Tìm bài viết
Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị
Nhìn Ra Bốn Phương
Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016
Biển Đông: Phi Đạn - Trần Khải
Tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng... Trung Quốc hung hăng, không chịu lùi...Bản tin Reuters ghi rằng trước lúc ngoại trưởng Wang Yi đến Washington, Bộ ngoại giao Trung Quốc khẳng định: huy động quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông không khác các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ tại tiểu bang đảo Hawaii.
Tuần qua, Hoa Kỳ tố cáo Trung Quốc dựng phi đạn địa đối không tại Biển Đông, gây bất ổn trong vùng – Beijing không phủ nhận cũng không thừa nhận.
<!->
Trả lời câu hỏi của phóng viên về Biển Đông, về phi đạn địa đối không, phát ngôn viên Hua Chunying nói “Washington không nên dùng vấn đề cơ sở quân sự tại Biển Đông như là lý cớ để phản đối” – bà Hua nói “Hoa Kỳ không can dự tranh chấp tại Biển Đông, không nên là vấn đề trong quan hệ song phương”.
Theo lời phát ngôn viên Hua, sự gia tăng các hoạt động tuần thám bằng phi cơ và tàu chiến của Hoa Kỳ tại Biển Đông trong thời gian gần đây gây căng thẳng trong vùng – bà Hua nói: đó là nguyên nhân của quân sự hoá Biển Đông, Hoa Kỳ không nên phản ứng “nước đôi”.
Cùng ngày Thứ Hai, 1 viên chức hải quân cao cấp Hoa Kỳ báo tin: Australia các nước khác nên noi guơng Hoa Kỳ trong việc thực hành các hoạt động tự do hàng hải tại Biển Đông.
Beijing luôn xác quyết: mọi hoạt động xây dựng tại Biển Đông là vì mục đich dân sự. Công ty quốc doanh luới điện Hoa Nam loan báo sẽ thiết lập trạm quản trị luới điện tại huyện đảo Shansa, tại đảo Woody thuộc Hoàng Sa, nối luới điện với 16 đảo trong vùng.
Ngoại trưởng Wang hội đàm trong 2 ngày tại thủ đô Washington về vấn đề Bắc Hàn – phát ngôn viên Hua cũng nhắc lại lập trường của Beijing là phản đối ý định đặt hệ thống phi đạn phòng thủ tại Nam Hàn.
Và đó là lý do Việt Nam phải mua thêm vũ khí.
Bản tin RFI ghi rằng đang từ hạng 43, Việt Nam nhảy vọt lên hạng 8 trong bảng xếp hạng của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Stockholm-SIPRI về các nước nhập khẩu vũ khí trên toàn cầu. Trong giai đoạn từ 2011 đến 2015, Việt Nam mua vào gần 3 % vũ khí của thế giới, đứng trước cả Hàn Quốc hay Singapore. Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông là động cơ thúc đẩy Hà Nội tăng chi phí quân sự.
RFI ghi rằng Việt Nam bất ngờ trở thành một trong 10 nước mua vũ khí nhiều nhất trên thế giới trong giai đoạn 5 năm vừa qua. Theo các số liệu của viện SIPRI vừa được công bố ngày 22/02/2016, trong thời gian từ 2011 đến 2015, một nước nhỏ như Việt Nam đã mua vào 2,9 % vũ khí của thế giới. Đây là một tỷ lệ tương đương với Hoa Kỳ. Để so sánh, cũng trong giai đoạn vừa qua, một quốc gia như Hàn Quốc chỉ chiếm 2,6 % thị trường nhập khẩu vũ khí của toàn cầu, cho dù Seoul đang phải đối mặt với thách thức về an ninh, đặc biệt là trước những hành vi khiêu khích từ phía Bắc Triều Tiên.
RFI cũng ghi rằng một điểm đáng lưu ý khác được báo cáo vừa được công bố sáng Thư1ứ Hải của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Stockholm nêu bật, đó là bước nhảy vọt rất dài của Việt Nam trên thị trường nhập khẩu vũ khí của toàn cầu. So với giai đoạn 2006-2010 chi phí quân sự của Việt Nam chỉ đứng hạng thứ 43 trên thế giới, tương đương 0,4 % thị phần quốc tế. Nhưng chỉ 5 năm sau, các khoản chi tiêu quân sự của Việt Nam đã được nhân lên gấp 7 lần.
Mặt khác, BBC ghi rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam nói sẽ xem xét việc đưa cuộc chiến biên giới chống Trung Quốc năm 1979 và hải chiến Hoàng Sa 1974 vào sách giáo khoa sắp biên soạn.
Bản tin BBC cũng nhắc rằng hôm 21/2, trang tin VnExpress dẫn lời GS Vũ Dương Ninh, đồng chủ biên cuốn sách Lịch sử lớp 12, cho biết khó khăn khi làm sách.
Bản tin viết:
“Ông Ninh kể lại cuốn sách ra đời đầu những năm 2000.
“Sự kiện Hoàng Sa thời điểm đó chưa công bố thông tin nên chỉ có vấn đề chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía Bắc được đưa vào sách.”
“Ban đầu các tác giả viết khá dài và chi tiết về chiến tranh biên giới phía Bắc. Sau vì khuôn khổ sách giáo khoa quy định, chủ yếu vì lý do "quan hệ tế nhị" với nước bạn nên nội dung này bị sửa đi sửa lại nhiều. Từ 4 trang xuống chỉ còn 11 dòng.”...”
Trong khi đó, Báo Thanh Niên ghi nhận rằng một Báo Thái Lan lên án Trung Quốc đưa tên lửa ra Biển Đông.
Bản tin TN viết:
“Bangkok Post, một trong những tờ báo hàng đầu Thái Lan lên án việc Trung Quốc đưa tên lửa ra quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là hành động khiêu khích không cần thiết trong bài xã luận "ASEAN phải ngăn chặn Trung Quốc."...”
Trong khi đó, Báo Dân Trí ghi nhận rằng Mỹ có thể triển khai vũ khí đến Biển Đông.
Bản tin Dân Trí viết theo báo Scout cho biết các nhà chiến lược và nhà hoạch địch cấp cao của Bộ Quốc Phòng Mỹ đang cân nhắc triển khai các đơn vị pháo di động ở Biển Đông nếu cần thiết với chức năng là vũ khí phòng không sẵn sàng bắn hạ bất cứ tên lửa nào đe dọa khu vực...
Bản tin ghi thêm:
“Rõ ràng, một động thái như vậy sẽ cần đến sự phối hợp chặt chẽ với các đồng minh của Mỹ ở khu vực bởi Mỹ không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.”
Bản tin Dân Trí viết:
“Hệ thống vũ khí có thể được Mỹ triển khai tới khu vực đó là khẩu pháo M777 Howitze hay Paladin. “Chúng tôi có thể sử dụng Howitzers và loại pháo có thể ngăn chặn các mối đe dọa từ tên lửa tầm xa hay tên lửa hành trình”, một quan chức quân đội cấp cao của Mỹ cho biết. Theo quan chức này, loại pháo này có thể chặn các tên lửa đang tìm cách tiếp cận và ưu điểm của nó là có thể di chuyển hoặc thay đổi mục tiêu một cách nhanh chóng...”
Biển Đông chập chùng phi đạn...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét