Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Tin Cập Nhật Thứ Sáu 30/9/16 - Lê Minh Nguyên


Trung Quốc: Tập Cận Bình củng cố thế lực trước Đại hội đảng --- Trung Quốc: Cựu bí thư Quảng Châu bị tù chung thân vì tham nhũng
<!>
Một năm trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc họp Đại hội bầu lãnh đạo mới, chủ tịch Tập Cận Bình đang tìm cách làm giảm bớt thế lực của phe đối địch, đồng thời đưa người của ông vào ban lãnh đạo tối cao, theo các nguồn tin thân cận với giới cầm quyền Trung Quốc được hãng tin Reuters trích dẫn hôm nay, 30/09/2016.

Cụ thể, ông Tập Cận Bình đang cố ngăn chận phe của Đoàn Thanh niên Cộng sản chiếm đa số trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản, cơ chế lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, nhân kỳ Đại hội Đảng lần thứ 19 vào năm tới(2017). Một thời có thế lực rất mạnh, phe này nay đang cố duy trì ảnh hưởng, sau khi ngân sách hàng năm của Đoàn Thanh niên Cộng sản bị cắt giảm phân nữa trong năm nay. Báo chí Nhà nước cũng đã chỉ trích Đoàn Thanh niên Cộng sản là “quá xa rời quần chúng” và “hoạt động thiếu hiệu quả”. Ông Tập Cận Bình được cho là đứng đằng sau những lời đả kích và đòn tấn công nói trên.

Phe Đoàn Thanh niên Cộng sản hiện bao gồm các cựu thành viên và thành viên hiện nay. Tổ tổ chức này hiện có 88 triệu đoàn viên tuổi từ 14 đến 28. Đây vẫn là nơi xuất thân của nhiều quan chức của chính phủ và của Đảng, hay nói đúng hơn đây là bệ phóng của nhiều lãnh đạo cao cấp Trung Quốc trước đây. Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc đã từng là “cứ địa” của Hồ Cẩm Đào, người tiền nhiệm của ông Tập Cận Bình ở các chức vụ chủ tịch Trung Quốc, tổng bí thư đảng và chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Trong số các ủy viên Ban thường vụ hiện nay, chỉ có ông Tập Cận Bình, 63 tuổi và thủ tướng Lý Khắc Cường (thuộc phe Đoàn Thanh niên Cộng sản), 61 tuổi, sẽ không đến tuổi phải về vườn sau kỳ Đại hội đảng năm tới. Theo dự báo của nhiều người thì cả hai ông đều sẽ tiếp tục giữ vị trí số một và số hai trong Ban thường vụ mới, còn 5 ủy viên còn lại sẽ phải rút lui, giống như những gì đã diễn trong những kỳ Đại hội trước.

Nếu ba ứng viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản, Phó chủ tịch Lý Nguyên Triều (Li Yuanchao), phó thủ tướng Vương Dương (Wang Yang) và bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa (Hu Chunhua) được bầu vào Ban thường vụ trong Đại hội đảng năm tới, phe này sẽ chiếm đa số trong cơ chế lãnh đạo tối cao và đây là điều mà ông Tập Cận Bình không thể chấp nhận được. Cả ba nhân vật nói trên đều là ủy viên Bộ Chính trị và theo các nguồn tin được Reuters trích dẫn thì dầu lãnh đạo họ Tập có làm gì đi nữa thì một trong ba người đó cũng sẽ lọt vào Ban thường vụ.

Chủ tịch Trung Quốc đang muốn đưa những người thân tín nhất vào Ban thường vụ mới để một mặt là giúp ông thúc đẩy các cải tổ kinh tế, mặt khác là từ nhóm người đó chọn ra một người kế nhiệm, tiếp tục con đường ông đã vạch ra.

Phe của ông Tập Cận Bình được gọi là phe Chiết Giang, nơi ông đã từng làm tỉnh trưởng và sau đó là bí thư tỉnh ủy từ 2002 đến 2007. Ông cũng được sự ủng hộ của thành phần gọi là “thái tử đỏ”, vì cũng giống như ông, những người này cũng là con cái của các lãnh đạo chính phủ, đảng và quân đội.

Hiện giờ chưa thể biết được là phe Chiết Giang sẽ có bao nhiêu người được bầu làm ủy viên Ban thường vụ mới, nhưng các nguồn tin do Reuters trích dẫn đã dự báo là có ít nhất hai nhân vật thân vận với Tập Cận Bình sẽ lọt vào cơ chế lãnh đạo tối cao: Chánh văn phòng trung ương Lật Chiến Thư (Li Zhanshu) và Trưởng ban Tổ chức Trung ương Triệu Lạc Tế (Zhao Leji).

Tuy cố ngăn chận phe Đoàn Thanh niên kiểm soát Ban thường vụ, ông Tập Cận Bình cũng phải tránh để cho phe này bị thất thế quá nhiều, vì điều này sẽ gây thù chuốc oán thêm với Hồ Cẩm Đào và cũng sẽ phá vỡ sự hài hòa trong đảng. Chính vì vậy các nguồn tin do Reuters dự đoán là nhiều nhân vật thuộc phe Đoàn Thanh niên sẽ cất nhắc lên những chức vụ lãnh đạo cao cấp, tuy không nằm trong Ban Thường vụ. - RFI

***
Theo Reuters hôm nay 30/09/2016, thêm một quan chức cao cấp Trung Quốc bị phạt tù chung thân vì tội tham nhũng. Đó là ông Vạn Khánh Lương (Wan Qingliang), cựu bí thư thành phố Quảng Châu (Guangzhou).

Trang mạng của tòa án huyện Nam Ninh (Nanning), tỉnh Quảng Đông, thông báo cựu bí thư thành ủy Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, đã nhận được tổng cộng hơn 100 triệu nhân dân tệ (tương đương 14 triệu đô la), bao gồm tiền hối lộ, quà tặng kể từ năm 2000, khi còn là bí thư Đoàn thành phố. Tòa án cũng ra lệnh phong tỏa toàn bộ tài sản của đương sự.

Theo tòa án Nam Ninh, cựu bí thư Vạn Khánh Lương đã nhận tội và cung cấp thêm nhiều thông tin cho cơ quan điều tra để được hưởng khoan hồng. Tại Trung Quốc, tội tham nhũng có thể bị phạt tử hình. Vạn Khánh Lương bị cơ quan kỷ luật đảng điều tra nội bộ từ năm 2014, trước khi chuyển sang tư pháp. Tòa án Trung Quốc hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng Sản.

Quảng Đông là một trong các tỉnh đầu tầu về kinh tế của Trung Quốc. Với tư cách người đứng đầu cơ quan đảng Cộng Sản Quảng Châu, thủ phủ Quảng Đông, ông Vạn Khánh Lương có nhiều quyền lực hơn người đứng đầu chính quyền thành phố.

Từ gần bốn năm nay, kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, chính quyền Trung Quốc liên tục tiến hành chiến dịch "chống tham nhũng" nhắm vào nhiều quan chức cả cấp cao lẫn cấp thấp, còn gọi là chiến dịch "đả hổ diệt ruồi". Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng nạn tham nhũng đe dọa sự tồn vong của đảng Cộng Sản. - RFI

2.
Biển Đông, Bắc Hàn, Nhà Nước Hồi giáo trong nghị trình ASEAN --- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: liên minh với Philippines 'chắc chắn' --- Quân đội Mỹ 'vẫn sẽ mạnh nhất thế giới' --- Hải quân Nhật loan báo không tuần tra ở Biển Đông

Nghị trình làm việc dày đặc đang chờ đón các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN khi họ gặp gỡ tại Hawaii, trong bối cảnh Trung Quốc vẫn tuyên bố quyền kiểm soát trên hầu hết Biển Đông, bất chấp phán quyết của một toà án quốc tế, khẳng định rằng những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là bất hợp pháp.

Báo chí Việt Nam cho hay Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, là người dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự cuộc gặp này.

Các vùng lãnh hải quốc tế của Biển Đông là nơi qua lại của các thương thuyền với số lượng hàng hoá trị giá trên dưới 5 nghìn tỉ đôla mỗi năm, và Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter tuyên bố Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì an ninh trong các vùng biển này của khu vực, bất chấp Trung Quốc có tuân thủ phán quyết của toà án quốc tế hay không. Ông phát biểu:

“Như chúng tôi đã chứng minh, chúng tôi sẽ tiếp tục bay ngang qua, điều tàu bè vào khu vực và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều đó.”

Ngoài vấn đề Biển Đông, một mối đe doạ khác cũng sẽ được mang ra thảo luận trong cuộc họp quy tụ các Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-ASEAN. Đó là những cố gắng liên tục của Bắc Hàn để phóng các phi đạn đạn đạo liên lục địa.

Ông Gregory Poling, Giám đốc Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington nhận định:

“Một số phi đạn đạn đạo liên lục địa ấy không những chỉ bay ngang qua Nhật Bản, mà tại nhiều thời điểm, cả Philippines cũng đã được đặt trong tình trạng báo động. Đây được coi là một mối đe doạ có thể gây bất ổn trên toàn khu vực với những hậu quả tai hại, không chỉ cho những nước kề cận bán đảo Triều Tiên.”

Thêm vào mối đe doạ dai dẳng liên quan tới Bắc Hàn và Biển Đông, một mối đe doạ nguy hiểm khác vừa xuất hiện trong khu vực. Mối nguy này phát xuất từ bên kia nửa vòng trái đất. Ông Poling nói tiếp:

“Các mối đe doạ an ninh không truyền thống, và chủ nghĩa khủng bố đang ngày càng đáng quan tâm hơn, đặc biệt ở Đông Nam Á.”

Các giới chức quốc phòng cấp cao cảnh báo rằng vài trăm công dân các nước Đông Nam Á đã bị cực đoan hoá nay đã trở về từ Iraq và Syria, và trong thời gian sắp tới sẽ có thêm hàng trăm phần tử cực đoan như vậy trở về khu vực. - VOA

***
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter mô tả liên minh Hoa Kỳ-Philippines là chắc chắn, một ngày sau khi Tổng thống Philippines tuyên bố sẽ chấm dứt các cuộc tập trận chung với Mỹ.

Bộ trưởng Carter ngày 29/9 trong bài diễn văn tại San Diego, trên đường đi Hawaii để họp với Bộ trưởng Quốc phòng các nước Đông Nam Á, nhấn mạnh: “Như mấy chục năm nay, liên minh của chúng ta với Philippines là chắc chắn.”

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 28/9 tuyên bố các cuộc tập chung giữa Hoa Kỳ với Philippines vào tháng 10 tới đây sẽ là những cuộc tập trận cuối cùng, dù Ngoại trưởng Philippines đã nhanh chóng lên tiếng rằng quyết định này chưa phải là chung cuộc.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby ngày 28/9 cho hay chưa nhận được bất cứ thông tin chính thức nào từ phía chính phủ Philippines về vấn đề này.

Khoảng 1.400 binh sĩ Mỹ đồn trú ở Okinawa (Nhật) và 500 binh sĩ Philippines sẽ tham gia cuộc tập trận đổ bộ lưỡng cư tại Philippines từ ngày 4 đến ngày 12 tháng 10 tại nhiều nơi, trong đó có Palawan, một tỉnh cực tây của Philippines gần những hòn đảo có tranh chấp ở Biển Đông.

Quân đội Mỹ-Philippines thường xuyên tổ chức tập trận song phương nhằm cải thiện hợp tác giữa lực lượng hai nước.

***
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter hôm 29/9 tuyên bố Mỹ sẽ “chuốt sắc kiếm” để duy trì ưu thế quân sự tại châu Á.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc có tuyên bố khi thăm tàu sân bay USS Carl Vinson ở San Diego.

Ông mô tả cái ông gọi là giai đoạn tiếp theo của sự xoay trục về châu Á – tái cân bằng cam kết quân sự của Mỹ sau nhiều năm tập trung ở Trung Đông.

Diễn văn của ông hôm 29/9 được xem là nhằm trấn an các đồng minh trong khu vực về hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ba ngày trước đó, ông có bình luận tại môt căn cứ tên lửa hạt nhân ở Bắc Dakota về việc tái xây dựng lực lượng hạt nhân.

Bình luận này đã bị bộ ngoại giao Nga phản ứng, nói Nga xem tuyên bố này là ý định giảm tiêu chuẩn để sử dụng vũ khí hạt nhân.

Hôm 29/9, ông Ash Carter nói Lầu Năm Góc sẽ phát triển tàu ngầm tấn công và đầu tư thêm để làm máy tự hành dưới biển để vươn tới các vùng nước mà tàu ngầm không đến được.

'Nguyên tắc'

“Hoa Kỳ sẽ chuốt sắc kiếm để chúng tôi tiếp tục là quân đội hùng mạnh nhất trong khu vực và là đối tác an ninh được lựa chọn.”

Ông nói Trung Quốc “đôi khi hành xử hung hăng”.

“Bắc Kinh đôi khi có vẻ muốn tự chọn những nguyên tắc mà họ có lợi.”

“Ví dụ quyền toàn cầu được tự do đi lại, cho phép tàu và máy bay Trung Quốc đi an toàn, hòa bình lại cũng là quyền mà Bắc Kinh phê phán khi các nước thực thi quyền đó trong khu vực.”

Ông Carter nói: “Nhưng nguyên tắc không phải là thế. Chúng áp dụng cho mọi người, mọi quốc gia, công bằng.”

Diễn văn của ông Carter nhằm mở màn cho cuộc gặp hôm 30/9 tại Hawaii với các lãnh đạo quốc phòng của Asean.

Hôm 29/9, ông Carter cũng tuyên bố liên minh quân sự giữa Mỹ và Philippines là "không thể lay chuyển được".

Đây là tuyên bố mới nhất của Mỹ bất chấp việc Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trước đó nói sẽ chấm dứt hoạt động tập trận quân sự chung giữa hai nước. - BBC

Quan chức hải quân cao cấp nhất của Nhật tuyên bố Tokyo không có kế hoạch tiến hành các hoạt động tự do hàng hải (FON) ở Biển Đông, cho dù là đơn phương hay phối hợp với hải quân Mỹ. Tuyên bố này trái với phát biểu trước đây của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, Tomomi Inada.

Đô đốc Takei trong tuần này loan báo dù Nhật mạnh mẽ ủng hộ các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông, nhưng không có kế hoạch tiến hành hay tham gia các cuộc tuần tra chung trong khu vực. Trước đó trong tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật tuyên bố Tokyo sẽ gia tăng sự hiện diện quân sự ở Biển Đông thông qua một loạt các cuộc tuần tra hậu thuẫn Mỹ và các đồng minh.

Đô đốc Takei và các giới chức hải quân nước ngoài tham dự một cuộc họp hôm 26/9 tại Cục Quốc gia Nghiên cứu châu Á ở Washington.

Phó Đô đốc Tim Barrett, người đứng đầu hải quân Úc, cho hay việc có tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông hay không và thực hiện thế nào là một quyết định quốc gia, nhưng hải quân Úc sẵn sàng thực hiện bất kỳ mệnh lệnh nào của chính phủ.

Các hoạt động tự do hàng hải được mở ra để thách thức các tuyên bố chủ quyền trên các vùng biển và không phận thuộc về lãnh hải quốc tế. Các tàu bè qua lại khu vực khẳng định rằng sự di chuyển này được quy định bởi Luật Biển Quốc tế.

Trung Quốc từng thề quyết bảo vệ nhiều thực thể địa lý trong các vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, đồng thời cảnh cáo Nhật, Úc, cùng các nước khác chớ có can dự, nhất là, chuyện Biển Đông.

Đô đốc Takei cũng cho hay Nhật mở ngỏ việc tái tục các cuộc giao tiếp đối thoại trực tiếp với lực lượng hải quân Trung Quốc. Ông nói nên tái khởi động các cuộc trao đổi nhân sự và cho tàu cập cảng thăm viếng qua lại giữa lực lượng hàng hải Nhật với hải quân Trung Quốc để cải thiện quan hệ. Các hoạt động này bị đình chỉ vài năm trước.

Bất chấp các mối quan ngại về sự bành trướng nguy hiểm về khu vực hoạt động Trung Quốc gần các đảo do Nhật kiểm soát, Đô đốc Takei hôm 26/9 tuyên bố “cánh cửa của Tokyo đang mở rộng cho Bắc Kinh”. - VOA

3.
Người Do Thái phê phán Duterte

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte so sánh chiến dịch chống ma túy của ông với cuộc diệt chủng của Đức Quốc Xã.

Ông tuyên bố sẽ giết người nghiện nhiều như Hitler giết người Do Thái.

“Hitler tàn sát ba triệu người Do Thái…Có ba triệu người nghiện ma túy. Tôi sẵn sàng tàn sát chúng.”

Ít nhất sáu triệu người Do Thái và nhiều người thiểu số đã bị Đức Quốc Xã giết.

Ông Duterte đang tiến hành cuộc chiến đẫm máu chống người nghiện và buôn ma túy từ khi nắm quyền tháng Sáu.

Con số chính thức nói hơn 3.000 người bị giết vì cảnh sát hoặc băng đảng.

Thi thể những người bị giết thường bị bỏ nơi công cộng, với biển ghi tội danh cáo buộc với họ.

Tổng thống đã công khai nói ông sẽ giết “100.000 tội phạm” để giảm tội ác ở Philippines.

Ông Duterte phát biểu tại Davao, nơi ông từng làm thị trưởng và tiến hành chính sách chống tội phạm cứng rắn, và cũng bị tố cáo cho phép các đội ám sát để giết tội phạm.

Ông nói với các phóng viên rằng ông từng “được mô tả như anh em họ của Hitler”.

Con số gần đây nhất tại Philippines, công bố tuần này, nói số người dùng ma túy ở nước này khoảng 1,8 triệu, chiếm 1.8% dân số, theo trang tin địa phương Rappler.

Bình luận của ông Duterte bị các nhóm Do Thái chỉ trích, theo Reuters.

“Ông Duterte nợ lời xin lỗi vì ngôn ngữ ghê tởm,” theo lời Giáo sĩ Do Thái Abraham Cooper, tại trung tâm Simon Wiesenthal ở Mỹ.

Nhóm Do Thái ở Mỹ, Anti-Defamation League, nói bình luận “không phù hợp và xúc phạm sâu sắc”.

Ông Duterte cũng dùng diễn văn để một lần nữa tố cáo phương Tây đạo đức giả khi chỉ trích chiến dịch của ông.

“Mỹ, EU. Quý vị có thể gọi tôi là bất kỳ thứ gì. Nhưng tôi chưa bao giờ đạo đức giả như quý vị.”

“Có người tị nạn trốn từ Trung Đông. Quý vị để họ thối rữa, và rồi lại lo ngại vì cái chết của 1.000, 2.000, 3.000 người?” - BBC

4.
Phi thuyền Rosetta sắp chấm dứt nhiệm vụ

Một trong những phi thuyền không gian táo bạo nhất từng được thực hiện sẽ sắp kết thúc.

Phi thuyền Rosetta đã bay quanh quỹ đạo của một sao chổi trong suốt hai năm qua và nay nó sẽ tự đâm vào sao chổi, một quả cầu băng và bụi, có chiều rộng 4km này.

Các khoa học gia của European Space Agency (ESA) - Cơ quan Không gian Châu Âu - nói phi thuyền đã tới giai đoạn sử dụng hữu ích cuối cùng của nó và họ muốn có được những đo lường cuối cùng, cực gần với sao chổi.

Trong suốt 25 tháng trời, phi thuyền Rosetta đã bay quanh sao chổi Comet 67P khi sao chổi này bay qua Hệ Mặt Trời.

Phi thuyền đã chụp hơn 100 ngàn bức ảnh và các thông số khác để có được cái nhìn thấu suốt chưa từng có được vào cách thức khối băng trôi khổng lồ này hoạt động như thế nào.

Phi thuyền thậm chí còn thực hiện đáp một tàu thám hiểm nhỏ xuống bề mặt của sao chổi có hình con vịt này.

Nhưng sao chổi 67P này đang bay ra ngày càng xa mặt trời, và chỉ còn lượng năng lượng mặt trời ít ỏi quý giá còn lại để điều hành phi thuyền Rosetta, và các khoa học gia quyết tâm kết thúc phi vụ một cách xứng đáng.

Khi phi thuyền chuẩn bị bay tới điểm kết thúc của chính nó, phi thuyền sẽ hướng các máy ghi hình vào các hố sâu trên sao chổi để cố nhìn thật sâu bên trong những khối băng riêng biệt đã gắn kết với nhau tạo nên vật thể không gian này khi Hệ Mặt Trời hình thành cách đây 4,5 tỷ năm.

Khoa học gia phụ trách dự án Rosetta, ông Matt Taylor, nói những giây phút cuối cùng của phi thuyền sẽ rất tuyệt vời.

"Chúng tôi sẽ đo lượng khí, bụi, plasma và chụp hình bề mặt của sao chổi, thăm dò các hố sâu để xem những gì chúng ta có thể thấy trên thành hồ, để có những số đo có độ phân giải cao nhất và độc nhất vô nhị.

"Đó là lý do tại sao chúng tôi chọn làm tất cả những việc này. Chúng tôi làm điều này chỉ tới tận khi chúng tôi không thể làm gì hơn được nữa. Chúng tôi thực sự để tới phút chót để làm điều hay nhất và tuyệt vời nhất."

Tốc độ khi va chạm sẽ là khá nhỏ, dưới một mét một giây. Dù như vậy thì Rosetta vẫn sẽ bị thiệt hại đáng kể. Các hệ thống của phi thuyền được cài đặt sẽ ngưng hoạt động khi va chạm với sao chổi và chấm dứt mọi liên lạc với Trái Đất. - BBC

Tin Hoa Kỳ
5.
Bầu cử Mỹ: Trump nhiếc mắng cựu hoa hậu Machado

Ông Donald Trump đã công kích gương mặt từng thắng giải hoa hậu, người chỉ trích ông là phân biệt giới tính và có những nhận xét hằn học với phụ nữ.

Trong các tin đăng trên Twitter, ứng viên tranh cử tổng thống của đảng Cộng hòa kêu gọi dân Mỹ hãy xem xét lại lịch sử cá nhân của Alicia Machado và "băng sex" của cô.

Ông ám chỉ đối thủ của mình, ứng viên Dân chủ Hillary Clinton, đã giúp cho cô Machado, người sinh ra tại Venezuela, có được quốc tịch Mỹ.

Đáp trả, bà Clinton viết trên Twitter: "Thật là mất phương hướng, kể cả cho Trump."

Cô Machado nói cô đã bị ứng viên Cộng hòa gọi là "Hoa hậu Heo" khi ông sở hữu cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ do cô tăng cân sau khi đoạt vương miện hồi 1996. Cô cũng nói rằng ông Trump gọi cô là "Hoa hậu Nội trợ" bởi nguồn gốc Mỹ-Latin của cô.

Trường hợp của cô được bà Clinton nêu ra trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng viên hồi đầu tuần, như một ví dụ cho thấy thái độ của ông Trump đối với phụ nữ.

Trong cơn xả giận trên Twitter vào đầu giờ sáng, ông Trump nói cô Machado có một quá khứ "kinh khủng" mà bà Clinton "bị lừa bịp" đã không để ý tới khi coi cô "như một 'thiên thần'".

Ông nói thêm: "Có phải bà Hillary quanh co đã giúp Alicnia M kinh tởm (cứ xem băng sex và quá khứ cô ta) trở thành công dân Mỹ, để rồi bà ấy có thể lợi dụng cô ta trong cuộc tranh luận không?"

Trong lời phản đáp trên Twitter, bà Clinton đặt câu hỏi: "Cái thứ đàn ông thức trắng đêm để bôi nhọ một người phụ nữ bằng những lời dối trá và những thuyết âm mưu là cái thứ gì vậy?"

Hãng tin AP nói lời nhiếc móc của ông Trump về "băng sex" có vẻ như đề cập tới đoạn băng từ một show truyền hình thực tế tiếng Tây Ban Nha hồi 2005, trong đó cô Machado xuất hiện trước ống kính khi ở trên giường với một nam thí sinh. Những hình ảnh này đã được đăng trên một trang báo mạng trong tuần này. - BBC

Tin Việt Nam
6.
Vụ Formosa: Bồi thường thiệt hại 1 tháng chỉ tương đương 1-2 ngày thu nhập

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam hôm 29/9 ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân của ‘sự cố môi trường’ Formosa, nhưng một số người dân địa phương nói mức bồi thường hoàn toàn không hợp lý.

Theo quy định vừa được công bố, người dân bị thiệt hại sẽ được chia làm 7 nhóm đối tượng: khai thác hải sản, nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất muối, hoạt động kinh doanh thủy hải sản ven biển, dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ du lịch-thương mại ven biển, và thu mua-tạm trữ thủy sản.

Đáng chú ý là mức bồi thường cho chủ tàu/thuyền không lắp máy là 5,83 triệu đồng/tàu/tháng, bồi thường cho người lao động trên tàu/thuyền không lắp máy là 3,69 triệu đồng/người/tháng.

Anh Hường, một người làm nghề biển đã bị mất việc sau thảm họa Formosa tại Hà Tĩnh, nói chắc chắn anh và những người dân khác sẽ không đồng ý với mức bồi thường thiệt hại vừa công bố. Anh nói mức bồi thường quy định cho một tháng mà Thủ tướng chính phủ ban hành chỉ tương đương với mức thu nhập 1-2 ngày của người dân trước đó.

“Chắc chắn người dân chưa thỏa thuận được như thế, tại vì lao động ở đây có mức thu nhập cao. Bình thường một lao động có 500.000 – 700.000 đồng/ngày là bèo nhất. Có khi người ta thu nhập 2 – 3 triệu đồng/ngày, còn bình thường cũng 1 triệu đồng/ngày”. 

Ngoài ra, thời gian quy định bồi thường tối đa là 6 tháng cũng bị cho là không hợp lý. Lý do, theo anh Hường, là vì khoảng thời gian trên không đảm bảo được nước biển đã sạch trở lại và người dân có thể quay trở lại công việc.

“Khi nào biển sạch? Thời gian bao lâu? Nhà nước quy hoạch là bây giờ đền cho người dân 6 tháng thì tất nhiên người ta sẽ không chấp nhận được. Đợt bọn em làm hồ sơ kiện [Formosa] gửi tòa án, bọn em đòi hỏi ít nhất là phải 5 năm”.

Linh mục Đặng Hữu Nam, người đã cùng với hơn 500 người dân bị thiệt hại vừa làm đơn khởi kiện Formosa, viện dẫn một nguồn tin khoa học nói thiệt hại môi trường do Formosa gây ra đối với vùng biển miền Trung Việt Nam phải mất 50 – 70 năm mới khôi phục được. Trong thời gian này, người dân địa phương không thể sống “với biển” và “nhờ biển” được. Ông cho biết thêm:

“Được chi trả đi chăng nữa, chúng tôi cũng không chấp nhận. Vì sao chúng tôi kiện Formosa? Chúng tôi không phải chỉ kêu gọi buộc Formosa phải đền bù thỏa đáng cho người dân mà thôi, mà chúng tôi còn buộc Formosa phải đóng cửa”.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nhận định rằng dù những thiệt hại do Formosa gây ra chưa được thống kê đầy đủ và toàn diện, nhưng có thể thấy một số thiệt hại ở mức vĩ mô đang diễn ra.

“Sau khi có hiện tượng ô nhiễm cá chết của Formosa, chính quyền Hoa Kỳ đã hạn chế toàn bộ việc nhập khẩu thủy sản của Việt Nam và kiểm soát rất gắt gao. Thậm chí bây giờ có quy định là những cá nhân nhập cảnh vào Hoa Kỳ hoàn toàn không được mang các sản phẩm thủy sản xưa, truyền thống của Việt Nam như tôm khô, cá mực khô… Điều đó bây giờ là hạn chế”.

Mặt khác, theo TS. Lê Đăng Doanh, những sản phẩm bị ô nhiễm hiện chưa được kiểm soát chặt chẽ. Theo ông, dù Bộ Y tế đã công bố các loại hải sản an toàn và không an toàn, nhưng nếu hải sản không an toàn đánh bắt được lại đem đi phân phối ở những nơi khác sẽ gây ra những tác động lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân nói chung. Ngoài ra, những tác động về môi trường hiện chưa được đánh giá đầy đủ tại địa phương và ở những khu vực mà các chất gây ô nhiễm theo dòng hải lưu chuyển đến.

TS. Lê Đăng Doanh nói việc đòi hỏi Formosa phải thay đổi phương pháp sản xuất cũng là một vấn đề quan trọng để đáp ứng những đòi hỏi về an toàn môi trường trong tương lai.

“Formosa đã làm không đúng thiết kế sản xuất than cốc theo phương pháp khô, tức là phải được làm nguội bằng khí Nitơ. Hiện nay Formosa đang sản xuất than cốc theo phương pháp ướt, tức là bằng nước và như vậy sẽ bị ô nhiễm. Muốn thay đổi thiết kế, Formosa phải đầu tư một khoản tiền không nhỏ. Cho đến nay, tôi chưa được thông tin đầy đủ về việc Formosa có thay đổi thiết kế đó hay không và phía Việt Nam có cương quyết đòi hỏi Formosa phải thực hiện đúng thiết kế mà Việt Nam đã yêu cầu hay không”.

Trước đó, chính phủ Việt Nam sau khi làm việc với công ty Formosa đã đồng ý mức nhận mức bồi thường thiệt hại là 500 triệu đôla. Nhưng khoản tiền bồi thường trên đã bị chỉ trích là quá thấp so với những thiệt hại trên thực tế của người dân cũng như những tác động lên nền kinh tế và môi trường.

Báo cáo của Tổng cục thống kê Việt Nam hôm 29/9 cho biết có đến gần 25.000 người dân mất việc sau sự cố Formosa. Trong khi đó, báo VnEpress trích dẫn một báo cáo của chính phủ Việt Nam hồi tháng 7 cho biết thảm họa môi trường Formosa đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 200.000 người, trong đó có khoảng 41.000 ngư dân. - VOA

7.
Việt Nam-Philippines chia sẻ thông tin phòng chống ma túy

Việt Nam sẽ chia sẻ thông tin tình báo với Philippines về tệ nạn mua bán ma túy, theo loan báo của Tổng thống Rodrigo Duterte sáng 30/9.

Ông Duterte cho biết hai nước nhất trí rằng phòng chống ma túy không chỉ là mối quan tâm chung giữa hai nước mà của cả khu vực.

Ông cũng xác nhận đã thảo luận các vấn đề về hàng hải với Chủ tịch nước Việt Nam, Trần Đại Quang, nhân chuyến thăm Việt Nam trong hai ngày 28 và 29/9, nhưng ông không tiết lộ thêm chi tiết. 

Chiến dịch bài trừ ma túy của ông Duterte đang bị Mỹ và phương Tây chỉ trích mạnh mẽ vì các vụ giết người không thông qua xét xử, nhưng đại sứ Trung Quốc tại Philippines ngày 27/9 cho biết Bắc Kinh ‘kiên quyết ủng hộ’ Philippines trong cuộc chiến này. - VOA

8.
Báo VN bị tin tặc tấn công vì đưa tin Formosa?

Báo Người Đưa Tin vừa bị hacker tấn công lần thứ 2 hôm 29/9 sau khi đăng bài viết về sự kiện người dân gửi đơn kiện Formosa, theo tin từ trang An ninh Tiền tệ và Truyền thông, thuộc Hội Luật gia Việt Nam.

Tin cho hay trang báo điện tử của Người Đưa Tin đã bị tấn công lần đầu vào 2 tuần trước khiến nhiều dữ liệu bị xóa và trang báo phải tạm dừng hoạt động trong 5 ngày. Sau khi vận hành trở lại không lâu, trang báo này đã bị tin tặc tấn công lần thứ nhì sau khi đăng bài viết “Người dân gửi đơn kiện Formosa”.

Trang An ninh Tiền tệ và Truyền thông nói “loạt phóng sự điều tra của báo Người Đưa Tin đã vạch trần những sai phạm nghiêm trọng của Formosa và những tập thể, cá nhân tiếp tay cho Formosa hủy hoại môi trường Việt Nam”. Trang báo này nhận xét việc đưa tin của báo Người Đưa Tin là “dũng cảm” và “có trách nhiệm với xã hội” nên đã phải “hứng chịu nhiều thiệt hại”.

Cũng theo An ninh Tiền tệ và Truyền thông, báo Người Đưa Tin đã bị tấn công kiểu từ chối dịch vụ phân tán (DDOS) với mục đích làm cho độc giả không thể truy cập vào trang web này.

Cùng lúc, trang tin điện tử của các báo Đời sống và Pháp luật và Techz.com cũng bị tấn công kể từ ngày 19/9.

Báo Người Lao Động dẫn lời các chuyên gia an ninh mạng nhận định đây là vụ tấn công khá nghiêm trọng và có thể phải mất nhiều thời gian để khôi phục.

Thống kê của Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp máy tính (VNCERT), thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, cho biết chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2016, đã có đến hơn 127.000 sự cố an toàn thông tin xảy ra. Đáng chú ý nhất gần đây là sự kiện liên quan đến hệ thống của hãng hàng không Vietnam Airlines khiến cho hệ thống thông tin ở phi trường Nội Bài và Tân Sơn Nhất bị mất kiểm soát hồi cuối tháng 7. - VOA

9.
Tin ‘Vũ Đức Thuận – Thành ủy’ bị gỡ

Các báo Việt Nam đồng loạt gỡ bản tin đăng ngày 29/9 nói “Theo đại diện Bộ Giao thông vận tải, việc điều chuyển ông Vũ Đức Thuận vào TP Hồ Chí Minh là theo văn bản đề nghị của Thành ủy Thành phố”.

Ông Vũ Đức Thuận, nguyên ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), bị khởi tố và bị bắt ngày 15/9.

Từ tháng Ba 2015, ông là Chánh văn phòng Bộ Giao thông Vận tải khi ông Đinh La Thăng đang là Bộ trưởng.

Ông Đinh La Thăng trở thành Bí thư Thành ủy TPHCM từ sau Đại hội Đảng đầu năm nay.

Không rõ ông rời chức vụ này khi nào, nhưng ông Nguyễn Trí Đức, Phó chánh văn phòng Bộ GTVT được bổ nhiệm Chánh văn phòng Bộ vào ngày 16/6.

Hôm 29/9 các báo Việt Nam dẫn lời đại diện Bộ Giao thông nói, “việc điều chuyển ông Vũ Đức Thuận vào TP Hồ Chí Minh là theo văn bản đề nghị của Thành ủy Thành phố”.

Một ngày sau, tin này bị gỡ khỏi các trang mạng.

Ông Thuận bị khởi tố, bị bắt cùng ba người khác với tội danh Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại PVC và các đơn vị thành viên.

Đây là vụ án liên quan ông Trịnh Xuân Thanh, người đã bị khai trừ khỏi Đảng, khởi tố và bị truy nã quốc tế.

Cơ quan cảnh sát điều tra (C46) Bộ Công an nói họ đang điều tra, xác minh làm rõ các hành vi sai phạm để xảy ra thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng tại PVC.

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng, người được bầu lại tại Đại hội Đảng đầu năm nay, đã nhấn mạnh công cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong Đảng.

Dự kiến một hội nghị trung ương của Đảng Cộng sản sẽ họp vào tháng 10. - BBC

Không có nhận xét nào: