Bản đồ Nam Kỳ Lục Tỉnh giai đoạn ổn định (1841-1862), do người Pháp vẽ năm 1883.
Nam Kỳ Lục tỉnh trong bản đồ cổ của nhà Nguyễn, (tên các tỉnh được viết trong khung màu đỏ, từ phải sang trái là tên các tỉnh: Biên Hòa (边和省), Gia Định (嘉定省), Định Tường (定祥省), An Giang (安江省) ở hàng trên, và Vĩnh Long (永隆省), Hà Tiên (河仙省) ở hàng dưới).
Nam kỳ Lục tỉnh hay Lục tỉnh là tên gọi miền Nam Việt Nam thời nhà Nguyễn độc lập, tức là khoảng thời gian từ năm 1832 (cải cách hành chính của Minh Mạng) tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây). Đương thời, người Pháp gọi Nam Kỳ Lục Tỉnh bằng cái tên Basse-Cochinchine (tức là vùng Cochinchine "hạ" hay vùng Hạ Đàng Trong).
Vua Minh Mạng năm 1832 đã đổi các trấn thành tỉnh, đặt ra Nam Kỳ và chia đất Nam Kỳ, vốn trước là tổng trấn Gia Định, thành 6 tỉnh nên gọi là Nam Kỳ Lục tỉnh hay Lục tỉnh. Đó là các tỉnh:
Phiên An, sau đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn),
Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa),
Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông;
Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long),
An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc),
Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.
Các tỉnh miền tây ngày nay còn được gọi là đồng bằng sông Cửu Long, miền tây Nam VN nhưng theo cách gọi của người dân miền Nam Việt Nam ngắn gọn là miền tây, với 12 tỉnh thành và 1 thành phố.
An Giang
Bạc Liêu
Bến Tre
Cà Mau
Cần Thơ (thành phố)
Đồng Tháp
Hậu Giang
Kiên Giang
Long An
Sóc Trăng
Tiền Giang
Trà Vinh
vĩnh Long
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 17.178.871 người.
ĐỊA LÝ MIỀN TÂY
Các tỉnh miền tây là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39734km². Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau.
Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và nước lợ, thực vật rừng ngập mặn dày đặc đã bao phủ toàn vùng này. Những thực vật chịu mặn này đã tạo thuận lợi cho việc giữ lại các vật liệu lắng tụ, làm giảm sự xói mòn do nước hoặc gió và rồi những đầm lầy biển được hình thành. Tại vùng này, cách đây 5.500 năm trước công nguyên, trầm tích lắng tụ theo chiều dọc dưới điều kiện mực nước biển dâng cao đã hình thành những cánh đồng rộng lớn mang vật liệu sét. Sự lắng tụ kéo dài của các vật liệu trầm tích bên dưới những cánh rừng Đước dày đặc đã tích lũy dần để hình thành một địa tầng chứa nhiều vật liệu sinh phèn (pyrit).
Có thể nói miền tây là nơi hội tụ của những kênh rạch sông ngòi, gắn bó với những điểm đó là những chiếc ghe, chiếc xuồng, đó là những ảnh gắn liền với đời sống hằng ngày của người dân vùng này. Trải qua hàng thế kỷ, hình ảnh đó ngày càng được tôn vinh và gìn giữ vì đó là nét đẹp văn hóa của miền tây.
CON NGƯÒI MIỀN TÂY
Từ cách sống nương tựa vào nhau trong sinh hoạt đồng án, một cuộc sống hợp quần với nhau trên cánh đồng nên tất cả mọi người đều hết lòng vì việc nghĩa. Điều này đã phác họa nên tính “trọng nghĩa khinh tài” ở trong con người họ. Bởi họ ý thức được rằng: trước điều kiện thiên nhiên như vậy, nếu họ chia rẽ thì sẽ chết. Tinh thân đoàn kết, sống với nhau vì nghĩa không chỉ giúp họ sẻ chia công việc với nhau, để giúp đỡ nhau trong những lúc hoạn nạn, ốm đau mà còn hỗ trợ lẫn nhau cùng chống lại những khắc nghiệt của thiên nhiên.
Còn trong những hoàn cảnh đời thường họ rất quý mến bạn bè. Nguyên do chủ yếu vì họ là những người ở xa gốc gác, xa nguồn cội của họ, họ từ những nơi khác đến, không có nhiều người thân thích, vì thế mà họ hiểu và luôn thông cảm cho nhau vì “ mọi người đều cùng chung một số phận”, hoạn nạn họ luôn kề vai để vượt qua – “ Bán bà con xa mua láng giềng gần” đây là câu nói cửa miệng của những con người ở đây để nói lên rằng họ luôn sống cho nhau, cho bạn bè, cho những người đang sống quanh họ. Nên khi có bạn bè đến chơi hay khách đến nhà, dù gia cảnh có bần hàn, khó khăn đến đâu họ cũng cố gắng đãi bạn, đãi khách cho tươm tất:
“ Bắt con cá lóc nướng trui
Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa”
Nói về chuyện tình yêu nam nữ, họ sống và thể hiện tình cảm cho nhau rất chân thành qua những lời lẽ mộc mạc. Thời xưa họ thường dùng những câu đối, những câu hò trên những cánh đồng xanh tốt để thể hiện tình cảm cho nhau. Một tính cách nổi bật nữa của những con người ở đây mà người ta thường nhắc đến là tính hiên ngang, dân gian thường gọi là tính “ ngang tàng”. “ Ngang tàng” ở đây không phải là ngang ngược, lỗ mãng mà “ ngang tàng” ở đây chính là tính nghĩa khí, chí khí hiên ngang. Họ đối đãi với nhau rất là điệu nghệ, sẵn sàng “ hy sinh bản thân” để sống cho việc nghĩa.
“ Trời sinh cây cứng lá dai,
Gió lay mặc gió, chiều ai không chiều”.
Chính tính cách này giúp họ sống hòa thuận với nhau, cùng chung sức khai hoang lập ấp. Với sự nỗ lực đó, mảnh đất hoang vu thuở nào nay đã trù phú, rừng hoang đã rẫy, với những cánh đồng bát ngát xanh tươi. Thiên nhiên ngày càng đem đến cho con người ở đây nhiều nguồn lợi hơn. Từ đó họ càng thêm tự hào và yêu quý mảnh đất này hơn. Và họ còn thể hiện tình cảm cũng như tấm lòng của họ với đất nước với một phong cách rất riêng mang đậm bản tính của người miền Tây. Đó là lý do giải thích tại sao các câu ca dao, những bài hát Nam Bộ có nội dung về quê hương đất nước thường đề cập đến một vùng đất trù phú, một địa bàn khá rộng và nổi tiếng giàu có về những thứ sản vật nào đó:
“ Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,
Nước Tháp Mười lấp lánh cá tôm”.
Hay:
“ Bến Tre giàu mía Mỏ Cày,Giàu nghêu Thạnh Phú, giàu xoài Cài Mơn.”
Hay trong bài hát có câu:
“ Cần Thơ gạo trằng nước trong,
Ai đi đến đó lòng không muốn về…
NÔNG NGHIỆP
Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30% của cả nước nhưng miền Tây đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản, 30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượng thủy sản của cả nước.
Miền tây là một miền rất phong phú về các món ăn bình dân và rất miền tây: như Cá lóc nướng đất sét, Chuột đồng xào sả ớt, Cháo đậu xanh nấu với rắn hổ đất, Ba Khía ngâm muối, Cá bống kho tiêu, Bánh bèo cắc chú, Dừa sáp Cầu Kè, Cháo cá lóc nước cốt dừa, Trái mây gai, Tắc Kè xào lăn, Mắm còng Châu Bình, Cá linh kho, Lẩu mắm cá linh,Gỏi cá cháy, Tung lò mò đặc sản của An Giang, Bánh pía Sóc Trăng ...các bạn có thể tham khảo tại link nầy:http://vietnamnay.com/xem-tin-tuc/am-thuc-mien-tay-nam-bo-default.html
Ngoài nhửng món vừa kể phía trên, chúng ta còn thấy nơi Miền Tây có những món ăn… rặt Nam Bộ.
Chính nếp sống lặn lội theo dòng nước theo nhịp ghe xuồng đưa đẩy đó đã sản sinh ra nền văn hóa ẩm thực miền tây đượm nhiều hương vị dễ thường khó ai vội quên?
Khép lại cuộc sống hiền hòa an phận đằng sau lũy tre làng với những mái đình rêu phong vết thời gian, không còn đê kè ngăn dòng nước lũ nữa, hẳn những người dân Việt thuở khai thủy lập ấp phải là những con người dũng cảm khác thường, khí phách chí lớn đầy chật tâm hồn trái tim mới có thể đương đầu với mọi thử thách hiểm nguy nơi “ô châu ác địa”. Miền nam đã mở rộng bờ cõi từ bàn tay và ý chí của những con người xa xứ ly hương phải tập làm quen từ việc làm ruộng trên nước, đến chuyện di chuyển bằng ghe xuồng trên dòng thủy lưu mải miết chảy của Cửu Long giang kỳ bí. Chính đặc điểm thiên nhiên mênh mang nước và phương cách sinh sống của thời khẩn hoang đó đã góp phần tạo nên cốt cách của cư dân miền Nam VN.
Những ngày bỡ ngỡ lạ lẫm trước tín ngưỡng tập quán của văn hóa Phù Nam Chân Lạp từng hiện diện nơi này đã qua rất lẹ. Chỉ 300 năm, vùng đất “khỉ ho cò gáy” đã thực sự thành nơi “vạn đại dung thân” của Chúa Nguyễn Hoàng được gọi là ĐÀNG TRONG, trở thành nơi cưu mang bao bọc những dòng người ly hương tự phương Bắc dạt xuống bởi nhiều lý do khác nhau, bởi những biến thiên của lịch sử. Cùng với cư dân bản địa, họ cũng sống cuộc đời thương hồ lênh đênh, không mấy bận tâm đến quá khứ, cũng chẳng quá ưu phiền chuyện tương lai.
Cho đến nay không khí đô thị hóa đã lan tỏa từ Sài gòn tới những vùng đất thẳm xa nhất của phương Nam, thì vẫn còn đó đời sống thương hồ tưởng vô lo vô sự nương theo hai mùa mưa nắng mà sáng tạo nên những đặc sản vật chất lẫn tinh thần rặt Nam. Mùa nước nổi hay mùa gió chướng, sông nước nơi này với “hẩm bà lằng” các loại cá tôm, các loại lá hoa nhiều bao nhiêu mà kể đã nuôi lớn tâm hồn, cốt cách miền Nam bộc trực mà dễ gần, hào sảng mà dễ quen. Tính sơ sơ có lẽ cũng có cả hàng trăm hàng nghìn món rồi.
Mắm chưng là món chủ đạo trong bữa ăn của người Nam. Những thực phẩm và gia vị làm ra món ăn quê kiểng này không quá phức tạp. Thịt heo, cá mắm, lòng đỏ hột vịt muối, tiêu hoặc ớt trộn đều rồi đun cách thủy. Dân thành thị nghe qua thì thấy… dễ ợt nhưng để làm một món mắm chưng đúng nghĩa đúng vị thì phải đích thị người miền Nam (Tây Đô, hay Nam Bộ, người ĐBSCL) ra tay mới được.
... Sẽ làm nên một nồi lẩu mắm thơm ngon.
... Ăn với món cá linh kho mắm thì bạn sẽ không thể nào quên hương vị miền Tây
Mùa nước nổi, kèm theo đó là hai đặc sản chỉ vào đúng dịp này mới “nổi” lên: bông súng và bông điên điển – hai món ăn được ví von là siêu lãng mạn, không thể có ở bất kỳ nơi đâu ngoài vùng đất phương Nam nặng những ân tình góp nhặt từ tứ xứ.
Bày lên bàn mấy món ăn rặt là nhà quê ấy, mới thấy dâng lên trong lòng những thương nhớ tự ngút ngàn mấy trăm năm xa xứ ly hương khai phá đất hoang vùng thâm sơn cùng cốc để dựng nên những mái nhà ấm êm dù gió thổi tứ bề nhưng không thiếu ly rượu say nồng mời khách, không thiếu tấm chân tình hồn hậu đối đãi với cả người không quen.
Miền tây, chỉ riêng ẩm thực thôi cũng đã khó có thể kể hết chuyện trong một vài trang báo hay trang sách, chỉ biết rằng, ai đó, nếu đã trót một lần sống đời thương hồ lênh đênh trên sông nước miền Tây, thì khó mà quên được mùi hương đậm đà từ cỏ cây từ đất đai nơi ấy.
CÁM ƠN NHỮNG DÒNG SÔNG
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Sông cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
(ca dao)
Con sông quan trong và lớn nhất của vùng đồng bằng bằng sông cữu long (ĐBSCL) là con sông Mê Kông, bắt nguồn từ Phnôm Pênh, khi vào lảnh thổ Việt Nam chia làm 2 sông lớn; sông tiền giang và sông hậu giang chia thành 6 nhánh phụ đổ ra biển đông qua 9 cửa biển lần lượt từ bắc xuống nam: cửa tiểu, của đại, cửa ba lạt, cửa hàm luông, cửa cổ chiên, cửa cung hẫu, cửa định an, cửa bassac và cửa trần đề. Vì vậy sông mê kong trên đất việt nam mang tên cửu long. Những phụ lưu của nó là:
1. Sông Tiền:
Sông Tiền hay Tiền Giang là tên của đoạn chảy trên lãnh thổ Việt Nam của dòng chính của sông Mê Kông. Đoạn đầu nguồn của sông Tiền Giang trên đất Campuchia kể từ Phnom Penh được gọi là Tonlé Bassac Thượng. Sông tiền giang chảy qua Tân Châu, Chợ Mới thuộc tỉnh An Giang; Cao Lãnh, Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Vĩnh Long, TP Mỹ Tho,tỉnh Tiền Giang,đổ ra biển qua 6 cửa.Từ vĩnh long về hạ lưu, Sông Tiền có bốn phân lưu và đổ ra biển Đông qua sáu cửa sông, tính từ phía bắc xuống là:
- Sông Mỹ Tho, chảy qua Mỹ Tho và phía Nam Gò Công, ra biển bằng cửa Tiểu và cửa Đại.
- Sông Ba Lai chảy qua phía Bắc tỉnh Bến Tre , đổ ra cửa Ba Lai.
- Sông Hàm Luông, chảy qua phía Nam tỉnh Bến Tre đổ ra cửa Hàm Luông.
- Sông Cổ Chiên, là ranh giới tỉnh Bến Tre và Trà Vinh, đổ ra biển bằng hai cửa Cổ Chiên và Cung Hầu.
- Sông Cửa Tiểu,là một phân lưu của sông Tiền tách ra từ Sông Mỹ Tho,có chiều dài khoảng 45 km, chảy theo hướng Tây-Đông bắt đầu từ cù lao Tấu (cách cầu Rạch Miễu khoảng 14 km về phía hạ lưu của sông Tiền(Sông Mỹ Tho), chảy qua các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông của Tiền Giang và đổ vào biển Đông tại cửa Tiều, huyện Gò Công Đông.
2. Sông Hậu:
- Trên lãnh thổ Việt Nam,sông hậu giang, chảy qua châu đốc, long xuyên thuộc tỉnh An Giang;qua TP Cần Thơ,tỉnh Hậu Giang,tỉnh Sóc Trăng, làm ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ, Vĩnh Long và Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng. Đoạn rộng nhất của con sông nay là giữa huyện Cầu Kè (Trà Vinh) và huyện Long Phú (Sóc Trăng) khoảng gần 4 km.Và đổ ra biển bằng 2 cửa chính là cửa Định An và cửa Trần Đề.
- Sông tiền giang và hậu giang được nối với nhau bằng hệ thống sông tự nhiên và kenh đào như: kênh tân châu, châu đốc, sông vàm nao, kenh lấp vò- sa đéc, kênh chợ lách, sông măng thít và rạch trà ôn.
- Kênh Kỳ Hương, Mười Hai (Long An).
- Kênh Xáng An Long, Tháp Mười, Đồng Tiến (Đồng Tháp).
- Kênh Vĩnh Tế, Thần Nông, Ba Thê, Tri Tôn (An Giang).
- Kênh Mỹ Tho, Thương Mãi (Tiền Giang).
- Kênh Bốn Tổng, Kênh Cái Sắn, Kênh Thốt Nốt (An Giang - Cần Thơ).
- Kênh Lấp Vò, (Đồng Tháp).
- Kinh Hà Tiên - Rạch Giá, Rạch Giá - Thất Sơn, Rạch Giá - Long Xuyên, Cán Gáo (Kiên Giang).
- Kênh An Trường (Vĩnh Long).
- Kênh Long Vĩnh (Trà Vinh).
- Kênh Ô Môn, Kênh Xà No, Kênh Phụng Hiệp (Cần Thơ - Hậu Giang).
- Kênh Trèm, Cái Lớn (Hậu Giang - Cà Mau).
- Kênh Khánh Hưng, Quan Lộ - Phụng Hiệp, Cai Xe (Sóc Trăng).
- Bạc Liêu: Kênh Canh Đền - Quan Lộ, Quan Lộ - Bạc Liêu, Phước Long - Vĩnh Mỹ, Quan Lộ - Gia Rai, Trèm - Hộ Phòng, Gành Hào - Gia Rai, Kênh Tắc Vân.
- Cà Mau: Kênh Kiểm Lâm, Kênh Cà Mau - Gia Rai, Kênh Lương Thế Trân, Kênh Hộ Phòng - Gành Hào, Kênh Bảy Hạp - Gành Hào, Kênh Tắt - Năm Căn. Trong khuôn khổ hạn chế không cho phép liệt kê hết hệ thống sông ngòi của miền ĐBSCL. Các bạn có thể tham khảo chi tiết các dòng sông tại link nầy: http://www.petrovietnamgas.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=238%3Ah-thng-song-ngoi-vit-nam&catid=94%3Achia-s&Itemid=282
Sông ngòi rất tiện lợi cho giao thông của miền ĐBSCL củng còn cung cấp một lượng thuỷ sản quan trọng cho miền nam Việt Nam. Nguồn thuỷ sản phong phú của các sông ngòi vùng ĐBSCL chúng ta có thể tìm thấy qua 4 câu ca dao dưới đây:
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Sông cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
Miền Nam, vùng đồng bằng sông cữu long (ĐBSCL) là một vùng sông nước có hệ thống sông ngòi chằng chịt, cho nên từ lâu hình ảnh chiếc ghe, con đò, dòng sông, chiếc cầu… là hình ảnh hết sức quen thuộc với người dân nơi đây. Ngay từ thuở lọt lòng, họ đã được tắm mình giữa trời nước bao la rồi khi lớn lên họ phải đi qua những chiếc cầu tre nối nhịp đôi bờ, những khi buông câu, thả lưới, những lúc chở hàng bông ra chợ… họ cũng gắn chặt cuộc đời mình với dòng nước bao la. Ngoài những nguồn thuỷ sản thiên nhiên từ sông rạch rất phong phú, thì lợi tức về thuỷ sản củng khá qua trọng bên cạnh lợi tức về lúa gạo. https://www.youtube.com/watch?v=ye47996CpUk
Giống thủy sản nước ngọt vùng ĐBSCL có trên 250 loài cá nước ngọt, trong đó khoảng 50 loài có giá trị kinh tế cao và khoảng gần 20 loài cá quý hiếm. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước 548.182 tấn/năm, mặt thuỷ sản đạt 157 triệu USD/ năm, kể cả nguồn thuỷ sản nuôi trồng. Là một nguồn lợi tức quan trọng để nuôi sống dân và xuất khẩu. Lợi tức đầu người trung bình của dân vùng ĐBSCL là 735US$ vào năm 2010.
VĂN HOÁ SÔNG NƯỚC MIỆT VƯỜN của ĐBSCL: cái nôi của Vọng Cổ và Cải Lương
Tiếp thu di sản âm nhạc cổ điển và âm nhạc cung đình ở Phú Xuân - Huế, các nghệ sĩ đầu tiên của vùng đất mới đã sáng tạo nên hai dòng nhạc tế lễ và nhạc tài tử Nam Bộ gồm "ba Nam, sáu Bắc, bảy Dài, bốn Oán". Muốn cho hoàn thiện, phải thêm mười bài Liên Hoàn và tám bài Ngự.
Những bài bản mê ly ấy đã thâm nhập tâm hồn một nhạc sĩ thiên tài là Cao Văn Lầu (1892-1976), còn được gọi là Sáu Lầu hay Sáu Bạc Liêu. Sau một bi kịch tình cảm, ông đã sáng tác bài Dạ Cổ Hoài Lang (nghe tiếng trống đêm khuya nhớ chồng) là tiền thân của bài Vọng cổ.
Hình như bi kịch cá nhân của Sáu Lầu đã gặp gỡ thảm kịch tập thể của người Việt mất nước (sau 1885 thất thủ kinh đô) và làm cho nhiều nghệ nhân hữu danh và khuyết danh đã tận lực khai thác chất trữ tình của Dạ Cổ Hoài Lang, từ nhịp nguyên sơ 2-4 phát triển thành nhịp 8, rồi nhịp 16 gắn liền tên tuổi của Năm Nghĩa ở Bạc Liêu, rồi nhịp 32 gắn liền với tài năng của nghệ sĩ Út Trà Ôn lỗi lạc để rồi Dạ Cổ Hoài Lang trở thành Vọng cổ. Đó là điệu ca độc đáo, mẫu mực và nổi tiếng nhất trong ca nhạc thính phòng cũng như trong nghệ thuật cải lương từ những năm 30 của thế kỷ trước. Vọng cổ là khúc nhạc tuyệt vời, có khả năng ứng dụng vào nhiều tình huống cảm thương khác nhau và có thời kỳ (những năm 1930-1960) đã chiếm địa vị độc tôn trên sân khấu cải lương nhờ tài năng kiệt xuất của những Năm Phỉ, Phùng Há, Bảy Nhiêu, Năm Châu, Út Trà Ôn, Út Bạch Lan… cho đến những tài năng trẻ khác trên sân khấu cải lương hôm nay.
Nói tóm lại, trên cơ sở nhạc tài tử, nhạc tế lễ và dân ca đồng bằng sông Cửu Long, khởi đầu từ lối ca ra bộ khiêm tốn, tài năng của các nghệ nhân nhiều thế hệ - từ nhiều địa phương đam mê nghệ thuật như Bạc Liêu, Trà Vinh qua Bến Tre, Mỹ Tho tới tận Sài Gòn - đã cung cấp cho kho tàng âm nhạc và sân khấu Việt Nam một khúc Vọng cổ quỉ khốc thần sầu và một nghệ thuật cải lương đã làm rơi bao giọt lệ hay nở bao nụ cười trên gương mặt một dân tộc giàu tình cảm, lòng trắc ẩn và tình nhân đạo.
Cạnh bên những bài vọng cỗ đượm thắm tình quê nam bộ, các điệu hò bài hát của văn hoá nam bộ đã tập hợp cho chúng ta một di sản văn hóa dân gian rất đồ sộ.
http://www.mekongculture.com/?p=2048 http://www.youtube.com/watch?v=uGdp2YpaElU http://www.youtube.com/watch?v=04yUiFw2uAQ http://www.youtube.com/watch?v=yXHGOtDYKPE http://www.youtube.com/watch?v=gzeYRD_hQMs
Sông nước là một đặc trưng không thể thiếu của Nam bộ, mà gắn liền với sông nước là ghe, xuồng, lưới, câu, hò, cầu tre, cầu ván… tất cả đã trở thành rất quen thuộc với người dân Nam bộ. Cho nên trong ca dao dân ca Nam bộ, để bộc lộ tâm trạng của mình thì người dân nơi đây thường mượn các hình ảnh quen thuộc này để ví von, nhằm bộc lộ những gì mình muốn nói, bởi tất cả đó đã trở thành thị hiếu của người dân nơi đây.
Cùng nằm trong cái nôi văn hoá của quê hương, đất nước, ca dao dân ca Nam bộ đã mang đến cho kho tàng văn học dân gian những vần ca dao ngọt ngào, tình tứ. Ca dao dân ca Nam bộ là sản phẩm của sự suy tư, cảm xúc, sự trải nghiệm của con người, là tiếng nói của người Việt Nam, đặc biệt là của người dân vùng đồng bằng Nam bộ, góp phần làm phong phú kho tàng văn học dân gian của dân tộc.
NGÔN NGỮ MIỀN TÂY
Ca dao miền Tây Nam VN có nhiều hiện tượng nói trại, tức là nói lệch đi cấu tạo của âm chính trong tiếng. Từ đó, tạo nên lớp từ biến âm đa dạng trong lời nói của người miền tây. Họ không nói thuyền mà thay bằng thoàn, nhơn ngãi, nhơn ngỡi, thay cho nhân nghĩa, bệnh thay bằng bịnh, huê thay cho hoa, luỵ thay cho lệ, … Nguyên nhân thì có nhiều: vì kiêng huý, để kiêng dè, kính trọng, hoặc … để đơn thuần chỉ hiệp vần cho thơ...Một vài đơn cử về các trường hợp vừa kể trên:
DUYÊN: có nhiều nghĩa, nó vốn là một từ nhà Phật, Từ điển tiếng Việt giải thích là “cái nợ từ kiếp trước đeo đẳng lấy nhau”. Duyên có thể hiểu là sắc đẹp của người con gái mới lớn. Theo thời gian, duyên dần tàn phai. Còn ở trường hợp này, tác giả dân gian dùng “duyên” thay cho một từ khác, chỉ nơi nhạy cảm của người con gái, cứ xem cách so sánh của chàng trai ở ngay dưới đây, giữa còn duyên sẽ cưới nàng bằng ba heo, còn mất duyên chỉ phải tốn … con mèo cụt đuôi thì giá trị của từ duyên mà người nói cố ý tránh, đã quá tường minh.
Còn duyên anh cưới ba heo
Hết duyên anh cưới con mèo cụt đuôi
Người miền Tây nói hun, tức dùng mũi để … biểu lộ tình cảm không dùng hôn, không dùng môi, miệng để … làm việc hun!
Ước gì anh hoá con kiến vàng
Bò qua quay nón của nàng mà hun
Dùng phương ngữ để nói ẩn ý, ngầm so sánh giữa chậu cúc tam hường và liễu hoa (huê) dọc đường. Từ hiếm hiệm đã làm tăng giá trị một chủ thể và cũng làm giảm đi giá trị một chủ thể, bởi nhiều, dư dã thì khó gọi … quý hiếm được! Nói hiếm hiệm tức là … không hiếm vậy!
Thứ tư, nói bằng cách mượn tiếng của người Tiều (Triều Châu), bộ phận người Hoa đã di cư và định cư ở đây từ mấy thế kỷ trước. Qua thực tế điền dã, có mấy câu ca ở Bạc Liêu, thế này:
- Chờ anh em hết sức chờ
Chờ cho ến xại (rau muống) lên bờ khùi hui (khai huê, tức trổ bông)
- Nào khi ến thạo, hoan tùa (Khi nào thấy hơi gió lớn thổi)
Sùn hoang nghệc láo, xuốt gùa thăm em (Gió xuôi, nước ngược ra thăm em)
- Trời mưa dít ạm hoan tùa (Trời mưa, trời tối gió to)
A hia phề chuối xuốt gùa thăm em (Anh chèo ghe ngược ra thăm em)
(…)
Nói toạc móng heo là cách nói thẳng hết những sự thật, không cần giấu giếm, che đậy.
Đầu tiên là cách nói thẳng để tỏ tình:
Gió đẩy đưa rau dừa quặn quỵu,
Anh mảng thương nàng lịu địu xuống lên
Lúc tan vỡ, cô gái đã nhận ra tất cả phũ phàng nên quyết liệt tránh xa:
Bần gie, bần liệt, diệc đau chờ mồi
Anh với em duyên nợ hết rồi
Đi tìm chỗ khác đừng ngồi kế em
Phía nam nhi chi tử cũng nhạy cảm chuyện trắc trở:
Vỗ vai con Bảy không ừ,
Hay là con Bảy giận, con Bảy từ ngãi anh
Gọi người yêu bằng con thì chân tình lắm, hành động cũng thật táo bạo, nhưng rồi anh ta chỉ nhận được sự im lặng thay cho cách trả lời từ đối tượng. Cuối cùng, có lẽ ngẫm nghĩ lại anh ta đã nhận ra sự thật!
Có trường hợp nguy hiểm hơn, ai đó, vì lý do tế nhị đã quẩn quanh, cố giấu che một sự thật, đến khi sự thật kia bị ... phát hiện:
Bậu nói với qua bậu không lang chạ,
Qua bắt đặng bậu rồi, đành dạ bậu chưa
Nói huỵt tẹc để người trong cuộc không thể “đổ thừa” nữa, dù cách “đổ thừa” cho “tại” cho “bị” vốn là câu nói cửa miệng của những người ... trót lỡ lầm!
Em đi lên xuống cầu dừa
Lấy ai có chửa đổ thừa cho anh
Có chửa hoang, là người hư đốn, là một chuyện động trời, có lẽ vì sự chấn động kinh khủng ấy, nên mới có chuyện “đổ thừa” nhằm tránh tội chăng?
Cũng là cách nói thẳng, ta gặp câu ca đáo để khác:
Nước ròng trong ngọn chảy ra
Thấy em chồng chết anh bôn ba qua liền
Người miền Tây bộc trực, thẳng thắn, nhưng cũng rất tinh tế, khéo léo trong ứng xử. Họ sẵn sàng đùa cợt, cười rần để xua tan đi những nỗi nhọc nhằn trong quá trình chinh phục thiên nhiên hoang dại. Và lời nói là nơi thổ lộ rõ ràng nhất.
Ngôn ngữ là phương tiện không thể thiếu trong giao tiếp. Trong giao tiếp lại bộc lộ văn hoá ứng xử của người bình dân. Hơn thế, lời nói đã đi vào lời ca, tiếng hát, nó góp phần làm lung linh thêm những “hạt ngọc” tinh thần của người dân quê chơn chất.
TIẾNG HÒ MIỀN NAM
Xã hội miền Nam nặng về nông nghiệp. Cuộc sống chậm chạp, êm đềm. Chỉ khi đi cày, đi gặt, khi đập lúa dưới trăng... sinh hoạt miền Nam mới trở thành nhộn nhịp. Những câu hò, câu hát vang lên.
Người ta đối đáp nhau để bày tỏ niềm vui khi lúa chín đầy đồng:
Hò chơi cho trọn buổi chiều,
Keo sơn quấn chặt, sợi chỉ điều se săn.
Khi đôi mắt cùng liếc, đôi lòng cùng ưa:
Thò tay mà ngắt ngọn ngò,Thương em đứt ruột, giả đò ngó lơ.
Thế nhưng khi duyên nợ không thành, thì câu hát đổi thành lời trách cứ nhẹ nhàng:
Hò ơ... cúc mọc bờ sông kêu là cúc thủy,
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.
Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu mẹ già
Chén cơm đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng ơ...
Ngoài việc diễn tả tâm tình, tiếng hò câu hò miền Nam còn để mô tả phong tục:
Con chim chìa vôi bay qua đám thuốc,
Con cá bãi trầu lội tuốt mương cau.
(Tục ăn trầu)
Gió đưa gió đẩy bông trang,
Bông búp về nàng, bông nở về anh.
Trồng trầu thì phải khai mương,
Làm trai hai vợ phải thương cho đồng.
Hay:
Anh bảy đen, đồng bạc trắng,
Em ham chi đồng bạc con cò,
Đêm nằm với nó đen mò như cục than!
Nghệ thuật ca hát dân gian này rất được ưa chuộng ở miền Nam. Nó có sức hấp dẫn lạ thường.
Nhà Bè nước chảy chia đôi
Ai về dưới ruộng cùng tôi thì về
Ai li hò lờ.. Ai li hò lờ ..
Đường về nước chẩy trôi mau
Đưa thuyền tới mũi Cà Mâu ta chuyện trò
Ai li hò lờ.. Ai li hò lớ ..
Quê em mãi tận Hà Tiên
Có hạt tiêu cay, có tình quyến luyến
Theo em tới miền Cần Thơ
Dưới hàng dừa cao trái thơm ngọt ngào
Ruộng đồng lúa trổ bông mau
Lạch nguồn cá lội xôn xao
Đêm hôm nao gió về biển Đông
Cuốn mối tình Cửu Long, se kết đôi lòng.
Ngày nào cạn nước Đồng Nai
Ngày nào cạn nước ngoài khơi
Non sông ta xóa mờ
Không ai nghe tiếng hòThì lời nguyền mới phai...
(Phạm Duy)
http://www.youtube.com/watch?v=Ui2bFYZNcrI
http://tranquanghai.info/p1610-tran-van-khe-%3A-cau-ho-mien-nam.
html http://www.youtube.com/watch?v=xaDzCTy2HGo
ÂM NHẠC MIỀN TÂY:
Miền Cần Thơ gạo trắng nước trong, vui niềm vui ấm no cuộc sống.
Miền Đồng Tháp ruộng lúa mênh mông, yêu tình yêu thắm duyên mặn nồng.
Ai qua Tiền Giang xuống phà Mỹ Thuận.
Ai đi Hậu Giang đến bắc Cần Thơ.
Đi về Minh Hải hay đi về Kiên Giang.
Đi về Sa Đéc hay là về An Giang.
Miền Tây ơi! Vựa lúc miền nam hai mùa mưa nắng.
Miền Tây ơi! Sông nước Cửu Long chín nhánh phù sa,
Đất lành khắp chốn nở hoa vun bồi mạch sống mượt mà môi em.
Vầng trăng lên theo bước chân đi, qua đường quê mấy nhịp cầu tre.
Hàng cây xanh in bóng nghiêng che, quanh vườn ao đóm khuya lập lòe.
Ai đi miền xa nhớ về quê nhà.
Thăm con đường xưa bến cũ miền Tây.
Tiếng cười giọng nói trong có tình thân thương,
câu hò câu hát nghe dạt dào quê hương
(Tô Thanh Tùng)
Âm nhạc là bộ môn không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của người miền tây, từ đó cuộc sống mới ngạt ngào đầy hương vị thắm thiết hơn...
Người miền Tây và đồng quê miện Nam VN còn biết bao điều thú vị ! Từ những phong tục tập quán sinh hoạt hằng ngày, đến những phương cách tìm kế sinh nhai trên các kênh rạch. Những chiếc xuồng câu nhẹ lướt trên kinh, những cánh diều tuổi thơ bay lên cao vút giữa nền trời xanh, khám phá hết nét đẹp văn hoá sông nước miền Tây còn cần rất nhiều thời gian, có dịp Kim Anh sẽ trở lại với các bạn.
Kim Anh Le sưu tầm và tổng hợp, 10.7.2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét