Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2018

“Sản phẩm” của chế độ Cộng Sản ở Việt Nam - Văn hóa “đéo” của người Hà Nội - TRÚC GIANG MN (P1)

Đảng CSVN cai trị dân tộc bằng những màn lừa bịp, dối trá. Bán nước một cách rất tinh vi.
Tham nhũng có hệ thống. Đã tạo ra một xã hội vô văn hóa, vô cảm, chết ai nấy bỏ, mất tính người, phá nát đạo đức truyền thống Thí sinh có ba tay, 1 tay dưới bàncủa dân tộc
1. Mở bài “Cộng Sản làm cho con người dối trá” (The communists make the people deceitful), (Bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức). “Tôi đã bỏ nửa cuộc đời cho lý tượng Cộng Sản. Hôm nay tôi đau lòng mà nói rằng: “Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá” (Gorbachev, cựu Tổng Bí Thư Cộng Sản Liên Xô). Một chế độ dối trá chỉ “sản xuất” ra những con người dối trá. Hậu quả gian trá thể hiện rõ nét ở Việt Nam. Đó là trong 3 tuần qua, dư luận xôn xao và “bức xúc” trước vụ gian lận thi cử ở Hà Giang. Con gái của Bí thư tỉnh Triệu Tài Vinh đã được ông Vũ Trọng Lương, Phó Phòng khảo thí của Sở Giáo dục Hà Giang, gian lận bằng cách nâng điểm thi lên cao ngất.
<!>
Gian lận thi cử không chỉ xảy ra ở Hà Giang, mà còn ở nhiều tỉnh khác như: Phú Thọ, Lai Châu, Hòa Bình, Kontum, Điện Biên, Sơn La, Lâm Đồng, Bạc Liêu…
Sở Giáo dục mà hành động vô giáo dục như thế đã tạo ra “một cơn lũ cuốn trôi đi niềm tin của người dân”.
Ngoài việc giáo dục ra, còn có “văn hóa đéo”, bún chửi, phở chửi, cháo mắng ở Hà Nội.
2. “Sản phẩm” của chế độ Cộng Sản ở Việt Nam
2.1 Văn hóa “đéo” của người Hà Nội
Xin trích câu chuyện của tác giả Hà Lệ Nhân.
“Lần đầu tiên mới tới Hà Nội, tôi không khỏi bỡ ngỡ, khi tìm nhà của một người quen làm trưởng một khu phố văn hóa. Vào một con hẻm, tôi gặp một ông cụ đi ngược chiều, tôi lễ phép hỏi thăm nhà bạn tôi, ông cụ nghễnh ngãng nghe tôi nhắc lại câu hỏi hai ba lần, ông lấy tay nghiêng một bên tai và lắc đầu trả lời: “Tôi đéo hiểu ông nói gì cả!”. Tôi không buồn, đi tiếp. Thấy có mấy đứa trẻ đang nô đùa ngoài ngõ, tôi hỏi: “Này các cháu có biết nhà ông trưởng khu phố văn hóa ở đâu không?”
Một đứa bé trai, trạc trên dưới 10 tuổi, ngước nhìn tôi bằng ánh mắt xấc láo, ranh mãnh, đáp gọn lỏn: “Biết, nhưng đéo chỉ!”
Tôi lắc đầu đi sâu vào ngõ văn hóa, gặp một thanh niên tôi hỏi: “Anh ơi, anh có biết nhà ông trưởng khu phố văn hóa này ở chỗ nào không anh?.
Gã trẻ tuổi này chẳng thèm dòm ngó gì đến tôi, trả lời cộc lốc: “Đéo biết!”.
Khi gặp ông trưởng khu phố văn hóa, tôi đem chuyện này kể cho ông ta nghe với lời than thở: “Anh ạ, các bậc phụ huynh ở đây đã không dạy dỗ con em hay sao, mà để chúng nó ăn nói với người khách lạ thô bỉ đến thế hả anh?”
Chẳng cần suy nghĩ gì, bạn tôi đã thuận miệng trả lời ngay: “Có dạy đấy chứ, nhưng chúng nó đéo nghe!”
Lúc ấy cô con gái của ông bạn tôi là cô giáo dạy môn văn, vừa đi dạy về, và tôi đem chuyện ấy ra kể lại. Thay vì trả lời trực tiếp, cô giáo xin phép thuật lại một chuyện như sau:
– Hôm ấy cháu giảng bài văn, có đoạn kể thành tích anh hùng và dũng cảm của nhân dân ta, đã đánh gục Tây, đánh nhào Mỹ… Cuối cùng, cháu kêu một em học trò trai lớn nhất lớp, bảo nó cắt nghĩa hai chữ: “dũng cảm là gì?”. Nó đứng lên suy nghĩ một lúc rồi đáp gọn lỏn: “Nghĩa là… là…đéo sợ!
Sau đó, có một buổi họp về định hướng giáo dục XHCN, cháu liền đem chuyện thằng bé học trò đã cắt nghĩa 2 chữ “dũng cảm” là: đéo sợ, cho ông thứ trưởng. Nghe xong, ông thứ trưởng tỏ vẻ đăm chiêu, ra điều suy nghĩ lung lắm. Cuối cùng, ông nghiêm nghị nhìn cháu, rồi gật gù như một triết gia uyên bác vừa khám phá ra một chân lý, chậm rãi đáp:
– Ừ, mà nó cắt nghĩa như thế cũng đéo sai!
Đấy, bây giờ luân lý, đạo đức của con người như thế đấy.
Đất nước kiểu nầy thì thật là đéo khá! “
Bài viết nầy có thể không đúng sự thật, nhưng nó nói lên cái văn hóa đó được thể hiện từ lời nói của một đứa trẻ, đến một thanh niên, một ông già. Không những chỉ ngoài xã hội mà còn cả nơi giáo dục về luân lý, đức dục, đó là nhà trường nữa. Không chỉ ở trường học, mà lên tới Bộ Giáo Dục nữa, thông qua lời nói của ông Thứ Trưởng Giáo Dục.
2. 2 Quán “Bún chửi” Hà Nội
Lời bà chủ quán trên CNN (tạm dịch): Biến khỏi đây (Get out of here)
Hình ảnh bà chủ quán bún chửi Hà Nội trên CNN
 
Quán “bún chửi” được đưa lên đài CNN trong chương trình của Anthony Bourdain hồi tháng 9 năm 2016, dài 42 phút.
Quán “bún chửi” ở số 41 Ngô Sĩ Liên, Hà Nội, do bà Hán Kim Thảo (61 tuổi) làm chủ.
Đầu bếp Anthony Bourdain đã hòa mình vào dòng người Việt Nam ở Hà Nội, vào quán ăn đặc biệt gọi là “bún chửi”. Ông thuật lại, trong 45 phút tôi đã thấy bà chủ văng tục với hai khách hàng và nhân viên của bà.
“Một thanh niên ăn xong, bước ra hỏi: “Cô ơi, hết bao nhiêu tiền?”. Bà chủ ngẩng lên, xả vào mặt người nầy một loạt: “Có 40 ngàn thôi mày. Thấy đắt thì đừng ăn. Chê bún đắt tiền thì mua xôi mà ăn. Thằng hãm L.” (?). Nói xong, bà chủ quay lại nói với nhân viên của bà: “Gọi bún đầy đủ thì tao đéo có làm đâu”.
Một phụ nữ mang balô kềnh càng vào quán, đứng lại giữa đường, nhìn khắp nơi tìm một ghế trống. Bà chủ Thảo mắng: “Chị phụ nữ balô kia, đi vào thì đi đi, vào trong mà ngồi đi. Mẹ mầy vất balô bây giờ đấy”.
Một nhân viên cho biết: “Hiện nay bà chủ chửi ít hơn trước kia rồi đấy”.
Một khách hàng quay sang nói với tôi: “Tôi đến đây vì tò mò muốn xem bà ấy chửi như thế nào, hôm nay chứng kiến thì quả là ghê thật”.
Một nhân viên cho biết: “Chửi thì chửi nhưng nghe riết rồi cũng quen, và biết tánh của bà ta như thế, thì không để ý làm gì. Nhiều người nhẫn nhục, chịu đựng với lý do là món ăn ở đây ngon, và bà ấy không chửi mình thì được rồi. Dần dà nhẫn nhục chịu đựng rồi thì cũng quen thôi.”
Trên đài CNN khán giả thấy bà chủ với vẻ mặt rất “chảnh” trả lời một thực khách gọi món bún mọc. “Quán chị không có mọc, em thích thì ra ngoài chợ ăn, và tốt nhất là về nhà tự nấu lấy mà ăn. Ở đây không có mọc. Đi đi!”
Sau khi xem đài CNN, nhà báo Trương Anh Ngọc ở Rome (Italy) bình luận như sau: “Mấy người bạn mình bảo là họ rất tự hào khi thấy món “bún chửi” Hà Nội được lên CNN. Nhà báo cho biết: “Mình chỉ thấy thật xấu hổ. Mình không thể chấp nhận một dịch vụ thiếu văn hóa như thế. Thứ văn hóa xuống cấp ấy sở dĩ còn tồn tại và phát triển bởi vì người ta chịu nhục để được miếng ăn”.
Những câu chửi tục và thái độ của bà chủ nầy được đài CNN dịch ra tiếng Anh truyền đi khắp thế giới. Nhà báo kết luận: “Ngon ư? Xin lỗi! Tôi cần được tôn trọng”.
Cái thứ văn hóa thiếu giáo dục nầy chỉ có ở Hà Nội thôi. Ở các xã hội văn minh, phương châm bán hàng là “Khách hàng là trên hết”. (The customer is always right). Người khách bỏ tiền ra để được phục vụ một cách tử tế và được tôn trọng.
Suy cho cùng, chính thực khách đã tiếp tay để cho cái dịch vụ thiếu văn hóa nầy tồn tại. Thật ra, người Hà Nội ngày nay đã hội nhập vào cái văn hóa không văn minh nầy, bởi vì các sinh hoạt của họ cũng nhuần nhuyễn “hòa tan” trong cái văn hóa “đéo” của người Hà Nội.
Ngoài “bún chửi” ra, còn có món “phở chửi” và “cháo quát” vẫn làm ăn phát đạt lắm.

3. Gian lận kỳ thi ở Hà Giang
3.1 Cán bộ Sở Giáo dục Hà Giang nâng điểm cho con gái của Bí thư tỉnh.
 
“Cộng Sản làm cho con người dối trá”, không chỉ ngoài xã hội, mà ngay trong cơ sở giáo dục đào tạo con người nữa. Sự gian trá bao trùm trên tất cả những sinh hoạt thi cử. Thí sinh gian lận, giám thị gác thi gian lận, giám khảo chấm thi gian lận. Tất cả các sinh hoạt giáo dục không tránh khỏi gian lận, gian manh, xảo trá.
Trong kỳ thi Trung Học Phổ Thông (THPT) quốc gia 2018, một vụ gian lận thi cử chưa từng có đã bị phanh phui ở Hà Giang, với 330 bài thi của 114 thí sinh được nâng điểm. Con gái của Bí thư tỉnh là ông Triệu Tài Vinh, cô tên Triệu N.M, đã được ông Vũ Trọng Lương, Phó Phòng khảo thí của Sở Giáo dục Hà Giang, gian lận bằng cách nâng điểm thi lên cao ngất.
Với môn Toán, nhiều giáo sư, học giả toán học, đã phản ảnh rằng đề toán năm nay quá khó mà chính bản thân họ cũng khó có thể giải hết đề thi này trong thời gian quy định. (90 phút)
GS Nguyễn Tiến Dũng, đoạt Huy chương Vàng Olympic Toán học Quốc tế cho biết, ông phải mất một tiếng đồng hồ để giải 4 bài toán. Còn bài thứ năm tôi không giải nổi trong một tiếng đồng hồ.

Nhà Toán học Nguyễn Hữu Việt Hưng cho biết: “Tôi nghiêm chỉnh thừa nhận rằng 90 phút không đủ cho tôi làm 50 câu hỏi của đề thi toán”.
Môn Toán khó như vậy mà Hà Giang có tới 57 thí sinh đạt điểm 9 trở lên, trong khi một số tỉnh thành khác như TP.HCM chỉ có 32, và Nam Định có 13 thí sinh đạt kết quả như thế.
Trong 114 thí sinh được nâng điểm gồm có con của những viên chức có quyền và những đại gia của tỉnh Hà Giang. Như vậy, ông Vũ Trọng Lương, vừa được điểm tốt của cấp trên, vừa nhận hối lộ của những phụ huynh học sinh là triệu phú. Làm một công mà được hưởng hai mối lợi.
Sửa điểm mỗi thí sinh chỉ mất có 6 giây. Nâng điểm cho 114 thí sinh mất 11 phút 40 giây. Chỉ nhấp chuột trong một thời gian ngắn như thế mà có thể phải nằm nhà đá một thời dài, theo tỷ lệ thì ít nhất là 11 tháng 40 ngày, tính ra là 12 tháng 10 ngày. Kẻ gian bị trời hại.
Hai cán bộ thanh tra vắng mặt trong buổi quét (Scanning) bài thi ở phòng giám khảo Hà Giang.

Bài thi trắc nghiệm (a.b.c khoanh) được chấm điểm bằng dụng cụ quét. Hai cán bộ của Đại học Tân Trào được Bộ GD-ĐT cử làm thanh tra phòng chấm bài thi, là Khổng Chí Ng. và Trần Quang H. đã tự ý bỏ phòng giám khảo để trở về trường tham gia buổi họp bầu lãnh đạo của Đại học Tân Trào. Nhiệm vụ thanh tra việc chấm điểm là phải có mặt thường xuyên để kiểm soát toàn bộ các công việc của hội đồng giám khảo.
Gian lận thi cử tạo ra bất công xã hội, đạo đức suy đồi của cán bộ, phạm pháp trong khi thi hành công vụ. Tình trạng nầy không phải là cá biệt mà là đại trà lan rộng trên cả nước.

3.2 Những ai đã phanh phui vụ gian lận kỳ thi Trung Học Phổ Thông năm 2018
Ba thầy giáo: Vũ Khắc Ngọc, Đỗ Ngọc Hà và Nguyễn Thanh Tùng đang làm việc ở trung tâm giáo dục trực tuyến (Online) Hà Nội. Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc có 40,000 học sinh tham gia học trực tuyến. trả lời phỏng vấn của nhà báo, cho biết, sau khi Bộ Giáo Dục-Đào Tạo công bố danh sách thí sinh trúng tuyển của các tỉnh trên toàn quốc, kèm theo bảng thống kê, ba thầy giáo rất ngạc nhiên, nhất là bài toán rất khó, đến nỗi một tiến sĩ Toán học cũng không có thể làm được trong thời gian qui định là 90 phút, thế mà thí sinh ở Hà Giang được điểm cao nhất.
Căn cứ vào bảng thống kê, ba thầy giáo nầy thấy có nhiều điểm bất thường, nhất là ở Hà Giang. Ba thầy cho biết, với trách nhiệm của một nhà giáo, của một công dân nên họ cương quyết làm sáng tỏ vụ tiêu cực nầy.
Để tránh việc bị ghép tội vu cáo, bôi nhọ, ba thầy lên kế hoạch, trước hết phải kéo báo chí vào cuộc. Khi báo chí lên tiếng thì ba thầy căn cứ vào đó mà giải thích, chứng minh gian lận kỳ thi.

3.3 Kỳ thi Trung Học Phổ Thông năm 2018
Kỳ thi Trung Học Phổ Thông năm 2018 có 925,792 thí sinh dự thi.
1). “Kỳ thi trong hai mà một”
Kỳ thi Trung Học Phổ Thông giống như thi tú tài trước 1975. Kỳ thi nầy được gọi là “Kỳ thi trong hai mà một” nghĩa là một kỳ thi có hai mục đích: là lấy Bằng Tốt Nghiệp Trung Học và tuyển sinh vào các đại học, cao đẳng.
Đó là lý do gian lận đến kỷ lục trong kỳ thi nầy. Người có quyền, có tiền muốn cho con mình chắc chắn được nhận vào đại học qua số điểm của kỳ thi.
Việc tổ chức rất phức tạp và thay đổi mỗi năm. Sở Giáo Dục-Đào Tạo phối hợp với các đại học và cao đẳng thực hiện kỳ thi.
2). Đề thi và các hình thức làm bài thi
Thí sinh phải làm 4 bài thi trong đó có 3 bài trắc nghiệm (a.b.c khoanh) và một bài viết là môn Việt Văn.
Ba bài trắc nghiệm gồm có các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Vạn vật, Lịch sử, Địa lý.
3). Lịch thi năm 2018.
Kỳ thi diễn ra trong 3 ngày, từ 25-6 đến 27-6-2018. Tuy nhiên, chiều ngày 24-6 thí sinh phải đến phòng thi làm thủ tục dự thi và kiểm soát lại những chi tiết về lý lịch của thí sinh.

4. Những mánh khóe gian lận của thí sinh
4.1 Thí sinh gian lận 

Kể từ năm 2015, Việt Nam kết hợp hai kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh vào đại học, được tổ chức cùng một ngày trên toàn quốc. Gọi là “Kỳ thi trong hai mà một”. Kỳ thi nầy là một sự kiện rất quan trọng, mở cánh cửa cho học sinh tìm việc làm hoặc được nhận vào đại học.
Học sinh quyết chiếm cho được mảnh bằng nên hiện tượng gian lận thi cử được phát triển rầm rộ ở khắp nơi trên toàn quốc. Chỗ nào có trường thi thì có nhiều cửa hàng bán phao thi công khai.
4.2 Phao thi
Phao thi nhuộm trắng sân trường sau giờ thi
Phao thi là một dụng cụ gian lận thi cử. Chữ “Phao” bắt nguồn từ phao cứu sinh trên biển, cứu mạng người, không để chết chìm dưới nước. Phao thi ghi những tài liệu để qua mặt các giám thị gác thi, để cứu mạng những học sinh học kém.
Phao thông thường là những mảnh giấy nhỏ nằm trong lòng bàn tay, chữ nhỏ nhưng rất rõ nét. Các nữ thí sinh mặc váy ngắn thì viết tài liệu ở bắp đùi. Nhiều cô đặt phao thi vào ngực. Ngày nay, gian lận thi bằng những thiết bị công nghệ cao, lưu trữ tài liệu trong điện thoại di động hoặc thiết bị liên lạc giữa thí sinh và người bên ngoài. Đó là thí sinh cho biết đề thi, người bên ngoài giải đề thi rồi chuyển vào phòng thi.
4.3 Về phần giám thị coi thi
Nhắm mắt làm ngơ
Cô Lê Thị Hải thu lại số “phao” đã phát cho thí sinh
Giám thị “ngoảnh mặt làm ngơ” hoặc “nhìn trời hiu quanh”, để cho thí sinh tha hồ quay cóp nhau. Đánh bùa. Cũng có giám thị chép bài của thí sinh nầy rồi chuyền cho thí sinh khác.
Sau giờ thi, phao thi tràn ngập sân trường chứng tỏ có rất nhiều thí sinh gian lận hoặc mưu đồ gian lận. Phao thi đã tồn tại trong nhiều năm qua, chứng tỏ nó còn công dụng. Còn gian lận.
4.4 “Học sinh thi đậu tốt nghiệp 100% không cần dò kết quả”. 
Hiệu trưởng trường cấp ba Mang Thích, Vĩnh Long, dán thông cáo: “Học sinh thi đậu tốt nghiệp 100% không cần dò kết quả”. Đóng dấu ký tên: Nguyễn Văn Bon.
5). Những câu chuyện liên quan đến ngành giáo dục ở Hà Giang
5.1 Thí sinh đỗ thủ khoa Đại học Sư phạm về quê nuôi heo, làm ruộng
1). Cô Bùi Thị Hà, quê ở Hà Giang, đậu thủ khoa Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2016, không xin được việc làm.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn. Cha chết vì tại nạn giao thông, bà nội trên 80 tuổi bịnh đau tim, mẹ bịnh hoạn thường xuyên. Vì không xin được việc làm nên phải về quê nuôi heo làm ruộng để nuôi gia đình.
Cô Hà có gởi “Tâm thư” xin việc cho Bí thư tỉnh Hà Giang nhưng không được trả lời.
Đại học Sư phạm đào tạo giáo chức chứ không phải đào tạo nghề nuôi heo, làm ruộng. May mắn là cô Hà còn có đất để làm ruộng, nếu không thì có lẽ phải đi làm ô sin, hoặc bán trôn nuôi miệng, một nghề thịnh hành ở VN. “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.
2). Cả họ làm quan
Ông Bí thư tỉnh ủy Triệu Tài Vinh đã bị báo chí phanh phui về việc “cả họ làm quan”, không chỉ gia đình mà cả dòng họ ông được đưa vào nắm giữ những ban ngành trong tỉnh.
Vợ. Phạm Thị Hà. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn.
Các em trai:
Triệu Tài Phong. Bí thư huyện ủy huyên Quang Bình, Hà Giang.
Triệu Tài An. Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì
Triệu Tài Tân. Phó Giám đốc Viễn thông, HG
Em gái. Triệu Thị Giang. Phó Phòng Kinh tế Sở Kế hoạch Đầu tư, HG. Chồng (Em rể). Mạc Văn Cường. Phó Giám đốc Công an thành phố.
5.2 Hiệu trưởng biến trường học thành lầu xanh ở Hà Giang
1). Thầy trò mua bán dâm tại trường học.
Bị cáo Thúy Hằng trên đường vào tòa
Thầy trò trước vành móng ngựa
Sầm Đức Xương, hiệu trưởng trường trung học cấp ba Việt Lâm, huyện Vị Thanh, tỉnh Hà Giang, đã dùng quyền lực đe dọa những nữ sinh xinh đẹp, nhà nghèo mà học kém để gạ tình. Nếu ưng thuận thì được nhiều tiền và việc học tiến bộ. Trái lại, nếu không, thì bị ở lại lớp.
Nữ sinh bán dâm đầu tiên là Nguyễn Thị Thanh Thúy, đã khai trước tòa hồi năm 2011 là y thị đã có quan hệ tình dục với hiệu trưởng nầy 6 lần, trong đó có 2 lần tại văn phòng hiệu trưởng. Bán trinh giá 3 triệu đồng, bán dâm từ 500 ngàn trở lên. Hiệu trưởng Sầm Đức Xương đã chi trả cho Thanh Thúy 4 triệu 500 ngàn đồng.
2). Thiết lập đường dây gái gọi tại trường học.
Hiệu trưởng Sầm Đức Xương
Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND Hà Giang.
Nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy lôi kéo Nguyễn Thúy Hằng bán dâm cho hiệu trưởng 3 lần, nhận được 650,000 đồng.
Thầy trò, hiệu trưởng nầy mở rộng địa bàn hoạt động bán dâm lên tới cấp tỉnh. Thanh Thúy và Thúy Hằng đã cung cấp tình dục cho những cán bộ lãnh đạo tỉnh, đứng đầu là Chủ Tịch UBND tỉnh là Nguyễn Trường Tô và 16 cán bộ lãnh đạo tỉnh, gồm những giám đốc các sở và ban ngành.
Hai học sinh nầy đứng đầu đường dây gái gọi tại trường cấp ba Việt Lâm. Đã có một “danh sách đen” những cán bộ mua dâm học sinh. Hai nữ sinh nầy nhớ thuộc lòng số phone của những cán bộ tỉnh. Dịch vụ bán dâm bằng cell phone tiến hành đều đặn.
Do yêu cầu của khách hàng, Thúy Hằng và Thanh Thúy mở rộng thị trường bán dâm đến trường cấp hai trong tỉnh. Hàng chục nữ sinh từ 13 đến 18 tuổi tham gia đường dây gái gọi nầy. Thúy Hằng đã lừa một học sinh 13 tuổi đến khách sạn cho hiệu trưởng Sầm Đức Xương phá trinh.
Vì có liên quan đến Chủ tịch UBND và 16 cán bộ lãnh đạo tỉnh, nên các phiên tòa được xử kín. 16 cán bộ có tên trong danh sách đen mua dâm được lọt lưới pháp luật.
Sầm Đức Xương 9 năm tù giam. Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thúy Hằng mỗi người 36 tháng tù về tội môi giới mãi dâm.
6. Nhà trường Xã Hội Chủ Nghĩa dùng biện pháp nhồi sọ học sinh
6.1 Chương trình nhồi sọ học sinh
“Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá” (Gorbachev). Tuyên truyền bằng phương pháp nhồi sọ.
1). Nhồi sọ ở lớp mẫu giáo
Ngay từ khi đứa bé vào nhà trẻ, mẫu giáo, thì luôn luôn được nghe cái điệp khúc “Đêm qua em mơ gặp bác Hồ. Râu bác dài, tóc bác bạc phơ. Em âu yếm hôn lên dế bác…”
2). Nhồi sọ ở bậc tiểu học
 
Câu kinh nhật tụng phải thuộc nằm lòng là: “Em quyết tâm học tập tốt, lao động tốt, làm tốt 5 điều bác dạy”. “Ai yêu bác Hồ hơn các em nhi đồng”. 
Học sinh phải vào Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh. Quàng khăn đỏ.
Đội Thiếu Niên Tiền Phong HCM
“Lần gặp bác Hồ tôi bị mất trinh”

3). Nhồi sọ ở trung học
(cn tiếp)

Không có nhận xét nào: