"Từ điển chính tả Tiếng Việt", do PGS-TS Hà Quang Năng chủ biên, được ấn hành hồi năm 2017.- RFA Edited - Từ điển chính tả mà bị sai chính tả! Cuốn “Từ điển chính tả tiếng Việt” do PGS-TS Hà Quang Năng chủ biên được Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành hồi năm 2017. Tuy nhiên, sau 3 năm được xuất bản, quyển từ điển này đang thu hút sự quan tâm của giới học thuật bởi vì là một quyển từ điển về chính tả nhưng lại bị sai chính tả.
<!>
Báo mạng Người Lao Động, vào hai ngày 7 và 8/6 đăng tải hai bài ghi nhận của ông Hoàng Tuấn Công đã phát hiện ra cuốn “Từ điển chính tả tiếng Việt” do PGS-TS Hà Quang Năng chủ biên, dày 718 trang có đến khoảng 50 lỗi sai chính tả. Ví dụ một số từ như “bàn hoàn”, “xỉ nhục”, “xít xoa”, “reo rắc”, “xét sử”…(viết đúng chính tả phải là “bàng hoàng”, “sỉ nhục”, “xuýt xoa”, “gieo rắc”, “xét xử”).
Qua hai bài trưng dẫn những lỗi chính tả trong cuốn “Từ điển chính tả tiếng Việt” do Tiến sĩ Hà Quang Năng chủ biên, tác giả Hoàng Tuấn Công nhận định quyển sách này bị nhiều lỗi nặng đến khó tin.
Chính tả thì người ta viết nhiều rồi. Chẳng hạn Chính tả tiếng Việt của Giáo sư Hoàng Phê là một cuốn với cách làm rất mới mẻ. Tất nhiên người ta có thể dùng một cuốn từ điển bình thường để tra về chính tả, nhưng ai đã đọc cuốn từ điển của Giáo sư Hoàng Phê thì cũng thấy rằng quyển từ điển chính tả của ông được tổ chức theo những nguyên lý khác hẳn và phải nói là rất tốt. Cho nên người làm sau ông Hoàng Phê mà không nối tiếp được mà lại viết tệ rất nhiều thì đáng trách lắm
-Tiến sĩ Hoàng Dũng
Ông Hoàng Tuấn Công cũng là tác giả bộ sách “Từ điển tiếng Việt của GS.Nguyễn Lân-Phê bình và khảo cứu”, được cho là gây rúng động trong giới học thuật và đã được vinh danh tại Giải sách hay 2017.
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa lên tiếng với RFA về quyển “Từ điển chính tả tiếng Việt” do PGS-TS Hà Quang Năng chủ biên:
“Tôi cũng đã đọc qua rồi và thấy nó sai sót ghê gớm. Tiếng Việt vốn trong sáng, nghĩa cũng rất rõ ràng, hàm ý rất đầy đủ. Tuy nhiên, sao lại có thể có những biên soạn sai mà không chấp nhận được?”
Chủ biên giải thích
Đáp trả đối với những phát hiện quyển từ điển chính tả bị sai chính tả của mình, PGS-TS Hà Quang Năng đăng đàn cho biết rằng “đó không phải là sai” vì mục đích biên soạn của cuốn từ điển này được ghi rõ là “cung cấp một hệ thống những từ ngữ được dùng trong tiếng Việt hiện nay, trong đó có cả những dạng chuẩn lẫn những dạng chưa chuẩn nhưng vẫn được dùng”. Vị chủ biên đưa ra dẫn chứng với lời giải thích như từ “xét xử” trong mục chữ “X”, có nghĩa là “xử án” và từ “xét sử” trong mục chữ “S”, có nghĩa là “xem xét lại lịch sử”.
PGS-TS Hà Quang Năng còn nhấn mạnh rằng “Nhà nước chưa có một văn bản nào ở cấp nhà nước về chuẩn chính tả” và bản thân ông đã nghiên cứu rất kỹ về chính tả tiếng Việt. Qua đó, ông nhận thấy rất nhiều trường hợp có những cách viết khác nhau mà không có cách nào được coi là chuẩn tuyệt đối vì không ai đủ tư cách để đánh giá cái này đúng hơn cái kia.
Ảnh minh họa.AFP
Với phản biện của Tiến sĩ Hà Quang Năng, không ít người trong giới học thuật tại Việt Nam đã phản đối. Thầy giáo Chu Mộng Long, trên trang Facebook cá nhân đã viết bài “Từ điển chính tả hay từ điển ẩu tả?”. Thầy giáo Chu Mộng Long lập luận rằng “việc chuẩn hóa chữ viết là công việc của ngành giáo dục vì chữ viết là công cụ quan trọng nhất của giáo dục”, và “sách giáo khoa dạy chữ đã là luật”. Thầy giáo Chu Mộng Long kết luận rằng những cách viết khác nằm ngoài cái khế ước đã được cộng đồng thừa nhận đều bị xem là tùy tiện, ẩu tả và một từ điển ẩu tả như “Từ điển chính tả tiếng Việt” của ông Hà Quang Năng không thể xem là từ điển chính tả.
Nhà nghiên cứu, nhà thơ, nhà báo Lê Minh Quốc, cũng có bài viết đăng tải trên Báo mạng Người Lao Động khẳng định rằng lời giải thích của chủ biên Hà Quang Năng là “sự ngụy biện nguy hiểm”.
Nhà ngôn ngữ học, PGS-TS Hoàng Dũng, thuộc Đại học Sư Phạm TP.HCM, được Báo Người Lao Động vào ngày 11/6 dẫn lời rằng các tác giả của từ điển chính tả…sai chính tả đừng quanh co nữa.
Trong tối cùng ngày, Tiến sĩ Hoàng Dũng trình bày rõ thêm với RFA về nhận xét của ông trước lời giải thích biện minh của chủ biên Hà Quang Năng:
“Tôi nghĩ rằng ông nói không đúng. Ông nói rằng mục đích của ông chỉ cung cấp những từ ngữ ấy cho mọi người đọc, hiểu và giúp cho những người biên soạn từ điển dựa vào đó để xây dựng bảng từ. Tôi chưa thấy một cuốn từ điển chính tả nào mà tác giả của nó nói sai đến mức thế! Bởi vì mục đích giúp cho người biên soạn dựa vào đó để xây dựng bảng từ thì mục đích đó lớn quá. Và từ điển chính tả, như cái tên của nó, chỉ tập trung vào những trường hợp có thể sai chính tả thôi cho nên không thể đáp ứng mục đích đó được. Còn việc cung cấp những từ ngữ ấy để mọi người đọc hiểu thì cũng không ổn. Vì người ta tra chính tả không phải để hiểu từ mà để biết rằng chữ người ta đang nghĩ tới viết thế nào là đúng. Thành ra mục đích biên soạn của ông nói như vậy phải nói là kỳ lạ, xưa nay chưa từng có.”
Quyển từ điển đó cần phải hủy, đình bản và thu hồi ngay lập tức. Nếu mà vương vãi trong xã hội thì các em học sinh cần tra cứu mà trong quyển từ điển bị sai sót như thế càng chết dở. Do đó cần phải đình bản và không cho phát hành nữa. Và thật ra, từ điển tiếng Việt có nhiều lắm rồi, ở trên mạng cũng có, bách khoa toàn thư mở cũng có cho nên không cần các ông bà ấy phải làm những cuốn sách gây bất bình xã hội như vậy. Viết vớ viết vẩn nhữ thế không thể nào chấp nhận được. Kiên quyết đình bản và cấm không cho phát hành quyển sách nào
-Thầy giáo Đỗ Việt Khoa
Tiến sĩ Hoàng Dũng nhấn mạnh về các bộ sách chuyên về chính tả tiếng Việt được phổ biến từ trước đến nay:
“Chính tả thì người ta viết nhiều rồi và viết tốt nữa là khác. Chẳng hạn Chính tả tiếng Việt của Giáo sư Hoàng Phê là một cuốn với cách làm rất mới mẻ. Tất nhiên người ta có thể dùng một cuốn từ điển bình thường để tra về chính tả, nhưng ai đã đọc cuốn từ điển của Giáo sư Hoàng Phê thì cũng thấy rằng quyển từ điển chính tả của ông được tổ chức theo những nguyên lý khác hẳn và phải nói là rất tốt. Cho nên người làm sau ông Hoàng Phê mà không nối tiếp được mà lại viết tệ rất nhiều thì đáng trách lắm.”
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, một người rất tâm huyết trong ngành giáo dục thì quả quyết quyển “Từ điển chính tả tiếng Việt” do PGS-TS Hà Quang Năng chủ biên cần phải được đình bản và thu hồi.
“Quan điểm của tôi thì quyển từ điển đó cần phải hủy, đình bản và thu hồi ngay lập tức. Nếu mà vương vãi trong xã hội thì các em học sinh cần tra cứu mà trong quyển từ điển bị sai sót như thế càng chết dở. Do đó cần phải đình bản và không cho phát hành nữa. Và thật ra, từ điển tiếng Việt có nhiều lắm rồi, ở trên mạng cũng có, bách khoa toàn thư mở cũng có cho nên không cần các ông bà ấy phải làm những cuốn sách gây bất bình xã hội như vậy. Viết vớ viết vẩn nhữ thế không thể nào chấp nhận được. Kiên quyết đình bản và cấm không cho phát hành quyển sách nào. Đó là quan điểm của tôi.”
Truyền thông trong nước, vào ngày 11/6 loan tin Phó Giám đốc Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, bà Nguyễn Thị Hồng Nga cho hay công tác biên tập cuốn “Từ điển chính tả tiếng Việt” của PGS-TS Hà Quang Năng chủ biên, được thực hiện nghiêm túc và đúng quy trình. Bà Hồng Nga đồng thời cũng cho biết sẽ phối hợp với giới chuyên môn và tác giả để xử lý.
Thế nhưng, ông Hoàng Tuấn Công, người chỉ ra những lỗi chính tả trong quyển từ điển này, trong cùng ngày 11/6, chia sẻ trên tài khoản Facebook cá nhân rằng “đúng quy trình” mà bà Nguyễn Thị Hồng Nga nói là quy trình ngược. Bởi sách ghi "in xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2017", đến đầu năm 2018, Nhà Xuất bản mới "tổ chức biên tập bản thảo ban đầu".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét