Thi hào Vũ Hoàng Chương (1915-1976), hình chụp khoảng 1940, nay đã bị mối mọt, như bạn đọc thấy. Quí bạn nào phục chế được, vui lòng cho tác giả một bản, xin cảm ơn. Viên Linh: phamcongkh@yahoo.com. (Hình: Vũ Hoàng Ðịch, Hà Nội)<!->
|
Tiếc thay, có một tấm hình đẹp trai chưa từng thấy của Vũ Hoàng Chương, (nay không còn nhớ ai gửi cho, chỉ biết tấm hình ấy do ông Vũ Hoàng Ðịch, em trai nhà thơ từ Hà Nội tặng bạn ở hải ngoại), và mừng thay, thấy lại vài bài thơ hiếm của ông, có người chép cho từ khoảng chục năm trước. Bài này nói về các tài liệu đã bị bỏ quên ấy, vì nếu không bí đề tài, không lục lọi, chỉ vài tháng nữa, mối mọt sẽ gặm nhấm tất cả; hay những giọt nước ẩm “lên men”, sẽ trở thành bụi đen như than, tất cả.
Lời nguyện chiều thu
Nước non vô tội bỗng lăng trì
Xương máu càng đau hận biệt ly
Nước bặt tăm rồi non chết ngất
Xương nằm trơ lại máu ra đi...(Vũ Hoàng Chương)
Thơ Ðường luật, mỗi câu bảy chữ, là sở trường của tác giả Thơ Say, khi dùng chữ bác học, thì thật bác học, khi dùng tiếng nôm na hàng ngày, thì thật chọn lọc, tinh tế. Ngay câu đầu, chỉ có bảy chữ, mà thấy ngay một sự việc nếu diễn ra nghĩa cho đầy đủ, sẽ mất vài dòng, nếu không là cả chục dòng. Chữ “lăng trì” vốn xưa nay người viết bài này chưa thấy ở đâu dùng để chỉ một quốc gia, một nước. Lăng là xâm phạm, là lấn lướt, bức hiếp, trì là nắm giữ, lăng-trì, trong pháp luật, là “thứ hình phạt ngày xưa rất tàn khốc, đem người phạm ra, trước cắt tay chân, rồi xẻo thịt dần đần, làm cho chết” (Hán Việt Từ Ðiển Ðào Duy Anh). Hai tiếng này dùng trong câu thơ “Nước non vô tội bỗng lăng trì” thì chỉ có người Việt Nam hiểu được, và chỉ có thi hào Việt Nam biết mà dùng được. Có một đất nước nào bị coi là phạm pháp phải lấy mã tấu lưỡi lê dao kéo và nhất là búa liềm ra cắt xẻo cưa xén cho đến khi nước đó chết, chỉ có nước Việt Nam.
Xương máu càng đau hận biệt ly
Nước bặt tăm rồi non chết ngất
Xương nằm trơ lại máu ra đi...(Vũ Hoàng Chương)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét