Trong suốt tuần qua, nhiều chuyên gia luật pháp đã vạch ra việc ông Trần Đại Quang trong vai trò Chủ tịch nước, tước quốc tịch của ông Phạm Minh Hoàng và đe dọa trục xuất khỏi Việt Nam là hành vi vi phạm cả luật pháp Việt Nam và các Công ước quốc tế mà nhà nước Việt Nam đã ký kết.<!>
Hơn thế nữa, câu hỏi cần đặt ra là: ông Phạm Minh Hoàng đã làm gì "nguy hại đến an ninh quốc gia" như bị cáo buộc? Trong khi đó, chúng tôi, những người ký bản lên tiếng này, có vô số bài vở, hình ảnh và nhân chứng cho thấy mọi hành động cộng đồng của ông Phạm Minh Hoàng từ trước đến nay đều chứa đầy tâm huyết của một công dân vì đất nước, vì dân tộc. Đặc biệt nhất là tấm lòng của một nhà giáo như ông đã tạo ra hình ảnh mẫu mực của người thầy đối với sinh viên Việt Nam trong nhiều năm tháng.
Nhà giáo Phạm Minh Hoàng đã không chọn con đường danh vọng cho bản thân và sự sung túc cho gia đình. Ông đã quyết định từ bỏ quốc tịch Pháp để được ôm chặt lấy đất nước này cùng sống, cùng vui, cùng buồn với đồng bào ông. Để xây dựng đất nước tự do dân chủ, ông và cả gia đình ông đang cùng với nhiều người yêu nước khác sẵn sàng chấp nhận trả giá hy sinh vì tương lai của đất nước.
Chính vì thế, chúng tôi kêu gọi mọi người Việt Nam hãy cùng chúng tôi công khai ủng hộ và sát cánh với gia đình nhà giáo Phạm Minh Hoàng. Quyền sống của ông Hoàng trên đất nước này không hơn, không kém gì quyền sống của bất kỳ người Việt nào khác. Nếu hôm nay nhà cầm quyền làm được hành vi phi pháp này đối với ông Phạm Minh Hoàng, thì ngày mai họ có thể lập lại với bất kỳ người nào trong chúng ta.
Do đó, tranh đấu cho quyền được sống trên quê hương của gia đình nhà giáo Phạm Minh Hoàng cũng là tranh đấu cho quyền được sống trên quê hương của mọi người Việt Nam.
Đồng ký tên
Danh sách đợt đầu khời xướng
001. André Menras-Hồ Cương Quyết nhà giáo Pháp-Việt
002. Anhngoc B. Le, McDonough, GA 30253, U.S.A.
003. Bình Mai, kỹ sư, Sài Gòn, Việt Nam
004. Bùi Hiền , nhà thơ , Canada
005. Bùi Minh Quốc, nhà báo, Đà Lạt, VN.
006. Bùi Nghệ, Sài Gòn, VN.
007. Bùi Thị Kim Phượng - Thiện Nguyện Viên của VP CLHB (DCCT), Sài Gòn, VN.
008. Bùi Thị Mai, giáo viên, Sài Gòn, VN.
009. Bùi Thị Minh Trâm, Sài Gòn, VN.
010. Bùi Thị Ngọc Lan, nội trợ, Paris, Pháp.
011. Bùi Thị Sứ, buôn bán, Bến Tre, VN.
012. Bùi Thiện Chí, thợ máy Auto, Bergères,bat Thermidor,91940 Les Ulis,France.
013. Bùi Thiện Thành, giám sát công trình, Paris, Pháp.
014. Cao Trần Quân, Sinh viên đại học công nghiệp, Sài Gòn, VN.
015. Chu Toàn Thắng, Mục sư Tin lành, Garden Grove, California, Hoa Kỳ.
016. Chu Vĩnh Hải, nhà báo độc lập, Vũng Tàu, VN.
017. Dan Ngọc Nguyễn, Doanh Nhân, Mobile - Al 36609 USA.
018. Đặng Bích Phượng, Hưu trí, Hà Nội, VN.
019. Đặng Duy, Lao Động Phổ Thông, Đồng Nai, Việt Nam.
020. Đặng Hữu Nam, Linh mục Giáo xứ Phú Yên, Quỳnh Lưu, Nghệ An, VN
021. Đặng Thị Hảo, hưu trí, Hà Nội, VN.
022. Dao Phuoc Bao Ha, Project Management Consultancy (PMC).
023. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, nguyên Ủy viên BCH Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà nội.
024. David Nguyen, San Jose, California, Hoa Kỳ.
025. Đinh Đức Long, Tiến sĩ, Bác sĩ, Sài Gòn, VN.
026. Đinh Hữu Thoại, Linh mục, DCCT VN.
027. Đinh Luân, nghệ An, Việt Nam.
028. Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân.
029. Đỗ Như Ly, Kỹ sư- Hưu trí, t/p Hồ chí Minh, VN.
030. Đoàn Danh, Quảng Trị, VN.
031. Đoàn văn Tiết, Nhà giáo, Sài Gòn, VN.
032. Dương Đình Ngọc, Tp. Cần Thơ, VN.
033. Duong Vu, Thầu khoán, Paris Pháp quốc.
034. François-Xavier Nguyễn Đức Huy, Tu sĩ, Lyon, Pháp.
035. Hà Chương, Canley Vale NSW AUS.
036. Hà Sĩ Phu, nhà văn tự do, Đà Lạt, VN.
037. Hồ Văn Lực, nghệ an, VN.
038. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
039. Hoàng Hùng Thịnh, kế toán, Sài Gòn, Việt Nam.
040. Hoàng Hưng, nhà thơ, dịch giả, Sài Gòn, VN.
041. Hoàng Minh Đề, Kỹ Sư Điện, Quảng Nam, Việt Nam.
042. Hoàng Nhơn, kinh doanh, Sài Gòn, VN.
043. Huynh Laurence, Hưu trí, Paris.
044. Huỳnh Phú Vinh, nghề nghiệp tự do, Sài Gòn,VN.
045. Huỳnh Thiên, Sinh viên, Sài Gòn, VN.
046. Hy Nguyễn, Sứ mệnh Foods, Brighton mới, Minnesota.
047. Joseph Vu, Westminster, CA. USA.
048. Kha Lương Ngãi, nguyên nhà báo (báo Saigon Giảiphóng ), CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn, VN.
049. Khổng Hy Thiêm, Kỹ sư, Khánh Hòa, VN.
050. KimNgoc Huynh, Kentucky, USA.
051. Lã Việt Dũng, kỹ sư, Hà Nội, VN.
052. Lại thị Ánh Hồng - Nghệ sĩ - Sài Gòn, VN.
053. Lam Hai, Thư Ký, San Fransico, USA.
054. Lê Anh Hùng, nhà báo tự do ở Hà Nội, VN
055. Lê Bá Lương, kỹ sư chế tạo máy, Hà Nội, Việt Nam.
056. Lê Bá Thọ, chủ thương nghiệp, kinh doanh bất động sản, Centennial ,Colorado 80016, Hoa Kỳ.
057. Lê Công Định, cựu tù nhân chính trị, Sài Gòn, Việt Nam.
058. Lê Đăng Quang, Lập trình viên, Sài Gòn, Việt Nam.
059. Lê Đình Lượng, Nghệ An, VN.
060. Lê Hữu Nghiệp, Bình Dương VN
061. Lê Kỳ Phương, Hà nội, Việt nam.
062. Lê Ngọc Giao, Bình định, VN.
063. Lê Ngọc Thanh, Linh mục DCCT, Sài Gòn, VN.
064. Lê Nguyên Sang, Bác sĩ, Đại diện Đảng Dân chủ Nhân dân.
065. Lê Quốc Thăng Linh mục thuộc Tổng Giáo Phận Sài Gòn, VN.
066. Lê Sơn, kỹ sư, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP. HCM, VN
067. Lê Thanh Chung, Bình Thuận, VN.
068. Lê Thanh Trường, viết báo, biên kịch, Đà Nẵng, Việt Nam.
069. Lê thị kiều Oanh, Sài gòn.
070. Le Thi Thu Ha, giáo viên, Vũng Tàu, VN.
071. Le Van Nhan, Kỹ sư, San Jose, Californis, Hoa Kỳ.
072. Lê Văn Thu, nghề nghiệp tự do, Sài Gòn, Việt Nam.
073. Lê Xuân Ban, Sài Gòn, Việt Nam.
074. Lê-anh-Dũng, t/p Nha Trang, VN.
075. Lieu Thi Quy Thao, Nghe nghiep: tu do, Sài Gòn, VN.
076. Loan Nguyen, Y tá, Hammilton, Ontario, Canada.
077. Lu Pham, Saleman, Montreal, Canada.
078. Lưu đức Dũng, buôn bán, Tp. HCM, Việt Nam.
079. Luu đức Tiến, Hưu Trí Richmond Hill, Ontario, Canada.
080. Lưu Thị Hương, Kỹ Sư Điện Tử, hưu trí, Hà Nội, VN.
081. Lý Đăng Thạnh, Người chép Sử, Sài Gòn, VN.
082. Lý Thiên Hộ, Canada
083. Mai Tuấn Vũ, làm nghề Tự do, Sài Gòn - Việt Nam.
084. Minh Pham, Computer Engineer, Zurich Switzerland.
085. Ngô Kim Hoa ( Sương Quỳnh) - Nhà báo tự do - Sài Gòn, VN
086. Ngo Minh Tri, Sinh viên, Sài Gòn, VN.
087. Ngô Thái Văn, Maryland, US.
088. Ngô Thị Thứ, Giáo viên, tp Ho Chi Minh, VN.
089. Ngô văn Thiện, tp HCM, VN.
090. Ngoc Nguyen, Medical Doctor, London UK.
091. Nguyễn Bắc Truyển – Thiện Nguyện Viên của VP CLHB (DCCT) Sài Gòn, VN.
092. Nguyễn Chí Trung, Gò Vấp, Sài Gòn, VN.
093. Nguyễn Cường, Kinh doanh, Praha, Cộng hòa Séc.
094. Nguyễn Đan Quế, Bác sĩ Y khoa, Saigon, VN.
095. Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư Danh dự ĐH Liège Bỉ, sống ở Sài Gòn.
096. Nguyễn Danh, Ottawa, Canada.
097. Nguyễn Đình Cương, cựu tù nhân lương lương tâm, thành phố Vinh, Nghệ An, VN.
098. Nguyễn Đức Cường, Nghệ An.
099. Nguyễn Đức Phương, kinh doanh tự do, Long An, Việt Nam.
100. Nguyễn Đức Tiến, Công Nhân, North York, Ontario, Canada.
101. Nguyễn Duy Quang, kỹ sư cơ khí, Isehara, Kanagawa, Japan.
102. Nguyen Giau, Kế Toán, Brampon, Ontario, Canada.
103. Nguyễn Hồng Quang, mục sư Tin lành, Sài Gòn, Việt Nam.
104. Nguyễn Huệ Chi, GS, hưu trí, Hà Nội, VN.
105. Nguyễn Hữu Hoà, Sài Gòn, VN.
106. Nguyễn Hữu Phước: công nhân, Etten, Leur, the Netherlands (Hòa Lan)
107. Nguyễn Huy Điền, làm nghề tự do, Tp.HCM, VN.
108. Nguyễn Huy Hoàng, Sài Gòn, VN.
109. Nguyễn Huy Năng, Kinh doanh, Ninh Bình, VN.
110. Nguyễn Khắc Long - Phóng Viên, Thành Phố Tournai – BELGIUM.
111. Nguyễn Khắc Mai, Hà nội, VN.
112. Nguyễn Mạnh Hiền, Nghề Nghiệp: Tự Do, Nghệ An, VN.
113. Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư Tin lành, Sài Gòn, VN.
114. Nguyễn Minh Mẫn, Candlestick, Mississauga , Ontario, Canada.
115. Nguyễn Ngọc Đức, kỹ sư tin học, Paris, Pháp Quốc.
116. Nguyễn Ngọc Dũng , Tp HCM, VN.
117. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo, Paris.
118. Nguyên Ngọc, nhà văn Hội An, VN.
119. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn Hà Nội, VN.
120. Nguyễn Phan, thành phố Hamburg, Đức Quốc.
121. Nguyễn Phúc Thọ, kỹ sư, Colombes, Pháp
122. Nguyễn Phước Anh Quang: Sinh viên, Etten, Leur, the Netherlands (Hòa Lan)
123. Nguyễn Quang A, kỹ sư, Hà Nội, VN
124. Nguyễn Quang Khôi, kỹ sư vô tuyến điện tử, Hà Nội, VN.
125. Nguyễn Tấn Phát, sinh viên đại học Bách Khoa(BKU), Sài Gòn, Việt Nam.
126. Nguyễn Thái Minh, kinh doanh, Khánh Hòa, VN.
127. Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ Tịch Hội Cơ học Thủy Khí Việt Nam, VN.
128. Nguyễn Thế Quang (Quang Nguyen), giáo viên, San Jose CA USA
129. Nguyễn thị Ánh Tuyết, nội trợ, Úc châu.
130. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Giáo viên Oshkosh, WI 54904, USA.
131. Nguyễn Thị hạnh, nội trợ, Sài Gòn, VN.
132. Nguyễn Thị Khánh Trâm, hưu trí, Sài Gòn, VN.
133. Nguyễn Thị Kim Chi, Diễn viên, Đạo diễn, NSƯT, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn, VN
134. Nguyễn Thị Nga, Nội trợ, Kiến An, Hải Phòng, VN.
135. Nguyễn Thị Nguyệt Nga, Candlestick, Mississauga , Ontario, Canada.
136. Nguyễn Thị Thái Lai, Nha Trang, VN.
137. Nguyen Thi Thuy Linh, France.
138. Nguyễn thị Tuyết Lan, Nha Trang, VN.
139. Nguyen Thuật, Buôn bán, Toronto Canada.
140. Nguyễn Thuý Bình, Sài Gòn, VN.
141. Nguyễn Tiến Trung, kỹ sư máy tính, Sài Gòn, Việt Nam.
142. Nguyễn Trần Hải, Cựu sĩ quan Hải quân NDVN, hưu trí, Hải Phòng, VN.
143. Nguyễn Trần Thanh Ngọc, nhân viên văn phòng, Tp.Hcm, VN.
144. Nguyễn Trung Tôn, mục sư Tin lành, Thanh Hóa, Việt Nam.
145. Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo Độc lập, Hà Nội, VN.
146. Nguyễn Vân Anh: Etten, Leur, the Netherlands (Hòa Lan)
147. Nguyễn Văn Hùng, làm nghề tự do, TP Vinh, Việt Nam
148. Nguyễn Văn Nam, IT expert, Manchester - UK.
149. Nguyễn Văn Quân, Actuary, London - UK.
150. Nguyễn Văn Sơn, Giáo viên chuyên nghiệp, Manchester, United Kingdom.
151. Nguyễn Văn Thông, làm nghề tự do, Tp. Vinh, Việt Nam.
152. Nguyễn Vũ Bình, nhà báo, Hà Nội, VN.
153. Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà văn, Kiến An, Hải Phòng, VN.
154. Nguyễn Xuân Thọ, Kỹ sư truyền thông, CHLB Đức.
155. Peter Nguyen, Thợ Tiện, Houston, Texas, USA.
156. Phạm Anh Cường, Kỹ sư điện Hà Nội, VN
157. Phạm Bá Hải, thạc sỹ, Sài Gòn, Việt Nam.
158. Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Sài Gòn, VN.
159. Pham Duy Lương, Cộng hòa Séc
160. Phạm Minh Vũ, Quảng Trị, Việt Nam.
161. Phạm Nguyên Trường, dịch giả, Vũng Tàu, VN.
162. Phạm Thành, nhà báo - nhà văn, Hà Nội, VN.
163. Phạm thị Hương, Sài Gòn, Việt Nam.
164. Pham Thu Dung, Thâu ngân, Paris, Pháp.
165. Phạm Toàn, Nhà giáo dục, Hà Nội, VN.
166. Phạm Tư Thanh Thiện, nhà báo, Paris
167. Phạm Văn Quy, Lập trình viên, Hà Nội, Việt Nam.
168. Phan Ngọc Hải, London, Vương quốc Anh
169. Phan Thanh Hải, Luật sư, Cựu tù nhân lương tâm, Sài Gòn,VN
170. Phan Thành Vinh, Bình Định, VN.
171. Phan Văn Lợi, Linh mục, Thừa Thiên-Huế, VN.
172. Phan xi cô ( xavie) Đặng Xuân Diệu, Nhà đối kháng chế độ đảng trị tại Việt Nam. Paris, Pháp Quốc.
173. Tạ Hữu Vinh, Sài Gòn, Việt Nam.
174. Tạ Thanh Thiện, Sài Gòn, Việt Nam.
175. Tạ Trí Trung, Stuttgart, Tây Đức.
176. Tammy Thuy Pham, kế toán, Portland, OR 97233, USA.
177. Thái Nguyễn Thiên Ân, Oshkosh, WI 54904, USA.
178. Thái Văn Dung, Đảng Việt Tân, Nghề nghiệp: Tự Do, Nghệ An, VN.
179. Thái Văn Tự, Kỹ sư, Oshkosh, WI 54904, USA.
180. Thân Phước Lĩnh, Kinh doanh, Quảng Nam, VN.
181. Tho Le, hưu trí, Australia.
182. Thùy An Nguyễn, Thông Tín Viên Chân Trời Mới Media, Paris, Pháp
183. Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, USA
184. Trần Bang, Kỹ sư, Sài Gòn, VN.
185. Tran đinh Tue, tài xế, Toronto, Ontario, Canada.
186. Trần Đức Thạch, Cựu tù nhân lương tâm, Nghệ An, Việt nam
187. Trần Dương Tường, nhà thơ – dịch giả, hà Nội, VN.
188. Trần Mạnh Dũng, Kinh doanh, Hà Nội - Việt Nam.
189. Trần Minh Nhật, Cựu tù nhân lương tâm, Lâm Đồng, VN.
190. Trần Minh Xuân, Giáo sư về hưu, Elk Grove, California, USA.
191. Trần Ngọc Thành, TP Wien, Cộng Hòa Áo
192. Trần Rạng, nhà giáo hưu trí, T/P HCM, VN.
193. Trần thị Hường, kỹ sư về hưu, Hà Nội, Việt Nam.
194. Tran Thi Huong, sống và làm việc tại Germany.
195. Trần Thị Sương, giáo viên, Hà Tĩnh.
196. Trần Thị Thảo, Giáo viên nghỉ hưu, Hà Nội.
197. Trịnh Đình Hoà, nghề nghiệp: tự do, Hà Nội, Việt Nam.
198. Trịnh thị Bích Huyền, Bác sỹ, Hà đông, Hà nội, VN.
199. Trung Sylvain Le Minh, Kinh Tế Xã hội học Thông dịch viên
200. Trương Thị Tường Anh: Nội trợ Etten, Leur, the Netherlands (Hòa Lan)
201. Văn Lý, Canada
202. Vi Nhân Nghĩa, Quảng Ninh, Việt Nam.
203. Võ Ngọc Ánh, bang Washington, Hoa Kỳ
204. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang, VN.
205. Vũ Mạnh Hùng, nhà giáo, Hà Nội, VN.
206. Vũ phương Chiến, nghề nghiệp: tự do, Vechta, Germanny.
207. Vũ Quốc Ngữ, nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo tự do, Hà Nội, VN.
208. Vũ Thạch, Sài Gòn, Việt Nam.
KÍNH MONG QUÝ VỊ CÙNG TIẾP TAY CHO ANH Phạm Minh Hoàng
CÙNG LÊN TIẾNG - GỬI THƯ ĐẾN TỔNG THỐNG PHÁP EMMANUEL MACRON CHO GIÁO SƯ PHẠM MINH HOÀNG
Nhằm hỗ trợ Giáo sư Phạm Minh Hoàng đang bị nhà cầm quyền Việt Nam tước quốc tịch một các trái pháp luật và trục xuất khỏi Việt Nam, chúng tôi xin kêu gọi mọi người cùng lên tiếng, gửi thư đến Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron. Nội dung lá thư nhằm yêu cầu chính phủ Pháp KHÔNG hợp tác với nhà cầm quyền Việt Nam trong hành động trái pháp luật này.
Thực hiện việc gửi thư bằng cách:
1. Vào trang web http://www.elysee.fr/ecrire-au-president-de-la-republique/
2. Điền vào các chi tiết cá nhân (mọi chi tiết đều cần điền đầy đủ)
3. Chép vào (paste) nội dung lá thư đính kèm (bằng tiếng Pháp hay tiếng Anh) hoặc bạn có thể tự viết nội dung riêng theo ý của mình (nên là tiếng Pháp hoặc tiếng Anh).
Các bạn có thể theo dõi hình thướng dẫn cách điền các chi tiết trong post này.
NỘI DUNG LÁ THƯ TIẾNG ANH:
===============================
Dear President Macron,
I am writing to share my concerns regarding the case of Pham Minh Hoang, a renowned blogger and former university lecturer living in Vietnam. Professor Hoang previously studied and worked in France for a period of time before returning to his homeland to teach. His writings on social issues, the environment and education led to an unjust 17-month prison sentence by the Vietnamese authorities in 2010.
Earlier this month, the Vietnamese government informed the French Consulate of their decision to strip Pham Minh Hoang of his Vietnamese citizenship, which could lead to his forcible expulsion. If Professor Hoang were to be expelled, he would be separated from his wife and young daughter, and unable to take care of his disabled older brother. This would be an inhumane act and also a grave violation of human rights.
The Vietnamese authorities reportedly want to expel Pham Minh Hoang to France. I urge the French government to refuse cooperation with the Vietnamese government as Pham Minh Hoang has clearly indicated his wish to remain in his country of birth. I trust that France will refuse to facilitate the Hanoi regime’s brazen disregard for human rights and decency.
===============================
NỘI DUNG LÁ THƯ TIẾNG PHÁP:
===============================
Monsieur le Président Emmanuel Macron,
Je vous écris pour vous faire part de mes préoccupations concernant le cas de Pham Minh Hoang, un blogueur renommé et ancien conférencier universitaire vivant au Vietnam. Le professeur Hoang a étudié et travaillé en France durant de longues années avant de retourner dans sa patrie pour enseigner. Ses écrits sur les questions sociales, l'environnement et l'éducation ont conduit à une peine injuste de prison de 17 mois par les autorités vietnamiennes en 2010.
Plus tôt ce mois-ci, le gouvernement vietnamien a informé le consulat de France de leur décision de retirer à M. Pham Minh Hoang sa citoyenneté vietnamienne, ce qui pourrait conduire à son expulsion forcée. Si le professeur Hoang devait être extradé, il serait séparé de sa femme et de sa jeune fille et ne pourrait plus s'occuper de son frère aîné invalide de guerre. Cela constituera un acte inhumain et aussi une grave violation des droits de l'homme.
Les autorités vietnamiennes veulent expulser Pham Minh Hoang vers la France. Je demande instamment au gouvernement français de refuser de coopérer avec le gouvernement vietnamien, car Pham Minh Hoang a clairement indiqué son souhait de rester dans son pays de naissance. J’ai confiance dans le fait que la France ne facilitera pas les actions de Hanoi contraires aux droits de l'homme et à la décence.
===============================
ĐẠI Ý NỘI DUNG LÁ THƯ:
===============================
Kính gửi Tổng Thống Macron,
Tôi xin bày tỏ sự quan tâm về trường hợp ông Phạm Minh Hoàng, một blogger và một cựu giảng viên Đại Học đang sinh sống tại Việt Nam. Giáo sư Hoàng đã từng theo học và làm việc tại Pháp trước khi về lại quê quán của ông để giảng dạy đại học. Những bài viết của ông về các vấn đề xã hội, môi trường và giáo dục đã khiến ông bị cầm tù một cách phi lý với bản án 17 tháng tù bởi nhà cầm quyền Việt Nam vào năm 2010.
Vào đầu tháng này, nhà cầm quyền Việt Nam đã thông báo đến lãnh sự quán Pháp việc họ quyết định tước quốc tịch Việt Nam đối với ông Phạm Minh Hoàng, một quyết định có thể dẫn đến việc trục xuất khỏi Việt Nam. Nếu giáo sư Hoàng bị trục xuất, ông sẽ bị sống tách ly khỏi vợ con, và không thể tiếp tục chăm sóc cho người anh tật nguyền hiện nay. Đây là hành động vô cùng phi nhân đạo và vi phạm trầm trọng quyền con người.
Chính quyền Việt Nam được biết sẽ tiến hành việc trục xuất ông Phạm Minh Hoàng đến Pháp. Tôi yêu cầu chính phủ Pháp hãy từ chối hợp tác với nhà cầm quyền Việt Nam vì ông Phạm Minh Hoàng đã minh định được sinh sống trên mãnh đất nơi ông đã sinh ra.
Tôi mong mỏi chính phủ Pháp sẽ từ chối hợp tác và không là công cụ cho hành động ngang nhiên coi thường nhân quyền và đạo lý này của nhà cầm quyền Hà Nội.
Tước quyền công dân của Gs Phạm Minh Hoàng, CSVN đã vi phạm những gì?
Trương Diệp Lâm
Ngày 1 tháng 6 vừa qua, công dân Việt Nam Phạm Minh Hoàng được ông Tổng lãnh sự Pháp thông báo bị nhà nước Cộng sản Việt Nam tước quốc tịch. Lá thư thông báo do chính ông Trần Đại Quang, chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ký ngày 19/5/2017, nhưng mãi đến ngày 9/6/2017 anh Hoàng mới nhận được.
Sinh ra ở Việt Nam năm 1955, qua Pháp du học năm 1973, trở về Việt Nam sinh sống từ năm 2000 với mục tiêu phục vụ tổ quốc, người công dân yêu nước này đã bị tước đi cái quyền cơ bản nhất khi mới lọt lòng, đó là quyền làm người Việt Nam. Hành vi sai trái này của chế độ cũng đầy xúc phạm khi chính đương sự không được thông báo trước, mà phải sau tổng lãnh sự Pháp.
Mục tiêu CSVN tước quốc tịch của anh Hoàng là để trục xuất anh ra khỏi Việt Nam, dù anh không làm điều gì sai trái mà chỉ lên tiếng đóng góp, xây dựng cho đất nước được thăng tiến và đi dạy học để mở mang kiến thức cho các bạn trẻ. Biết thâm ý của chế độ, anh Hoàng đã từ bỏ vị thế song tịch - từ bỏ quyền làm công dân Pháp, một đất nước luôn mở rộng vòng tay để ôm vào lòng một công dân gương mẫu như anh, hầu có thể chống lại quyết định tước quốc tịch Việt Nam và trục xuất anh của nhà cầm quyền VN.
- Giáo sư Phạm Minh Hoàng và con gái (2010)
Con người lý tưởng và hiền hòa, nhưng đầy nhiệt huyết và dũng cảm này đã chấp nhận đồng lương ít ỏi và cuộc sống nghèo khó tại quê nhà, ngay cả những đe dọa, tù đày của chế độ để đóng góp những nỗ lực ôn hòa mong chuyển hóa đất nước. Anh đã viết những bài cảnh báo về nguy cơ Bô Xít Tây nguyên, xiển dương những giá trị nhân bản và nhân quyền, mở những lớp dạy toán, Pháp văn, kỹ thuật điện toán ...
Nhưng việc làm xây dựng này của anh đã làm chế độ độc tài Hà Nội hoảng sợ và họ đã làm một điều hoàn toàn ngược lại với văn minh nhân bản, đó là tước đi cái quyền thiêng liêng và đương nhiên của một người sinh ra trên giải đất của Tổ Tiên.
Theo công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc, mà CSVN là một thành viên, không một người nào bị đẩy vào tình trạng “vô tổ quốc.” Điều 15 của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã minh định: “quyền được có hoặc thay đổi quốc tịch là một quyền không thể bị tùy tiện chối bỏ hay tước đoạt.”
Quyền mang quốc tịch của đất nước mình sinh ra là quyền tự nhiên và đương nhiên nhất như quyền được hít thở dưỡng khí khi mới lọt lòng. Quyền quốc tịch cũng được định nghĩa là “quyền được có quyền,” do đó người mất quốc tịch cũng là người dễ bị vi phạm nhất về các nhân quyền căn bản. Chính vì vậy mà hành vi tước quốc tịch Việt Nam của ông Phạm Minh Hoàng đã bị tổ chức Human Rights gọi là “tàn bạo.”
Phó giám đốc Phil Robertson của tổ chức này đã nhận định “Thái độ vi phạm nhân quyền quá mức này đánh dấu mức độ thấp kém mới của Hà Nội.” Ông kêu gọi “Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là những nước trợ giúp nhân đạo cho Việt Nam, phải nói với Hà Nội rằng sự ngược đãi này không thể được phép diễn ra, lá thư của Chủ tịch nước Cộng Sản Việt Nam phải được hủy bỏ, và hành động tước quốc tịch ông Phạm Minh Hoàng cần phải được đảo ngược ngay lập tức.”
Ông Robertson cũng nhấn mạnh: Nhà nước Việt Nam cần phải học được bài học rằng, họ sẽ phải trả giá về sự trả thù cực đoan đối với các nhà hoạt động chính trị. Và thế giới cần phải hành động để bảo đảm sự trừng phạt tàn độc kiểu truất quốc tịch của những người yêu nước sẽ không tiếp diễn trong tương lai.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên chế độ Hà Nội e sợ Gs Phạm Minh Hoàng. Họ đã từng bỏ tù anh vào tháng 8 năm 2010 với cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền CSVN” - một cáo buộc dùng cho biết bao người VN yêu nước khác. Sau khi mãn hạn tù, họ cũng cấm anh không được giảng dạy ở các trường đại học VN, và tiếp tục chính sách theo dõi, đe dọa, xách nhiễu, cô lập kinh tế – như vẫn thường áp dụng đối với các cựu tù nhân lương tâm VN. Khi mọi biện pháp khống chế này đều thất bại, họ đã “sáng tạo” ra thủ thuật mới: Tước quốc tịch!
- Từ phải sang trái: Gs Phạm Minh Hoàng, người anh cựu chiến sĩ Quân Lực VNCH bị thương tật nặng cần chăm sóc, chị Hoàng và con gái.
Không chỉ các tổ chức và chính giới quốc tế lên tiếng phản đối hành vi này của Hà Nội, mà các luật sư, giáo chức, tôn giáo và các nhà hoạt động trong nước cũng đã chỉ trích hành vi sai trái này của chế độ.
Thầy giáo Vũ Mạnh Hùng, thuộc Hội Cựu Giáo chức Chu Văn An, nguyên giảng viên trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật thương mại tại Hà Nội, đã chia sẻ với RFA về bản lên tiếng của hội liên quan tới trường hợp của thành viên khiêm sáng lập viên Phạm Minh Hoàng như sau:
“Chúng tôi thấy những điều bất công trong xã hội thì chúng tôi lên tiếng. Để bảo vệ những quyền lợi chính đáng, trước hết là công lý và lẽ phải cho những người thầy giáo dám dấn thân nói lên lẽ phải và công lý, nói lên sự thật, giúp cho xã hội thay đổi và tiến bộ. Đối với trường hợp thầy giáo Phạm Minh Hoàng thì tôi thấy là việc Chủ tịch nước ông Trần Đại Quang ra cái quyết định đó là trái với luật pháp và đạo lý của dân tộc.”
Luật sư Lê Công Định đã có một bài viết phân tích pháp lý, và khẳng định rằng việc làm nói trên của ông Trần Đại Quang là sai luật.
Rõ ràng các lãnh đạo của thể chế vô kỷ luật hiện nay tại VN đang “ngồi xổm” lên luật pháp và hiến pháp của chính họ. Chế độ độc tài này sẵn sàng dở mọi thủ đoạn để răn đe và kiềm hãm sức bật đang ở mức “tức nước vỡ bờ” của người dân, dù là thủ đoạn phi nhân và phi nghĩa tới đâu đi chăng nữa – như hành vi tước đi quyền quốc tịch và quyền công dân thiêng liêng, quyền bảo vệ đất nước trước một tập đoàn vọng ngoại, bất tài và tham quyền cố vị.
Nhưng người dân Việt Nam sẽ không để yên cho những thành phần này tiếp tục thao túng đất nước, bỏ tù và trục xuất người yêu nước để thu tóm quyền lực, vơ vét của cải và dâng hiến tài nguyên cho ngoại bang.
Đồng bào trong nước và hải ngoại đang cùng đồng hành với Giáo sư Phạm Minh Hoàng để khẳng định:
- Sự chọn lựa làm người Việt Nam là một quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm mà không một chính quyền nào có khả năng tước đoạt.
- Quyền yêu nước là một quyền thiêng liêng của mọi con dân Việt Nam, không bạo lực nào có thể ngăn cấm hay tước đoạt.
- Lên tiếng và hoạt động ôn hòa, xây dựng để cải thiện đất nước là một bổn phận thiêng liêng của mọi con dân Việt Nam. Ý thức này cần được trân quý và xiển dương.
- Danh dự, nhân quyền và nhân phẩm của người Việt Nam phải được phục hồi và bảo vệ.
Khi chính nghĩa rực sáng qua muôn vàn con tim và khối óc, thì phi chính nghĩa và bạo lực sẽ tàn lụi. Đó là định luật bất di dịch trong dòng lịch sử của dân tộc và nhân loại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét