Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2024

Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ, Chuẩn Bị Biểu Tình Quy Mô “Chào Đón” Tô Lâm Đến Mỹ! và Kính Chuyển Tin Việt Nam Hôm Nay Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ, Kêu Gọi Biểu Tình Chống Tô Lâm, Chủ Nhật Ngày 22 Tháng 9 Năm 2024 Tới Đây, Tại New York -Nhân dịp Tổng bí thư, Chủ tịch Tô Lâm đến tham dự Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 79 tại New York vào hai ngày 22 và 23 tháng 9, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ phối hợp cùng các cộng đồng, các tổ chức, đoàn thể sẽ tổ chức biểu tình phản đối trước trụ sở Liên Hiệp Quốc và trước văn phòng đại diện của cộng sản Việt Nam theo lịch trình sau đây: Chủ Nhật 22/9/2024 từ 10:00 AM đến 1:00 PM. Thứ Hai 23/9/2024 từ 9:00 AM đến 1:00 PM.
<!>
Để tránh sự trà trộn gây rối, ban tổ chức lưu ý đồng hương chỉ đem theo cờ quốc gia Việt Nam màu vàng ba sọc đỏ, cờ Hoa Kỳ, cờ các tiểu bang, cờ các quốc gia tự do mà không có bất cứ cờ nào khác; chỉ sử dụng biểu ngữ, bích chương, truyền đơn, khẩu hiệu do ban tổ chức cung cấp.
Được biết một bản tuyên cáo sẽ được phổ biến trong dịp này.


Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Toronto, Gia Nã Đại: THÔNG BÁO KÊU GỌI THAM GIA BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI TÔ LÂM!
-Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước CSVN Tô Lâm là người đã ra lệnh đàn áp khắc nghiệt rất nhiều người dân vô tội, các nhà báo độc lập, các nhà hoạt động nhân quyền chỉ vì họ thực thi quyền tự do ngôn luận.
Người Việt Nam yêu chuộng tự do, dân chủ cần mạnh mẽ lên tiếng vạch trần với Thế Giới bản chất độc tài, tàn ác của Tô Lâm ngay trong lúc ông ta có mặt tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Toronto, Đảng Việt Tân và Hội Anh Em Dân Chủ kính mời quý đồng hương tham gia BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI TÔ LÂM.

Cuộc biểu tình sẽ diễn ra vào:
CHỦ NHẬT NGÀY 22 THÁNG 09, 2024
từ 1:00 PM đến 3:00 PM
Địa điểm:
Dag Hammarskjöld Plaza
E 47th St, New York, NY 10017
giữa 1st Avenue và 2nd Avenue - đối diện Liên Hiệp Quốc

Sự tham gia đông đảo của quý đồng hương sẽ tạo thêm sức mạnh cho sự lên tiếng của người Việt hải ngoại phản đối CSVN đàn áp đồng bào trong nước.
Ban Tổ Chức: Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Toronto, Đảng Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ


Yêu Cầu:
Chúng tôi, những người Việt Nam yêu chuộng tự do, tụ tập nơi đây, trước công luận quốc tế, khẳng định mạnh mẽ rằng tương lai của Việt Nam chỉ có thể tốt đẹp hơn nếu và chỉ nếu:
•Việt Nam sẽ là một quốc gia dân chủ pháp trị, độc lập, thống nhất, lãnh thổ bất khả phân. Việt Nam phải được điều hành bởi một chính phủ do dân bầu chọn.
•Với một hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng, Việt Nam trong tương lai sẽ không chấp nhận thể chế độc tài dưới mọi hình thức.
•Quyền lực của Hiến Pháp phải thuộc về ba cơ quan Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Luật pháp phải bảo đảm dân chủ và nhân quyền.
•Một nước Việt Nam dân chủ tương lai sẽ tôn trọng quyền bầu cử tự do và công bằng.
•Một nước Việt Nam dân chủ tương lai sẽ chấp nhận sự đối lập và thay đổi chính phủ một cách có trật tự thông qua bầu cử.
•Một nước Việt Nam dân chủ sẽ làm minh bạch mọi hoạt động chuyển nhượng tài sản công.
•Một nước Việt Nam dân chủ sẽ chấp nhận luật pháp quốc tế không trái với chủ quyền quốc gia và sự bình đẳng giữa các dân tộc.
•Một nước Việt Nam tương lai sẽ kiên quyết chống lại mọi hình thức xâm lược và đóng góp vào việc xây dựng nền an ninh và hòa bình thế giới.
•Lãnh thổ Việt Nam và Biển Đông sẽ được bảo vệ và không bị chuyển nhượng bằng cách bán hoặc bằng bất kỳ hình thức nào khác.


Sau Trung Quốc, ông Tô Lâm sẽ thăm Mỹ trong tháng 9!


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm sẽ thăm Mỹ vào tháng 9 năm 2024
Các nhận định hướng đến khả năng ông Tô Lâm đến New York để tham dự kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bắt đầu vào ngày vào ngày 22/9/2024.
Kỳ họp thứ 79 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ với phiên thảo luận chung cấp cao, bắt đầu vào ngày 24/9 và kết thúc vào ngày 30/9.
Giới quan sát nhận định ông Tô Lâm có thể thăm chính thức Mỹ trong dịp này.

Tô Lâm Sẽ thăm chính thức Mỹ
Các nguồn tin và nhà quan sát từng chia sẻ với BBC News Tiếng Việt rằng ông Tô Lâm có thể thăm chính thức Mỹ vào tháng 9, nhân chuyến dự họp tại Liên Hợp Quốc. Việc ông nhanh chóng thăm Trung Quốc chỉ hai tuần sau khi được bầu làm tổng bí thư có thể là một gợi ý rằng ông sẽ thăm Mỹ, vì theo thông lệ, lãnh đạo cao nhất của Việt Nam thường đi Trung Quốc trước khi đi Mỹ.

Nếu thăm Mỹ với tư cách nguyên thủ quốc gia, ông Tô Lâm sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.
Lần này, nếu ông Tô Lâm thăm Tòa Bạch Ốc, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn vì ông vừa là lãnh đạo đảng vừa là nguyên thủ quốc gia. Việc hai nguyên thủ quốc gia gặp nhau ở Nhà Trắng thì không có vấn đề gì lấn cấn về tư cách hay giao thức ngoại giao.
Trong bài viết trên The Diplomat hôm 29/8, nhà nghiên cứu David Hutt cho rằng lịch trình dày đặc của ông Joe Biden là một trong các trở ngại đối với chuyến thăm chính thức của ông Tô Lâm đến Nhà Trắng.

Thời gian làm tổng thống của ông Joe Biden hiện chỉ tính bằng tháng, nhưng cũng không loại trừ khả năng tổng thống kế tiếp sẽ là bà Harris, một đồng minh của ông Biden.
Tác giả David Hutt cũng đề cập đến khả năng về cuộc gặp bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sắp tới giữa hai lãnh đạo Việt Nam và Mỹ.
"Có thể ông Biden đến New York một ngày vào tháng 9, đồng nghĩa ông Tô Lâm có thể có cuộc gặp ngắn với ông Biden - hoặc với bà Harris - bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc."


Trọng tâm của chuyến thăm Tô Lâm?


(Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Ngoại trưởng Antony Blinken ngày 27/7/2024 khi ông Blinken đến Hà Nội chia buồn sau khi ông Nguyễn Phú Trọng mất.)
-Theo một số nguồn tin RFA có được, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Tô Lâm có thể sẽ tham dự kì họp thứ 79 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, khai mạc ngày 10, bế mạc ngày 24 tháng 9, tại New York. Hiện chưa có thông tin chính thức ông Tô Lâm có kết hợp chuyến làm việc tại Liên Hiệp quốc với một chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ hay không.
Theo giới thạo tin, hiện hai bên đang thương lượng nhiều vấn đề để quyết định về chuyến thăm này.
Trong trường hợp Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm thăm chính thức Hoa Kỳ và hội kiến cùng Tổng thống Joe Biden, nhân chuyến làm việc tại Liên Hiệp Quốc, nhà nghiên cứu Hoàng Việt cho rằng, hai bên sẽ phải “có quà cho nhau”. Vậy, “quà họ cho nhau” sẽ là gì. Điều kiện nào để họ gặp nhau?

Trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu Hoàng Việt nhắc lại bức điện chúc mừng của Tổng thống Biden đối với ông Tô Lâm khi ông nhận chức Tổng bí thư, khẳng định Hoa Kỳ ủng hộ một Việt Nam tự cường, độc lập, thịnh vượng. Điều này, theo ông Hoàng Việt, phản ánh mối quan tâm thực của Hoa Kỳ trong quan hệ với phía Việt Nam:
“Tổng Bí thư Tô Lâm cũng muốn thể hiện vai trò của ông ấy. Sau khi đi Trung Quốc thì ông sẽ đi Mỹ. Ông cũng muốn gặp Tổng thống Biden. Điều đó sẽ thể hiện vị thế của Việt Nam và của chính cá nhân ông. Đương nhiên, phía ông Biden cũng muốn gặp ông Tô Lâm vì vai trò của Việt Nam cũng nổi bật. Và Tổng Bí thư Tô Lâm vừa mới nhậm chức thì nếu hai người gặp nhau thì sẽ tăng cường quan hệ hai nước.

Vấn đề là nếu hai bên gặp nhau thì phải có một cái gì đó, một bước tiến nào đó, chứ không chỉ gặp không. Tôi xin nói vui là hai bên “có quà cho nhau”. Vậy quà này có thể là gì?.
Về vấn đề này, ông Hoàng Việt phân tích tiếp:
Hồi đầu tháng 8 thì Hoa Kỳ không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Phía Mỹ có cái lý của riêng họ khi họ đưa ra phân tích sáu tiêu chí của họ. Phía Việt Nam không hài lòng nhưng Mỹ cũng có vấn đề của họ. Phía ông Biden có thể muốn gặp ông Tô Lâm để xoa dịu Việt Nam vấn đề này. Tất nhiên, món quà lần này sẽ vẫn chưa thể là quy chế thị trường cho Việt Nam được.

Nếu Tổng thống Biden gặp Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm thì món quà có thể là ông Biden ra một sắc lệnh nào đó trong thẩm quyền của ông ấy, tạm thời giảm thuế cho một số mặt hàng của Việt Nam. Đó là những mặt hàng Việt Nam đang rất cần tìm đầu ra. Nếu đạt được điều đó thì Mỹ vẫn giữ được cái mình cần mà Việt Nam cũng hài lòng. Đó là điều tốt đẹp cho cả hai bên.”
Theo thông tin từ chính phủ hai nước, hiện đang có hai thứ trưởng ngoại giao Mỹ thăm Việt Nam gần như cùng lúc. Người thứ nhất là Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế Bonnie Jenkins. Bà này đến Hà Nội để chủ trì đối thoại chính trị - an ninh - quốc phòng lần thứ 13 hôm 26 tháng 8 cùng người đồng cấp phía Việt Nam là Hà Kim Ngọc. Người thứ hai là Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền Uzra Zeya. Bà Zeya thăm Malaysia và Việt Nam từ ngày 25 đến 31 tháng 8 để thảo luận về nhân quyền, hợp tác nhân đạo và an ninh dân sự.
Với hai chuyến thăm diễn ra trong cùng tháng 8 này, nhiều nhà quan sát cho rằng, phải chăng hai chuyến thăm phản ánh hai mối quan tâm chủ chốt của Hoa Kỳ đối với Việt Nam: quốc phòng an ninh và nhân quyền, nhân đạo?
Dưới đây là trao đổi của RFA với Luật sư Vũ Đức Khanh, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Ottawa, Canada, chuyên nghiên cứu về chính trị và quan hệ quốc tế của Việt Nam, về một số vấn đề trong quan hệ Việt - Mỹ nhân các chuyển động ngoại giao hai nước hiện nay và sắp tới.


RFA. Thưa Luật sư Vũ Đức Khanh, nếu ông Tô Lâm thăm Mỹ kết hợp với chuyến thăm Liên Hợp Quốc vào tháng 9, hai bên sẽ thương lượng những vấn đề gì?

Luật sư Vũ Đức Khanh
Nếu ông Tô Lâm thăm Mỹ vào tháng 9 này, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay chỉ mới được gần bốn tháng kể từ ngày ông nhậm chức Chủ tịch nước và chưa tới hai tháng sau khi ông tiếp quản chức Tổng Bí thư Đảng, có thể cả hai bên sẽ tập trung vào một số vấn đề quan trọng như sau:
Một là an ninh khu vực. Việt Nam và Hoa Kỳ có thể tập trung thảo luận luận về tình hình Biển Đông và sự cân bằng quyền lực ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt, khi Việt Nam đang ngày càng chịu nhiều áp lực từ Trung Quốc và Mỹ-Việt cũng vừa nâng cấp bang giao lên hàng Đối tác Chiến lược Toàn diện vào ngày 10/9/2023. Đây là thời điểm tuyệt vời để họ có thể đánh giá tổng quan mối quan hệ mới này sau một năm thực hiện.
Hai là hợp tác kinh tế. Việt Nam luôn nhấn mạnh và đề cao việc hợp tác kinh tế, nền tảng của những quan hệ bền vững hiện tại cũng như tương lai với Mỹ và phương Tây. Tôi nghĩ các vấn đề liên quan đến thương mại và đầu tư song phương, đặc biệt là trong bối cảnh Mỹ đang tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng từ Trung Quốc, có thể sẽ là một trong những trọng tâm của ông Tô Lâm. Hơn thế nữa, việc tiếp tục giữ môi trường thương mại, đầu tư ổn định vẫn là sách lược hàng đầu để ông Tô Lâm có thể củng cố quyền lực, đối phó với những nhóm quyền lực đã, đang và sẽ tiếp tục chống ông. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn luôn là điểm sống còn của bất cứ thế lực cầm quyền nào của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn trong cộng đồng quốc tế.
Ba là nhân quyền. Chính phủ Mỹ sẽ (chứ không phải có thể) tiếp tục nhấn mạnh vấn đề nhân quyền và yêu cầu cải thiện về tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và các quyền dân sự khác tại Việt Nam. Dù chính quyền mới ở Hoa Thịnh Đốn sau ngày 5/11 là Donald Trump hay Kamala Harris hay một quốc hội đa số cộng hòa hay dân chủ, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Việt Nam vẫn không thay đổi, đặc biệt trong lãnh vực nhân quyền và quyền chính trị, dân sự của người dân Việt Nam. Theo những thông tin tôi có được, Hoa Kỳ sẽ ủng hộ bầu cử tự do và công bằng tại Việt Nam, nếu đó là khát vọng của nhân dân Việt Nam.
Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng Hoa Kỳ cũng như phương Tây sẽ không bao giờ can dự vào chuyện nội trị của Việt Nam. Đòi hỏi "bầu cử tự do và công bằng tại Việt Nam" là chuyện nội bộ của Việt Nam. Thế giới tự do sẵn sàng ủng hộ nhân dân Việt Nam nhưng không thể làm thế người Việt. Chỉ có nhân dân Việt Nam mới có thể làm được điều này. Thế giới chỉ ủng hộ.

RFA. Theo luật sư, sau khi thăm Trung Quốc và ký 14 thỏa thuận hợp tác, ông Tô Lâm sẽ đặt trọng tâm ưu tiên trong chính sách đối ngoại với Hoa Kỳ vào những vấn đề gì?

Luật sư Vũ Đức Khanh
Sau khi thăm Trung Quốc, tôi nghĩ ông Tô Lâm và thế lực cầm quyền của ông hiện nay đang "rất muốn" thể hiện một chính sách đối ngoại cân bằng bằng cách thăm Hoa Kỳ. Điều này sẽ giúp Việt Nam duy trì sự độc lập và không bị quá phụ thuộc vào bất kỳ một quốc gia nào, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn.
Trong quan hệ với Hoa Kỳ, trọng tâm của ông Tô Lâm hiện nay có thể là muốn tăng cường hợp tác quân sự với Hoa Kỳ để cân bằng với sự hiện diện của Trung Quốc trong khu vực. Ngoài vấn đề nóng bỏng ở Biển Đông, Việt Nam cũng có tham vọng trở thành một cường quốc tầm trung, ít nhất trong khu vực trong vài thập niên tới. Cho nên, nhu cầu hợp tác với Mỹ và đồng minh không chỉ là vấn đề an ninh quốc phòng thuần tuý mà là mệnh lệnh thời đại để hiện đại sức mạnh quân sự của Việt Nam.
Ngoài ra, ông Tô Lâm sẽ tăng cường hợp tác kinh tế với Hoa Kỳ để tạo ra một sự đối trọng với các thỏa thuận kinh tế với Trung Quốc. Việt Nam mong muốn trở thành một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu, trật tự phân công lao động mới của Mỹ và phương Tây, bất chấp những nỗ lực của Trung Quốc thông qua hệ thống kinh tế BRICS (nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới).
Cuối cùng, ông ấy sẽ chú trọng vào hợp tác khoa học và công nghệ. Cải thiện quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lương sạch, xanh, tái tạo và y tế. Đây là những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập cũng như tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững, lâu dài của Việt Nam trong thế kỷ XXI.

RFA. Còn ít ngày nữa, cuối tháng 8 này, ông Tô Lâm sẽ kí quyết định đặc xá tù nhân dịp 2/9. Câu hỏi đặt ra là trong bối cảnh ngoại giao như vừa nêu, liệu có tù nhân bị bỏ tù vì các điều 88, 117 và 331 Bộ Luật Hình Sự nào được thả không? Ông Tô Lâm liệu sẽ có cởi mở hơn với những người bất đồng chính kiến không?

Luật sư Vũ Đức Khanh
Việc thả tù nhân bị kết án theo các điều 88, 117 và 331 BLHS là một vấn đề khá tế nhị, nhất là trong giai đoạn đang củng cố quyền lực như hiện nay.
Nếu ông Tô Lâm muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế, việc ân xá hoặc giảm án cho một số tù nhân chính trị có thể là một bước đi mang tính "biểu tượng" để gửi thông điệp về sự cởi mở.
Tuy nhiên, mức độ cởi mở của ông Tô Lâm với người bất đồng chính kiến có thể sẽ vẫn rất hạn chế, bởi sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ đối với các tiếng nói đối lập vẫn là một phần của chính sách an ninh nội bộ. Bất kỳ sự nhượng bộ nào cũng sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng trong bối cảnh bảo đảm an ninh và ổn định chính trị.
Tóm lại, ông Tô Lâm có thể sử dụng những chuyến công du hải ngoại đến các quốc gia phương Tây và quyết định ân xá như một công cụ ngoại giao để thể hiện sự linh hoạt và cải thiện hình ảnh quốc tế của Việt Nam, nhưng sẽ luôn đặt sự ổn định và kiểm soát chính trị lên hàng đầu.
Theo tôi, việc ông Tô Lâm thả một số tù nhân chính trị sẽ không làm Việt Nam tự do và dân chủ hơn, nhưng chắc chắn sẽ tạo động lực mới cho những nhà đối lập chính trị với Hà Nội có cơ hội đề xuất những sách lược mới thiết thực hơn và hiệu quả hơn trong việc tiếp cận với chính quyền vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam tự do, dân chủ và thịnh vượng.

RFA xin cảm ơn Luật sư Vũ Đức Khanh đã giành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này


Những Cái Khó của Tổng Bí Thư Kiêm Chủ Tịch Nước Tô Lâm Khi Qua Mỹ
(Trần Đông A)


(Trong bối cảnh cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam có thể tận dụng sự quan tâm chiến lược của Mỹ và các đồng minh trong "khu vực Indo-Pacific" để củng cố quan hệ song-đa phương.)
(Ông Tô Lâm hội kiến Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, 19/8/2024.)
-Ông Tô Lâm đến Hoa Kỳ sau nạn hồng thủy hiện vẫn đang tàn phá Việt Nam. Cơn bão kinh hoàng ấy để lại những sang chấn thật nặng nề. Tuy nhiên, "cơn bão Yagi" của lòng người vẫn còn ở phía trước.

Vượt Qua Các Nhân Tố Gây Nhiễu
Thiên tai như cơn bão Yagi vừa qua thật đáng sợ! Nhưng "những cơn bão của lòng dân" có thể còn đáng sợ hơn. Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước và các vị lãnh đạo nên ưu tiên tập trung vào các nhiệm vụ đại sự, như lo bảo vệ chủ quyền và cải cách thể chế, hơn là những hành động mang tính biểu tượng. Việc này có thể được giao cho lực lượng cấp cứu chuyên nghiệp. Được biết, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước Tô Lâm đang chuẩn bị tham dự "Hội nghị thượng đỉnh tương lai Liên Hiệp Quốc" và phát biểu tại thảo luận cấp cao của khóa họp 79 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc (ĐHĐ/Liên Hiệp Quốc) là để đúc kết kinh nghiệm, bảo đảm cho quốc gia – dân tộc vượt qua những khó khăn về kinh tế, xã hội và môi trường có thể còn lớn hơn trong tương lai.
Khó khăn/thách thức đầu tiên Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước phải đối mặt, là tiến hành buổi Đối thoại chính sách tại Đại học Columbia, mà người điều phối là Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng, Giám đốc Viện Weatherhead East Asian Institute. Buổi đối thoại nằm trong chương trình chính thức của ông Tô Lâm nhân dịp Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước dự kiến tham gia "Thượng đỉnh Tương lai Liên Hiệp Quốc" để tạo sự đột phá và thay đổi về tư duy, tăng cường cam kết và hành động. Thông tin Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) thăm Mỹ được chính ông Tô Lâm đề cập tại Hội nghị gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước sáng 15/8/2024, theo tờ Diplomat. Nhưng tại sao trước chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo, lại chỉ trích "người sẽ điều phối" cuộc Đối thoại với Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước? Theo trang mạng trelangblog.com, Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng bị tố cáo là đã viết sách xuyên tạc lịch sử Việt Nam. Chưa dự đoán được, màn đối thoại sẽ diễn ra thế nào?

Khó khăn/thách thức thứ hai cũng cản trở không kém. Về phương diện Nhà nước, Bộ Quốc phòng đã cho hạ một video trên YouTube giăng tít "Trường Đại học Fulbright – Không để Cách Mạng Màu đổi màu giáo dục". Tuy nhiên, trang mạng trelangblog.com, sau đó vẫn cho chạy tiếp bài "Vì sao Đại học Fulbright bị chỉ trích, tẩy chay?" Phê phán nhằm vào Đại học này chủ yếu xoay quanh lập luận, Fulbright đang đào tạo những người có tiềm năng lọt vào bộ máy công quyền của Việt Nam, từ đó biến đất nước ở Đông Nam Á này thành một quốc gia chư hầu của Mỹ. Bài viết không ngần ngại đặt thẳng câu hỏi: "Liệu Fulbright có thực sự là một công cụ của Hoa Thịnh Ðốn nhằm thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam?" Trong khi đó, chính Bộ Ngoại giao Việt Nam đã bác bỏ luận điểm hồ đồ này. Chiều 26/8, trả lời câu hỏi của phóng viên về hoạt động của Đại học Fulbright, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nêu rõ: "Đại học Fulbright Việt Nam là thành quả của hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, nhất là trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao". Diễn ngôn kiệm lời này liệu đã đủ để bác bỏ các luận điểm sai trái nói trong câu chuyện thứ nhất?

Chưa Có Những Đột Phá Đáng Kể
Khó khăn thứ ba là làn sóng bắt bớ và cầm tù các nhà đấu tranh cho dân chủ ở trong nước vẫn tiếp tục với cường độ cao. Cũng trong cùng ngày 10/9, Hà Nội liên tiếp tuyên án 6 năm tù giam đối với ông Hoàng Tùng Thiện, đồng sáng lập Đảng đoàn Việt Nam, kêu gọi đa đảng chính trị cho Việt Nam; và 7 năm tù giam đối với nhà báo độc lập – blogger Nguyễn Vũ Bình về tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước" theo Điều 117. Các điều luật 117 và 331 được Hà Nội sử dụng để kết án những người lên tiếng chỉ trích Chính phủ và ĐCS. Trên web dangdoan.org đã đề cập đến các quyền con người cơ bản, đồng thời kêu gọi đa nguyên chính trị. Trang web này cũng viết: "Hiểm họa, hay kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân chính là Cộng sản"; và kêu gọi thành lập đảng đối lập với ĐCSVN, lấy tên là "Đảng Lạc Hồng" và mời công dân Việt Nam đang sinh sống trong và ngoài nước cùng tham gia. Theo HRW, vào tháng 8 và tháng 9 này, Việt Nam đã kết án và tuyên án ít nhất 7 nhà hoạt động nhân quyền vì những lý do tương tự. Thống kê của Dự án 88, một tổ chức nhân quyền tập trung vào Việt Nam, cho biết hiện có 175 nhà hoạt động đang bị giam giữ tại quốc gia Đông Nam Á này.

Khó khăn thứ tư, tại phiên họp lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc diễn ra từ ngày 9 đến ngày 13/9, đại diện của Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Âu Châu (EU) lên tiếng bày tỏ quan ngại về tình hình nhân quyền của Việt Nam. Việt Nam đã bị chỉ trích tại các diễn đàn này về những đàn áp nhân quyền, tuy nhiên, đại diện Việt Nam đã bác bỏ những cáo buộc ấy. Cao uỷ nhân quyền Liên Hiệp Quốc, ông Volker Turk hôm 9/9 phát biểu tại phiên khai mạc, bày tỏ lo ngại về việc đàn áp các quyền của người dân ở nhiều nước trên thế giới, bao gồm các quyền tự do ngôn luận, lập hội, hội họp, tự do báo chí. Ông nhắc đến tên của Việt Nam trong số các nước có các hoạt động đàn áp. Vào ngày 10/9, Đại diện thường trú của Liên Hiệp Âu Châu (EU) tại Geneva – Đại sứ Lotte Knudsen – phát biểu tại diễn đàn của Liên Hiệp Quốc, bày tỏ "quan ngại sâu sắc về không gian ngày càng thu hẹp của xã hội dân sự ở Việt Nam và việc tiếp tục bắt giữ những người bảo vệ nhân quyền, các chuyên gia về quyền lao động và môi trường". Đại diện EU kêu gọi Việt Nam bảo đảm các quyền tự do ngôn luận và lập hội cơ bản được bảo vệ để xã hội dân sự có thể tự do tham gia vào mọi khía cạnh phát triển.

Cái khó thứ năm là đánh giá chung của giới chuyên gia về bang giao Việt-Mỹ không thật khả quan. Sau một năm nâng vượt cấp quan hệ nhưng dư luận cho rằng, vẫn chưa có nhiều đột phá. Hẳn nhiên một năm thì thời gian tương đối ngắn. Và trong năm này, mỗi nước cũng có nhiều biến động về chính trị nội bộ. Việt Nam thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời. Bên Mỹ thì bước vào mùa bầu cử. Cho nên vẫn chưa có nhiều bước tiến đáng kể từ năm 2023, Thạc sỹ Hoàng Việt nhận xét như thế hôm 11/9. Hơn nữa, "Hội chứng Việt Nam" ở Mỹ những ngày này vẫn ẩn hiện theo hướng đối nghịch. Hôm 12/9, Dân biểu Hoa Kỳ Michelle Steel lên án việc Chính quyền của Tổng thống Joe Biden chưa nỗ lực để bảo vệ tự do tôn giáo ở Việt Nam. Bà Steel cho biết trong thông cáo "Chính quyền Biden liên tục từ chối ủng hộ tự do tôn giáo, sáu tháng sau khi bà kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ liệt Việt Nam vào Danh sách Quốc gia Cần quan tâm Đặc biệt (CPC) do quốc gia này vẫn tiếp tục đàn áp tôn giáo". Hồi tháng 3/2024, bà Steel kêu gọi đưa Việt Nam vào danh sách CPC "trong bối cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam gia tăng giam giữ các tù nhân lương tâm".

Tác Động Từ "Những Bàn Tay Vô Hình"
Những ngày này, Website của Tòa tổng Lãnh sự Trung Quốc tại Đà Nẵng lại lăng-xê những "stt" quen thuộc: Chiêu bài "cách mạng màu" đã liên tiếp được các thế lực thù địch sử dụng và để lại hậu quả vô cùng nặng nề về chính trị, kinh tế, xã hội cho các nước bị cuốn vào kịch bản do chúng giăng ra. Việc chuẩn bị cho "cách mạng màu" của các thế lực thù địch thường được thực hiện thông qua các tổ chức phi chính phủ. Trung Quốc và Việt Nam đều là nước xã hội chủ nghĩa do ĐCS lãnh đạo, cần pHải cảnh giác cao trước các thủ đoạn "cách mạng màu" của các thế lực thù địch. Tuyên bố chung Việt-Trung ngày 20/8 cũng viết: "Vào thời đại mới, hai bên sẽ không quên nguyện ước hữu nghị ban đầu, khắc ghi sứ mệnh chung, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và thúc đẩy hiện đại hóa phù hợp với tình hình mỗi nước..". Nhưng đây chính là cái con đường mà cựu Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao Nguyễn Đình Bin đã đề nghị Tổng Bí thư Tô Lâm nên sớm "chia tay". Tuy nhiên, hai ĐCS vẫn nhất trí tăng cường trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về chống can thiệp, chống ly khai, phòng chống "cách mạng màu", cùng nhau bảo vệ an ninh chính trị và an ninh chế độ.

Đón đợi những biến chuyển lớn, giới quan sát hướng về chuyến thăm Mỹ sắp tới của tân Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước Tô Lâm với niềm hy vọng. Trong một bản tin hôm 12/9, trên cương vị Trưởng Văn phòng Thường trú tại Sài Gòn, ông Damien Cave thông báo nhật báo New York Times (NYT) sẽ mở văn phòng thường trú tại Việt Nam vào tháng 10 tới, trong nỗ lực mở rộng phạm vi đưa tin toàn cầu và thúc đẩy nền báo chí độc lập trên toàn thế giới. Nick Name "Nón lá" có lẽ đã nói thay cho thế hệ trẻ trước tin này: "Hy vọng giới trẻ Việt Nam nhìn thấy được những gì ở Việt Nam mà phóng viên báo The New York Times thấy... hoặc, có thể giúp nhà báo có thêm tài liệu nữa". Công ty "NYT" mở lại văn phòng ở Sài Gòn sau gần 50 năm chắc chắn sẽ là một cột mốc. Văn phòng Công ty đa phương tiện, với hơn 170 tuổi đời khẳng định: "Một chương mới sẽ mở ra từ tháng 10 năm nay" (14). Chúng ta có quyền đón đợi những bình luận tổng hợp từ các bỉnh bút của "NYT" về sự kiện trọng đại liên quan đến chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước Tô Lâm.

Giữa các hiệu ứng của "những bàn tay vô hình" đối với mối bang giao Việt-Mỹ, không thể không tính đến tam vị nhất thể "thiên thời-địa lợi-nhân hòa" vào kỷ nguyên tới. Trong bối cảnh quốc tế đang biến động, đặc biệt với sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam có thể tận dụng sự quan tâm chiến lược của Mỹ và các đồng minh trong "khu vực Indo-Pacific" (FOIP) để củng cố quan hệ song-đa phương. Nếu Việt Nam thực sự bước vào "khởi điểm lịch sử mới" như tuyên bố của chính ông Tô Lâm, thì "nhân tâm" ở các quốc gia bên bờ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương này sẽ "đúc nên chữ đồng", hợp tác sâu rộng hơn trong các lĩnh vực địa-chính trị và địa-kinh tế. Chuyến qua Mỹ của ông Tô Lâm không chỉ là phép thử quan trọng về năng lực ngoại giao nguyên thủ của tân Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước, mà còn là cơ hội để khẳng định vị thế mới của quốc gia trăm triệu dân giữa những thách thức to lớn về chính trị, kinh tế và nhân quyền. Liệu có thể kỳ vọng, chuyến thăm này sẽ mở ra những bước tiến mới trong bang giao Việt Nam-Hoa Kỳ, giúp hóa giải những mối quan hệ phức tạp và tạo dựng thêm nền tảng vững chắc cho hợp tác tương lai? Chúc Tổng Bí thư-Chủ tịch nước thành công trong sứ mệnh quan trọng này!


Dân Biểu Mỹ Chỉ Trích Chính Quyền Tổng Thống Joe Biden Không Gây Sức Ép Lên Vấn Đề Tự Do Tôn Giáo ở Việt Nam


(Hình: Người dân đi lễ chùa ở Hà Nội hôm 14/2/2022.)
-Dân biểu Mỹ Michelle Steel hôm 12/9/2024 ra thông cáo báo chí chỉ trích chính quyền của Tổng thống Joe Biden vì đã thất bại trong việc bảo vệ tự do tôn giáo toàn cầu bao gồm Việt Nam.
Thông cáo cho biết, Dân biểu Steel đã hai lần kêu gọi chính phủ Mỹ đưa Cộng sản Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo vào các tháng Ba và tháng Sáu vừa qua, nhất là sau sự kiện sư bộ hành Thích Minh Tuệ bị chính quyền bắt ẩn tu.
Tuy nhiên, chính quyền Mỹ chỉ cho biết sẽ theo dõi trường hợp của sư Thích Minh Tuệ và rằng Hoa Kỳ quan ngại về vấn đề tự do tôn giáo nói chung ở Việt Nam.
Sư Thích Minh Tuệ là người tu theo hạnh đầu đà của đức Phật và đã thực hành việc đi bộ khất thực dọc Việt Nam nhiều lần trong các năm qua. Ông đã gây cảm hứng trong nhiều người dân Việt Nam và hình ảnh ông đi khất thực đã gây chú ý trên mạng xã hội ở Việt Nam trong các tháng năm và tháng sáu vừa qua, kéo theo nhiều người tham gia khất thực. Tuy nhiên, chính quyền đã vào cuộc và yêu cầu sư Thích Minh Tuệ cùng các các sư khác trong đoàn phải giải tán, về ẩn tu.

Mặc dù Hoa Kỳ đã bày tỏ sự quan ngại về tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong năm nay vẫn không xếp Cộng sản Việt Nam vào Danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC).
"Sự thiếu hành động từ chính quyền của Tổng thống Biden đối với việc đàn áp tôn giáo ở việt Nam đang thực sự tạo điều kiện cho các linh phủ đàn áp trên toàn cầu. Cũng như nhiều vấn đề khác, chính quyền Tổng thống Biden chỉ nói mà không có hành động về vấn đề nhân quyền" - Dân biểu Michelle Steel viết trong thông cáo báo chí.
Việt Nam đã từng bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa vào danh sách CPC vào các năm 2005 và 2006 nhưng sau đó đã được đưa ra khỏi danh sách này vào năm 2007 vì phía Mỹ ghi nhận những tiến bộ nhất định trong tự do tôn giáo ở Việt Nam giai đoạn đó.
Tuy nhiên, các năm sau này, Cộng sản Việt Nam liên tục bị Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) đề nghị đưa lại vào danh sách CPC.
Bộ Ngoại giao Mỹ trong 2 năm vừa qua liên tiếp đưa Cộng sản Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt vì can dự hoặc dung thứ cho những vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo.


Việt Nam Quyết Định Mua Vũ Khí Lớn của Mỹ: Bước Ngoặt Trong Quan Hệ Quốc Phòng Song Phương?
(Thu Hằng)


(Ảnh Lockheed Martin, minh họa: Máy bay vận tải C130-J của nhà sản xuất Mỹ Loockheed Martin. Hoa Kỳ được cho là đang bàn với Việt Nam về khả năng mua bán loại máy bay này.)
-Mỹ sẽ tặng Việt Nam tàu Tuần duyên thứ ba từ nay đến cuối năm 2024. Hoa Thịnh Ðốn được cho là đang đàm phán bán máy bay vận tải C-130J cho Hà Nội. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Năm thăm Mỹ đúng kỉ niệm 1 năm hai nước nâng cấp quan hệ song phương lên mức cao nhất - Đối tác chiến lược toàn diện. "Sự gia tăng hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong suốt năm qua" đã được Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin nhấn mạnh khi tiếp đồng nhiệm Phan Văn Giang ngày 9/9.

Tất cả những sự kiện này đánh dấu "giai đoạn mới trong hợp tác hữu nghị" giữa hai nước, cho đến nay "vẫn suôn sẻ và đi theo hướng mà cả hai nước đều mong muốn". Để hiểu hơn về những chuyển biến mới trong quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt, đặc biệt là mức độ tin cậy nhau, RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nghiên cứu sinh Nguyễn Thế Phương, chuyên về an ninh hàng hải và các vấn đề Hải quân, Đại học New South Wales, Canberra, Úc Ðại Lợi._________________________________

RFI: Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam vừa kết thúc chuyến thăm Hoa Kỳ. Có thể hiểu đây là một dấu hiệu mới cho việc thắt chặt quan hệ quốc phòng và an ninh song phương?

Nguyễn Thế Phương: Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang thăm Mỹ đợt này hơi đặc biệt tại vì chuyến thăm này khá dài, tầm 4-5 ngày, cho nên lịch trình sẽ dầy và tập trung nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở thời điểm hiện tại, chưa rõ cụ thể chương trình nghị sự của Bộ trưởng Giang nhưng chuyến thăm này đánh dấu bước đi tiếp theo cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, bởi vì tháng 9 này kỉ niệm đúng một năm hai nước nâng cấp quan hệ.
Ở đây cần nhấn mạnh đến một số điểm. Thứ nhất, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Mỹ ở thời điểm hiện tại thường vẫn được nhấn mạnh đến quan hệ kinh tế và thương mại, còn quan hệ an ninh và quốc phòng thường được đặt bên dưới. Chuyến thăm Mỹ lần này của Bộ trưởng Giang phần nào đó sẽ giúp cho Việt Nam hiểu được Mỹ sẽ muốn gì trong mối quan hệ an ninh quốc phòng giữa hai bên trong tương lai. Và cũng để cho phía Mỹ hiểu rõ hơn là Việt Nam thực sự muốn gì ở Mỹ, đặc biệt trong vấn đề giúp Việt Nam cải thiện một số năng lực, nhất là năng lực hàng hải, hoặc những chuyển động quốc phòng sâu sắc hơn trong tương lai cho xứng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Đây là điểm mấu chốt trong chuyến thăm của Bộ trưởng Giang.
Ngoài ra, có thể đây là chuyến thăm mở đường cho chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sắp tới. Đây cũng là chuyến thăm để Việt Nam dò chính sách của Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh chỉ còn hai tháng nữa là bầu cử Tổng thống.

RFI: Năm 2023 từng có thông tin Việt Nam và Mỹ bàn khả năng mua sắm chiến đấu cơ F-16 nhưng đàm phán bị dừng lại. Hiện tại có thông tin Mỹ đang thảo luận với Việt Nam về việc bán máy bay vận tải quân sự Lockheed Martin C-130J Hercules cho Hà Nội. Tại sao lại có sự thay đổi này? Liệu việc mua máy bay, dù là máy bay vận tải, sẽ là một bước ngoặt cho mối quan hệ hợp tác giữa hai nước?

Nguyễn Thế Phương: Thông tin Việt Nam đàm phán với Mỹ về việc mua các loại vũ khí, khí tài của Mỹ, đặc biệt là F-16, đã xuất hiện từ cách đây 2, 3 năm chứ không phải là một vấn đề mới. Nhìn chung, nếu như Việt Nam mua vũ khí, khí tài của Mỹ thì đây cũng sẽ là một bước ngoặt. Đó sẽ là một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai bên được nâng lên một tầm mức mới, bởi vì để Việt Nam mua vũ khí của Mỹ thì mức độ lòng tin chiến lược trong an ninh quốc phòng giữa hai bên, đặc biệt là từ phía Việt Nam đối với Mỹ, đã được nâng lên một tầm mức nào đó rồi.


Việt Nam cũng đã chuẩn bị từ trước cho những quyết định mua sắm đó. Thứ nhất, Việt Nam gửi một số sĩ quan Không quân, những đội hậu cần qua Mỹ để huấn luyện và học tập từ cách đây 2, 3 năm. Thứ hai, Việt Nam vừa mới khai trương một phi trường ở Phan Thiết. Người ta cho rằng phi trường này được dành cho việc khai triển một số loại máy bay huấn luyện sẽ mua của Mỹ trong tương lai. Có thể thấy Việt Nam đã chuẩn bị hết về nhân lực, cơ sở hạ tầng cho vấn đề mua sắm trang thiết bị vũ khí mà ở đây là các loại máy bay Mỹ.
Thông tin Việt Nam mua máy bay F-16 của Mỹ bị dừng lại cũng không phải là điều quá bất ngờ: Thứ nhất, F-16 là một loại vũ khí mang tính tấn công mà ở thời điểm hiện tại, nếu Việt Nam mua của Mỹ thì sẽ rất nhạy cảm, đặc biệt là đặt trong mối quan hệ với Trung Quốc. Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố khác, mang tính kỹ thuật. Liệu hai bên có sẽ trao đổi vấn đề mang tính kỹ thuật về vũ khí, về bảo dưỡng, bảo trì không? Đây cũng là điểm "nhạy cảm". Việc Mỹ có cho phép mua vũ khí đi kèm hay không cũng là một chuyện cần bàn thảo sâu hơn trong tương lai. Hiện tại, những vấn đề đó dường như vẫn là những khúc mắc mà hai bên chưa giải quyết được.
Trong khi đó C-130 chỉ là một loại máy bay vận tải phi tác chiến. Cho nên việc Việt Nam có khả năng mua C-130 cũng có thể được giải thích theo hướng là sẽ giúp Việt Nam cải thiện năng lực phòng thủ, năng lực không vận, vốn là năng lực mà Việt Nam vẫn còn yếu. C-130 mang tính phòng thủ, không mang tính tấn công, bớt tính nhạy cảm và một phần nào đó cũng giúp cải thiện quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trong bối cảnh thâm hụt thương mại hiện nay nghiêng về Việt Nam quá lớn. Cho nên, mua sắm thêm vũ khí cũng là cách để Việt Nam gửi thông điệp rằng "chúng tôi muốn mở rộng hơn nữa hợp tác, đặc biệt là về thương mại". Và trao đổi thương mại quốc phòng là một điểm mà Việt Nam đã và đang cân nhắc.

RFI: Việc Nga, nước cung cấp vũ khí lớn nhất cho Việt Nam, bị cấm vận và phải dồn toàn bộ nguồn lực quốc phòng cho chiến tranh ở Ukraine buộc Hà Nội phải tăng tốc đa dạng hóa nguồn cung, trong số này có vũ khí hệ phương Tây. Tuy nhiên, những nước này có cơ chế kiểm soát chặt chẽ vũ khí được bán. Vấn đề này sẽ tác động đến quá trình hợp tác với Việt Nam như thế nào? Yếu tố "hoa hồng", vẫn được các chuyên gia, nhà quan sát về quân sự Việt Nam nêu lên, có phải là một trở ngại khác?

Nguyễn Thế Phương: Có hai yếu tố gây trở ngại chính. Thứ nhất là yếu tố mang tính hệ thống vì toàn bộ chu trình ra quyết định mua vũ khí nào và quy trình huấn luyện, bảo dưỡng bảo trì thì từ trước đến này, hệ thống, cấu trúc của Việt Nam luôn hướng về phía Nga. Cho nên hiện giờ, muốn đổi sang một hệ phương Tây khác thì toàn bộ quy trình đó phải được điều chỉnh và thay đổi. Và quá trình này tốn rất nhiều thời gian.
Thứ hai là vấn đề mang tính chính trị bởi vì tư duy quốc phòng, an ninh của Việt Nam hiện tại vẫn có một yếu tố nghi ngại phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng, cũng như các đồng minh của Mỹ. Đây là điểm có khả năng làm chậm lại quá trình tương tác giữa Việt Nam và các quốc gia phương Tây, đặc biệt là liên quan đến mua sắm vũ khí quốc phòng.
Điểm thứ ba, rất cốt lõi, liên quan đến tài chánh. Nguồn lực của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là tài chánh trong quá trình hiện đại hóa, rõ ràng là không lớn cho nên cũng phải "liệu cơm gắp mắm". Tất cả những yếu tố đó, khi Việt Nam muốn xác định mua sắm, đều phải đặt lên bàn cân để xem mua của ai, được lợi gì và bất lợi gì, đặc biệt là với Mỹ. Như chị đề cập tới quy trình và đặc trưng của quy trình mua sắm vũ khí, khí tài, thì "văn hóa" giữa hai bên Mỹ-Việt Nam và Việt Nam với phương Tây là khác nhau. Thực ra, sự khác nhau này là có thể điều chỉnh được.
Nhưng như tôi đã đề cập, quá trình điều chỉnh văn hóa mua sắm và chính sách như này cần phải có nhiều thời gian và dựa trên niềm tin chính trị giữa hai bên, nhu cầu của Việt Nam và chính sách, cũng như chiến lược quốc phòng của Việt Nam hiện tại, chứ không hẳn là vũ khí phương Tây là tốt và cũng không hẳn là ở thời điểm hiện tại, Nga đang gặp khó khăn và Việt Nam không mua của Nga.

RFI: Phát biểu tại một sự kiện của Canergie, Ðại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius từ năm 2014-2017 cho rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam "thực tế", "có rất nhiều điều có thể thực hiện một cách thực dụng giúp tăng cường quan hệ đối tác" Việt-Mỹ, kể cả trong lĩnh vực an ninh, dù không cần liên minh hay căn cứ. Hai nước sẽ tính đến những hướng phát triển nào? Liệu Hoa Thịnh Ðốn cần tiếp tục kiên trì vì Hà Nội cần thời gian nếu nhìn vào sự cân bằng với Trung Quốc?

Nguyễn Thế Phương: Trong chính sách đối ngoại và chiến lược của Mỹ ở Á Châu-Thái Bình Dương, Việt Nam dù sao cũng đóng một vai trò tương đối quan trọng trong tầm nhìn của Mỹ ở khu vực. Cho nên Mỹ sẽ cần phải có một mức độ kiên trì nhất định khi tương tác với các lãnh đạo Việt Nam, đặc biệt là các lãnh đạo bên quân đội.
Đối với Việt Nam, niềm tin chiến lược hiện tại giữa hai bên đã được cải thiện, nhưng không đi quá nhanh. Nhìn vào Sách Trắng Quốc phòng của Việt Nam, vấn đề mang tính diễn biến hòa bình, những vấn đề mang tính lật đổ hoặc bảo đảm nguyên chế độ vẫn là vấn đề an ninh hàng đầu. Khi nói đến những vấn đề đó, phương Tây và Mỹ là những "đối tượng rất lớn", theo đúng cách dùng của ngôn ngữ chiến lược Việt Nam. Cho nên, để có mối quan hệ song phương bền vững và lâu dài với Việt Nam, Mỹ cần có sự kiên trì nhất định khi làm việc với Việt Nam, đặc biệt là trong những vấn đề mang tính nhạy cảm như an ninh và quốc phòng.
Ngoài ra, theo lời Ðại sứ Ted Osius, về vấn đề liên quan đến "thực tế", các nhà lãnh đạo Việt Nam ở thời điểm hiện tại đã "thực tế" và "thực dụng" hơn rất nhiều so với các đây 20-30 năm, đặc biệt là trong giai đoạn trước và sau khi Liên Xô sụp đổ. Đó là giai đoạn vẫn còn nghi kị rất nhiều. Hiện tại, do sự chuyển dịch tư duy về chiến lược đặt phát triển kinh tế lên hàng đầu, để phát triển kinh tế, các nhà lãnh đạo phải "thực dụng" hơn nhưng không có nghĩa là họ không nghi ngờ, không phòng thủ trước những mối quan hệ với Mỹ và phương Tây. Phòng thủ ở đây không chỉ về mặt khác biệt và quan điểm chính trị, mà còn là sự đề phòng trong mối cân bằng ngoại giao với Trung Quốc. Đó là sự cân bằng giữa các nước lớn.
Cho nên, nói theo Ðại sứ Ted Osius cũng đúng, nhưng phải đặt trong toàn bộ bối cảnh tư duy chiến lược của Việt Nam hiện tại: Có sự cân bằng giữa các nước láng giềng, có yếu tố về mặt chính trị, một chút ý thức hệ và cũng có yếu tố thực dụng trong việc tăng cường quan hệ với Mỹ thì sẽ mở rộng hơn nữa khả năng của Việt Nam về mặt thương mại, tài chánh và kỹ thuật. Đó là những lĩnh vực Việt Nam đang muốn đầu tư cho việc duy trì khả năng phát triển kinh tế trong tương lai.

RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Thế Phương, Đại học New South Wales, tại Canberra, Úc Ðại Lợi.


Thảm cảnh đau sót, sau nửa thế kỷ VN tiến lên XHCN: Gia đình bất lực chứng kiến con gái tự tử khi đang gọi điện cầu cứu từ Campuchia!
(Trần Tuyên)

-Cô gái 22 tuổi ở Cà Mau cùng bạn qua Campuchia làm việc được một thời gian thì gọi điện về nhà cầu cứu. Trong lúc cuộc gọi đang diễn ra, cô đột ngột tự tử trước sự bất lực của người thân.
Sáng nay (13/9), lãnh đạo xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau cho biết gia đình đã đưa thi thể chị L.T.V. (22 tuổi, ngụ ấp Tân Hòa, xã Tân Hưng) về quê tổ chức mai táng sau khi cô gái này tự tử ở Campuchia.
Trước đó, ông L.V.Đ. (44 tuổi) đến cơ quan chức năng ở địa phương trình báo về việc con gái là L.T.V. tử vong ở nước ngoài.
Theo trình bày của ông Đ., tháng 6 vừa qua, chị V. xin gia đình đi làm công nhân ở ngoài tỉnh. Sau đó, chị báo với người thân rằng đang cùng một số người bạn đi xe máy qua cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) sang Campuchia để làm việc. Tuy nhiên, V. không cho gia đình biết mình làm công việc gì.

Tới ngày 6/9, chị V. gọi video về cho gia đình và nói ở nhà thu xếp gửi gấp 60 triệu đồng sang Campuchia để chuộc mình về. Nếu không gửi tiền chuộc, V. sẽ bị đánh đập.
Do hoàn cảnh khó khăn, gia đình nói với V. đợi vài ngày sẽ kiếm tiền gửi qua. Lúc này, V. tiếp tục nói nếu không có tiền thì đêm nay mình bị đánh chết.
Vừa nói xong, V. bất ngờ dùng dây treo cổ trong lúc cuộc gọi video vẫn đang diễn ra. Cả gia đình bất lực, chứng kiến toàn bộ quá trình chị tự tử.
Sau đó, gia đình đã đăng tải thông tin tìm kiếm qua mạng xã hội và cộng đồng người Việt bên Campuchia, xin hỗ trợ để tìm thi thể của V.
Khoảng 0h ngày 12/9, thi thể V. được đưa về đến nhà. Theo ông Đ., chi phí cho việc này khoảng 180 triệu đồng.
"Đây là số tiền quá lớn, tôi phải vay mượn để đưa cháu về với gia đình" - người cha chia sẻ.


Tin Việt Nam Hôm Nay

Số Người Chết Do Bão Yagi ở Việt Nam Tăng Lên Trên 3 Trăm Người!
* Đài Á Châu Tự Do (RFA) – 16/9/2024


(AFP: Các quan tài cho nạn nhân trận lũ Yagi nằm chồng chất ngày 12/9 tại Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Cào Cai.)
-Bão Yagi (bão số 3) đã khiến ít nhất 292 người chết và 38 người mất tích và hơn 800 người bị thương tại Việt Nam tính đến sáng ngày 16/9/2024, theo số liệu của Chính phủ.
Trong khi đó, lũ lụt và lở đất do hậu quả của bão vẫn tiếp tục xảy ra ở các tỉnh phía Bắc.
Lũ lụt do bão cũng gây ngập khoảng 190.000 hecta lúa, 48.000 hecta hoa màu và làm hư hại gần 232.000 căn nhà ở miền Bắc theo số liệu cập nhật mới của Chính phủ cuối tuần qua.
Tại Hà Nội, hiện vẫn còn 30.500 người đang di tản vì ngập lụt do bão số ba.
Lào Cai là một trong những tỉnh chịu nhiều thiệt hại nhất do bão Yagi vì lũ và sạt lở đất. Theo thống kê của địa phương được báo nhà nước trích đăng, tính đến sáng ngày 15/9, Lào Cai có 252 người chết, bị thương và mất tích, hơn 13.000 căn nhà bị hư hại.

Đây là tỉnh có vụ lũ quét lớn xảy ra ở Làng Nủ hôm 10/9 chôn vùi toàn bộ ngôi làng gồm 37 gia đình dân.
Tính đến nay, lũ quét ở Làng Nủ đã khiến 52 người chết và 14 người mất tích.
Trong khi đó, Công an tỉnh Cao Bằng hôm 16/9 cho báo chí trong nước biết, lực lượng chức năng đã tìm thấy 32 thi thể trong vụ xe chở hành khách, xe hơi nhỏ và xe gắn máy bị mất tích sau vụ sạt lở xảy ra ở quốc lộ 34 tại tỉnh này hôm 9/9 vừa qua.
Tính đến lúc này, công an xác định có 37 người gặp nạn trong vụ sạt lở, 32 thi thể được tìm thấy và vẫn còn 5 người mất tích.


Tội Nghiệp! Hơn 50 Học Sinh Chết Do Hậu Quả của Bão Yagi!


(Dân Trí: Bảy em tại một lớp của Trường Mầm non số 1 Phúc Khánh đã chết.)
-Bộ Giáo dục và Đào tạo hôm 16/9/2024 cho biết bão Yagi đã khiến 52 học sinh và 3 giáo viên chết, tàn phá nhiều cơ sở trường lớp, đồng thời Bộ kêu gọi hỗ trợ cho học sinh bị ảnh hưởng bởi bão Yagi (hay còn gọi là bão số ba).
Cụ thể, con số mới được công bố tính đến đêm 14/9 cho thấy, có 52 học sinh, trẻ nhỏ chết, 3 học sinh mất tích, 8 học sinh bị thương, 3 giáo viên chết và 1 giáo viên mất tích.
Mưa to và gió lớn khiến nhiều cơ sở giáo dục ở các tỉnh phía Bắc bị hư hại như ngập sâu trong nước, phòng học tốc mái, công trình bị sập, thiết bị đồ dùng học tập của học sinh bị cuốn trôi, hư hỏng.

Hiện các tỉnh, thành vẫn đang tiếp tục thống kê con số thiệt hại gây ra cho ngành giáo dục.
Theo báo cáo mới, có 23 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi bão Yagi. Dù nước hiện đã rút nhưng vẫn còn 99 trường/điểm trường ở 6 tỉnh vẫn chưa thể quay lại hoạt động vì nước chưa rút hết. Có 6 tỉnh có trường học vẫn còn bị ảnh hưởng gồm Lào Cai (83 trường/điểm trường), Cao Bằng (1 trường), Bắc Kạn (3 trường), Tuyên Quang (một trường), Yên Bái (3 trường), và Bắc Giang (8 trường).
Thống kê mới nhất ở tỉnh Yên Bái cho thấy tỉnh này cần hơn 9 tỉ đồng để mua sách giáo khoa bị hư hại cho gần 20.000 học sinh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi phân bổ quyên góp ủng hộ, ưu tiên kinh phí cho ngành Giáo dục để kịp thời sửa chữa, khắc phục các công trình bị hư hại, mua sắm thiết bị đồ dùng cho học sinh, sinh viên, góp phần bảo đảm các điều kiện học tập để các em sớm trở lại trường học.


Lũ Quét ở Làng Nủ: Số Người Bị Ghi Nhận Mất Tích Giảm


(AFP: Tìm kiếm xác người ở Làng Nủ, Lào Cai hôm 12/9/2024.)
Số người bị ghi nhận là mất tích sau trận lũ quét ở Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, đến chiều ngày 15/9/2024 giảm còn 14 người so với con số 29 người mất tích được ghi nhận trước đó.
Truyền thông nhà nước dẫn thông tin từ an chỉ đạo tìm kiếm cấp cứu tại Làng Nủ cho biết, trong các ngày 13, 14 và 15/9 đã có tổng cộng 29 người bị cho là mất tích trước đó nay xác minh là còn sống.
Đến lúc này, con số người chết tại Làng Nủ sau trận lũ quét là 52 người và số người mất tích là 14.
Hiện công tác tìm kiếm người mất tích vẫn đang được thực hiện trong điều kiện thời tiết nắng nóng, đất đã cứng trở lại gây khó khăn cho việc đào bới.
Trận lũ quét ở Làng Nủ xảy ra vào sáng ngày 10/9 do ảnh hưởng của cơn bão Yagi tràn vào Việt Nam vào ngày 7/9. Lũ quét đã chôn vùi toàn bộ ngôi làng với 37 gia đình dân và 154 người cùng bốn người từ nơi khác đến.
Lào Cai là một trong những tỉnh chịu thiệt hại nhiều nhất do bão Yagi vì lũ và sạt lở đất. Theo thống kê của địa phương được báo nhà nước trích đăng, tính đến sáng ngày 15/9, Lào Cai có 252 người chết, bị thương và mất tích, hơn 13.000 căn nhà bị hư hại.


Vụ Sập Cầu Phong Châu: Tìm Thấy Thi Thể Đầu Tiên!


(Hình AFP, chụp từ trên cao, cho thấy cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng ở tỉnh Phú Thọ sau khi bị sập hôm 9/9/2024.)
-Hôm 15/9/2024, truyền thông nhà nước loan tin cho hay thi thể nạn nhân đầu tiên của vụ sập cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) đã được tìm thấy vào ngày 14/9.
Vụ sập cầu Phong Châu xảy ra vào sáng ngày 9/9 do lũ lớn do ảnh hưởng của bão Yagi. Báo cáo của địa phương cho biết, có 10 phương tiện di chuyển trên cầu gồm 3 xe hơi, 6 xe gắn máy, một xe gắn máy điện đã rơi xuống sông khi cầu sập. Ba người được cứu và hiện có 7 người mất tích.
Hàng trăm người cùng phương tiện đã được huy động để tìm kiếm người mất tích sau vụ sập cầu.
Thi thể mới được tìm thấy được xác định là của một phụ nữ là bà Nguyễn Thị Hường (48 tuổi), trú xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Hiện chồng cảu bà là ông Lương Xuân Thành (56 tuổi) đang mất tích.
Cơn bão Yagi đổ vào các tỉnh miền Bắc Việt Nam hôm 7/9 đã gây ra lũ và sạt lở đất ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Con số người chết và mất tích tính đến ngày 14/9 là 348 người, trong đó có 281 người chết.


Việt Nam: Bão Yagi Gây Thiệt Hại Gần 1,5 Tỉ Euro, Khiến Tăng Trưởng Kinh Tế Sụt Giảm


(AFP / Nhac Nguyen: Cảnh đổ nát sau khi bão Yagi đổ bộ vào Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam ngày 8/9/2024.)
-Theo ước tính sơ bộ của chính phủ Việt Nam hôm 16/9/2024, cơn bão Yagi đã gây tổn thất kinh tế khoảng 1,5 tỉ Euro, khiến gần 300 người chết và nhiều người khác vẫn mất tích. Còn tại Miến Điện, Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc (WFP) đánh giá đây là trận "lũ lụt nghiêm trọng nhất trong lịch sử" nước này.
Theo hãng tin AFP, đã có ít nhất 292 người chết, 38 người mất tích, hơn 230.000 ngôi nhà bị hư hại và hơn 280.000 hecta đồng ruộng bị phá hủy ở miền Bắc Việt Nam. Tại thủ đô Hà Nội, các cơ sở hạ tầng giao thông và nhiều nhà máy bị ảnh hưởng do bão và lũ lụt. Trong khi đó, tại Hải Phòng, nơi tâm bão trực tiếp đổ bộ, thiệt hại kinh tế ước tính vào khoảng 11 ngàn tỉ đồng. Reuters trích dẫn dự báo của chính quyền, cho biết tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024 có thể sụt 0,15% so với dự đoán trước đó do tác động của bão. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tăng trưởng trong các ngành này có thể giảm 0,33%.
Nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Ấn Độ... đã thông báo viện trợ nhân đạo, gồm tiền mặt, thuốc men, nước sạch... cho Việt Nam để khắc phục hậu quả của thiên tai. Trong khi đó, Anh Quốc cho biết đã gửi 1 triệu bảng Anh để chính quyền Việt Nam ứng phó với bão. Truyền thông nhà nước đưa tin Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã ký công văn yêu cầu theo dõi chặt chẽ giá lương thực, xăng dầu và các mặt hàng thiết yếu khác để tránh tình trạng đầu cơ, tích trữ hàng hóa.
Bão Yagi cũng gây lũ lụt và lở đất tại nhiều quốc gia Đông Nam Á khác như Thái Lan, Lào. Tại Miến Điện, số tử vong đã lên đến 113 người. Chính quyền quân sự của nước này đã phải yêu cầu viện trợ từ quốc tế, một hành động hiếm hoi đối với một chính quyền trong quá khứ từng ngăn chặn và cản trở các hoạt động hỗ trợ nhân đạo.


Việt Nam Tiếp Tục Nhận Thêm Viện Trợ Từ Các Nước Sau Bão Yagi


(Tòa Ðại sứ Úc Ðại Lợi tại Việt Nam: Lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên từ Úc Ðại Lợi đến Hà Nội.)
-Tòa Ðại sứ Tân Tây Lan tại Hà Nội hôm 16/9/2024 cho hay chính phủ nước này đã công bố khoản đóng góp 1 triệu Mỹ kim Tân Tây Lan (xấp xỉ 618 ngàn Mỹ kim) nhằm hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam khắc phục hậu quả nặng nề của cơn bão Yagi.
Theo bài đăng của trang FB "Tân Tây Lan Embassy - Hanoi, Vietnam", khoản viện trợ này sẽ được chuyển qua các tổ chức phi chính phủ là đối tác ứng phó thảm họa của Tân Tây Lan và các cơ quan của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, tập trung vào ứng phó khẩn cấp và phục hồi sinh kế.

Trước đó một ngày, Không quân Ấn Độ cũng vận chuyển 35 tấn hàng cứu trợ đến phi trường Nội Bài trị giá 1 triệu Mỹ kim bao gồm thiết bị lọc nước, bình đựng nước, chăn, đồ dùng nhà bếp, đèn lồng năng lượng mặt trời.
Các hình ảnh của Tòa Ðại sứ Ấn Độ tại Việt Nam cho thấy, Đại sứ đã trao hàng cứu trợ cho người dân Việt Nam tới Vụ trưởng của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và các viên chức tỉnh Tuyên Quang.
Trong khi đó, Tòa Ðại sứ Vương Quốc Anh ngày 14/9 cho hay, chính phủ nước này thông báo hỗ trợ 1,3 triệu Mỹ kim (1 triệu Bảng Anh) để Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi.
Khoản viện trợ này sẽ được gửi trực tiếp đến nhân dân địa phương thông qua các đối tác nhân đạo và từ thiện, cung cấp nhu yếu phẩm, hỗ trợ tiền mặt và các dịch vụ quan trọng như y tế, nước và vệ sinh.
Một số nước khác đã cam kết gửi tiền hay đã gửi hàng cứu trợ cho Việt Nam để khắc phục hậu quả của bão số 3 gồm: Mỹ, Úc Ðại Lợi, Nam Hàn, Nhật Bản, ASEAN....


GDP của Việt Nam Trong Năm 2024 Giảm 0,15% Do Bão Yagi


(AFP / Nhac Nguyen: Người dân đi trong nước lụt ở Hà Nội hôm 12/9/2024.)
-Cơn bão mạnh nhất Biển Đông có tên Yagi đổ vào Việt Nam hôm 7/9 gây lũ lụt và sạt lở đất ở nhiều vùng phía Bắc gây thiệt hại cho quốc gia Đông Nam Á này 1,6 tỉ Mỹ kim và có thể làm giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2024. Đó là ước tính được Bộ Kế hoạch Đầu tư đưa ra hồi cuối tuần qua
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 có thể giảm 0,15% so với dự báo trước đó do ảnh hưởng của bão Yagi, theo số liệu được Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.
VNA dẫn lời Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế trong sáu tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương sẽ chậm lại.

Ông Dũng cho biết tăng trưởng GDP của quý ba và quý bốn có thể sẽ giảm mất 0,35% và 0,22% so với dự báo trước đó.
Hồi tháng 7 vừa qua, Chính phủ Việt Nam đưa ra dự báo tăng trưởng GDP cả năm đạt 7%.
Nông nghiệp, rừng và ngư nghiệp là những khu vực kinh tế bị ảnh hưởng nhiều nhất do bão. Theo ước tính của Bộ Kế hoạch Đầu tư, tăng trưởng của các khu vực này sẽ giảm khoảng 0,33%.
Các tỉnh Thái Nguyên, Hải Phòng là những tỉnh chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão sẽ có tăng trưởng kinh tế giảm 0,5%, theo ước tính mới.
Hải Phòng ước tính thiệt hại khoảng 11.000 tỉ đồng, Quảng Ninh thiệt hại gần 24.000 tỉ đồng.


Lâm Đồng: Trưởng Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Huyện Bị Bắt Vì Sai Phạm Đất Đai


(Báo Lâm Đồng: Ông Nguyễn Bá Đông, Nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, khi bị bắt.)
-Nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng và một cán bộ cơ quan này vừa bị khởi tố và bắt tạm giam vì những sai phạm trong quản lý đất đai. Báo nhà nước dẫn tin từ Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết như vậy hôm 16/9/2024.
Ông Nguyễn Bá Đông - Nguyên Trưởng phòng TN&MT và bà Nguyễn Thị Hiển – cán bộ Phòng TN&MT huyện Bảo Lâm bị điều tra về những sai phạm liên quan đến diện tích đất Công ty Cổ phần chè Minh Rồng thuê tại thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, kéo dài qua nhiều năm, theo truyền thông trong nước.
Sự việc bị công dân tố giác và được đưa lên báo chí trong nước đã khiến công an vào cuộc điều tra.
Công ty cổ phần chè Minh Rồng được thuê đất tại địa bàn thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm với hình thức thuê đất trả tiền hàng năm.

Từ năm 2018, nhiều người dân địa phương đã gửi khiếu nại đến các báo và cho biết Công ty Cổ phần chè Minh Rồng thu tiền thuê đất của họ sai quy định. Đây là những gia đình dân nhận khoán đất sản xuất với các công nhân lao động từ công ty.
Truyền thông trong nước cho hay việc bắt giữ hai viên chức Phòng TN&MT huyện trong vụ án này vì họ là những người trực tiếp thực thi công vụ về quản lý đất đai ở địa phương nhưng đã làm sai chủ trương, thực hiện trái pháp luật trong việc tham mưu ban hành các quyết định giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xâm phạm đến quỹ đất của nhà nước, gây ảnh hưởng công tác quản lý đất đai của địa phương trong vụ án của Công ty cổ phần chè Minh Rồng.


Cảnh Sát Biển Việt Nam Tập Trận Bắn Đạn Thật Gần Đảo Phú Quý


(Báo Bình Thuận: Cảnh sát Biển vùng III trong cuộc diễn tập lần này đã thực hiện bắn súng AK, B41, súng trung liên RPD và thực hiện tình huống giả định đối kháng trực tiếp với tàu lạ.)
-Cảnh sát Biển Việt Nam vừa tổ chức một đợt diễn tập bắn đạn thật tại vùng biển gần đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình thuận từ ngày 5 đến 11/9/2024 với tình huống giả định chống tàu lạ xâm nhập vùng biển Việt Nam.
Truyền thông Việt Nam đưa tin cho biết đây là đợt diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp và bắn đạn thật trên biển của năm 2024 và là hoạt động thường niên nhằm "nâng cao chất lượng tổng hợp, năng lực chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Cảnh sát Biển trong tình hình mới, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh, trật tự, an toàn biển đảo".
Nội dung diễn tập được báo trong nước cho biết gồm: "diễn tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu và thực hành chiến đấu với các tình huống giả định khi chủ quyền, an ninh trật tự và an toàn biển, đảo của Tổ quốc bị đe dọa; hiệp đồng chặt chẽ thực hiện tốt các nội dung kỹ chiến thuật, vận động đội hình tuyên truyền, đấu tranh, ngăn cản, xua đuổi các tàu lạ xâm nhập trái phép vào vùng biển chủ quyền Việt Nam; thực hành huấn luyện chiến thuật các bảng bố trí chiến đấu với giải quyết các tình huống giả định của đơn tàu, biên đội tàu Cảnh sát Biển như tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, duy trì thực thi pháp luật, đấu tranh bảo vệ chủ quyền, chống cướp biển, cướp có vũ trang, tìm kiếm cấp cứu, cứu nạn và chữa cháy trên biển..".

Cảnh sát Biển vùng ba trong cuộc diễn tập lần này đã thực hiện bắn súng AK, B41, súng trung liên RPD và thực hiện tình huống giả định đối kháng trực tiếp với tàu lạ.
Tàu đánh cá và tàu khảo sát Trung Quốc đã từng vào gần vùng biển đảo Phú Quý trong các năm qua. Hồi tháng 10 năm 2023, dự án Project Myoushu thuộc Đại học Standford (Mỹ) chuyên theo dõi hoạt động ở Biển Đông ghi nhận một đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc đã hoạt động ở phía Đông của đảo phú Quý trong khoảng từ 50 đến 100 hải lý, tức trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Hồi tháng 6/20220, Trung Quốc cũng điều tàu khảo sát vào vùng biển đảo Phú Quý, chỉ cách đảo này khoảng 182 hải lý.


Các Gã Khổng Lồ Kỹ thuật Nộp Thuế Hơn 6.200 Tỉ Đồng Cho Việt Nam Trong 8 Tháng


(AFP: Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple hiện đang nắm giữ 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam.)
-Các gã khổng lồ kỹ thuật toàn cầu, bao gồm Google, Meta (Facebook), Microsoft, TikTok, Netflix và Apple, đã nộp hơn 6.200 tỉ đồng (256 triệu Mỹ kim) tiền thuế cho Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2024, truyền thông Việt Nam dẫn thông tin mới nhất từ Tổng cục Thuế cho biết hôm 16/9.
Cụ thể, tính đến ngày 15/8, các nhà cung cấp dịch vụ ngoại quốc như Google, Facebook và TikTok đã nộp hơn 6.234 tỉ đồng (256 triệu Mỹ kim) tiền thuế trong 8 tháng đầu năm nay, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2023, bằng 125% so với dự toán giao năm nay, theo VTV.

Sáu nhà cung cấp ngoại quốc, bao gồm Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple hiện đang nắm giữ 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam, vẫn theo Tổng cục Thuế.
Cục này cho biết thêm rằng hiện có 106 nhà cung cấp ngoại quốc đăng ký thuế qua cổng thông tin điện tử, tăng 10 công ty so với tháng trước.
Kể từ khi cổng thông tin dành cho nhà cung cấp ngoại quốc đi vào hoạt động vào tháng 3/2022, các doanh nghiệp ngoại quốc đã đóng góp tích lũy gần 18 ngàn tỉ đồng (738 triệu Mỹ kim) tiền thuế.
Cơ quan thuế của Việt Nam cho biết tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng do cơ quan này quản lý ước đạt 1,14 triệu tỉ đồng, bằng 77,2% so với dự toán năm. So với cùng kỳ năm 2023, số thu ngân sách này tăng 17,9%. Trong đó, 53 địa phương có số thu tăng và chỉ có 10 địa phương có số thu thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023.


Lào Cai: Hai Chủ tịch Xã Bị Đình Chỉ Công Tác Vì Né Tránh Công Việc Chống Bão Lũ


(Hình AFP / STR: Nhân viên cấp cứu đang vớt xác người ở nơi xảy ra lũ quét tại Làng Nủ, tỉnh Lào Cai hôm 12/9/2024.)
-Hai Chủ tịch xã thuộc tỉnh Lào Cai vừa bị đình chỉ công tác 15 ngày bắt đầu từ ngày 14/9/2024, vì né tránh công tác chống bão lũ vào khi tỉnh này nằm trong số những tỉnh chịu thiệt hại nhiều nhất về người và của do ảnh hưởng của bão Yagi.
Bão Yagi (còn gọi là cơn bão số 3) đổ vào miền Bắc Việt Nam hôm 7/9 vừa qua đã gây lũ lụt và sạt lở đất ở nhiều tỉnh, thành, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm Lào Cai.
Lào Cai hiện có 111 người chết và 61 người mất tích, 82 người bị thương do bão lũ, theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng, chống Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn tỉnh Lào Cai.

Đây cũng là tỉnh xảy ra vụ lũ quét lớn hôm 10/9 ở Làng Nủ làm 48 người chết và 36 người mất tích.
Truyền thông nhà nước dẫn thông tin của Ban Tuyên giáo tỉnh Lào Cai cho biết huyện Bát Xát quyết định đình chỉ công tác ông Lý A Khoa (42 tuổi), Chủ tịch xã Pa Cheo nhiệm kỳ 2021-2026 và ông Má A Chúng (34 tuổi), Chủ tịch xã Trung Lèng Hồ nhiệm kỳ 2021-2026.
Truyền thông trong nước dẫn lời ông Dương Đức Huy, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Lào Cai, cho biết mưa bão, đường sạt, hai Chủ tịch xã không tìm cách đến Ủy ban Nhân dân xã để chỉ đạo khắc phục hậu quả.
"Trong khi hàng ngàn cán bộ ngày đêm phòng chống bão, trực tiếp cấp cứu thì vẫn còn hai cán bộ né tránh trách nhiệm chung nên bị tạm đình chỉ để răn đe và làm gương" - Ông Huy nói với báo giới.
Cũng liên quan đến việc tạm đình chỉ công tác của viên chức sau bão khi cơn bão lớn nhất Biển Đông trong 10 năm qua ập vào Việt Nam, hôm 9/9 Giám đốc Điện lực thành phố Hạ Long - ông Nguyễn Đại Cương cũng bị tạm đình chỉ chức vụ vì lý do ông Cương đã chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão chưa đạt hiệu quả theo yêu cầu của Tổng công ty Điện lực miền Bắc và Công ty Điện lực Quảng Ninh.
Quảng Ninh là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão Yagi. Cơn bão đã gây mất điện diện rộng. Theo kế. hoạch, ngày 10/9 phải cấp điện trở lại lại cho toàn thành phố Hạ Long của tỉnh này nhưng đến ngày 11/9, công tác khôi phục vẫn chưa thể hoàn tất và người dân vẫn không có điện trở lại như dự kiến.


Bộ Công Thương Việt Nam Được Giao Nghiên Cứu Để Phát Triển Điện Nguyên Tử

-Thường trực Chính phủ Việt Nam đề nghị Bộ Công thương nghiên cứu kinh nghiệm phát triển điện nguyên tử của các nước trên thế giới để đề xuất phát triển điện nguyên tử tại Việt Nam trong thời gian tới.
Nội dung trên nằm trong Thông báo số 412 của Văn phòng Chính phủ phát hành ngày 12/9/2024 về kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp ngày 5/9 về việc tháo gỡ khó khăn cho các Dự án điện khí, điện gió ngoài khơi.
Báo điện tử Chính phủ dẫn văn bản cho hay, trong trường hợp Cục Dữ trự Liên bang Mỹ (FED) giảm lãi suất, nền kinh tế Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng trên 7% trong giai đoạn tới - theo các đánh giá và dự báo của các tổ chức nghiên cứu kinh tế thế giới.
Do đó, Thường trực Chính phủ đề nghị Bộ Công thương khẩn trương rà soát tổng thể các nguồn điện trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII theo hướng chuyển điện nền từ điện than sang điện khí, ưu tiên sản xuất trong nước để tăng trưởng điện đạt từ 12-15%/năm, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh, đời sống Nhân dân, nhất là cam kết với nhà đầu tư ngoại quốc trên tinh thần đã cam kết là nhất định thực hiện.

Trong cuộc họp với sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ giao cho Bộ Công thương nghiên cứu phát triển điện nguyên tử góp phần bổ sung điện nền, giảm thiểu rủi ro thấp nhất về môi trường. Đề xuất của Bộ Công thương sẽ được trình lên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN xem xét, quyết định nhưng không nêu rõ mốc thời gian.
Văn bản được đưa ra sau khi hãng tin Reuters dẫn ba nguồn thạo tin giấu tên cho biết công ty sản xuất năng lượng tái tạo hàng đầu của Ý Ðại Lợi là Enel đang chuẩn bị rút khỏi Việt Nam, đây sẽ là động thái mới nhất của một công ty phương Tây nhằm hủy bỏ các dự án điện tái tạo tại quốc gia đang phải vật lộn để thực hiện các kế hoạch phi carbon hóa của mình.
Tháng trước, hãng thông tấn có trụ sở tại Anh cũng đưa tin rằng công ty Equinor của Na Uy đã hủy bỏ kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi của Việt Nam, trong khi Orsted của Đan Mạch cho biết năm 2023 họ sẽ tạm dừng kế hoạch đầu tư vào các trang trại điện gió lớn ngoài khơi tại quốc gia này.
Hồi năm 2009, Việt Nam đã có kế hoạch phát triển hai nhà máy điện nguyên tử nhưng sau đó không thực hiện sau biến cố nhà máy điện nguyên tử Fukushima của Nhật hồi năm 2016. Các dự án nhà máy điện này theo dự kiến có công suất 4 gigawatts và do Rosatom của Nga và Atomic Power Co của Nhật xây ở tỉnh Ninh Thuận.


Tàu Buồm Huấn Luyện của Trung Quốc Cập Cảng Cam Ranh


(Báo Hải quân Việt Nam: Biên đội Tàu 987 của Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc cập cảng Quốc tế Cam Ranh ngày 6/9/2024.)
-Tàu huấn luyện buồm Phá Lang (Po Lang) của Hải quân Trung Quốc cập cảng Vịnh Cam Ranh, vào sáng 10/9/2024 vừa qua trong chuyến thăm Việt Nam kéo dài 3 ngày.
Theo trang web tiếng Anh của Quân đội Trung Quốc, đây là chuyến thăm đầu tiên của tàu Phá Lang đến Việt Nam sau khi được đưa vào biên chế.
Theo báo Quân Đội Nhân Dân, tàu có 95 sĩ quan, thuỷ thủ, học viên do Đại tá Lưu Khuê Vũ, Chi đội phó, Chi đội tàu huấn luyện Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc làm trưởng đoàn.

Có hơn 120 người, bao gồm lãnh đạo và nhân viên Văn phòng Tùy viên quân sự của Tòa Ðại sứ Trung Quốc tại Việt Nam và Tòa tổng Lãnh sự tại Sài Gòn, đại diện của Hoa kiều, lãnh đạo quân đội Việt Nam và đại diện của Hải quân Việt Nam, đã đến chào đón tàu tại bến tàu cảng Cam Ranh.
Cũng theo Quân đội Trung Quốc, các sĩ quan và học viên sĩ quan Hải quân trên tàu sẽ tham dự một loạt các hoạt động giao lưu hữu nghị, có sự tham gia của 100 sĩ quan quân đội trẻ đến từ Trung Quốc và Việt Nam tại Học viện Hải quân Việt Nam.
Các hoạt động này chủ yếu bao gồm các hội thảo, thăm các cơ sở quân sự, các trò chơi thể thao và một buổi dạ tiệc tối dành cho các quân nhân trẻ của cả hai bên.
Báo Quân Đội Nhân Dân cho biết, chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ hợp tác, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa Hải quân hai nước, góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc.
Trước đó, từ ngày 6 đến 9/9, một biên đội tàu gồm một khu trục hạm và 2 hộ tống hạm của Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc cũng ghé cảng Cam Ranh, theo báo Hải quân Việt Nam.


The New York Times của Mỹ Sẽ Mở Lại Văn Phòng ở Sài Gòn Sau Gần 50 Năm


-Báo The New York Times sẽ mở văn phòng thường trú tại Việt Nam vào tháng 10 tới, với trụ sở đặt tại Sài Gòn, trong nỗ lực mở rộng phạm vi đưa tin toàn cầu và thúc đẩy nền báo chí độc lập trên thế giới.
Trong một bản tin hôm 12/9/2024, Công ty The New York Times cho biết rằng Việt Nam từ lâu luôn đóng vai trò quan trọng trong những vấn đề toàn cầu. Tờ báo này từng đưa tin về Việt Nam trong những thời khắc quan trọng của lịch sử, từ khi bắt đầu chế độ thực dân Pháp cho đến những biến động của cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
Văn phòng của The New York Times tại Việt Nam đóng cửa vào năm 1975 khi cuộc chiến tranh tại Việt Nam kết thúc. Kể từ đó, tờ báo này không có phóng viên toàn thời gian tại nước Việt Nam thống nhất.
"Tuy nhiên, một chương mới sẽ mở ra vào tháng 10 năm nay: Chúng tôi rất vui mừng thông báo The New York Times sẽ mở lại Văn phòng Thường trú tại Việt Nam", công ty truyền thông đa phương tiện của Mỹ với hơn 170 tuổi đời loan tin hôm 12/9.
"Việc The New York Times trở lại Việt Nam là chỉ dấu về sự trỗi dậy của Á Châu như trung tâm quyền lực quan trọng về kinh tế và chính trị", công ty cho biết. "Điều này cũng thể hiện cam kết của Ban Tin tức Quốc tế The Times trong việc mở rộng phạm vi đưa tin toàn cầu và thúc đẩy nền báo chí độc lập trên thế giới".

Hôm 5/9, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao CSVN Lê Thị Thu Hằng đã trao giấy phép thành lập văn phòng thường trú tại Việt Nam cho ông Damien Cave, đại diện của báo The New York Times. Bà Hằng cho rằng việc mở văn phòng thường trú tại Việt Nam sẽ giúp The New York Times có thêm điều kiện thuận lợi để tiến hành các hoạt động báo chí, đưa nhiều tin bài sinh động hơn về Việt Nam và khu vực.
"Trong vai trò Trưởng Văn phòng Thường trú tại Tp. HCM (tên gọi khác là Sài Gòn), ông Damien Cave sẽ khám phá những câu chuyện về kinh tế, văn hóa và thách thức của một Việt Nam sôi động và đang phát triển thần tốc", công ty này cho biết. Ông sẽ tiếp tục theo đuổi các tuyến bài về sự dịch chuyển cán cân quyền lực thế giới.
Được thành lập từ năm 1851, tờ The New York Times đã có mặt tại chỗ để tường thuật những câu chuyện từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có sự kiện chính quyền Sài gòn sụp đổ vào ngày 30/4/1975.

Không có nhận xét nào: