hàng rào. Họ đã bỏ ra hơn 1 tỷ USD để san lấp mặt bằng khu đất dự án. Cát được hút từ biển lên để nâng cao trình toàn bộ mặt bằng bình quân trên 3m, có nơi đến 15m. Người dân không phận sự, chỉ có thể nhìn thấy phía trong hàng rào kia, ngày thì bụi mù, đêm đèn điện sáng trưng như phố.
Để mục sở thị phía trong hàng rào của dự án, nhóm PV Tiền Phong đã trực tiếp đến Văn phòng điều hành Formosa đăng ký làm việc. Cũng như những lần trước, nhân viên phụ trách đối ngoại của dự án kiểm tra giấy tờ, ghi nội dung làm việc vào giấy…
Và cũng câu nói ấy: “Chúng tôi sẽ dịch nội dung này, mail về Đài Loan để ông chủ xem xét trả lời, mong các anh đợi. Lúc nào có kết quả, chúng tôi sẽ thông báo qua điện thoại hoặc mail”.
Biết đây là cách thoái thác khéo của Formosa, chúng tôi đành rút lui tìm cách khác. Một anh bạn doanh nghiệp trên địa bàn, chuyên cung cấp vật liệu xây dựng cho dự án nhận lời đưa chúng tôi vào.
Tuy nhiên, xe ô tô chỉ đến được cổng an ninh thứ nhất thì bị ách lại, vì chúng tôi không có thẻ từ cá nhân theo quy định. Anh bạn doanh nghiệp lắc đầu phân bua: “Thông thường muốn vào ra khu dự án, xe có thẻ từ của xe, người có thẻ từ của người do Formosa cấp để qua cửa an ninh. Cứ tưởng quen biết họ cho qua, ai ngờ khó khăn thật”.
Đang bế tắc, chợt nhớ đến anh bạn kỹ sư, hiện làm việc cho nhà thầu Hàn Quốc đang xây dựng một số hạng mục của Formosa. Nghe chúng tôi “cầu cứu” qua điện thoại, anh bạn kỹ sư tặc lưỡi: “Thôi được, tôi sẽ tìm lí do xin nghỉ một buổi, sáng mai vào sớm lấy áo quần, thẻ từ của tôi mà vào, chỉ được một người thôi đó. Trước khi đi là phải ăn no và mang theo ít nhất 2 ổ mì, sữa, nước để chống đói khi lạc đường”.
Thấy chúng tôi có vẻ không tin, anh bạn giải thích: “Các ông không thể tưởng tượng được độ rộng lớn và phức tạp ở công trường này đâu. Hà Nội còn có tên đường mà hỏi, còn ở đây chỉ toàn là những lối đi tạm thời, nhằng nhịt khắp nơi, hai bên bê tông, cốt sắt dựng san sát, đâu đâu cũng thấy na ná giống nhau nên rất khó định hình.
Là người chưa vào công trường Formosa, kiểu gì cũng lạc đường. Nếu may thì gặp khu công nhân người Việt họ còn giúp chỉ đường, còn xui mà gặp khu công nhân người Trung, Hàn… thì chỉ còn nước ăn bánh mì cầm hơi, đợi đến tan ca chiều, đi theo họ mà ra ngoài thôi”.
Trên chiếc xe máy bết đầy bùn đất, với bộ quần áo kỹ sư, chiếc thẻ trên tay, tôi vô tư vượt qua các lớp cổng an ninh của Formosa mà không hề gặp bất cứ sự ngăn trở nào. Đúng là một đại công trường đồ sộ ngoài sức tưởng tượng.
Ngay phía cổng vào là một tổ hợp nhà cao tầng như một thành phố thu nhỏ, với hàng chục tòa nhà từ 5 đến 10 tầng, làm văn phòng điều hành dự án và nơi ăn nghỉ của chuyên gia. Và cũng từ đây, một hệ thống đường ngang, ngõ dọc chằng chịt nối với các cụm tổ hợp của dự án.
Ngay các cụm tổ hợp cũng có hàng rào bằng tôn xanh cao chừng 3m bao quanh, có cổng vào, ra hẳn hoi. Ở mỗi cổng đều có bảo vệ giám sát ngày đêm.
Thực sự khó có thể miêu tả hết độ “khủng” của đại công trường này. Trên những con đường nội bộ chằng chịt, hàng ngàn chiếc xe tải nặng hối hả tung bụi mù trời. Phía trong hàng rào bằng tôn là những công trình đồ sộ, con người lọt thỏm, nhỏ bé giữa muôn vàn bê tông, sắt thép.
Ở đây hầu hết các công trình vẫn chưa thành hình, thành dạng, có chăng là các nhà xưởng lắp ghép từ những thanh thép nặng hàng tấn. Với một người ngoại đạo như tôi, thực sự không thể hình dung được những tổ hợp công trình kia rồi đây sẽ ra sao, công năng của nó là gì.
Không chỉ trên mặt đất, mà ngay dưới lòng đất, người ta cũng xới tung, xây dựng những đường hầm bằng bê tông dài hàng km chạy thẳng ra phía biển, lớn đến mức hai chiếc xe tải nặng có thể chạy bon bon ngược chiều nhau mà không cần giảm tốc độ. Rồi có những chiếc hầm bằng bê tông dày cả mét, rộng hàng trăm mét vuông, sâu hàng chục mét…
Rong ruổi trên chiếc xe máy gần cả buổi sáng, tôi không thể đi hết mặt bằng của đại công trường này. Theo các công nhân Việt Nam, thi công các tổ hợp ở đây chủ yếu là các nhà thầu Việt Nam và Hàn Quốc, còn Trung Quốc chỉ là các nhà thầu phụ.
Các ông chủ rất thích sử dụng lao động Trung Quốc vì họ làm việc chăm chỉ, mỗi người có thể làm việc bằng hai, bằng ba công nhân phổ thông và những công đoạn khó, duy chỉ có họ mới làm được. Điều duy nhất mà các ông chủ không thích ở công nhân Trung Quốc là họ ăn ở rất mất vệ sinh. Ngày trước, Formosa còn cho họ ăn ở tại công trường, nhưng nay thì cấm tiệt, hết ca chiều, những người không phận sự buộc phải ra ngoài.
Không khí ở đây rất nghiêm ngặt. Mặc dù có mặt hàng nghìn công nhân trên công trường, nhưng ai cũng lặng lẽ làm việc cật lực. Ở mỗi cụm công trình, thường có một tháp cao, phía trên túc trực một người theo dõi, giám sát những công nhân ở dưới. Tôi đánh liều trèo lên một tháp canh, lia ánh mắt khắp lượt nhưng không thể nhìn thấy điểm cuối của công trường. Và chiếc ống khói xa tít tắp phía chân trời đã dẫn đường cho tôi thoát khỏi “trận đồ bát quái” của đại công trường Formosa.

Được, mất ở siêu dự án Formosa – Kỳ 2:

“Vùng đất đi đày” kêu cứu

Anh Chu Sỹ Hạ phải tháo dỡ nhà để con dâu không bị đuổi việc Ảnh: Bảo Anh
Anh Chu Sỹ Hạ phải tháo dỡ nhà để con dâu không bị đuổi việc Ảnh: Bảo Anh
Để có được hơn 3.000 ha mặt bằng phục vụ dự án Formosa, trước đó chính quyền Hà Tĩnh đã lập quy hoạch và từng bước di dời người dân đến vùng đất mới.
Việc hàng nghìn hộ dân buộc phải rời bỏ quê cha đất tổ, cộng với sự thiếu minh bạch, rồi o ép dân trong đền bù giải phóng mặt bằng của chính quyền khiến cuộc sống của không ít người dân lâm vào khó khăn.
Tận khổ vì quy hoạch treo
Vũng Áng (Kỳ Anh) là một trong những vùng đất có khí hậu khắc nghiệt nhất Hà Tĩnh. Nắng nóng, cộng với gió Lào, rồi những cơn bão dữ quần thảo hằng năm khiến cuộc sống người dân cực khổ.
Theo các bậc cao niên trong vùng, chính vì sự khắc nghiệt của vùng đất này, nên ngày xưa những người có tội trạng với triều đình đều bị lưu đày tới đây.
Qua bao thế hệ, bằng sự kiên gan trước thiên tai, địch họa, cha ông mới xây dựng nên những làng mạc như ngày hôm nay. Và biệt danh “vùng đất đi đày” vẫn theo mãi người dân từ bấy đến giờ.
Rồi Khu Kinh tế Vũng Áng thành lập, dự án Formosa triển khai, vùng đất này nằm trong diện quy hoạch dành mặt bằng cho dự án.
Ai may mắn thì được đền bù giải tỏa trước, còn không thì sống lay lắt trong vùng quy hoạch: Không được phép xây mới hay cơi nới, sửa sang nhà cửa. Con cái lớn lên dựng vợ gả chồng, gia đình khá giả thì mua đất nơi khác cho con làm nhà, còn đa số cả mấy thế hệ chui rúc trong ngôi nhà rách nát.
Anh Trần Quốc Vũ, một người dân thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi cho biết: Để chắc ăn vùng quy hoạch không có trường hợp xây dựng, cơi nới, sửa chữa, từ lâu chính quyền đã chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) của huyện lập chốt tại đường vào Cảng Vũng Áng, không cho xe chở vật liệu (sắt, thép, xi măng, gạch, ngói…) đi vào khu vực quy hoạch.
“Do không được sửa chữa, gia cố nên trang trại của tôi tan hoang vì mấy trận bão lớn trong năm 2013 vừa rồi” – anh Vũ cho biết.
Đúng như lời anh Vũ nói, ngay trên đường vào cảng Vũng Áng, thường xuyên có một ô tô tải nhẹ, cùng 3 – 4 CSGT túc trực, cấm xe chở vật liệu qua lại.
“Có lần tôi chở xi măng vào cung cấp cho nhà thầu dự án Formosa, nhưng vì đi lạc đường nên đã bị CSGT chặn lại không cho qua. Họ nghi tôi chở nguyên vật liệu vào cho người dân xây nhà” – anh Nguyễn Nam, một lái xe tải kể lại.
Liên tục bị dọa đuổi việc
Thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi những ngày này được xem là “điểm nóng” khi chính quyền ra quân giải tỏa dành đất xây dựng khu hậu cảng. Khi chúng tôi đến Hải Phong cũng là lúc ông Chu Sỹ Hạ (49 tuổi) đang phải tháo dỡ nhà cửa, quán hàng.
Ông Hạ kể: Con dâu Chu Thị Hoài đang dạy ở trường mầm non trên địa bàn xã liên tục kêu cha phải tháo dỡ nhà cửa, quán hàng, nếu không cô hiệu trưởng sẽ cho nghỉ việc.
“Vì thương con, tôi đã dỡ xong phần mái. Họ đến kiểm tra bảo dỡ thế vẫn chưa được. Phải dỡ hết con dâu tôi mới không bị đuổi việc” – ông Hạ nghẹn ngào.
Gần nhà anh Hạ, anh Nguyễn Văn Thành cũng phải tháo dỡ nhà xây dựng trên đất ông cha để lại vì bị “sếp” dọa đuổi việc. Ô tô chất đầy đồ để chuẩn bị chở đi gửi nhà người quen. Để sinh hoạt, anh Thành che tạm lán bên cạnh tường nhà.
“Tôi bị lãnh đạo cơ quan ép, bắt phải di dời nhà cửa nếu không sẽ mất việc làm” – anh Thành nói. Được biết, anh Thành hiện là công nhân làm việc tại Cảng Vũng Áng với mức lương 3-4 triệu đồng/tháng.
Anh Chu Văn Hánh (37 tuổi), có một vợ và ba con. Anh Hánh làm nhà được 6-7 năm nay. Anh chuyên làm gạch táp lô, bán vật liệu xây dựng, tạo công ăn việc làm ổn định cho 17 công nhân. “Trước thì họ gửi công văn dọa sẽ cắt điện, sau bảo nếu không tháo dỡ nhà xưởng sẽ bị cưỡng chế. Nay công nhân đã nghỉ hết, vợ chồng con cái sống không yên ổn, không công ăn việc làm” – anh Hánh nói.
Gia đình ông Văn Anh làm nhà từ khi chưa có dự án Cảng Vũng Áng. Nay, chính quyền bảo phải dỡ nhà, nhưng không có quyết định thu hồi đất, không đền bù đất cũng như hỗ trợ tài sản trên đất. “Tôi dỡ nhà thì vợ chồng, hai con trai, hai con dâu và 7 đứa cháu biết ở đâu. Tôi đã nhiều lần kêu lên huyện, huyện đổ về xã; hỏi xã, xã bảo đây là chủ trương của tỉnh. Thử hỏi, bây giờ tôi biết kêu ai. Ai sẽ lo cho cuộc sống của chừng đó con người trong gia đình tôi – ông Anh bức xúc.
Văn bản “lạ” của UBND huyện
Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thời gian qua, UBND huyện Kỳ Anh đã ra nhiều văn bản “lạ” nhằm ép người dân phải tháo dỡ công trình. Ông Nguyễn Văn Bổng, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh ký công văn yêu cầu cắt điện, nước của dân và buộc các giáo viên nghỉ việc để vận động người nhà tháo dỡ công trình.
Còn ông Nguyễn Tiến Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh lại có công văn đề nghị Ban thường vụ huyện này kiểm điểm, xử lý kỷ luật đối với tổ chức Đảng và đảng viên, đồng thời đề nghị Huyện ủy có ý kiến chỉ đạo để UBND huyện có những biện pháp, hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với cán bộ, công chức, viên chức liên quan giải phóng mặt bằng. Công văn này kèm theo danh sách của 57 người thuộc diện bị kiểm điểm.

Người dân Hải Phong đến trụ sở báo Tiền Phong tại Hà Nội kêu cứu Ảnh: Bảo Anh
Các văn bản “lạ” của UBND huyện Kỳ Anh đã bị phản ứng kịch liệt, nhiều đơn thư vượt cấp của người dân đã được gửi lên các ngành chức năng của tỉnh Hà Tĩnh. “Gia đình tôi không chống đối, bản thân không vi phạm kỷ luật nơi công tác.
Do hội đồng đền bù làm việc không rõ ràng, thu hồi nhưng làm sai lệch diện tích đất của gia đình tôi cả trăm mét vuông, nên tôi yêu cầu trả lời thỏa đáng. Trong khi chưa trả lời công dân thì bỗng dưng huyện chỉ đạo giao cho nhà trường bắt tôi nghỉ việc” – một thầy giáo ở xã Kỳ Phong bị nghỉ việc bức xúc.
Một nữ giáo viên ở xã Kỳ Ninh cho biết: Gia đình có gần 500m2 đất được cấp sổ đỏ hẳn hoi. Do cần tiền, gia đình cô đã bán cho người khác một phần đất. Khi người này khởi công xây dựng công trình thì bị đình chỉ và họ chấp hành nghiêm túc. Tuy nhiên, không hiểu sao trên huyện trát công văn về trường yêu cầu kỷ luật Đảng nữ giáo viên này.
“Chi bộ Đảng đã không kỷ luật tôi, khi tôi đưa ra các giấy tờ chứng minh thửa đất đó tôi đã bán cho người khác: Như giấy tờ chuyển nhượng và cam kết của người được chuyển nhượng đó là đất của họ đã mua. Không kỷ luật được tôi về mặt Đảng, trên huyện lại ép nhà trường kỷ luật tôi về mặt chính quyền. Vì thấy huyện quá quyết liệt nên nhà trường đành thành lập hội đồng và kỷ luật tôi ở mức cảnh cáo” – nữ giáo viên này nói.
Tháng 1/2014, ông Võ Kim Cự, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, GPMB các công trình trọng điểm, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tại Khu kinh tế Vũng Áng.
Trong đó, chỉ đạo UBND huyện Kỳ Anh: “Phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng rà soát, kiểm tra các chủ sử dụng đất trong vùng quy hoạch khu hậu cảng, phân loại cụ thể để xử lý từng trường hợp và lập phương án bồi thường, GPMB, tháo dỡ các công trình trong khu quy hoạch hậu cảng dứt điểm trước ngày 30/3/2014”.
Sau nhiều nỗ lực liên lạc với lãnh đạo huyện Kỳ Anh để hỏi về những vấn đề đang diễn ra trên địa bàn không thành, chúng tôi đã trực tiếp đến Văn phòng UBND huyện để đăng ký lịch làm việc, tuy nhiên theo thông báo của Văn phòng thì lãnh đạo huyện đã kín lịch nên chưa thể sắp xếp.
Qua trao đổi với ông Võ Tá Cương, Phó Chánh Văn phòng HĐND, UBND huyện Kỳ Anh, ông Cương khẳng định: Việc cưỡng chế giải tỏa mặt bằng của huyện được thực hiện đúng luật. Các trường hợp đang giải tỏa ở thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi mà không đền bù là có lí do của nó.
Trước đây, xã Kỳ Lợi đã cho một số hộ dân mượn đất công để xây dựng hàng quán, nay Nhà nước cần thì phải lấy lại chứ không thể đền bù.
Còn các văn bản của huyện yêu cầu nghỉ việc hay kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.. liên quan đến giải phóng mặt bằng cũng không sai. Đã là cán bộ đảng viên thì phải chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, còn vi phạm thì phải kỷ luật.

Được, mất ở siêu dự án Formosa – Kỳ 3:

Báo cáo Thủ tướng về ‘siêu’ dự án Formosa

 UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa báo cáo Thủ tướng về công tác quản lý, giám sát “siêu” dự án Khu gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh.
Kỹ sư và công nhân nước ngoài trên đại công trường Formosa Hà Tĩnh. Ảnh: Phong Cầm
Kỹ sư và công nhân nước ngoài trên đại công trường Formosa Hà Tĩnh. Ảnh: Phong Cầm.
UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, việc tập trung hàng vạn lao động trong và ngoài nước tại khu vực dự án Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh có ảnh hưởng đến thế trận khu vực phòng thủ huyện Kỳ Anh, nhất là khu vực Đèo Ngang.
Tuy nhiên, theo UBND tỉnh Hà Tĩnh, nhờ làm tốt công tác chuẩn bị về quốc phòng nên đến thời điểm hiện tại, công tác quốc phòng trong khu vực vẫn được duy trì và đảm bảo tuyệt đối.
Theo UBND tỉnh Hà Tĩnh, khi dự án Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh đi vào hoạt động giai đoạn I, chỉ sử dụng khoảng 8.000 lao động, trong đó gần 1.800 lao động nước ngoài.
“Việc tập trung hàng vạn lao động trong và ngoài nước tại khu vực này có ảnh hưởng đến thế trận khu vực phòng thủ huyện Kỳ Anh, nhất là khu vực Đèo Ngang”, báo cáo cho biết.
UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng cho biết, trước khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án, Hà Tĩnh đã xin ý kiến Bộ Quốc phòng. Bộ Quốc phòng khẳng định khu đất xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương không ảnh hưởng nhiều đến vị trí đóng quân và các công trình quốc phòng hiện có trên địa bàn.

Một góc đại công trường siêu dự án Formosa. Ảnh: Phong Cầm
Một góc đại công trường siêu dự án Formosa. Ảnh: Phong Cầm.
Theo UBND tỉnh Hà Tĩnh, hiện bao bọc xung quanh khu vực dự án Formosa đều có các đồn biên phòng, lực lượng bộ đội địa phương đóng quân, kiểm soát mọi hoạt động trên đất liền, trên biển. Lực lượng đảm bảo an toàn, an ninh quốc phòng trong khu vực dự án ngày càng được tăng cường nhằm đảm bảo vấn đề về quốc phòng khu vực.
Mặt khác, các khu vực đất cấp phép cho dự án Formosa không nằm trong khu vực đất được xác định là khu vực địa hình có tầm quan trọng đặc biệt và khu vực có tầm quan trọng cao trong thế trận phòng thủ bảo vệ Tổ quốc cần ưu tiên dành riêng cho nhiệm vụ quốc phòng.
Được biết, trước đó, liên quan dự án Formosa, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo việc giám sát dự án này, đặc biệt là về vấn đề an ninh, quốc phòng trước ngày 30/10/2013.
Theo công bố của UBND tỉnh Hà Tĩnh, Dự án Khu liên hiệp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 gần 10 tỷ USD, bao gồm các hạng mục: nhà máy luyện cán thép, cảng biển và nhà máy nhiệt điện.
Đây là dự án đầu tư ra ngoài nước lớn nhất của Tập đoàn Formosa và là dự án FDI lớn nhất Việt Nam. Trên công trường Formosa, thường có khoảng 1.000 ngàn kỹ sư và công nhân người nước ngoài của 39 nhà thầu chính và hàng trăm nhà thầu phụ tham gia xây dựng.

Kỳ cuối: Báo động an ninh trật tự ở siêu dự án Formosa

Lao động Trung Quốc giờ tan ca tại cổng chính Formosa. Ảnh: Bảo Anh Lao động Trung Quốc giờ tan ca tại cổng chính Formosa. Ảnh: Bảo Anh
Những người thạo tin ở Vũng Áng cho rằng: Việc Kế toán trưởng Formosa người Đài Loan, ông Tiết Minh Hồng bị đâm trọng thương mới đây do các băng nhóm xã hội đen gây ra.
Việc tập trung hàng nghìn lao động tại dự án Formosa, trong đó phân nửa là lao động nước ngoài khiến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn hết sức phức tạp: Trộm cắp, ẩu đả, tệ nạn xã hội, băng nhóm bảo kê có cả.
Hệ lụy từ lao động ngoại làm “chui”
Theo một thông báo của Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh, tại thời điểm tháng 1/2014, trên địa bàn tỉnh có 54 tổ chức và cơ sở sử dụng 3.250 lao động nước ngoài, trong đó 3.217 người tại Khu kinh tế Vũng Áng, tập trung chủ yếu làm việc cho Dự án Formosa và có đến 1.910 lao động ngoại làm “chui”.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, trong số hơn 3.000 lao động ngoại có mặt ở Dự án Formosa, đa phần là người Trung Quốc. Họ tới làm việc ở Formosa bằng hai con đường: Nếu là chuyên gia, kỹ sư thì theo đường hợp pháp, còn đa số công nhân đi bằng đường du lịch rồi trốn vào công trường.
Theo một số lãnh đạo địa phương, lao động Trung Quốc một phần được ở trong khu nội trú do Formosa xây dựng, còn đa số họ phải ra ngoài thuê trọ, tập trung chủ yếu tại các xã Kỳ Phương, Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Thịnh, trong đó Kỳ Liên đông nhất trên 1.000 người.
Việc lao động Trung Quốc ở lẫn lộn trong dân cư đang xảy ra nhiều tình huống phức tạp. Vào 4/2013, tổ công tác Đồn Biên phòng Đèo Ngang (Hà Tĩnh) đã bắt quả tang Jiang Su, quốc tịch Trung Quốc, trộm cắp sắt thép tại công trường Formosa.
Tháng 8/2013, một nhóm lao động Trung Quốc ẩu đả với người dân địa phương ở thôn Liên Phú, xã Kỳ Liên. Và mới đây nhất, ông Tiết Minh Hồng, người Đài Loan, kế toán đang làm việc cho Dự án Formosa bị đâm trọng thương tại khu nội trú.
“Lao động trái phép chủ yếu là người Trung Quốc, họ làm việc ngắn hạn, sang Việt Nam bằng visa du lịch. Họ ở rất nhiều địa điểm nên rất khó kiểm tra và xử lý” .
Ông Lê Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh
Không chỉ đánh lộn, trộm cắp mà các tệ nạn xã hội khác cũng đang lan rộng trong vùng. Lao động Trung Quốc ngoài thời gian làm việc tại công trường Formosa, thường tập trung ăn nhậu, vui chơi, giải trí tại các khách sạn, nhà hàng, hay quán karaoke đang mọc lên như nấm dọc theo Quốc lộ 1A.
Hàng trăm bảng hiệu quảng cáo bằng hai thứ tiếng Việt – Trung lẫn lộn. Theo lãnh đạo Phòng Văn hóa huyện Kỳ Anh, dù đã nhiều lần xử phạt các trường hợp treo chữ Trung Quốc sai quy định nhưng không xuể.
Để thu hút khách Trung Quốc, ngoài việc treo biển hiệu có chữ Trung Quốc, các khách sạn, nhà hàng, khu massage được ông chủ đặt những cái tên rất mỹ miều như, khách sạn Tình Yêu. Theo người dân địa phương, thì trong những khách sạn nhà hàng kia, luôn thường trực các em “chân dài”, sẵn sàng phục vụ khi khách có nhu cầu từ A tới Z.
Ngay trong khuôn viên Formosa, một khu vui chơi giải trí của người Trung Quốc rộng cỡ vài chục ngàn mét vuông có tên “Khu giải trí Hồng Thiên Hy” cũng tấp nập không kém. Đây được xem là thiên đường vui chơi và chỉ có người Trung Quốc, Đài Loan mới được vào.
Băng nhóm bảo kê
Như một quy luật, ở đâu xôm tụ là y như rằng ở đó có các băng nhóm bảo kê hoạt động, và vùng Vũng Áng cũng không ngoại lệ. Theo người dân địa phương, ở đây không chỉ nổi lên các băng nhóm người địa phương và các băng nhóm nơi khác như: Quảng Bình, Nghệ An, thậm chí đến cả Hải Phòng cũng tìm về xí phần làm ăn.
Ông Tiết Minh Hồng bị đâm trọng thương ngay tại khu nội trú và Formosa đã treo thưởng 200 triệu đồng để tìm ra thủ phạm.
Ngày trước, khi còn “hỗn quân, hỗn quan”, các băng nhóm thường xuyên đụng độ để chứng minh uy lực và tranh giành thị phần. Sau một thời gian, các ông trùm nhận ra việc tranh giành không mang lại lợi lộc gì, nên cùng ngồi lại bắt tay nhau hợp tác làm ăn.
Ở Vũng Áng không có một hoạt động kinh doanh nào mà không có bóng dáng của xã hội đen, từ kinh doanh nhà hàng, khách sạn, các tụ điểm ăn chơi giải trí, đến việc cung cấp vật liệu xây dựng cho Dự án Formosa… Như một dạng luật ngầm, ai muốn mở mang làm ăn cái gì cũng đều phải nộp “thuế” cho các băng nhóm, bằng không sẽ khó yên ổn.
Có lẽ rõ nét nhất liên quan đến các hoạt động ngầm của “xã hội đen” là lĩnh vực vui chơi, giải trí. Nguồn gái cung cấp cho các tụ điểm ăn chơi, gần như nằm trong tay các băng nhóm bảo kê. Chúng dùng nhiều thủ đoạn, từ dụ dỗ, thuyết phục, ép buộc, thậm chí là bắt cóc để có được “hàng”.
Mơi đây một gia đình ở Quảng Bình đã phải tìm đến Công an huyện Kỳ Anh để cầu cứu cho con gái của họ, khi đang đi chơi với bạn tại TP Hà Tĩnh đã bị một băng nhóm bảo kê bắt cóc mang về giao cho một tụ điểm trên địa bàn Kỳ Anh. Một phụ nữ, chủ của tụ điểm này ra giá 20 triệu đồng mới cho dẫn con về. Bí quá, gia đình này đã phải nhờ đến cơ quan công an giải cứu.
Không dừng lại ở đó, bàn tay bạch tuộc của các băng nhóm còn vươn tới cả thị trường cung cấp vật liệu xây dựng cho Dự án Formosa.
Qua câu chuyện, nhiều ông chủ doanh nghiệp bỗng dưng được lợi, nhưng cũng không ít người phải ngậm đắng nuốt cay chung chi cho các băng nhóm. Chúng có rất nhiều chiêu thức để buộc các ông chủ phải chung tiền bảo kê, như: Quấy rối, gây hấn, trộm cắp, thậm chí đứng vai dân oan, hoặc xúi dân đi kiện để các doanh nghiệp không yên ổn làm ăn.
Chủ một doanh nghiệp chuyên khai thác đá cung cấp cho Dự án Formosa kể: Ông làm thủ tục xin cấp mỏ theo luật định và mọi thứ đã hoàn tất, nhưng không thể đi vào khai thác vì có vài hộ dân không chịu nhận đền bù.
Thương thuyết mãi không được vì các hộ dân chê ít, may mắn được người khác bày cho nên nhờ vả xã hội đen. Ông tìm gặp một ông trùm, mất 50 triệu đồng và chỉ 3 ngày sau các hộ dân chủ động gọi điện cho ông để nhận tiền đền bù mà không đòi hỏi gì thêm.
Một doanh nghiệp khác cho biết: Mỏ của ông vừa đi vào khai thác, thì có người tìm đến, nói là sẽ bảo kê cho hoạt động của doanh nghiệp ông. Điều kiện đưa ra là, mỗi xe chở vật liệu của ông mỗi ngày chung chi cho họ 50.000 đồng. Đổi lại, xe chở vật liệu của doanh nghiệp ông an toàn vào đến Formosa, tại khu vực mỏ không xảy ra trộm cắp, đặc biệt sẽ không có khiếu kiện của người dân liên quan đến chuyện khai thác mỏ.
Những người thạo tin ở Vũng Áng cho rằng: Việc Kế toán trưởng Formosa người Đài Loan, ông Tiết Minh Hồng bị đâm trọng thương mới đây cũng do các băng nhóm xã hội đen gây ra. Theo đó, nạn nhân có mâu thuẫn trong công việc và bị người ta thuê xã hội đen xử lí. Nhiều người biết tường tận vụ việc, nhưng vì sợ trả thù nên không dám báo để nhận thưởng theo cam kết của Formosa.
Để chứng thực những câu chuyện kể trên, chúng tôi vào vai một doanh nhân vừa xin được giấy phép khai thác mỏ cung cấp vật liệu cho Formosa và đã gặp được một số bảo kê trong các băng nhóm trên địa bàn.
Toàn bộ đường đi nước bước để vào cung cấp vật liệu cho Formosa đều được những người này mách nước, nhưng tất cả các công đoạn phải qua bàn tay của họ và đương nhiên chung chi đúng giá. Không biết thật giả đến đâu, các ông trùm còn hứa nhận bảo kê cho cả xe chở quá khổ, quá tải để qua các trạm chốt của CSGT.
Vào tháng 9/2013, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) phối hợp với các cơ quan chức năng Hà Tĩnh đã kiểm tra, rà soát lao động thuộc một số nhà thầu, doanh nghiệp nước ngoài ở Khu kinh tế Vũng Áng, qua đó phát hiện hơn 570 người Trung Quốc không có giấy phép lao động. Trong năm, Thanh tra Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh cũng đã xử phạt 3 nhà thầu 35 triệu đồng, đề nghị cơ quan công an buộc xuất cảnh trước thời hạn 102 lao động Trung Quốc.

Không có nhận xét nào: