Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

Đô đốc Mỹ cảnh báo Trung Quốc chớ đưa chiến đấu cơ tới Biển Đông

Phó Đô đốc Joseph Aucoin, chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ.
Phó Đô đốc Joseph Aucoin, chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ.

16.02.2016
Bất kỳ động thái của Trung Quốc nhằm cất cánh máy bay chiến đấu từ các đường băng mới trên đảo nhân tạo ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp sẽ gây mất ổn định và sẽ không ngăn chặn được các chuyến bay của Hoa Kỳ ở khu vực này, một sĩ quan hải quân cấp cao của Mỹ cho biết hôm thứ Hai.
Phó Đô đốc Joseph Aucoin, chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ, cũng kêu gọi Bắc Kinh cởi mở hơn về các ý định ở Biển Đông. Ông nói rằng điều này sẽ làm giảm bớt “một số cảm giác lo lắng mà chúng ta đang chứng kiến”.
Ông Aucoin nói về các động thái của Trung Quốc trong một buổi họp báo ở Singapore: “Chúng tôi không chắc chắn về ý định của họ. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục tuần tra trên biển, trên không, hoạt động trên khắp các vùng biển này… như chúng tôi đã làm từ rất lâu”.
Phó Đô đốc nói thêm, điều đó bao gồm cả “bay trên không phận đó”.
Các nhà phân tích an ninh Trung Quốc và khu vực nhận định rằng Bắc Kinh bắt đầu sử dụng đường băng mới tại quần đảo Trường Sa đang tranh chấp cho các hoạt động quân sự trong vài tháng tới.
Tháng trước, Trung Quốc lần đầu tiên cho thử nghiệm các chuyến bay dân dụng trên đường băng dài 3.000m được xây dựng trên Đá Chữ Thập xuất phát từ Đảo Hải Nam.
Ông Aucoin nói, ông không thể đưa ra một ước tính về thời gian các máy bay quân sự của Trung Quốc bắt đầu hoạt động tại quần đảo Trường Sa.

“Đó là một sự không chắc chắn gây bất ổn”, ông Aucoin nói khi được hỏi về tác động của các cuộc tuần tra có thể có của chiến đấu cơ của Trung Quốc. Ông nói, điều này sẽ làm dấy lên những nghi ngờ về mục đích.
Máy bay của hãng hàng không dân dụng China Southern Airlines hạ cánh xuống đường bay Trung Quốc mới xây dựng trên Đá Chữ Thập ở Trường Sa hôm 6/1/2016.
Máy bay của hãng hàng không dân dụng China Southern Airlines hạ cánh xuống đường bay Trung Quốc mới xây dựng trên Đá Chữ Thập ở Trường Sa hôm 6/1/2016.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phần lớn vùng Biển Đông, trong khi Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền tại vùng biển này.
Mối quan tâm của cộng đồng quốc tế đang ngày càng tăng về những căng thẳng trên đường biển, nơi có ước tính khoảng 5 tỉ đôla thương mại qua lại hàng năm, bao gồm cả sản phẩm dầu khí được sử dụng bởi các quốc gia Đông Bắc Á.
Kể từ tháng 10 năm ngoái, hai tàu chiến của Hoa Kỳ đã tuần tra gần khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trong quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa với danh nghĩa tự do hoạt động hàng hải mà Bắc Kinh đã cảnh báo là khiêu khích.
Các quan chức Trung Quốc phàn nàn cuối tháng 12 năm ngoái rằng máy bay ném bom B-52 bay gần một trong những hòn đảo nhân tạo của Bắc Kinh.
Các máy bay trinh sát và vận chuyển khác của Hoa Kỳ thường bay khắp vùng Biển Đông.
Các tàu chiến và tàu dân sự của Trung Quốc thường xuyên đe dọa tàu hải quân Hoa Kỳ trong khu vực, nhưng Phó Đô đốc Aucoin cho biết quan hệ giữa hải quân hai nước sẽ tiếp tục, và coi mối quan hệ này là “tích cực”.
“Luật Biển Quốc tế đã giúp (Trung Quốc) trong nhiều năm. Chúng tôi chỉ muốn họ tôn trọng những quyền này để tất cả chúng ta có thể tiếp tục phát triển thịnh vượng”, ông Aucoin nói.

Đô đốc Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi cho biết hồi tháng Một nói rằng Trung Quốc không có kế hoạch quân sự hóa Biển Đông. Tuy nhiên, nước này sẽ “không bao giờ mất khả năng tự vệ”, ông Ngô nói, và cho biết thêm rằng, mức độ phòng thủ cơ bản phụ thuộc vào việc Trung Quốc bị đe dọa nhiều hay ít.
Trung Quốc đã gần hoàn thành một tàu bảo vệ bờ biển khổng lồ và có thể sẽ triển khai trang bị súng máy và đạn pháo ở Biển Đông, tờ Thời báo Hoàn cầu đưa tin vào tháng Giêng, gọi tàu này là “quái thú”.
Đội tàu tuần duyên màu trắng của Trung Quốc hầu hết được trang bị vòi rồng và còi báo động. Con tàu hiện đang được sửa chữa lớn hơn một số tàu hải quân của Hoa Kỳ đang tuần tra tại khu vực.

Theo Reuters, Bloomberg

Trung Quốc liên tục gửi thông điệp cho Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN
Hải quân Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc thao dượt ở Biển Đông. Bài viết trên Tân Hoa Xã cảnh cáo rằng ‘đánh giá thấp quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ những lợi ích cốt lõi sẽ là một sai lầm chết người’.
Hải quân Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc thao dượt ở Biển Đông. Bài viết trên Tân Hoa Xã cảnh cáo rằng ‘đánh giá thấp quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ những lợi ích cốt lõi sẽ là một sai lầm chết người’.
16.02.2016
Tân Hoa Xã, tờ báo chính thức của nhà nước Trung Quốc, hôm thứ Hai (15/2) liên tiếp đăng các bài viết gửi đi những thông điệp từ Bắc Kinh đến hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, diễn ra trong hai ngày 15/2 – 16/2 tại Sunnylands, bang California, Mỹ.

Bài viết trên Tân Hoa Xã cảnh cáo rằng ‘Washington nên nhớ Trung Quốc sẽ không bao giờ làm ngơ trước bất kỳ mưu toan nào thách thức chủ quyền không thể tranh cãi của mình’ và việc ‘đánh giá thấp quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ những lợi ích cốt lõi sẽ là một sai lầm chết người’.
Trong bài nhận định có tựa đề ‘Chính sách châu Á ích kỷ của Hoa Kỳ là cội nguồn căng thẳng khu vực’, Tân Hoa Xã nhắc đến phát biểu của Phó cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Ben Rhodes nói rằng Mỹ sẽ gửi đi một ‘thông điệp cứng rắn’ đến Trung Quốc, ngụ ý nói Bắc Kinh là kẻ quấy rối, hiếp đáp các láng giềng nhỏ về vấn đề Biển Đông.
Tác giả bài viết nói thay vì là cơ hội để Mỹ và ASEAN tăng cường quan hệ, hội nghị thượng đỉnh ở Sunnylands có thể bị phía Mỹ biến thành một mưu toan nhằm lợi dụng các nước ASEAN để đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
“Mỗi một quốc gia đều có ‘national interests’ tức là quyền lợi quốc gia, mà quyền lợi quốc gia chủ chốt của mỗi nước là lãnh thổ, độc lập, chủ quyền của mình. Vậy thì tại sao ông Tàu lại bắt những nước nhỏ không được đứng về phía này phía kia. Nếu bị Tàu bắt nạt, thì họ phải dựa vào một đế lực, tức là các cường quốc Âu, Mỹ chớ."
Bài báo nói ‘mỉa mai thay, trong khi kêu gọi những nỗ lực nhằm tránh có những hành động quân sự ở Biển Đông’, thì Washington lại gửi tàu khu trục đến gần đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng cũng như những phát biểu của các giới chức Hoa Kỳ liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Trong một bài phỏng vấn khác với chuyên gia Campuchia, Tân Hoa Xã nhắc Mỹ không nên sử dụng thượng đỉnh để chống Trung Quốc. Trước đó, phát biểu trước báo giới, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Đông Á Daniel Russel, từng khẳng định thượng đỉnh Mỹ-ASEAN không nhằm bài Trung Quốc.
Giáo sư Tạ Văn Tài của Đại học Harvard, Mỹ, nhận định về vấn đề này:
“Khi Mỹ muốn họp với các nước Đông Nam Á về vấn đề tự do lưu thông trên Biển Đông như vậy là nó chống Trung Quốc, tuy rằng về vấn đề ngoại giao nó không nói rõ, thành ra ông Tàu ông mới nổi nóng lên và nói những luận cứ mà thực sự ông sẽ thua.”
Bài nhận định của Tân Hoa Xã không quên so sánh Trung Quốc, ngược lại với Mỹ, đã luôn luôn ‘cổ xúy cho sự phát triển và ổn định trong khu vực’ qua sáng kiến ‘một vành đai, một con đường’ cũng như việc thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á châu. Bắc Kinh, theo tác giả, luôn thúc đẩy cho quy tắc ứng xử Biển Đông và việc xây dựng ‘hạ tầng dân sự’ của Trung Quốc là để đảm bảo tự do hàng hải.
Một bài viết khác cũng của Tân Hoa Xã nhắc nhở các nước thành viên ASEAN không nên đứng về phía nào giữa Mỹ và Trung Quốc trong hội nghị thượng đỉnh. Đòi hỏi này của Bắc Kinh, theo Giáo sư Tạ Văn Tài, là ‘rất chướng’.
“Mỗi một quốc gia đều có ‘national interests’ tức là quyền lợi quốc gia, mà quyền lợi quốc gia chủ chốt của mỗi nước là lãnh thổ, độc lập, chủ quyền của mình. Vậy thì tại sao ông Tàu lại bắt những nước nhỏ không được đứng về phía này phía kia. Nếu bị Tàu bắt nạt, thì họ phải dựa vào một đế lực, tức là các cường quốc Âu, Mỹ chớ."
Cuối bài, Tân Hoa Xã khẳng định ‘Hoa Kỳ không phải và sẽ không bao giờ là phát ngôn viên cho một tổ chức độc lập như ASEAN về bất kỳ vấn đề gì’ và nói ‘đây là thời gian để cho các quốc gia ASEAN tỉnh táo đầu óc để tách ra khỏi sự can thiệp của Hoa Kỳ’.

Không có nhận xét nào: