Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2018

Pháp sắp điều hàng không mẫu hạm đến Biển Đông

Hàng không mẫu hạm Charle de Gaulle của Pháp
Hàng không mẫu hạm Charle de Gaulle của Pháp
 AFP
Pháp sẽ điều tàu sân bay Charle de Gaulle đến Ấn độ Dương và Biển Đông trong năm 2019. Trang tin World Socialist trích nhật báo La Provence của Pháp cho biết như vậy hôm 2/11. La Provence trích lời của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly nói rằng hàng không mẫu hạm Charle de Gaulle hiện đang sửa chữa từ năm ngoái đến nay và sẽ sớm hoạt động trở lại giúp tăng cường khả năng tác chiến của Pháp.<!>
Bà Parly cho biết lý do điều tàu đến các vùng biển xa là vì nhu cầu phải bảo đảm tự do hàng hải. “Pháp luôn ở tuyến đầu bảo vệ quyền tự do hàng hải ở các vùng nước quốc tế. Bất cứ khi nào nguyên tắc của luật quốc tế bị thách thức, mà như hiện nay là ở Biển Đông, chúng ta sẽ cho họ thấy là chúng ta có tự do hàng hải ở đó”, bà Parly được trích lời cho biết.
Hồi cuối tháng 5 vừa qua, một tàu của Pháp là tàu Dixmude và một tàu khu trục đã đi qua quần đảo Trường Sa đang tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước ở Biển Đông. Khi đó, tàu của Trung Quốc đã Theo sau tàu Pháp cho đến khi tàu Pháp rời đi.
Hoa Kỳ thời gian qua cũng gia tăng các hoạt động tuần tra trong chương trình tự do hàng hải ở Biển Đông và kêu gọi các đồng minh của mình cùng tham gia.
Hồi cuối tháng 9 vừa qua, một tàu chiến của Mỹ đã đi qua đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa để thách thức Trung Quốc.
Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng phản đối các hoạt động này của Mỹ và gọi đây là các hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, gây mất ổn định khu vực.
Trung Quốc hiện đòi chủ quyền đến 90% diện tích Biển Đông, nơi các nước khác như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng đòi chủ quyền.
Nhiều nước lo ngại những hoạt động xây lấp đảo nhân tạo và quân sự hoá khu vực Biển Đông của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động tự do hàng hải và hàng không ở tuyến đường biển quan trọng này của thế giới.

Không có nhận xét nào: