Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2022

NƯỚC - Long Đỗ


Hằng ngày mỗi người đều có nhu cầu thiết thân về nước (freshwater) dùng để tắm rửa, dội cầu, nấu ăn, rửa chén, giặt áo quần, tưới sân cỏ, lau xe ...   Nguồn Nước xử dụng xuẩt phát từ Mưa, Tuyết, Nước ngầm, Sông, Suối, Hồ, Đập... Nước từ biển cả, sông ngòi, ao hổ... bốc hơi kết tụ thành mây lơ lững trên bầu trời, gặp khí lạnh ngưng đọng thành nước rơi xuống đất gọi là Mưa. Nước mưa một phần ngấm vào đất tạo thành mạch nước ngầm, phần lớn rót vào hồ, đập, đỗ ra sông suối, tuôn chảy ra biển, tiếp diễn một vòng luân hồi. Cơ thể con người có 60% nuớc, não bộ 70%, máu huyết 80%. Con người không thể sống hơn một tuần không có nước, tuyệt thực để tranh đậ́u nhưng không tuyệt ẫm. 
<!>
 Khoảng một phần ba nhân loại, hơn hai tỉ người, sống trong điều kiện khó khăn vì thiếu nước hai tháng trong mỗi năm. Một nửa tỉ người khác phải đuơng đầu với cuộc sống nghiệt ngã do tình trạng khan hiếm nuớc quanh năm. Đa số những đô thi lớn trên thế giới luôn sẵn sàng đối phó với sự thiếu nuớc. Nhìn chung, hiện có đủ luợng nuớc trên trái đất, tuy nhiên do sư phân phối không đồng đều, có nơi quá ẫm uớt, có nơi quá khô ráo. Ngoài ra, dân số gia tăng nhanh chóng, luợng nuớc dành cho nông nghiệp, công nghiệp ngày càng phát triển, cách xử dụng nuớc cuả lớp nguời giàu đô thị, cháy rừng, phá rừng, hạn hán... là những nguyên nhân gây nạn khủng hoảng nuớc thêm trầm trọng

A/ Hoa Kỳ được xệ́p hạng thứ ba về trử luợng nước, sau Brazil và Nga, trước Canada và Tàu, với khoản 77% trên mặt đất và 23% trong lòng đất. Nghiên cứu năm 2015 cho biết mỗi ngày nuớc Mỹ tiêu thụ 322 tỉ gallon nuớc. Nươc tồn tại trong cac dòng sông, hồ, hồ chứa (reservoir), đập ̣(dam) ...


1 / Những sông chính và phụ lưu tại Hoa Kỳ rất phong phú, rãi đều khặp lảnh thổ :
a- Mississipi là sông quan trọng nhất, chảy dài 2,340 dặm theo huớng Bắc Nam, từ Hồ Itasa Minesota đến Vinh Mexico, tiểu bang Louisiana. Trên đường đi, Mississippi bắt gặp Missouri, tạ̣o thành một hệ thộng sông ngòi lớn thứ tư trên thế giới. Vào thời lập quốc, sông Mississippi được xem như là ranh giới Viễn Tây nuớc Mỹ. Ngày nay dòng sông là thủy lộ quan trọ̣ng bậc nhất, di chuyển hàng hóa từ vùng Trung nước Mỹ đến cảng New Orleans đi vào Vính Mexico. Sông chảy qua các tiểu bang Louisiana, Mississippi, Tennessee, Arkansas, Kentucky, Missouri, Illinois, Iowa, Wisconsin, Minesota và cạ́c thành phố: Minapolis, Saint Louis, Memphis và New Orleans
b- Missouri là sông dài nhất cuả nuớc Mỹ với 2,540 dặm. Bắt nguồn từ Tây Montana, nhập vào Mississippi phiá bắc Saint Louis, luân chuyển qua nhiều tiểu bang, gồm Montana, N Dakota, S Dakota, Iowa, Nebaska, Kansas và Missouri. Lewis và Clark, hai người khai phá đầu tiên du hành suốt chiều dài con sông. Họ men theo sông ̣đi về hướng Tây, tạo nên những giao lộ Oregon Trail, Santa Fe Trail.
c- Sông Rio Grande : chiều dài khoản 1,900 dặm, từ tiểu bang Colorado đến Vính Mexico xuyên qua tiểu bang New Mexico, làm ra ranh giới tiểu bang Texas Hoa Kỳ và Quốc gia Mexico. Phụ lưu chính cuả Rio Grande gồm : Rio Conchos, Rio Chame, San Juan river.
d- Sông Hudson : dài 315 dặm, nối liền Nam Bắc tiểu bang New York. Sông tuy ngắn nhưng có vị trí quan trọng, tiếp giáp với vùng Đạ̣i Hồ, nộ́i đường liên lạ̣c với Đại Tây Duơng, là tác dụng chính phát triển thành phố New York.
e- Sông Colorado dài 1,450 dặm từ Rocky Mountain tiểu bang Colorado đến Vinh California. Dòng sông đi qua cac tiểu bang Utah, Nevada, Arizona, ranh giới California và Mexico. Đập Hoover Dam xây cất năm 1936, là nguồn cung cấp điện năng quan trọng vùng tây nam Hoa Kỳ, kể cả Las Vegas. Những nghiên cựu mới đây đều đồng ý giả thuyểt về quan cảnh thiên nhiên hùng vĩ cuả Grand Canyon, do sông Colorado tạo thành từ hàng triêu năm trước
f- Sông Columbia: con sông lớn nhất vùng Tây Bắc Hoa Kỳ, dài 1,240 dặm, từ dãy núi Rockies Canada, xuyên qua tiểu bang Washington, dọc theo biên giợ́i Oregon đổ ra Thái Bình Dương. Con sông cung cấp nguồn điện dồi dào, cũng là quê hương cuả đập lớn nhất nước Mỹ, đập Grand Coolee.

2/ Nước Mỹ cọ́ nhiều ngàn hồ nuớc, nổi tiếng với nhóm Ngủ Đại Hồ và tiểu bang Minesota có biệt danh Lảnh Thổ Mười Ngàn Hồ (Land of 10.000 Lakes).
Riêng California có hơn 3.000 hồ thiên nhiên (lake) và hồ chứa nuớc (reservoir). Hồ Salton Sea, phía nam tiểu bang có bề mặt rộng lớn với diện tịch 970 km2, đang bị nhiễm mặn Tuy rộng nhưng không có độ sâu, trử lương nước vào khoản 2,4 ngàn tỉ US gallon, tuơng đuơng 9,3 ngàn tỉ lít.
Hồ Lake Tahoe biên giới Bắc Cali và tiểu bang Nevada, diện tích mặt hồ khoản 490 km2, nhưng chiều sâu khá lớn, vài nơi đô sâu đến 501 m, hồ có sức chưá vượ̣t bậc với 39.000.000 tỉ gallon (39 trillion gallons) nước. Một nửa lượng nước cuả Lake Tahoe do tuyết và mưa rơi trên mặt hồ, phần còn lạ̣i do 63 dòng suối đưa nước vào. Khác với những hồ ở Vùng Bắc Hoa Kỳ, nuớc cuả Lake Tahoe không chảy ra biển.
Khoảng 70% trử lượng nước cuả tiểu bang Cali thuộc Vùng Băc Saccramento, trong khi 80% lượng nước xử dụng xảy ra tại 2/3 lảnh thổ phiá Nam Cali.

B/ Trung Cộng với dân số 20% nhân loại nhưng chỉ có 7% trử lượng nước trên điạ cầu, nhu cầu về nước gặp khó khăn.
Ngành nông nghiêp cuả Trung Cộng tập trung tại miền Bắc, sản xuất 2/3 tổng số thành phẫm, nhưng chỉ có 1/5 trử lượng nước. Kinh tế ngày càng phát triển, tầng lớp tư sản gia tăng nhanh chóng cần đến nước để thoả mãn cuộc sống trưởng giả, tiện nghi. Năm 2014, mười một tỉnh trong hai mươi ba tỉnh cuả Trung Cộng không đạt tiêu chuẩn nhu cầu nuớc theo định mức cuả World Bank là 1.500m3/người. Năm 2015, tai Bắc Kinh luợng nuớc cung cấp chỉ 100m3/người. Nông nghiệp và công nghiệp được dành 85% luợng nuớc . Theo một nghiên cứu cuả World Bank năm 2009, Trung Cộng xử dụng nuớc mười lần nhiều hơn cho mỗi đơn vị sản xuất so với những quốc gia công nghiệp bình thuờng. ( A 2009 World Bank report states that China was using ten times more water per unit of production than the average industrialized countries..). Phân họ́a học, thuốc trừ sâu, phân gia súc và chất phế thải cuả ngành chăn nuôi, trôi vào hồ ao, suối, sông, cả vùng ven biển. Những nguồn nước ở Trung Cộng thường chứa chất độc như thạch tị́n, fluorine, sulfate... tình trạng ô nhiễm nầy nâng cao tỉ số người mặ́c các bệnh ung thư gan, bao tử, cuống họng.

Trong tác phẩm The World on The Edge (Thể Giới Bên B́ờ Vực), Lesler Brown cho biết năm mươi năm vừa qua, dân chúng trong 24.000 làng xã khu vực Tây và Tây Bắc Trung Cộng đã rời bỏ quê hương vì không đủ nước canh tác. Sa mạc Gobi ngày càng thu ngắn khoản cách với Bắc Kinh từ 400 dặm còn lại 150 dặm. Sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm bởi nước thải cuả công nghiệp, nước cuả cống rảnh không xử lý, vì vậy nước dùng cho nông nghiệp phải lấy từ các mạch nước ngầm. Nước ngầm được bơm cạ̣n nhanh càng khó phục hồi, giếng nược càng đào sâu càng ít nước, dễ nhiễm mặn, lụ́n đất và sạt lở.

Tuần báo The Guardian ngày 2 tháng Sáu năm 2017 bài viết "In china, the water you drink is as dangerous as the air you breath" cuả Deng Tingting, có đoạn như sau : "Thành phố Thượng Hải với những tiệm cafe sang trọng, những cửa hàng bán thực phẫm hữu cơ bổ duỡng, tuợng trưng sự phồn vinh cuả đời sống tầng lớp trung lưu đô thị, trong khi đó lớp khói mù và sự khủng hoảng nuớc ô nhiễm tiếp tục gia tăng. Năm 2015, 85% nước trong các sông chính xung quanh thành phố đều không uống được và 56,4% không phù hợp với bất cứ mục tiêu nào. Mức độ ô nhiễm nước trong những đô thị lớn khác cũng cao vượt mức : Bắc Kinh có 39,9 % nuớc quá ô nhiễm, Thiên Tân một thành phố cảng phiá Bắc với hơn 15 triệu dân chỉ có 4,9 % nuớc dùng để uống ".

C/ Bill Gates và sáng kiến hổ trợ tình trạng thiếu nước cuả Trung Cộng...
Ngày 6 tháng 11 năm 2018, nhà tỷ phú nỗi tiếng nhân đúc này đã xông xáo tham gia cuộc triễn lãm cầu tiêu tạ̣i Bắc KInh. Ông đích thân giới thiệu cái bàn cầu do chính ông phát minh môt cách thông minh và sáng tao. Bàn cầu ngồi đại tiện, tiểu tiện này không cần nuớc xối dội và cũng không cần cộ́ng rãnh rút thoát, chỉ cần hóa chất do ông bào chế để biến đổi phế liệu hôi thúi cuả con người trở thành chất bón cho cây trồng. Lý tưởng đạt đến là không tiêu tốn một lượng nuớc qúi hiếm đồng thời tạo ra một nắm phân bón hữu cơ .

Ông tỷ phú đọc diễn văn tại Bắc Kinh : "Chúng tôi đệ́n đây với lý do dân số cuả nửa thế giơí không có an toàn vệ sinh ̣(safe sanitation), giữ cho đời sống khoẻ mạnh và sung mãn". Sáng hôm sau, Gates cũng lên tiếng mô tả trách nhiệm cuả ông và cơ sở cuả ông là nâng cao vệ sinh cho những quốc gia không có hoặc không thể làm hế thộ́ng cống chuyên chở chất phế thải.

Dân số Trung Cộng hiên nay gần một tỉ rưởi nhân mạng nam phu lảo ấu. Trung bình mỗi ngày, mỗi người dân Hoa Lục dùng nước dội cầu cho một lần đại tiện và năm lần tiểu tiện : sáng, trưa, chiều, tối, nửa đêm, sẽ cần đến 5 gallon nước, tương đương 20 lit nuớc. Với bài toán nhân giản dị, số lượng nuớc được tiết kiệm mỗi ngày trên khặp nước Tàu dành cho nhu cầu vệ sinh "đạ̣i và tiế̉u" là 7,5 ti gallon hay 30 tỉ lit ..

Dân chúng Hoa Lục và Đảng cộng sản Tàu đời đời biết ơn một người bạn Mỹ đầu óc vĩ đại, chí hướng vĩ đại, nhân cách vĩ đại, là tỉ phú Bill Gates với cái bồn cầu không cần nuớc do chính ông sáng tạo, đích thân đem đến và giới thiệu trong cuộc triển lãm tại Bắc Kinh.

Không có nhận xét nào: