Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

Tại sao Mặt trời lại to khi bình minh và hoàng hôn?



Một điều thú vị khi một vật gì đó, khi nó ở gần, bạn sẽ thấy to và nếu như ở xa sẽ thấy nhỏ đúng không? Vậy tại sao Mặt trời khi bình minh hay hoàng hôn thấy to, có nghĩa là gần Trái đất, tại sao lại mát?  Còn buổi trưa Mặt trời thấy nhỏ, có nghĩa là ở xa? Tại sao nóng? Thực sự Trái đất quanh quanh Mặt trời ở một khoảng cách nhất định từ 147,500,000 km đến 152,500,000 km tùy theo mùa. Chắc bạn đã có câu trả lời?<!>

Khi bạn nhìn thấy mặt trời lặn hoặc mặt trăng lên. Bạn có thể nhận thấy rằng nó trông lớn hơn khi nó ở trên cao bầu trời. Nhưng nó chỉ là một ảo ảnh quang học.

Khi mặt trời mọc và lặn, có những điều như các dãy núi, cây và các tòa nhà bên cạnh Mặt trăng và Mặt trời nhìn có vẻ rất lớn. Khi mặt trời trên cao chúng ta nhìn lên bầu trời không có gì bên cạnh nó để so sánh kích thước của Mặt trăng và Mặt trời, vì vậy chúng ta cảm thấy nó nhỏ hơn.

Độ dày của khí quyển ở chân trời dày hơn khi Mặt trăng và Mặt trời ở trên đầu bạn. Độ ẩm trong không khí đã phóng đại Mặt trăng và Mặt trời to hơn khi bình minh và hoàng hôn.

Nếu tình cờ được tận mắt nhìn thấy những hiện tượng này, ắt hẳn bạn sẽ tin vào phép màu có tồn tại trên thế giới này..

Hào quang mặt trời: Được hình thành do khúc xạ ánh sáng gần giống như hiện tượng cầu vồng. Khi ánh sáng Mặt trời truyền qua khí quyển gặp hơi nước, ánh sáng tạo thành các vầng hào quang quanh mặt trời.


Ảo nhật (Parhelia): là hiện tượng hai, ba hay nhiều "mặt trời" xuất hiện cùng lúc, chỉ có 1 Mặt trời thật còn lại là hư ảo được gọi mặt trời ảo. 
Mặt trời thật sáng hơn các Mặt trời ảo. Hiện tượng Thiên văn này tuy hiếm nhưng không thần bí vì đều là những hiện tượng quang học bình thường, diễn ra lúc Mặt trời đến gần chân trời. 

Cột sáng: Ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng đứng như ánh đèn pin. Hiện tượng này xuất hiện khi ánh sáng Mặt trời phản chiếu từ các hạt nhỏ nhất của băng trong không khí trông giống như tấm băng hình lục giác hoặc hình que.
Hiện tượng bóng ma Broken: Đây chính là một hiện tượng quang học trong khí quyển. Ánh Mặt trời từ phía sau một người chiếu bóng của họ lên mây hoặc đám sương phía trước, cộng thêm với ở đó đồng thời xuất hiện cầu vồng làm người ta cảm giác quanh cái bóng có ánh hào quang. Hiện tượng này thường xảy ra ở các ngọn núi nhiều sương.

Bắc cực quang: Người dân sống ở vùng vĩ độ cao có thể chứng kiến hiện tượng cực quang, với đặc trưng là ánh sáng nhiều màu sắc xuất hiện trên bầu trời đêm. Ánh sáng của cực quang được sinh ra từ quá trình tương tác giữa các hạt năng lượng Mặt trời và tầng khí quyển Trái Đất.

Ánh flash màu xanh: Xuất hiện với những tia sáng đầu tiên của bình minh hay ánh sáng cuối cùng của hoàng hôn. Hiện tượng này có thể gây nguy hiểm cho mắt, xảy ra khi hội tụ đủ các điều kiện: một chân trời mở, không khí và thời tiết quang đãng.

Cầu vồng lửa: Xuất hiện trên nền trời với nhiều màu sắc nổi bật. Theo Mother Nature Network, hiện tượng quang học này hình thành từ sự khúc xạ của ánh sáng Mặt trời, đôi khi là Mặt trăng , qua các tinh thể băng đá lơ lửng trong không khí. 
Mặt trời khi đó phải ở vị trí rất cao, khoảng 58 độ so với đường chân trời hoặc cao hơn. Bức ảnh trên được chụp trên bầu trời Washington, Mỹ vào năm 2006.

Nhật thực là một trong số những màn trình diễn đẹp nhất của tự nhiên. Nó diễn ra khi Trái Đất , Mặt trăng và Mặt trời thẳng hàng trên 1 mặt phẳng và mặt trăng đi "chắn" giữa Trái đất và Mặt trời, che phủ 1 phần hay toàn bộ ngôi sao gần nhất Trái đất.

Nhật thực chiếu qua các tán cây và tạo nên hiệu ứng vô cùng đẹp mắt. Bức ảnh này được chụp ở Madrid, Tây Ban Nha khi có nhật thực vào ngày 3/10/2015. 
Mặt Trăng có màu đỏ rực giống như máu.
Hiện tượng Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Trái Đất bị che phủ ánh sáng từ Mặt Trời đến Mặt Trăng. Hiện tượng này đôi khi được gọi là Trăng máu vì khi đó Mặt Trăng có màu đỏ rực giống như máu. Vì sao Mặt Trăng lại có màu như thế khi Nguyệt thực toàn phần xảy ra?

“Trăng máu” là cách mọi người thường gọi Nguyệt thực toàn phần, lúc mặt trăng hoàn toàn bị che khuất và có màu đỏ
Giải thích cho hiện tượng này, các nhà Khoa học cho biết: Sở dĩ Mặt Trăng có màu đỏ là do một hiệu ứng có tên là tán xạ Rayleigh. Đây là một loại tán xạ ánh sáng (hay sóng điện từ nói chung) bởi các hạt hay các vùng không đồng nhất trong môi trường có kích thước rất nhỏ hơn so với bước sóng của ánh sáng. Kiểu tán xạ này làm lệch hướng mạnh các tia sáng có bước sóng ngắn.

Nói một cách dễ hiểu, Mặt Trăng luôn “nép mình” trong bóng tối. Trong khi đó, ánh sáng Mặt trời phải đi một chặng đường khá dài qua bầu khí quyển, mới có thể thoát ra và hướng về phía mặt trăng
Trong quá trình đó, các phân tử khí quyển và bụi của Trái Đất đóng vai trò như một màng lọc, phân tán các quang phổ màu sắc có bước sóng ngắn. Chỉ có các tia sáng màu đỏ hoặc cam mới có cơ hội chiếu tới Mặt Trăng.

Càng nhiều bụi, mặt trăng sẽ càng đỏ.
Bên cạnh đó, điều kiện khí quyển của Trái Đất cũng có vai trò quan trọng, quyết định màu sắc của Mặt Trăng. Chẳng hạn như tình cờ xuất hiện các hiện tượng như cháy rừng lớn, hoặc núi lửa phun trào, Mặt Trăng sẽ có màu đỏ sẫm.

Bầu khí quyển Trái Đất đóng vai trò như một "kính lọc".
Hiện tượng Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng đứng thẳng hàng với nhau, trong đó Trái Đất đứng giữa. Vì vậy, hiện tượng này chỉ xảy ra vào những ngày trăng tròn.. Khác với Nhật thực, Nguyệt thực có thể nhìn thấy ở bất cứ nơi nào đang là ban đêm trên Trái Đất và có thể quan sát dễ dàng bằng mắt thường.


Những người đam mê Thiên văn học chuẩn bị kính thiên văn để xem Nguyệt thực tại Bến tàu Marina South ở Singapore.

Hàng triệu người yêu Thiên văn khắp thế giới, như ở châu Âu, Trung Đông, châu Á, châu Phi, một phần của Úc và Nam Mỹ, đã có một đêm tuyệt vời khi chứng kiến.

Rất đông người tập trung ở một khu vực tại Berlin, Đức để tận mắt chứng kiến hiện tượng thiên nhiên đặc biệt này. Nguyệt thực toàn phần diễn ra khi Mặt Trăng đi vào vùng tối của Trái Đất và bị che khuất hoàn toàn. Màu sắc của Mặt Trăng dần đổi sang màu đỏ thẫm. Ảnh: AFP/Getty

Mặt Trăng chuyển màu đỏ trên bầu trời Bernkastel-Kues, Đức. Cùng lúc với Nguyệt thực, sao Hỏa xuất hiện sáng hơn bình thường. Ảnh: AP

Một góc đền thờ Apollo ở Corinth, Hy Lạp với “Trăng máu”. Các nhà Khoa học cho biết sở dĩ Mặt Trăng có màu đỏ trong Nguyệt thực toàn phần là do một hiệu ứng có tên là tán xạ Rayleigh. Ảnh: AFP/Getty.

Mặt Trăng treo lơ lửng gần tháp Truyền hình Berlin, Đức. Ảnh: EPA.

Mặt Trăng tỏa sáng phía sau Thánh đường Hồi giáo Sheikh Zayed Grand ở Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Ảnh: Reuters.

Màu sắc của Mặt Trăng biến đổi dần sang đỏ thẫm trên bầu trời Bishkek, Kyrgyzstan. Ảnh: CNN.

Bức hình tuyệt đẹp về cảnh tượng Nguyệt thực tại Van, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Getty.

Mặt Trăng to và đẹp “đậu” trên tháp chuông của Lâu đài Laufen, Thụy Sĩ. Ảnh: EPA.

3 người đang leo núi Artos ở Thổ Nhĩ Kỳ khi Mặt Trăng tỏa sáng phía sau họ. Ảnh: Getty.
Một góc nhà thờ Hồi giáo Wilayah Persekutuan với Mặt Trăng tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: Reuters.
Cảnh tượng tuyệt đẹp ở khu vực Nhà thờ Hồi giáo Qolsharif, Kazan, miền Trung nước Nga trong đêm Nguyệt thực. Ảnh: TASS.

Cận cảnh Mặt Trăng nhuộm sắc đỏ trên bầu trời Hy Lạp. Ảnh: AFP.

Không có nhận xét nào: