Chủ đề: Ủy Ban Châu Âu đệ trình Hiệp định Tự do Mậu dịch với CS Việt Nam.
Vấn đề là theo Hãng tin Reuters, không chắc là các Nghị sĩ châu Âu có đủ thời gian để tổ chức thảo luận, và biểu quyết phê chuẩn Hiệp định Tự do Mậu dịch với CS Việt Nam, trước khi diễn ra bầu cử Nghị Viện Châu Âu tháng 05/2019.Theo hãng tin Reuters: Hôm 17/10/2018, Ủy Ban Châu Âu thông qua việc đệ trình Hiệp định Tự do Mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu – CS Việt Nam ( EVFTA ), với hy vọng là Hiệp định này sẽ sớm được chính thức ký kết và phê chuẩn, để có thể đưa vào thực thi.
<!> Hiệp định Tự do Mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu – CS Việt Nam dự trù xóa bỏ 99% quan thuế trên hàng hóa giữa hai bên, và như vậy sẽ thúc đẩy hơn nữa trao đổi mậu dịch giữa hai bên, hiện nay là khoảng 50 tỷ euro mỗi năm.
Cụ thể, Ủy Ban Châu Âu sẽ đệ trình Hiệp định EVFTA lên Hội Đồng Châu Âu, đề nghị Hội Đồng chấp thuận cho chính thức ký kết dự kiến vào cuối năm 2018. Sau đó, Hiệp định này sẽ được trình lên Nghị Viện Châu Âu, dự kiến vào đầu năm 2019. Nếu được phê chuẩn, Hiệp định EVFTA sẽ được đưa vào thực thi.
Ủy Ban Châu Âu hôm qua cũng đã đề nghị một lịch trình tương tự để ký kết Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Liên Hiệp Châu Âu – CS Việt Nam ( IPA ).
Trong bản thông cáo, Ủy Ban Châu Âu nhấn mạnh: Liên Hiệp Châu Âu và CS Việt Nam cũng đã đồng ý về một thỏa thuận nhằm thúc đẩy dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam CS, bao gồm những cam kết, đối thoại thường xuyên, và khả năng thi hành các biện pháp trừng phạt, trong trường hợp có những vi phạm nhân quyền, kể cả biện pháp đình chỉ thực hiện Hiệp định Tự do Mậu dịch nữa.
Theo hãng tin AFP: Trong cuộc họp báo hôm qua tại Bruxelles, Ủy viên Thương mại châu Âu Cecilia Malmstrom khẳng định : «Có những vấn đề trầm trọng về nhân quyền ở Việt Nam CS. Không ai có thể bác bỏ điều đó, và Hiệp định Tự do Mậu dịch dĩ nhiên không thể nhanh chóng biến Việt Nam CS thành một quốc gia dân chủ hoàn toàn được ! ». Nhưng theo bà Malmstrom, Hiệp định sẽ giúp thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam CS.
Vấn đề là theo Hãng tin Reuters, không chắc là các Nghị sĩ châu Âu có đủ thời gian để tổ chức thảo luận và biểu quyết phê chuẩn Hiệp định Tự do Mậu dịch với CS Việt Nam, trước khi diễn ra bầu cử Nghị Viện Châu Âu tháng 05/2019.
Đây là Hiệp định Tự do Mậu dịch đầu tiên mà Liên Hiệp Châu Âu ký với một nước đang phát triển ở châu Á. Ngày mai, Liên Hiệp Châu Âu sẽ ký một Hiệp định Tự do Mậu dịch với Singapore, một thành viên khác của ASEAN, và Bruxelles hiện cũng đang thương lượng một Hiệp định tương tự với Indonesia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét