Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Tin Cập Nhật Thứ Năm 22/9/6 - Lê Minh Nguyên



Không kích tiếp tục ở Aleppo --- Ngoại trưởng Nga-Mỹ đấu khẩu ở Hội Đồng Bảo An về Syria --- Nga đưa tàu sân bay đến tăng viện cho lực lượng tham chiến ở Syria<!>
Các vùng do quân nổi dậy kiểm soát ở thành phố Aleppo, Syria, đã chịu không kích mạnh mẽ trong đêm, theo các nhà hoạt động.
Ngừng bắn kéo dài một tuần đã đổ vỡ.
Ít nhất 13 người, gồm cả phụ nữ và trẻ em, được tin là đã chết.

Aleppo, từng là trung tâm thương mại và công nghiệp, đã bị chia làm hai từ 2012.
Chính phủ kiểm soát phía tây và nổi dậy ở phía đông.
Hai triệu người mắc kẹt trong trận đánh giành thành phố.
Đưa cứu trợ tới cho họ là trọng tâm của thỏa thuận ngừng bắn do Mỹ và Nga dàn xếp.
Nhưng đến nay, hàng cứu trợ không đến được.
Vụ tấn công vào đoàn xe cứu trợ bên ngoài Aleppo hôm thứ Hai, khiến Washington và Moscow đổ lỗi cho nhau.
Liên Hiệp Quốc đã tạm ngừng việc vận chuyển ở Syria. - BBC

Hôm qua, Hội Đồng Bảo An đã họp ở New York để bàn về tình hình Syria. Cuộc họp diễn ra rất căng thẳng, với cuộc đấu khẩu dữ dội giữa Nga và Mỹ.

Từ Washington, đặc phái viên Anne Corpet cho biết thêm chi tiết:
Ngoại trưởng Nga là người đầu tiên phát biểu. Ông thông báo đã nhận được thông tin về việc đoàn cứu trợ bị tấn công. Ông nhắc tới vụ việc với giọng lạnh lùng: "Một số người gọi đó là một vụ không kích, nhưng chúng ta phải tỉnh táo, không được để cảm xúc lấn át".
Cảm thấy bực bội, ngoại trưởng Mỹ đã đáp lời: "Khi nghe người đồng nhiệm Nga nói, tôi có cảm giác chúng ta đang sống ở hai thế giới khác nhau". Ông John Kerry nói thêm, trước sự ngạc nhiên của người Nga: "Chúng ta sẽ phải cố gắng giữ các máy bay ở mặt đất, không cho bay trên vùng trời trong khu vực để làm dịu căng thẳng".

Ông Vitali Churkin, đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc khi ra khỏi phòng họp đã tuyên bố: "Ông Kerry đã bóp méo lời những lời tuyên bố của chúng tôi về sự cố bi thương liên quan đến đoàn cứu trợ nhân đạo. Tôi thấy điều này là không đúng. Chúng tôi muốn có một cuộc điều tra công bằng và độc lập. Chúng tôi có đầy đủ các tài liệu."Ngoại trưởng Anh Boris Johnson thì bình luận: "Ông Kerry và Lavrov không nhất trí về quan điểm nhưng tình hình chưa đến mức tuyệt vọng và có thể nối lại cuộc đàm thoại".
Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault thì đề nghị các đơn vị quân đội của Syria phải rút về căn cứ và phải có cơ chế giám sát việc thực thi thỏa thuận hưu chiến. - RFI

***
Trong một động thái được cho là mang tính khoa trương rõ rệt, lần đầu tiên Nga cho tàu sân bay đến hỗ trợ cho lực lượng của mình đang tham chiến tại Syria. Chính bộ trưởng Quốc Phòng Nga vào hôm qua 21/09/2016 đã loan báo tin này.

Theo hãng tin Pháp AFP, trong một bản thông cáo, bộ trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu cho biết là tàu sân bay Đô Đốc Kuznetsov sẽ đến vùng Địa Trung Hải góp sức cho số sáu chiến hạm và ba hoặc bốn tàu tiếp liệu đang có mặt tại chỗ để tham gia chiến dịch quân sự tại Syria.
Đặt căn cứ tại Murmansk ở vùng Biển Barents, tàu sân bay Đô Đốc Kuznetsov hiện là hàng không mẫu hạm duy nhất của Nga. Theo truyền thông Nga, sắp tới đây, tàu này sẽ được trang bị bằng loại chiến đấu cơ Mig-29 thế hệ thứ tư.
Cho đến nay, để giúp chế độ Damas, Hải Quân Nga đã cho triển khai các loại khu trục hạm và tàu ngầm tại vùng Địa Trung Hải. Tên lửa hành trình đánh vào Syria chẳng hạn đã đặc biệt được bắn đi từ tàu ngầm hay từ các chiến hạm đóng tại vùng Biển Caspi.

Thông báo tăng cường lực lượng quân sự của Nga được đưa ra khi lệnh ngừng bắn từ ngày 09/09 dày công đàm phán giữa Nga và Mỹ đã bị tan vỡ chỉ sau một tuần thực hiện.
Trong những ngày qua, hai bên đã khẩu chiến dữ dội về việc bên nào là thủ phạm vụ oanh kích vào đoàn xe cứu trợ nhân đạo của Liên Hiệp Quốc hôm thứ Hai vừa qua, khiến khoảng hai chục người thiệt mạng.

Vào hôm qua, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc xác định rằng không hề có bất kỳ một phi cơ nào – có người lái hay không có người lái - của liên minh do Mỹ lãnh đạo bay gần khu vực bị đánh bom vào lúc xẩy ra sự cố.

Tuyên bố này nhắm phản bác lời tố cáo của Quân Đội Nga trước đó ít lâu, theo đó đã có một chiếc phi cơ không người lái Predator của liên minh bay trên khu vực lúc vụ oanh kích xẩy ra. - RFI

2.
Indonesia xác nhận quan chức Việt tới đảo Natuna giáp biển Đông

Indonesia cho biết rằng một thứ trưởng của Việt Nam thăm Natuna, nơi từng bùng ra căng thẳng giữa Jakarta với Trung Quốc, khiến Tổng thống Widodo phải lên tàu chiến để thị uy.
Bộ trưởng phụ trách Ngư nghiệp và Hàng hải của Indonesia, Susi Pudjiastuti, mới cho VOA Việt Ngữ biết rằng Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Vũ Văn Tám tới thăm quần đảo tiền tiêu nằm tiếp giáp với biển Đông ở quốc gia Đông Nam Á này.

Ông Tám công du tới Indonesia giữa tháng trước, và tin cho hay, đôi bên đã soạn biên bản ghi nhớ mà dự kiến sẽ được ký vào giữa tháng này tại Jakarta, trong đó có việc “thiết lập đường dây nóng để xử lý các vụ việc đột xuất xảy ra trên biển”. 
Khi được hỏi về tầm quan trọng của quan hệ hàng hải giữa Indonesia và Việt Nam, bà Pudjiastuti nói rằng “đây là sự hợp tác hết sức chiến lược”. 

Quan chức phụ trách về ngư nghiệp của Việt Nam tới Natuna ít lâu sau khi Tổng thống Indonesia cùng các quan chức an ninh, ngoại giao và quốc phòng đi thị sát quần đảo hẻo lánh, đồng thời họp nội các ngoài khơi nơi này nhằm chuyển thông điệp mạnh mẽ tới Bắc Kinh sau khi xảy ra va chạm trên biển giữa tàu Indonesia và Trung Quốc. 
Chuyến thăm ngắn ngày của ông Tám diễn ra trong bối cảnh chính quyền quốc gia cùng nằm trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á bắt giữ rồi đánh chìm nhiều tàu thuyền của Việt Nam bị cáo buộc đánh bắt trái phép trong vùng lãnh hải của Indonesia. 

Theo tin báo chí của cả hai nước, đây cũng là một trong những chủ đề chính được mang ra thảo luận. 

Nữ Bộ trưởng của Indonesia nói với VOA Việt Ngữ: 
“Chúng tôi mới vừa thả khoảng 200 ngư dân. Những người vẫn còn bị giữ mới bị bắt. Chúng tôi đã phóng thích tất cả những người đã bị bắt giữ trước đó”. 
Bà Pudjiastuti nói thêm rằng việc đánh đắm các tàu nước ngoài “hết sức hiệu quả trong việc ngăn chặn hàng trăm tàu bè khỏi lãnh hải của chúng tôi”, nhấn mạnh rằng “đây là cách tốt nhất”. 
Trao đổi với VOA Việt Ngữ, ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá, xác nhận rằng 228 người đã trở về Việt Nam từ tuần trước trên tàu của lực lượng kiểm ngư Việt Nam. 

Quan chức này nói thêm: 

“Việc ngư dân ra nước ngoài đánh bắt là một điều đáng tiếc, nhưng vẫn phải hỗ trợ để cho bà con ngư dân trở về có cuộc sống bình thường, nhưng khó lòng mà bình thường được bởi vì vi phạm luật pháp của nước khác thì như vậy là đã bị tịch thu tàu bè hết rồi, tài sản cũng mất hết. Hội chúng tôi động viên bà con về thì tương thân tương ái thế thôi. Còn ở dưới địa phương ai ở nghiệp đoàn, hội nghề cá, các chỗ đấy người ta giúp đỡ cụ thể gì thì tôi chưa nắm được”. 
Ông Thắng nhận định thêm rằng việc đánh bắt trái phép của các ngư dân Việt Nam mang tính “tự phát”, và chưa xác định được rằng đó là “việc làm có hệ thống”. 

Thành viên cấp cao của tổ chức bảo vệ ngư dân này nói rằng “chúng tôi luôn luôn vận động cho bà con ngư dân, tuyên truyền cho bà con ngư dân, kiến thức biển, luật pháp của biển Việt Nam cũng như luật pháp biển của các nước lân cận”. 
Không chỉ Indonesia, mà nhiều nước như Philippines, Thái Lan, Palau hay thậm chí Australia thời gian qua đã bắt nhiều ngư dân Việt, sau khi cáo buộc họ đánh bắt hải sản trái phép. 

Khi được hỏi ý kiến về những nhận định trên mạng rằng “chính việc Trung Quốc ngăn chặn đánh bắt ở vùng biển truyền thống của Việt Nam trên biển Đông, nên ngư dân Việt phải đi các vùng biển của nước khác để đánh bắt”, ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam nói: 

“Có thể có nhiều người suy nghĩ như thế này, như thế nọ. Còn đối với phía chúng tôi vẫn khẳng định rằng vùng biển một triệu km vuông đặc quyền kinh tế của chúng tôi vẫn được đảm bảo để bà con ngư dân đánh bắt. Các cơ quan chấp pháp của chúng tôi như là kiểm ngư, hải quân cũng như bộ đội biên phòng thì luôn luôn cố gắng hiện diện để bảo vệ ngư trường truyền thống của bà con. Chúng tôi cũng tổ chức đoàn đội để giữ vững ngư trường của mình, cũng không để đến nỗi có một suy nghĩ như thế. Còn những việc tàu bè Trung Quốc va đập, húc tàu của Việt Nam ở khu vực Hoàng Sa của Việt Nam thì có chứ không phải không, nhưng không thể nào làm bà con ngư dân chùn bước, không đánh bắt ở vùng biển của mình”. 
Tháng trước, Indonesia kỷ niệm Lễ Độc lập bằng việc đánh đắm hơn 60 tàu cá nước ngoài, trong đó có của người Việt, bị chặn bắt ngoài khơi đảo Natuna vì bị cáo buộc hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển của Indonesia.

Theo Thông tấn xã Việt Nam, “tại đảo Natuna, đoàn đã dự lễ kỷ niệm Ngày độc lập lần thứ 71 của Indonesia”, tuy nhiên, bản tin này không đề cập tới việc nước này mạnh tay với tài sản của ngư dân Việt. 
Trước đó, Bộ Ngoại giao từ Hà Nội đã “bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc lực lượng chức năng Indonesia đánh chìm một số tàu cá của Việt Nam vi phạm vùng biển của Indonesia", và kêu gọi chính quyền Jakarta xử lý ngư dân Việt vi phạm lãnh hải của Indonesia “trên tinh thần nhân đạo và quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, cùng là thành viên của ASEAN”. - VOA

3.
Ấn Độ mua 36 chiến đấu cơ Rafale của Pháp --- Ấn Độ mua Rafale để đối phó với đe dọa từ Trung Quốc và Pakistan

Hôm qua, 21/09/2016, New Dehli đã bật đèn xanh cho việc ký hợp đồng mua 36 chiến đấu cơ Rafale do Pháp sản xuất. Bộ trưởng Quốc Phòng Pháp, Jean-Yves Le Drian đến Ấn Độ để ký kết thỏa thuận vào ngày mai, thứ Sáu 23/09/2016.
Từ New Dehli, thông tín viên RFI, Sébastien Farcis giải thích:
“Chính cuộc họp về an ninh của văn phòng chính phủ, do thủ tướng chủ trì, đã bật đèn xanh cho hợp đồng mua vốn được trông đợi từ rất lâu nay. Chiến đấu cơ Rafale đã được không quân Ấn Độ chọn ngay từ năm 2012.

Vào thời điểm đó, New Dehli muốn mua đến 126 chiếc, trong đó có 108 chiếc phải được sản xuất tại Ấn Độ. Nhưng về mặt hậu cần lại quá phức tạp, nên kế hoạch này đã bị thủ tướng Narendra Modi bỏ qua, thay vào đó là mua hẳn 36 chiếc lần này do Pháp sản xuất. 
Hợp đồng được ký vào ngày mai, thứ Sáu tại New Dehli với sự có mặt của bộ trưởng Quốc Phòng Pháp Jean-Yves Le Drian, có tổng trị giá lên đến khoảng 7,8 tỷ euro. Dassault và nhiều nhà cung cấp trang thiết bị khác của Pháp cũng phải cam kết tái đầu tư một nửa số tiền trên vào ngành công nghiệp Ấn Độ. 
Những chiếc Rafale đầu tiên sẽ được giao trong ba năm tới, để tăng cường cho một hạm đội Ấn Độ cũ kỹ và có số lượng quá ít để đối phó với các mối đe dọa đến từ Trung Quốc láng giềng và nhất là Pakistan.” - RFI

***
Ngày 21/09/2016, chính phủ Ấn Độ thông báo mua của Pháp 36 chiếc máy bay chiến đấu Rafale với giá trị đơn hàng gần 8 tỷ euro. Đây là hợp đồng xuất khẩu vũ khí lớn nhất của tập đoàn chế tạo máy bay quân sự Dassault, sau khi đã bán được cho Qatar và Ai Cập mỗi nước 24 chiếc Rafale. Hợp đồng mua sắm vũ khí lớn này sẽ tăng cường tiềm lực cho không quân Ấn Độ để đối phó với những đe dọa tiềm ẩn từ hai nước láng giềng Trung Quốc và Pakistan.
Thông báo chính thức từ phía chính phủ của thủ tướng Narenda Modi được đưa ra sau gần một năm rưỡi thương lượng giữa Paris và New Delhi. Đây cũng là hợp đồng thương mại trọng tâm của quan hệ Pháp- Ấn.

Thực trạng lực lượng không quân Ấn Độ hiện nay
Cho đến năm 2015, Ấn Độ mới chỉ có 35 đội bay chiến đấu mà mỗi phi đội như vậy chỉ gồm 18 chiếc. Trong khi đó không quân Ấn Độ dự trù phải cần ít nhất 42 phi đội để có thể bảo vệ được đường biên giới phía tây và bắc với Pakistan và Trung Quốc.

Đội chiến đấu cơ của không quân Ấn Độ hiện tại không những thiếu mà còn lạc hậu, gồm chủ yếu toàn những loại máy bay đã cũ kỹ và không đồng bộ. Của Nga thì có Mig 21, Mig 27, Mig 29 và các loại SU-30 MKI, của Pháp có Mirage hay Jaguar của Anh và vài chiếc Tejas tự đóng trong nước.
Từ nhiều năm nay, không quân Ấn Độ đã phải rút các loại Mig 21 cũ kỹ vừa lạc hậu vừa hết giờ bay nhưng vẫn chưa được bù lại bằng các loại chiến đấu cơ mới. Năm ngoái, trước Ủy ban Quốc Phòng của Quốc Hội Ấn Độ, một đại diện không quân đã báo cáo là từ nay đến năm 2022, Ấn Độ sẽ co lại chỉ còn 25 phi đội chiến đấu cơ. Về số lượng, như vậy là ngang bằng với Pakistan. Tuy nhiên, quan chức này nhấn mạnh rằng Ấn Độ còn phải rất chú ý tới mối đe dọa của Trung Quốc ngày càng gia tăng hiện nay.

36 chiếc Rafale đã đủ cho không quân Ấn Độ ?
Năm 2012, Ấn Độ bắt đầu đàm phán riêng với tập đoàn Dassault trong dự án mua 126 chiến đầu cơ hiện đại với điều kiện được chuyển giao công nghệ. Nhưng hợp đồng khổng lồ đó đã không thể đạt được vì giá thành chuyển gia công nghệ của Rafale quá cao.
Hai bên đã phải trải qua nhiều cuộc thương lượng để xích dần từng bước lại với nhau. Hồi tháng 5 vừa qua, bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã giải thích là chính phủ sẽ điều chỉnh lại việc đặt hàng sau khi thảo luận với lực lượng không quân.

Trong chuyến công du Paris hồi tháng 4 năm 2015, thủ tướng Narendra Modi đã thông báo New Delhi có ý định mua 36 chiếc Rafale hoàn chỉnh và hợp đồng mua bán chỉ được đàm phán trong khuôn khổ thỏa thuận giữa hai Nhà nước.
Trang bị chiến đấu cơ hiện đại Rafale, quân đội Ấn Độ sẽ trút bớt nỗi lo về khả năng quốc phòng yếu kém. Từ nhiều năm nay, giới chức quân sự nước này luôn phàn nàn về tình trạng trang bị của quân đội Ấn Độ không đủ tầm để đối mặt với những thách thức địa chính trị trong vùng.

Ngoài mối hiềm khích với người hàng xóm Pakistan từ khi dành độc lập đến giờ, Ấn Độ đang phải sẵn sàng đối mặt với đà gia tăng sức mạnh quân sự cùng với những tham vọng chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại châu Á. Đó là chưa kể Ấn Độ vẫn luôn có những tranh chấp lãnh thổ dai dẳng với hai người hàng xóm này xung quanh vùng núi Hymalaya.
Mua chiến đấu cơ Rafale, mục tiêu trước mắt của Ấn Độ hiện đại hóa lực lượng không quân hiện gồm chủ yếu các máy bay Nga đang gần hết hạn sử dụng. Còn về lâu dài hợp đồng cộng với chuyển giao công nghệ sẽ giúp Ấn Độ phát triển công nghiệp hàng không quân sự, hiện mới chỉ đang còn chập chững với sản phẩm duy nhất là loại chiến đấu cơ Tejas rất hạn chế về khả năng tác chiến.

Theo các chuyên gia quân sự Ấn Độ, hợp đồng 36 chiếc Rafale này mới chỉ là bước đầu, New Delhi sẽ còn phải chi tiêu nhiều hơn nữa để đối phó với sự bành trước sức mạnh của Trung Quốc ngày nay. Cho đến lúc này, với Pakistan, Ấn Độ đã có thể kiềm chế được, nhưng so với Trung Quốc tiềm lực quân sự của Ấn Độ vẫn còn là thấp hơn nhiều.
Rafale từng bước chinh phục thị trường vũ khí nước ngoài
Hợp đồng bán cho Ấn Độ 36 chiếc Rafale là một thắng lợi cho xuất khẩu vũ khí Pháp. Mặc dù được đánh giá là tinh hoa của ngành hàng không quân sự Pháp, nhưng không phải dễ dàng để Rafale có mặt trong không lực Ấn Độ.

Cuộc phiêu lưu của Rafale đến Ấn Độ bắt đầu từ năm 2007 khi New Delhi mở thầu mua 126 chiến đấu cơ, khi đó có không ít các đối thủ cạnh tranh với Rafale nhảy vào cuộc.
Cuối cùng thì Rafale đã thuyết phục được không quân Ấn Độ trước các lựa chọn nhiều loại chiến đấu cơ hiện đại như Eurofighter Typhoon và Gripen của tập đoàn Saab, các loại chiến đấu cơ Mỹ F-16 của Lockheed-Martin, F-18 của McDonnell Douglas hay như Mig-35 của Nga.

Được quân đội Pháp đưa vào sử dụng từ năm 2004, nhưng Rafale liên tiếp gặp phải thất bại trên thị trường xuất khẩu vũ khí. Thành công đầu tiên được biết đến là vào tháng 2/2015, Ai Cập bất ngờ đặt mua của Pháp 24 chiếc Rafale. Hai tháng sau đó, một hợp đồng 24 chiếc khác tiếp tục được ký với Qatar.
Nếu tính cả đơn hàng ký với Ấn Độ vào ngày mai (23/09), số lượng Rafale xuất khẩu đã chiếm được gần một nửa so với tổng số (180 chiếc) mà không quân Pháp đặt hàng của Dassault.

Rafale đã hấp dẫn được không quân Ấn Độ nhờ khả năng tác chiến rộng và đảm trách được nhiều vai trò cùng lúc của một chiến đấu cơ. Ưu điểm của Rafale là một khi xuất kích, chiến đấu cơ này có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như : tác chiến phòng không, ném bom chiến lược, oanh kích mặt đất, tấn công tàu chiến và cả do thám trên không.
Rafale đã được không quân Pháp triển khai ngay từ năm 2007 trên chiến trường Afghanistan, can thiệp tấn công ở Libya năm 2011 và tại Mali năm 2013. Hiện tại 12 chiếc Rafale của quân đội Pháp đang tham gia vào các cuộc oanh kích Daech ở Irak.

Chiến đấu cơ Rafale nặng 10 tấn có thể mang theo lượng vũ khí và nhiên liệu nặng gấp 1,5 lần trọng lượng. Về mặt vũ khí, Rafale có thể được trang bị đại liên 30 ly dùng chiến đấu trên không và oanh kích mặt đất, tên lửa không đối không, bom dẫn đường bằng laser và tên lửa hành trình.
Rafale có thể bay với tốc độ 2.200km/h và cất cánh trên quãng đường băng ngắn 400 mét và bán kính hoạt động tới 1850 km. Rafal có thể được trang bị cho không quân và hải quân. Máy bay có thể tác chiến từ tàu sân bay. Hiện tại Rafale là chiến đấu cơ chủ chốt của không quân Pháp, ít nhất cho tới tận năm 2044.
Chính nhờ những hợp đồng bán Rafale đầu tiên ra nước ngoài mà xuất khẩu vũ khí của Pháp trong năm 2015 đã đạt doanh số kỷ lục 16,9 tỷ euro, tức là tăng gấp hai lần so với năm trước. - RFI

Tin Hoa Kỳ
4.
Airbus và Boeing được chính quyền Mỹ cho phép bán máy bay cho Iran

Hai tập đoàn sản xuất máy bay Airbus và Boeing hôm nay, 22/09/2016, lần lượt tuyên bố là đã được nhà chức trách Mỹ "bật đèn xanh" cho phép bán máy bay cho Iran. Về cơ bản, các thỏa thuận đã được ký kết nhưng để chính thức ký kết hợp đồng với Teheran thì hai tập đoàn này cần có sự đồng ý của Bộ Tài Chính Hoa Kỳ. Và họ đã làm được điều đó.

Từ Washington, thông tín viên RFI cho biết thêm chi tiết:
"Hôm qua, giá cổ phiếu củaBoeing đã tăng cao sau khi tập đoàn này thông báo bộ Ngân Khố Mỹ bật đèn xanh cho hãng này bán khoảng 100 máy bay cho Iran. Teheran cần số máy bay này để thay mới đội máy bay của hãng hàng không quốc gia. Boeing thì cần hợp đồng này trong bối cảnh đang gặp nhiều khó khăn. 

Thỏa thuận thương mại của tập đoàn sản xuất máy bay của Mỹ đánh dấu một bước mới trong việc bình thường hóa quan hệ với Iran. Nhưng các trở ngại vẫn còn. Báo chí Mỹ lo ngại các ngân hàng sẽ ngăn cản hay làm chậm trễ việc thực hiện hợp đồng trị giá 25 tỉ đô la này. Bởi vì phía Iran cần có nguồn tài chính để mua máy bay, mà trong giai đoạn bầu cử tại Mỹ, các ngân hàng đều rất thận trọng. 
Chủ tịch Quốc Hội Paul Ryan thuộc Đảng Cộng Hòa đã rất phấn khởi với thỏa thuận thương mại này của Boeing. Mọi người đều biết là ứng viên Donald Trump đe dọa hủy bỏ thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran. Chừng đó lý do đủ để các ngân hàng không vội vàng, họ muốn chờ đợi kết qủa bầu cử tổng thống ngày 08/11". - RFI

5.
Obama tả xung hữu đột cứu bà Clinton

Về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Le Figaro hôm nay 22/09/2016 quan tâm đến việc "Ông Obama tiến hành cuộc chiến giùm cho bà Clinton". Coi việc đánh bại Donald Trump như chuyện riêng của mình, tổng thống Barack Obama lao thẳng vào cuộc chiến.
Kể từ tháng 10 cho đến tận kỳ bầu cử ngày 8/11, ông Barack Obama dự kiến dành một đến hai ngày mỗi tuần để hỗ trợ cho bà Hillary Clinton. Sự tham gia tích cực chưa từng thấy này của một đương kim tổng thống, cho thấy tính chất đặc thù của cuộc song đấu với Donald Trump, và mối nghi ngờ ngày càng tăng của phe Dân Chủ về cơ hội chiến thắng của ứng cử viên đảng mình.

Ông Obama sẽ đi vận động tại nhiều tiểu bang quan trọng – Ohio, Iowa, Pennsylvania, Bắc Carolina, Florida – những nơi mà ông đã thắng cử năm 2008. Không chỉ lên sân khấu, tổng thống Mỹ còn trả lời phỏng vấn trên nhiều đài truyền hình và truyền thanh, tham gia các mạng xã hội và các cuộc quyên góp. Thậm chí ông còn sẵn sàng xuất hiện trong các clip quảng cáo của bà Clinton.
Tổng thống Obama được tỉ lệ ủng hộ 52-56%, cao hơn ba người tiền nhiệm vào lúc sắp rời Nhà Trắng. Tỉ lệ này còn lên đến 65% nơi giới trẻ 18-29 tuổi, 66% đối với công dân Mỹ gốc gác từ những nước khác, và nhất là người Mỹ da đen : 91%. Bà Clinton không có được ưu thế tương tự đối với ba loại cử tri trên.

Ông Obama coi việc vận động cho bà Clinton như việc riêng của mình. Theo Le Figaro, ông kinh hãi trước nhân vật Donald Trump, một người hoàn toàn phản nghĩa với thái độ điềm tĩnh, khả năng hòa giải và sự thận trọng cần có nơi một tổng thống Hoa Kỳ. "Ông Trump không đáp ứng được bất kỳ tiêu chí nào" - Obama đã tuyên bố như vậy hôm 13/9.

Đắc cử, Donald Trump sẽ phá ngay những gì Obama đã làm

Donald Trump loan báo, những hành động đầu tiên sau khi trở thành tổng thống, ngoài việc ra lệnh trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp, sẽ tập trung vào việc hủy bỏ hầu hết các nghị định do Barack Obama ban hành.
Stephen Moore, một trong những cố vấn của ông Trump đã nói với tờ New Yorker: "Chúng tôi đã lên danh sách khoảng 25 nghị định mà ông Trump sẽ ký ngay ngày đầu nhậm chức". Có thể kể: việc không thực hiện Hiệp định Khí hậu Paris COP21, tái thúc đẩy dự án đường ống dẫn dầu Keystone, ngưng chương trình tiếp nhận người tị nạn Syria, gỡ bỏ những hạn chế về việc mua súng…
Ngoài những vấn đề cụ thể này, Le Figaro cho rằng ông Obama còn cảm thấy một phần trách nhiệm về sự nổi lên của nhân vật Donald Trump. Ứng viên Cộng Hòa được sự ủng hộ của giai cấp trung lưu người da trắng, bất bình vì bị nghèo đi và vốn không bao giờ chấp nhận một tổng thống da màu.

Trong lễ hội hàng năm Black Caucus dành cho các dân biểu da đen hôm 13/9, Obama tuyên bố: "Tôi coi là sỉ nhục đối với cá nhân tôi và những gì tôi để lại, nếu cộng đồng người Mỹ da đen mất cảnh giác và không đi bầu kỳ này. Tên tôi không có ghi trên lá phiếu, nhưng những tiến bộ mà chúng ta đã đạt được, sự khoan dung, nền dân chủ và công lý nằm trong đó". Tại Temple University hôm thứ Hai 19/9, tổng thống Mỹ kêu gọi các thanh niên: "Tôi cần các bạn. Vắng mặt không phải là một lựa chọn, chỉ làm lợi cho ông Trump mà thôi".
Cũng về chủ đề này, Le Monde nói về "Những nhân vật Cộng Hòa trong đó có ông George Bush cha, phản đối lại Donald Trump": cựu tổng thống Mỹ sẵn sàng bỏ phiếu cho ứng cử viên Dân Chủ Hillary Clinton. - RFI

6.
Cục Dự trữ Liên bang vẫn giữ nguyên lãi suất

Ngân hàng trung ương Mỹ hôm thứ Tư đưa ra đánh giá lạc quan về nền kinh tế Hoa Kỳ, nhưng quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản vào thời điểm này. Các giới chức Cục Dự trữ Liên bang, gọi tắt là Fed, muốn thấy những bằng chứng rõ ràng hơn cho thấy kinh tế Mỹ đang tiến gần đến các mục tiêu do ngân hàng trung ương đề ra, đó là giải quyết thất nghiệp và ổn định giá cả trước khi đưa lãi suất qua đêm về lại mức bình thường hoặc siết chặt hơn. Tuy nhiên, Chủ tịch Fed, bà Janet Yellen tỏ dấu hiệu cho thấy có khả năng lãi suất sẽ được nâng lên trước cuối năm nay.
Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhờ mức chi tiêu mạnh và mức thu nhập bình quân trong công chúng tăng. Mặc dù mức đầu tư vào doanh nghiệp vẫn còn yếu, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, bà Yellen tỏ dấu hiệu cho thấy lãi suất có nhiều khả năng sẽ tăng nội trong năm nay.

Bà Yellen cho biết: "Hầu hết các giới chức tham gia hội nghị đều nghĩ rằng một đợt tăng lãi suất trong năm nay là điều phù hợp, tôi cũng trông đợi điều đó nếu thị trường lao động của chúng ta tiếp tục tiến tới theo xu hướng hiện nay, và không có những rủi ro đáng kể nào xảy ra."
Một trong những yếu tố rủi ro đó là mức tăng giá tiêu dùng thấp mà theo chuẩn của Fed đặt ra là vẫn dưới mức 2%. Nhưng những người chỉ trích nói rằng cách tính đó chưa cân nhắc đến yếu tố giá năng lượng thấp và mức lạm phát chính đang ở 2%. 

Ông Greg McBride, kinh tế gia trưởng của công ty tài chánh Bankrate nói qua Skype rằng ông thấy rủi ro rất ít trong việc nâng lãi suất ngay vào lúc này:
"Nâng lãi suất lên thêm 0,25% sẽ không làm chấn động nền kinh tế. Thậm chí công chúng cũng không chú ý tới. Miễn là có thông tin mạch lạc đến các thị trường, để mọi người biết trước. Theo tôi việc tăng lãi suất có thể được coi như thể hiện niềm tin vào nền kinh tế."

Lãi suất thấp là một trong những công cụ rất hữu hiệu trong chính sách điều hành kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang, nhưng kinh tế gia McBride nói rằng Fed sẽ gặp rủi ro vì không có nhiều chính sách để chọn lựa một khi nền kinh tế gặp khó khăn. 
Bà Elise Gould của Viện Chính sách Kinh tế thì cho rằng không nên vội tăng lãi suất, nhưng bà chê Washington hành động chưa đủ.
Bà nói: "Đặt mọi áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang là không công bằng. Chúng ta còn có Quốc hội và tổng thống mà lẽ ra họ phải có những biện pháp kích thích hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế."
Lãi suất thấp giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng việc giữ cho chi phí vay vốn thấp, nhưng cứ giữ mức lãi suất thấp quá lâu có thể gây ra lạm phát phi mã. Các nhà phân tích tin rằng thời điểm thích hợp nhất để tăng lãi suất là vào giữa tháng 12, sau khi các giới chức của Cục Dự trữ Liên bang họp phiên cuối cùng năm nay. - VOA

7.
Bạo động bước sang đêm thứ hai tại Charlotte

Một người đã bị bắn vào khuya 21/9 tại thành phố Charlotte, bang North Carolina, khi những người biểu tình tuần hành sang ngày thứ nhì để phản đối việc cảnh sát bắn chết một người đàn ông Mỹ gốc Phi.

Thống đốc bang North Carolina tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Charlotte và bố trí lực lượng Vệ binh Quốc gia trong thành phố.

Trước đó trong ngày đã diễn ra các cuộc tuần hành ôn hòa, nhưng sau đó biến thành bạo lực khi các cuộc đụng độ nổ ra giữa cảnh sát chống bạo động và những người biểu tình. Cảnh sát phải xịt hơi cay để giải tán đám đông. Một số người đập vỡ cửa sổ của các cửa hàng và gây ra những đám cháy nhỏ trên đường phố.

Tình hình tương đối lắng dịu vào sáng sớm 22/9.
Ban đầu, chính quyền thành phố nói có một người thiệt mạng vào đêm 21/9, do một thường dân chứ không do cảnh sát bắn, nhưng sau đó cho biết nạn nhân bị thương trầm trọng. Sở cảnh sát Charlotte cho biết bốn nhân viên của họ bị thương, nhưng không ai bị đe dọa đến tính mạng.
Hôm 20/9, đêm đầu tiên của cuộc biểu tình, có khoảng 24 người bị thương, trong đó có 16 cảnh sát.

Thị trưởng Jennifer Roberts kêu gọi người dân bình tĩnh, nói rằng Charlotte luôn luôn là nơi mà mọi người có thể đối thoại ôn hòa.
Cuộc biểu tình diễn ra nhằm phản đối vụ bắn ông Keith Lamont Scott, 43 tuổi, hôm 20/9 tại một khu chung cư. Cảnh sát cho biết nhân viên cảnh sát trong lúc truy tìm một người khác thì thấy ông Scott bước ra khỏi một chiếc xe với một khẩu súng, và rằng một nhân viên cảnh sát đã nổ súng sau khi ông Scott làm ngơ cảnh báo phải buông súng.

Gia đình của ông Scott nói ông không hề có vũ khí, và chỉ mang theo một cuốn sách khi bị bắn. Các nhân chứng nói ông đã giơ tay đầu hàng.
Các camera trên người của cảnh sát đã quay được cảnh nổ súng, nhưng đoạn video này chưa được công bố.

Thị trưởng Roberts nói bà sẽ cùng với các lãnh đạo cộng đồng xem đoạn video này trong ngày 22/9.
Đây là vụ mới nhất trong một chuỗi vụ nổ súng của cảnh sát đã làm nổi cộm vấn đề cảnh sát sử dụng vũ lực, đặc biệt là đối với người Mỹ gốc Phi.
Tổng thống Barack Obama đã nói chuyện qua điện thoại với bà Roberts và Thị trưởng Dewey Bartlett của thành phố Tulsa, Oklahoma, nơi một nhân viên da trắng bắn chết một người đàn ông da đen hôm 16/9.
Tòa Bạch Ốc nói sau cuộc đối thoại, cả ba khẳng định rằng bất kỳ cuộc biểu tình nào cũng phải ôn hoà, và tổng thống hứa cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ cần thiết nào cho cả hai thành phố.

Ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump viết trên trang Twitter rằng “tình trạng ở Tulsa và Charlotte thật bi thảm. Chúng ta phải cùng nhau làm cho nước Mỹ an toàn trở lại”. Ông nói ông hy vọng bạo lực và bất ổn ở Charlotte sẽ chấm dứt ngay lập tức.
Tờ Washington Post đang thực hiện một dự án theo dõi số lượng người bị cảnh sát Mỹ giết chết. Nguyên nhân thực hiện dự án này là do thiếu một hồ sơ dữ liệu hoàn chỉnh trong cơ sở dữ liệu của chính phủ liên bang. Tính đến ngày 22/9, tờ Washington Post đã ghi nhận có 706 người bị bắn chết bởi cảnh sát vào năm 2016, trong đó có 173 người Mỹ gốc Phi. - VOA

8.
Brad Pitt đang bị điều tra vì ngược đãi con

Diễn viên Hollywood Brad Pitt đang bị điều tra về tội ngược đãi trẻ em sau khi bị cáo buộc đã “mắng mỏ” và “đánh” một trong những đứa con đã có với Angelina Jolie, trước mặt những đứa trẻ khác, trên máy bay riêng của cặp vợ chồng này, theo tin từ TMZ và People.
Tờ People khẳng định cảnh sát Los Angeles và Cơ quan Dịch vụ Trẻ em và Gia đình địa phương đều đang tiến hành điều tra sau khi một người vô danh tố cáo sự việc vào hôm 21/9.

Theo nguồn tin của People, Brad Pitt bị cáo buộc đã chửi mắng và đánh một trong những đứa con của hai vợ chồng. Jolie cũng có mặt tại thời điểm đó với vài đứa con khác của họ.
Tin cho hay cáo buộc nói Brad Pitt đã say xỉn vào thời điểm xảy ra vụ việc.Một nguồn tin thân cận nói với tờ People rằng Brad Pitt không hề coi nhẹ vụ điều tra.

Nguồn tin này nói: “Anh ấy xem chuyện này rất nghiêm túc và nói không hề ngược đãi trẻ em”. Nguồn tin nói thêm với People rằng: “Thật không may là những người liên quan đang tiếp tục bôi bẩn hình ảnh của anh để nó trở nên tồi tệ nhất có thể”.
Diễn viên Angelina Jolie, 41 tuổi, đã làm đơn xin ly hôn và giành quyền nuôi 6 đứa con của hai vợ chồng là Maddox, 15 tuổi, Pax Thiên, 12 tuổi, Zahara, 11 tuổi, Shiloh, 10 và cặp song sinh Knox và Vivienne, 8 tuổi. Trong hồ sơ nộp tại tòa án hôm 19/9, Jolie đã đưa ra những khác biệt không thể hòa giải trong việc chấm dứt cuộc hôn nhân kéo dài 2 năm của họ.
Sau khi tin tức về vụ ly hôn lan truyền, Brad Pitt nói với tờ People rằng điều quan trọng mà anh tập trung vào là “hạnh phúc của những đứa con của chúng tôi”.
Anh nói: “Tôi rất buồn vì điều này, nhưng điều quan trọng nhất bây giờ là hạnh phúc của các con”. Diễn viên nổi tiếng của Hollywood nói thêm rằng: “Tôi chân thành yêu cầu báo chí hãy dành cho con cái chúng tôi một không gian mà chúng xứng đáng được có trong giai đoạn thử thách này”.

Tờ E! News trích một nguồn tin khác nói Brad Pitt “không hề muốn ly hôn” và diễn viên này “sẵn sàng làm những điều cần thiết để có thể cứu vãn [cuộc hôn nhân]”.
Trong khi đó, vợ và người tình trong suốt 12 năm của anh nói trong một tuyên bố riêng do luật sư của cô đưa ra là “Quyết định này được đưa ra vì sự lành mạnh của gia đình”.
Pitt và Jolie gặp nhau vào năm 2003 trong bộ phim nổi tiếng Mr. & Mrs. Smith và bắt đầu công khai hẹn hò vài năm sau đó. Họ kết hôn vào năm 2014 sau lễ đính hôn vào tháng 4 năm 2012. - VO

9.
Hút thuốc có thể tàn phá DNA vĩnh viễn

Hút thuốc có thể tàn phá DNA vĩnh viễn, theo một nghiên cứu mới.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Lão hóa Hebrew SeniorLife có liên kết với Trường Y Harvard cho biết hút thuốc lá để lại tác hại lâu dài lên DNA.

“Nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy bằng chứng thuyết phục rằng hút thuốc có ảnh hưởng lâu dài lên DNA của chúng ta, tác động này có thể kéo dài hơn 30 năm,” nhà nghiên cứu Roby Joehanes, tác giả cuộc nghiên cứu cho biết. “Nhưng điều khích lệ là một khi ngừng hút thuốc, sau 5 năm, đa số các tín hiệu methyl hóa DNA trở lại mức như người chưa từng hút thuốc, nghĩa là cơ thể bạn cố gắng tự phục hồi sau các tác động tai hại của việc hút thuốc lá.”
Người ta tin rằng các loại bệnh như bệnh tim và ung thư một phần do DNA bị tổn thương.

Trong cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học xem các mẫu máu của 16.000 người. Họ nhận thấy rằng trong hầu hết các trường hợp, tổn thương DNA do hút thuốc lá phai nhạt dần ở những người bỏ hút thuốc trong 5 năm. Một số tổn thương dường như tồn tại vĩnh viễn.
Các tổn hại cho DNA là kết quả của quá trình gọi là methyl hóa, làm thay đổi chức năng của DNA, có thể dẫn đến ung thư và các bệnh khác. Các nhà nghiên cứu nói trong số những người được nghiên cứu, những người hút thuốc chịu những thay đổi tới hơn 7.000 gen hoặc khoảng một phần ba các gen được biết đến.

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của các căn bệnh có thể ngăn ngừa và cũng là nguyên nhân gây tử vong khoảng 480.000 người Mỹ mỗi năm, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ.
Trên toàn cầu, hút thuốc được cho là nguyên nhân gây thiệt mạng hơn 6 triệu người mỗi năm, chủ yếu qua ung thư, bệnh tim và bệnh phổi.
Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ hút thuốc đã giảm đáng kể, với khoảng 15% dân số trưởng thành hút thuốc.

Nghiên cứu này sẽ được công bố trên tạp chí Circulation: Cardiovascular Genetics, số ra tháng 10. Đây là tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ. - VOA

Tin Việt Nam

10.
Việt Nam y án đối với Anh Ba Sàm --- Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh: Bản án được biết trước

Tòa án Nhân dân Cấp cao Hà Nội hôm nay, 22/9, đã y án đối với blogger Anh Ba Sàm (tên thật là Nguyễn Hữu Vinh) cùng một nữ cộng sự sau phiên tòa phúc thẩm kéo dài một ngày với 6 luật sư bào chữa. 

Hồi tháng Ba năm nay, ông Vinh bị tuyên án 5 năm tù, trong khi người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy bị kết án 3 năm tù giam với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”, theo điều 258 Bộ Luật Hình sự.
Cáo trạng cho rằng các bài viết đăng tải trên trang Anh Ba Sàm “có nội dung xuyên tạc, thể hiện quan điểm một chiều chống lại đảng cộng sản, gây ảnh hưởng tới niềm tin của nhân dân đối với lãnh đạo Việt Nam”. Trong khi đó, Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội từng bày tỏ quan ngại về việc Việt Nam “sử dụng các điều luật hình sự để trừng phạt các cá nhân thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách ôn hòa”.

Trong chuyến thăm hồi đầu tháng này, tin từ trong nước cho hay, Tổng thống Pháp Francois Hollande kêu gọi Hà Nội trả tự do cho 4 nhà bất đồng chính kiến, trong đó có blogger Nguyễn Hữu Vinh.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế và nhiều chính phủ phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ, chỉ trích Việt Nam tống giam các nhà bất đồng. Tuy nhiên, Việt Nam bác bỏ cáo buộc này, nhấn mạnh rằng Hà Nội chỉ bỏ tù những ai vi phạm pháp luật. - VOA

chứng cứ buộc tội
Bản án phúc thẩm đối với ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy cho thấy những dự báo của người hiểu chuyện không hề sai so với điều mà người ta gọi là án bỏ túi. Mặc Lâm có chi tiết một ngày trước phiên xử và sau khi có kết quả bản án như sau:
Sau hơn chín tiếng đồng hồ chờ đợi của hàng ngàn người bên ngoài tòa án, cuối cùng tòa Phúc thẩm tuyên y án cho ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh 5 năm tù và bà Nguyễn Thị Minh Thúy 3 năm tù.

Ông Nguyễn Hữu Vinh bị cơ quan an ninh điều tra Bộ công an bắt khẩn cấp vào ngày 05 tháng 05 năm 2014 cùng với bà Nguyễn Thị Minh Thúy, người cộng sự của ông trong việc post các bài viết mà chính quyền cho là có nội dung xấu lên trang blog Anhbasam cũng như hai trang Dân Quyền và Chép Sử Việt.
Phiên tòa sơ thẩm ngày 23 tháng 03 năm 2016 tuyên ông Vinh 5 năm tù giam, bà Thúy 3 năm tù giam theo điều 258 Bộ luật hình sự.

Vào lúc 7 giờ sáng của ngày xử án phúc thẩm, đường vào Toà án cấp cao tại Hà Nội bị chặn nhiều phía. Những biện pháp này nhằm ngăn chặn những người ủng hộ ông Nguyễn Hữu Vinh tới gây áp lực trước cổng tòa án như từng xảy ra nhiều lần trước đây. Tuy nhiên cũng có khoảng vài mươi người cầm giấy viết tay phản ứng phiên tòa nhưng không có ai bị bắt.
Lúc 10 giờ sáng nhà báo Phạm Thành có mặt trong những người tới ủng hộ ông Nguyễn Hữu Vinh kể lại ngay trong lúc công an dằn co với dân chúng:
“Hiện nay chúng tôi đang đứng trước cửa Tòa tối cao xét xử Ba Sàm. Chúng tôi đứng cách tòa hàng nửa cây số nhưng mà an ninh vẫn tiếp tục xua đuổi chúng tôi không cho chúng tôi ủng hộ. Nói là phiên tòa công khai nhưng có cho ai vào đâu, an ninh dày dặc các nơi, chúng tôi chỉ có khoảng 4-5 chục người thôi còn xét xử thì chắc khoảng 12 giờ mới xong.”

Cùng lúc ấy trên trang mạng xã hội hàng chục video live được đưa lên, trong đó một ý kiến đáng chú ý được chúng tôi ghi nhận như sau:

“Người ta bắt anh Ba Sàm cùng với cộng sự của anh vì điều luật 258. Trong khi điều 258 của Bộ luật hình sự Việt Nam là một điều luật vi hiến, trái lại và đi ngược lại các quyền tự do các quyền chính đáng của con người đã được công nhận trong công ước quốc tế cũng như các luật quốc tế khác. Đây là điều luật được đặt ra nhằm bỏ tù những người có tiếng nói thẳng thắn và phản biện các vấn đề xã hội gây bất lợi cho vị trí chế độ cũng như sự cầm quyền của chế độ độc tài của cộng sản Việt Nam

Chừng nào điều 258 chưa được bác bỏ những người bị bỏ tù oan như anh Ba Sàm, chị Nguyễn Thị Minh Thúy và rất nhiều blogger khác sẽ vẫn chưa dừng lại và có thể ngày mai, ngày kia có thể là tôi. Đây không phải là điều bất công duy nhất còn những điều bất công khác, những điều xảo trá khác nữa, những tai họa những đau hổ khác nữa dưới rất nhiều hình thức mà một ngày nào đấy sẽ chạm đến bạn, gia đình bạn hoặc những người chung quanh bạn.”
Một ngày trước khi phiên tòa phúc thẩm bắt đầu Luật sư Trần Quốc Thuận, một trong sáu luật sự bảo vệ quyền lợi cho ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy chia sẻ nhận xét, ông nói:

“Đây là một bản án không có chứng cứ buộc tội. Chứng cứ buộc tội gần như là không đảm bảo. Bản án sơ thẩm đã dựa vào những chứng cứ không hợp pháp để buộc tội cho Nguyễn Hữu Vinh Ba Sàm. Nếu chỉ tuân theo pháp luật của Việt Nam thôi thì với tinh thần mới của Bộ luật tố tụng hình sự mới thì anh Nguyễn Hữu VInh chẳng có tội gì. Còn với ngành tư pháp Việt Nam, tòa án Việt Nam thì làm sao mà lường được?”
Bà Lê Thị Minh Hà vợ của ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh cho biết bà không hề nghĩ tới việc Tòa phúc thẩm có giảm án cho chồng bà hay không mà quan trọng nhất là bà cùng với các luật sư đấu tranh cho sự vô tội của ông Nguyễn Hữu Vinh. Vì vô tội nên không có lý do gì để xin giảm án cả:

“Tính thời hạn giam giữ thì chúng tôi cũng đã khó chấp nhận. Tức nhiên bình thường thì người ta cho rằng cứ thoát khỏi nhà tù là được rồi nhưng tôi lại không bao giờ có suy nghĩ ấy mặc dù bọn họ cũng rất nhiều lần đề nghị giảm án, nhưng mà chồng tôi có tội đâu mà giảm án?
Cho tới ngày hôm nay, trước khi xử án một ngày thì tất cả luật sư đều cho rằng anh Nguyễn Hữu Vinh vô tội cơ mà thì làm sao mọi người cứ quan tâm đến chuyện giảm án? Vô tội vì với nhà nước pháp quyền này mọi thứ đều được chỉ định thì cần gì quan tâm đến hy vọng hay không? chỉ cần mình cố gắng làm một cái gì mình còn có thể làm được để chứng minh cái bản án sơ thẩm là sai trái và vi phạm pháp luật.”

Bà Thuyên mẹ của chị Nguyễn Thị Minh Thúy một đồng sự với ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh tỏ ra phấn khởi trong niềm hy vọng con mình sẽ được thả ngay trong ngày hôm nay, bà nói với chúng tôi:
“Tôi hy vọng nó sẽ giảm án vào ngày mai và cũng là ngày nó cho về. Tất cả mọi vật tôi đã đặt trước mỗi lần thăm nuôi Thúy nhưng vừa rồi tôi chẳng đặt gì cả, kề cả công an ở B14 tôi cũng bảo họ rằng tôi từ biệt các anh tôi sẽ không bao giờ tới đây nữa. Tôi hy vọng lắm anh ạ.”

Bà Đinh Ngọc Thu, người điều hành blog Ba Sàm, sau khi Nguyễn Hữu Vinh bị bắt bà Thu vẫn liên tục điều hành trang blog này ngày càng có nhiều người vào xem hơn, thậm chí số người truy cập còn lớn hơn lúc trước, chia sẻ với chúng tôi về phiên phúc thầm hôm nay bà cho biết:
“Rất khó có thể đoán được điều gì sẽ diễn ra ở phiên xử ngày mai, vì những thông tin mà tôi nhận được, tình hình có vẻ hơi căng thẳng. Được biết, lần này họ không gửi giấy báo vào cho anh Vinh và cô Minh Thúy, mà chỉ báo bằng miệng rằng phiên xử phúc thẩm sắp diễn ra. Đây là một kiểu khủng bố tinh thần trước phiên xử.

Nhưng mà tôi vẫn mong hai người sẽ được giảm án. Nếu anh Vinh được giảm bớt 2 năm, bản án còn 3 năm, và cô Minh Thúy được giảm xuống còn 2 năm rưỡi, thì họ đã sắp thi hành xong bản án. Tính đến hôm nay, cả hai người đã ở tù gần 2 năm 5 tháng. Tôi luôn cầu mong họ sớm được trả tự do.”
Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất cũng từng bị xét xử cùng với tội danh 258 mà ông Nguyễn Hữu Vinh ngày hôm nay, chia sẻ kinh nghiệm của ông như sau:

“Người ta chỉ chủ yếu là có xử thôi chứ nó được ấn định từ lâu lắm rồi. Người xét xử đó họ cũng không thể nào làm khác đi được. Ở một phiên phúc thẩm chỉ có thay đổi khi có xảy ra trong hai trường hợp thứ nhất bị cáo có tình tiết mới gì đó mà tòa phúc thẩm xem xét lại và quyết đinh. Thứ nhì, mà điều này rất quan trọng, đó là bị cáo nhận tội rồi thành thật xin giảm án, cin tha tội thế này thế nọ. Nhưng cái đó đối với anh Vinh Ba Sàm cũng như tôi thì không lẽ anh Vinh đứng ra nhận tội và xin khoan hồng sao? Và anh Vinh cũng quá biết chuyện này vì anh từng là sĩ quan an ninh cao cấp mà. Cho nên việc xử án nặng hơn hay là nhẹ hơn hay để họ tuyên vô tội thì gần như không thể vì khác gì họ tự vả vào mặt họ?

Bản án như thế nào có nặng hơn hoặc nhẹ hơn nói thật là không quan trọng vào lúc này vì người ta đã bắt giam rồi thì bản án nhẹ hơn hay nặng hơn cũng không thuyết phục được Ba Sàm.”
Sau khi bản án được đưa ra với kết quả y án luật sư Trần Vũ Hải người bị chánh án đuổi ra khỏi tòa trước khi nghị án nửa giờ cho chúng tôi biết:

“Chúng tôi rất đáng tiếc vụ án này đã diễn ra không dân chủ, tranh tụng như ban đầu ông chánh án chủ tọa hứa hẹn. Khi mở đầu phiên tòa ông có nói rằng sẽ nghe đầy đủ các bên nhưng thực chất cuối cùng tất cả những lập luận tranh luận của chúng tôi mà Viện kiểm sát không đối đáp được và thậm chí nhiều lúc chủ tọa đã đỡ cho kiểm sát viên nên không còn khách quan của phiên tòa và đã y án đối với hai bị cáo.”
Dư luận quan tâm cho rằng vụ án Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh cũng như phiên xử bà Cấn Thị Thêu hai ngày trước không những không làm chùn chân những người muốn lên tiếng cho thực trạng dân chủ nhân quyền cho Việt Nam mà còn gây cho người dân tâm lý không còn sợ hãi và hàng trăm Cấn Thị Thêu hay Ba Sàm khác đã xuất hiện trong cộng đồng. - RFA

11.
Tổng thống Philippines sắp thăm Việt Nam

Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, tuần tới sẽ công du Việt Nam.
CNN dẫn lời Bộ trưởng Truyền thông Martin Andanar ngày 22/9 cho biết một trong những chủ đề bàn thảo trong chuyến đi này sẽ là vấn đề Biển Đông.
Trước đây, ông Duterte từng tuyên bố không có ý định nêu tranh chấp giữa Manila với Bắc Kinh ở Biển Đông trong các cuộc thảo luận với những nước ASEAN khác.
Bộ trưởng Thương mại Philipines xác nhận rằng sau chuyến thăm Việt Nam, ông Duterte sẽ công du Nhật, có thể là trong tháng 10.
Tháng trước, Ngoại trưởng Philipines nói với CNN rằng Tổng thống Duterte cũng có kế hoạch thăm Trung Quốc vào cuối năm nay. - VOA

12.
Quan hệ Việt-Trung: Sách lược cân bằng đầy tế nhị của Hà Nội

Ngày 10/09/2016, lần đầu tiên kể từ khi được bầu làm thủ tướng Việt Nam trong kỳ họp thứ nhất Quốc Hội khóa 14 hồi tháng Sáu, ông Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến công du chính thức Trung Quốc. Tháp tùng thủ tướng Phúc là 12 quan chức thuộc các bộ ngành khác nhau. 
Theo nhận định của nhà nghiên cứu Nicholas Chapman (Đại học Quốc tế Nhật Bản), trên báo mạng The Diplomatngày 16/09/2016, chuyến đi này cho thấy ưu tiên và tầm quan trọng của mối bang giao của Việt Nam với nước láng giềng phương bắc, và cũng là đồng minh truyền thống.

Trong chuyến công du, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn nhắc lại chính sách đối ngoại của Việt Nam là duy trì mối quan hệ hữu nghị truyền thống với Trung Quốc và Việt Nam sẵn sàng tăng cường hợp tác với Bắc Kinh trên các phương diện chính trị, kinh tế và văn hóa. Dĩ nhiên, điểm bất đồng chính trong mối quan hệ này vẫn là vấn đề Biển Đông.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh là lợi ích chung của Việt Nam và Trung Quốc phải vượt lên trên những khác biệt. Về tranh chấp biển đảo giữa hai nước, thủ tướng Lý Khắc Cường bảo vệ quan điểm cho rằng Biển Đông là một vấn đề chủ quyền và quyền hàng hải, cũng như “tình cảm dân tộc”. Tại Việt Nam, chính kiểu chiến lược ngoại giao này đã làm xuất hiện những bài viết chống Trung Quốc và sự sôi sục ở trong nước làm xói mòn tính chính đáng của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Sự cố giàn khoan Hải Dương Thạch Du-981 (Haiyang Shiyou-981) mà Bắc Kinh đưa vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014 làm dấy lên một làn sóng bạo lực chống Trung Quốc. Nhiều người biểu tình giận dữ đốt một số khu công nghiệp và nhà máy, kết quả là 21 người chết. Mối quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh xấu đi nghiêm trọng. Cho đến tháng 05/2016, tại Hà Nội, nhiều người đã xuống đường kỷ niệm 28 năm trận Gạc Ma (John Reef Skirmish), nhằm phản đối những yêu sách lãnh thổ gần đây của Trung Quốc.
Ngoài ra, chuyến công du của thủ tướng Phúc diễn ra chỉ hai tháng sau phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, bác bỏ những chứng cứ lịch sử của Trung Quốc tại Biển Đông và có lợi cho Philippines. Trung Quốc đã tuyên bố không thừa nhận các phán quyết này. Dù Việt Nam hoan nghênh phán quyết của Tòa, nhưng công luận khó chịu  trước việc chính phủ không hành động sau phán quyết của Tòa. Các cuộc tuần hành đơn lẻ đã diễn ra tại Hà Nội, một vài người biểu tình đã tụ tập trước sứ quán Philippines, với biểu ngữ “Cảm ơn Philippines, các bạn có một chính phủ dũng cảm”. Tuy nhiên, việc những người biểu tình này đã nhanh chóng bị cảnh sát bắt, cho thấy chính phủ rất nhậy cảm trước phong trào phản đối.

Ba lý do Việt Nam không gây căng thẳng với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

Vậy tại sao Việt Nam không theo Philippines đưa tranh chấp tại Biển Đông ra Tòa Trọng Tài Thường Trực? Hoặc ít nhất cũng phải thể hiện một đường lối cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh chiểu theo phán quyết của tòa án? Tác giả bài báo đưa ra ba giả thuyết.
Thứ nhất, Bắc Kinh gây áp lực chính trị và kinh tế đối với Việt Nam nhằm tránh mọi đòi hỏi khác. Giả thuyết thứ hai là Việt Nam ưu tiên duy trì nguyên trạng để tránh leo thang căng thẳng và tập trung vào các giải pháp hòa bình và quốc tế. Giả thuyết thứ ba, và được cho là kịch bản khả thi nhất, là Việt Nam không gây áp lực trực tiếp đối với Bắc Kinh, nhưng gửi tín hiệu cảnh báo thông qua chiến thuật cân bằng trên diện rộng qua việc tăng cường bang giao với các cường quốc khác.

Thực vậy, trước chuyến công du Trung Quốc của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đã thăm Việt Nam. Nhân chuyến công du này, Hà Nội và New Delhi đã nâng cấp mối « quan hệ đối tác chiến lược » lên thành « quan hệ đối tác chiến lược toàn diện », mà cho đến hiện tại, Hà Nội mới chỉ duy trì với Nga và Trung Quốc. Ấn Độ đã cấp 500 triệu đô la tín dụng cho Việt Nam để mua vũ khí quốc phòng. Chính sách hợp tác song phương này bổ sung cho việc tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nga.
Tuy nhiên, theo tác giả bài phân tích, chính phủ Việt Nam phải nhanh chóng hành động nếu không muốn gặp thêm rắc rối về hình ảnh của mình. Văn hóa phản đối đang phát triển tại Việt Nam, từ phản đối tham nhũng đến vấn đề sinh thái, từ vấn đề nhân quyền đến sự quyết đoán của Trung Quốc là nguồn gốc của mối bất bất hòa giữa chính phủ Việt Nam và công dân.

Một dấu hiệu đáng lo ngại cho đảng Cộng Sản Việt Nam là những người biểu tình chống Trung Quốc thường tận dụng cơ hội để biểu tình chống chế độ, do người dân không được thể hiện nỗi bất bình. Các cuộc biểu tình phản đối thảm họa sinh thái ở miền trung Việt Nam vào đầu năm 2016 mang đầy mầu sắc chống Trung Quốc, mặc dù đơn vị chịu trách nhiệm là nhà máy thép Formosa của Đài Loan.
Trước đó, vào năm 2009, một hợp đồng khai thác mỏ bauxit gây tranh cãi đã được trao cho một doanh nghiệp Trung Quốc. Sự kiện này đã dẫn đến cuộc tranh luận chính trị nghiêm túc về các vấn đề môi trường và an ninh mà dự án có thể gây ra. Một bộ phận công chúng, trí thức và các nhà quản lý kỹ thuật mạnh mẽ lên án chính phủ đi ngược lại lợi ích của quốc gia và bán nước cho Trung Quốc. Cuối cùng, các cuộc biểu tình và những lời kiến nghị đã minh chứng những giới hạn trong khả năng hành động của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Điều này càng cho thấy đảng Cộng Sản Việt Nam phải có sách lược cân bằng một cách tinh tế. Một mặt, cần phải thận trọng hơn với nước láng giềng cho dù có bất đối xứng trong mối quan hệ giữa hai nước và việc Trung Quốc là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Mặt khác, do tầm quan trọng kinh tế và sự hỗ trợ chính trị trong quá khứ của Trung Quốc đối với Việt Nam, Hà Nội không muốn gây thêm căng thẳng trong mối bang giao. Tuy nhiên, làn sóng bất mãn ở trong nước, xuất phát từ tinh thần dân tộc chống Trung Quốc, khiến đảng Cộng Sản Việt Nam xung đột với người dân, đồng thời gây thắc mắc về mục tiêu tối hậu của chính phủ : đó là bảo đảm rằng đảng vẫn là "lực lượng tiên phong của nhân dân và đất nước".

Tuy nhiên, Việt Nam đang xem xét một cách nghiêm túc việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và có những bước đi táo bạo. Tháng 08/2016, Việt Nam đã thể hiện ý định ngăn chặn Trung Quốc về mặt quân sự khi bí mật đưa hệ thống pháo phản lực có độ chính xác cao « EXTRA » mua của Israel đến năm căn cứ trong quần đảo Trường Sa. Dàn pháo phản lực này được bố trí ở những vị trí có thể tấn công vào các phi đạo và các căn cứ quân sự của Trung Quốc. Hà Nội cũng đã mua sáu tầu ngầm lớp Kilo cải tiến của Nga.
Bất chấp những phức tạp ngày càng gia tăng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, được đánh giá là quan trọng nhất và cũng nhiều tranh cãi nhất đối với Hà Nội, liệu có thể xuất hiện hai cấp độ trong mối quan hệ Việt-Trung hay không ? Nói một cách khác, liệu đảng Cộng Sản Việt Nam cùng một lúc phải ứng xử với các vấn đề trong nước và với Trung Quốc hay không?

Theo tác giả bài báo là không cần thiết. Việt Nam vẫn có nhiều kinh nghiệm điều chỉnh khi hoạch định chính sách đối ngoại. Hơn nữa, cho đến nay, đảng Cộng Sản vẫn tương đối kiểm soát được các vấn đề trong nước. Thế nhưng, các sự kiện gần đây cho thấy là Việt Nam cần phải thận trọng hơn trong quan hệ với Trung Quốc. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chắc chắn ý thức được tầm quan trọng của việc phải có những phát biểu và ứng xử đúng mực của ông trong chuyến công du Bắc Kinh vừa qua. - RFI

13.
Tham gia Đảng uỷ Công an: Thế cờ vây của TBT Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông Việt Nam hôm nay đưa tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng quyết định tham gia Đảng uỷ và Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương. Đây là một quyết định mới và cũng là lần đầu tiên người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam tham gia cơ quan Đảng đầy quyền lực của Bộ Công An.

Sự kiện này dưới cái nhìn và quan điểm của các nhà quan sát như thế nào, mời quí vị theo dõi bài phóng sự sau do Cát Linh thực hiện.
Cũng cố vai trò độc tôn của Đảng

Đài truyền hình trong nước tối hôm Thứ Tư 21 tháng Chín trình chiếu buổi lễ của Bộ Chính trị công bố việc chỉ định một danh sách gồm 16 người đứng đầu cơ quan Đảng của Bộ Công an. Đây là lần đầu tiên trong các nhiệm kỳ Tổng bí thư trước, ông Nguyễn Phú Trọng với cương vị hiện tại là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tham gia Đảng uỷ và ban thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương.

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, một nhà bất đồng chính kiến, từ Đà Lạt trả lời phỏng vấn chúng tôi vào tối 21 tháng 9 cho biết ông cũng vừa biết được tin từ truyền hình nhà nước. Nhận định đầu tiên của ông về sự việc này đó là Đảng Cộng sản Việt Nam đang ngày càng cũng cố sự lãnh đạo độc tôn của Đảng trong cả hai lĩnh vực quân đội và công an.

“Có thể nói chế độ Đảng trị đồng thời cũng là công an trị. họ tranh nhau chẳng qua là để cũng cố đường lối đó. Và như thế có thể cho thấy phái diều hâu trong Đảng đang thắng, và tiếng nói của nhân dân về dân chủ bao năm nay chẳng có ảnh hưởng tí gì với họ. Có những điều chỉnh nhưng chẳng qua họ chủ động điều chỉnh để chính sách của họ được thực hiện 1 cách hoàn chỉnh hơn chứ chẳng tiến về dân chủ gì cả.”

Theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam ghi rõ, Đảng ủy Công an Trung ương do Bộ Chính Trị là cơ quan có quyền lực tối cao của Đảng Cộng sản chỉ định. Một vị Giáo sư, Tiến sĩ xin được giấu tên cho chúng tôi biết suy nghĩ của ông sau khi biết được tin từ truyền hình VTV trong nước.

“Tôi cho rằng ông ấy (Nguyễn Phú Trọng) làm như thế là quá tham quyền lực. ông ấy định dùng cả bộ máy Đảng áp lên công an, rồi chỉ đạo công an làm việc. Nói chung tôi có phản ứng không tốt lành, cho rằng đây là một việc làm kiêm quyền ghê gớm của Nguyễn Phú Trọng.”

Vị giáo sư này đặt câu hỏi “làm thế nào mà trong một Đảng uỷ lại có cả Đinh Thế Huynh, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Phú Trọng trong ấy? Rõ ràng là một bộ máy Đảng trị, một bộ máy mà Đảng bao trùm lên tất cả.”
Trong quyết định của Bộ Chính trị Khoá XII về 16 thành viên đứng đầu cơ quan Đảng của Bộ Công an, có cả ba lãnh đạo cấp cao trong số bốn người được gọi là “Tứ trụ” của Đảng Cộng sản Việt Nam, là ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Nói về cơ cấu này, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu không cho rằng sẽ có sự “chồng chéo về quyền lực”, vì theo ông, tất cả chỉ là một.

“Thực chất lãnh đạo của Đảng Cộng sản tất cả chỉ là Đảng hết. mọi thứ chỉ là bù nhìn. Quốc hội cũng là bù nhìn. Chính phủ cũng là bù nhìn. Trước đây họ phân công chỉ là tính chất hình thức thôi chứ mọi thứ thật ra là một đầu mối.”

Thế cờ vây
Quyết định tham gia Đảng uỷ và Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương của ông Nguyễn Phú Trọng, mà không có một chức danh cụ thể nêu ra trong buổi lễ công bố ngày 21 tháng Chín, đã đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà quan sát. Đặc biệt khi nói đến sự kiện Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, nguyên cán bộ quản lý cao cấp của công ty dầu khí Việt Nam, người làm xôn xao dư luận và được cơ quan báo chí của nhà nước, cả giới blogger nhắc đến gần đây, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu cho rằng không thể không nghi ngờ có một sự liên quan. Ông cho rằng việc tham gia bộ phận tối cao của công an là một bước để ông Nguyễn Phú Trọng tham gia trực tiếp vào vụ án:

“Đúng như vậy, ông Nguyễn Phú Trọng muốn nắm luôn cả công an là vì thế này: dư luận người ta biết lúc đầu, ông Trần Đại Quang tưởng đã đi theo ông Trọng một cách tuyệt đối, nhưng không phải. càng ngày người ta càng thấy trong nội bộ của họ có những phân hoá. Cho nên ông Nguyễn Phú Trọng, có thể nói người mà ông ấy muốn diệt nhất, trung tâm là ông Nguyễn Tấn Dũng. Sau đại hội 12, tưởng là ông Nguyễn Tấn Dũng mất hết quyền lực nhưng nghĩ vậy thôi, chân rết của ông ấy còn nhiều. Thứ hai nữa là công an cũng muốn bảo vệ ông Dũng đấy chứ không phải chuyện đùa. Cho nên muốn đánh ông Dũng thì cũng phải nắm luôn cả công an. Chắc chắn như thế.
Ngay cả ông Trịnh Xuân Thanh, ông ấy đi ra được nước ngoài trong điều kiện như thế thì tất nhiên công an phải mở cửa cho ông ấy đi chứ. Tóm lại muốn trị ông Trịnh Xuân Thanh thì ông Trọng phải nắm luôn cả công an.”

Tuy nhiên cũng theo Tiến sĩ Hà Sĩ Phu thì những người trong “Tứ trụ” cũng không dễ dàng chịu thua ngay.
“Chắc chắn rằng trong họ sẽ có những đấu tranh với nhau chứ không dễ dàng ông Trọng có thể dắt mũi họ. Những người không còn trong Tứ trụ cũng còn lực lượng và tất nhiên họ kết hợp với Tứ trụ. Chứ không phải những người đã bị hất ra khỏi Bộ chính trị là họ chịu thua hoàn toàn. ” 

Cho dù báo chí trong nước đã đồng loạt tường thuật lời phát biểu của Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho rằng, sự tham gia của ba lãnh đạo cấp cao vào Đảng uỷ Trung ương là thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhưng các nhà quan sát thì lại có nhận định ngược lại. Họ cho rằng quyết định tham gia Đảng uỷ Công an của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ cho thấy sự độc tôn của Đảng cộng sản mà chiều hướng dân chủ hoá ở Việt Nam vẫn còn rất xa vời. - RFA

14.
Vụ Đỗ Đăng Dư: 10 năm tù cho bị cáo

Bị cáo Vũ Văn Bình bị kết án 10 năm tù và bồi thường 82 triệu cho nạn nhân Đỗ Đăng Dư bị tử vong khi bị tạm giam.
Hôm 22/9, Tòa án nhân dân Hà Nội xét xử vụ án thiếu niên Đỗ Đăng Dư bị chết trong trại giam.

Bị cáo Vũ Văn Bình, sinh năm 1998, bị đưa ra xét xử với tội cố ý gây thương tích.
Vũ Văn Bình, được mô tả trong cáo trạng là người cùng buồng giam với thiếu niên Đỗ Đăng Dư, đang bị điều tra tội giết người, và là người ""dùng gót chân trái nện 3 cái liên tiếp vào đầu" Dư trước khi thiếu niên thiệt mạng.
Luật sư Lê Văn Luân, người tham gia bảo vệ cho người bị hại Đỗ Đăng Dư nói với BBC sau phiên xử: “Tôi đã bóc tách rất kỹ cơ chế tạo ra vết thương. Vết thương gây ra chết người trong bản giám định ở bên phải. Thực nghiệm điều tra cũng cho thấy Bình ở bên trái, vết thương ở bên phải đầu thành ra vết thương đó không thể do một người đứng bên trái với qua đánh bên phải.

Ông Luân mô tả những điểm được cho là không hợp ly trong hồ sơ vụ án.
“Khi Đỗ Đăng Dư được đưa vào bệnh viện là những vết sưng nề bầm tím, nghĩa là vết thương vừa xảy ra chứ không phải là vết thương vì ngã nhiều ngày trước.
“Trong khi đó chính bị cáo cùng hai nhân chứng nói là Đỗ Đăng Dư sinh hoạt bình thường sau những lần bị ngã trong buồng giam. Vậy nghĩa là không thể những vết thương đó sau nhiều ngày vẫn còn được, phải là vết thương mới tạo lập vào ngày hôm đó mới sưng phù nề như vậy”.

Đỗ Đăng Dư, sinh năm 1998, bị tử vong tháng 10 năm 2015 sau hơn hai tháng bị tạm giam trại tạm giam số 3 Công an thành phố Hà Nội.
Trong lá đơn gửi Cao ủy Liên Hiệp Quốc năm 2015, mẹ Đỗ Đăng Dư, bà Đỗ Thị Mai viết: "Cái chết của con trai tôi quá nhiều uẩn khúc, gia đình tôi không tin rằng con trai tôi bị bạn tù đánh chết."
Trên báo Vietnamnet tại Việt Nam sáng ngày 22/9 trích cáo trạng nói Đỗ Đăng Dư bị người chung buồng giam "tát liên tiếp" vì "rửa bát bẩn".

"Ít phút sau, Dư kêu đau bụng, nôn ra thức ăn... Cùng lúc đó, cán bộ quản giáo Nguyễn Mạnh Cường phát hiện thấy sự việc đã cùng mọi người đưa Dư xuống bệnh xá cấp cứu, đồng thời báo cáo Ban giám thị Trại tạm giam," tờ Vietnamnet trích cáo trạng.
Luật sư Lê Văn Luân, Ngô Ngọc Trai và Trần Thu Nam tham gia phiên tòa bảo vệ bị hại là thiếu niên Đỗ Đăng Dư đã thiệt mạng.
Tuy nhiên, hai nhân chứng là bạn cùng phòng giam với Dư và Bình lại vắng mặt.

Ông Luân nói: “Những nhân chứng trực tiếp trong vụ án nghiêm trọng thế này bắt buộc phải có mặt. Nhưng thường Viện kiểm soát hoặc hội đồng xét xử thường lập luận là những người vắng mặt vì các nhân chứng đã có lời khai tại cơ quan điều tra, và sự vắng mặt của họ không ảnh hưởng đến buổi xét xử đó.
“Đó là điều rất nguy hiểm. Lời khai hoàn toàn có thể thay đổi. Hôm trước khai khác, hôm nay khai khác, hoặc ra phiên tòa họ nói họ bị ép cung từ trước, thì ra phiên tòa họ có cơ hội thay đổi lời khai.”

“Nền tư pháp của Việt Nam hay dựa vào hồ sơ có sẵn của cơ quan điều tra viện kiểm sát xây dựng sẵn,” ông Luân bình luận và nêu ra một số điểm mà ông cho là đáng chú ý.
“Hai nhân chứng trực tiếp tại buồng giam có lời khai rất hợp với Vũ Văn Bình ngày đầu tiên theo điều tra của công an Hà Nội là do được quản giáo phân làm trưởng buồng. Ba lời khai đều giống nhau ngay tại thời điểm đầu tiên xảy ra vụ án. Xong những lời khai này lại bị thay đổi vào ngay ngày hôm sau,” ông Luân cho biết.

'Ra quyết định trái luật'?
Đỗ Đăng Dư bị bắt tạm giam vì bị tình nghi trộm cắp hai triệu đồng.
“Trong bút lục hồ sơ thể hiện cơ quan tố tụng huyện Chương Mỹ gồm có cơ quan cảnh sát điều tra, và viện kiểm sát đã ra quyết định bắt tạm giam đối tượng tình nghi Đỗ Đăng Dư trong một vụ án trộm cắp chỉ có hai triệu đồng khi chưa đủ tuổi thành niên.”

“Theo điều 303 của Bộ luật tố tụng hình sự là không được bắt tạm giam mà đây lại ra lệnh bắt tạm giam là trái luật. Và bắt giam gây ra hậu quả Đỗ Đăng Dư bị chết, việc đó đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm rồi.”
“Trước đây nhiều luật sư đã làm đơn kiến nghị lên Cục điều tra của Viện kiểm sát điều tra phải khởi tổ vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp, đó là điều 296, Bộ luật Hình sự, là tội ra quyết định trái pháp luật. Nhưng hôm nay hội đồng xét xử không để tâm gì đến đề nghị của luật sư cả.

“Kết luận giám định chỉ mới có một giám định viên. Trong khi đó theo luật là phải có hai giám định viên mới đảm bảo hợp pháp. Trong khi đó vụ án này phải có kết luận giám định hợp pháp thì mới có thể xét xử. Vậy là các luạt sự kiến nghị phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, nhưng hội đồng xét xử cũng không làm rõ và vẫn tiếp tục xét xử,” ông Luân bình luận.

Cha mẹ, người thân của nạn nhân Đỗ Đăng Dư cũng tham dự phiên tòa.
Ông Luân mô tả bà Đỗ Thị Mai, mẹ của Đỗ Đăng Dư “đau xót và khóc tại phiên tòa.”
“Tôi cũng cảm thấy đau xót khi chỉ vì hai triệu thôi mà xảy ra sự việc như vậy, với những vết thương bị đánh đến như vậy.”

“Mạng người không thể rẻ như vậy được,” vị luật sư này nói và cho biết ông cũng đã giải thích cho gia đình Đỗ Đăng Dư nếu họ không hài lòng về kết quả phiên tòa thì có thể kháng án. - BBC

Không có nhận xét nào: