(Hình minh hoạ)
Ngày 4/2/2016, TPP đã được ký kết tại Auckland (Tân Tây Lan). Giờ đây, 12 quốc gia nắm giữ 40% kinh tế thế giới, có hai năm để phê chuẩn hay từ chối hiệp định. TPP gồm các thành viên : Mỹ, Nhật, Malaysia, Việt Nam, Singapore, Brunei, Úc, New Zealand, Canada, Mexico, Chile và Peru. TPP cho phép Mỹ thiết lập các quy tắc của lộ trình trong thế kỷ 21. Điều này đặc biệt quan trọng đối với một khu vực năng động như Á Châu-Thái Bình Dương. TPP đã được thỏa thuận sau nhiều năm đàm phán và nhiều thời hạn bị bỏ lỡ.<!->
Trưởng phái đoàn Mỹ, Michael Froman nói rằng : Mỹ sẽ mất 100 tỳ USD mỗi năm nếu TPP không được phê chuẩn. Ông Froman không che dấu gì thực tế TPP là một thành tố quan trọng trong chiến lược chống Trung Quốc tại Châu Á.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Aston Carter cũng cho rằng, ngoài các lợi ích kinh tế và thương mại đối với Mỹ, TPP còn góp phần gắn chặt khu vực Á Châu-Thái Bình Dương vào Mỹ, và tăng cường hiệu năng hoạt động của Mỹ trong khu vực. Aston Carter không ngần ngại nói rằng : “TPP cũng quan trọng không kém gì một tầu sân bay mới, được phái đến vùng Thái Bình Dương”.
Tổng thống Obama cho biết : “TPP cho phép Mỹ, chứ không phải những nước như Trung Quốc, viết ra những nguyên tắc của thế kỷ 21, đặc biệt quan trọng trong một khu vực năng động như Á Châu-Thái Bình Dương”
Sau khi TT Obama nói như trên, một bài xã luận trên Tân Hoa Xã chỉ trích rằng : “ Tổng thống Obama đã bộc lộ tư tưởng kiêu ngạo và lỗi thời. Trung Quốc duy trì một thái độ cởi mở với TPP và khuyên TT Obama không nên gạt Trung Quốc ra ngoài để trở thành kẻ thù tưởng tượng”.
Với các tiêu chuẩn cực cao của mình vể mọi mặt, TPP sẽ quy định các chuẩn mực mới cho nền thương mại và đầu tư quốc tế trong thế kỷ này, và buộc Trung Quốc phải thích ứng các quy tắc về mậu dịch và đầu tư thương mại của riêng họ, sao cho thích hơp với các tiêu chuẩn của TPP.
Theo tờ New York Times thì : “Việc TPP ra đời là một chiến thắng của Mỹ trong cuộc,tranh giành ánh hưởng ở Châu Á đối với Trung Quốc”. Tăng trưởng của Trung Quốc năm 2015 là 6,9 %, thấp nhất kể từ năm 1990, nên bất kỳ căng thẳng nào đối với Mỹ hoặc đối với các láng giềng sẽ gây phương hại cho nỗ lực cứu vãn nền kinh tế của Bắc Kinh.
Tuy TPP đã được ký kết nhưng vẫn còn nhiều chướng ngại cần giải quyết. Xin qúy độc gỉa theo dõi những đoạn viết tiếp theo.
Những chướng ngại cần giải quyết
Sau hơn 5 năm thương thuyết, 12 nước ven Thái Bình Dương, hôm 4/2/2016, đã ký kết Hiệp Định Hợp Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại New Zealand. Theo VOA thì hiệp định này đang phải đối mặt với nhiều chướng ngại.
Ngay trên đất Hoa Kỳ, Quốc hội Mỹ vẫn chưa dứt khoát ủng hộ và TT Obama đang ra sức kêu gọi : “Chúng ta đặt ra luật lệ. Qúy vị có muốn chứng tỏ sức mạnh cũa đất nước chúng ta trong thế kỷ này không. Hãy cho chúng tôi những công cụ đề chấp hành hiệp định”. Tại Washington DC, các nhân vật đấu tranh đã tụ tập, ngày 4/2/2016, dưới trời mưa để chống đối hiệp định mà họ cho là thí dụ điển hình của sự tham lam quá độ của các công ty lớn. Những người biểu tình cho rằng TPP là một bước hướng tới nền độc tài của các công ty, hướng tới sự kết thúc của các quyền trong nền dân chủ.
Tại thủ đô Santiago của Chile, nông dân bày tỏ sự lo ngại về tác động của các tiêu chuẩn mới về công nghệ sinh học.
Tại Kuala Lumpur những người biểu tình cho rằng nước Mỹ muốn kiểm soát những hoạt động kinh doanh của Malaysia. Nhìn chung, ở nhiều nơi, người lao động cho rằng TPP là một sự phản bội đối với những công nhân không thể cạnh tranh với những nước có giá thành lao động thấp.
Đại diện thương mại Mỹ, Michael Froman thì cho rằng những nhận định nói trên không chính xác. Ông cho biết, TPP sẽ có ích rất nhiều cho hoạt động xuất khẩu và giúp cho nền kinh tế Mỹ có thêm 100 tỷ USD mỗi năm.
Các nhà phân tích cho rằng sẽ phải mất hai năm nữa thì TPP mới được thực thi. Cơ quan lập pháp của các nước hành viên còn phải xem xét rất nhiều luật lệ và quy định mới. Tại Hoa Kỳ,sự phê chuẩn của quốc hội trong một năm có bầu cử là một viếc khó xảy ra.
Bộ Trưởng Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng. tại lễ ký kết tuyên bố: “ Đây là một cột mốc lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, và đây là lần đầu tiên Việt Nam đàm phán và ký kết một hiệp ước tự do thương mại thế hệ mới, với tiêu chuẩn cao”. TPP sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm 68 tỷ USD năm 2025 nhờ thuế nhập khẩu hạ xuống mức số 0.
Cân nhắc lợi ích và rủi ro nếu Việt Nam được gia nhập TPP.
Để được vào TPP vấn đề quan trọng nổi bật nhất trong các cuộc đối thoại Mỹ Việt là đối thoại về cải cách tư pháp. Chính quyền CSVN cam kết sẽ sửa đổi luật pháp cho hợp với Hiến Pháp Việt Nam và các Công Ước Quốc Tế.
Để giúp Việt Nam cải cách tư pháp, người Mỹ đã phải thảo luận rất nhiều về việc sửa đổi bộ luật Hình Sự và bộ luật Tố Tụng Hình Sự. Người Mỹ cũng thảo luận rất nhiều về những điều khoản liên quan đến trong “an ninh quốc gia” trong bộ luật hình sự, những điều khoản được sử dụng thường xuyên để truy tố người dân chỉ trích nhà nước trên mạng.
Người Mỹ đã đề nghị phía Việt Nam đưa ra một lộ trình và cả một kế hoạch soạn thảo luật về lập hội. Điều quan trọng là Quốc Hội Việt Nam phải tham vấn đầy đủ khối xã hội dân sự, phải quan tâm đến những băn khoăn của họ và phải bảo đảm rằng những phần quan trọng của bộ luật Hình Sự phải được sửa đổi.
Việc gia nhập TPP gắn chặt với yêu cầu là phải tuân thủ các tiêu chuẩn đã được quốc tế công nhận về vấn đề lao động. Tiêu chuẩn quan trọng nhất là tiêu chuẩn về quyền lao động và quyền tự do lập hội. Đó là một đòi hỏi bắt buộc và là một phần chủ yếu trong cuộc thương thảo giữa người Mỹ và chính phủ cộng sản Việt Nam.
Công nhân Việt Nam cần được pháp luật bảo vệ. Điều đó rất có lợi cho nhà nước vì nó củng cố quan hệ ổn định giữa công nhân và giới chủ, đồng thời giúp Việt Nam được chấp nhận vào TPP. Quốc hội Mỹ cũng rất quan tâm về các vấn đề nhân quyền khác. Triển vọngViệt Nam gia nhập TPP sẽ trở thành hiện thực nếu các nhân quyền được cải thiện, tự do được trả lại cho tù nhân lương tâm và các cải cách tư pháp được tiến hành.
Các lợi ích kinh tế và chiến lược của việc Việt Nam tham gia TPP thật ra lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ rủi ro nào mà nhà nước Việt Nam phải đối mặt nếu họ chấp nhận các yêu cầu của TPP.
Một khi TPP được thông qua thỉ sẽ có tất nhiều cơ chế để khuyến khích nhà nước Việt Nam thực thi và tuân thủ các cam kết của họ. Mọi việc sẽ không hẳn là dễ dàng nhưng TPP là một cơ hội đễ nâng cao năng lực và hỗ trợ cho những người đang nỗ lực tạo ra thay đổi và cải cách..
Cho nên, bất kỳ hành động tích cực nào của chính phủ Việt Nam đều sẽ có lợi cho triển vọng vào TPP và bất kỳ hành động tiêu cực nào cũng đều có hại.
*
Nếu Việt Nam được chấp thuận vào TPP thì sẽ có một hiệp định với những cam kết cụ thể về quyền lao động và quyền lập hội. Hoa Kỳ sẽ giám sát chặt chẽ việc thi hành nếu hiệp định kia được ký kết.
Do đó tiếng nói của những người đang đấu tranh vì nhân quyền tại Việt Nam sẽ là những tiệng nói vô cùng mạnh mẽ. Nó sẽ vươn xa ra ngoài Việt Nam, được cả thế giời lắng nghe và sẽ tiếp tục được lắng nghe.
Ở đây cần phải nhắc lại một lần nữa rằng những cảỉ cách mà Việt Nam được yêu cầu tiến hành, không phải là những rủi ro mà là những yếu tố để giúp cho Việt Nam được mạnh mẽ hơn, an toàn hơn, ổn định hơn và thịnh vượng hơn.
Tất cả những thành viên của TPP đều phải đáp ứng những đòi hỏi nhất định, trong đó quan trọng nhất là việc tôn trọng các quyền lao động. Các đòi hỏi đó chỉ có ích cho chính quyền và nhân dân Việt Nam mà thôi. Cho nên nếu phải bỏ lỡ cơ hội hãn hữu này thì thật là đáng tiếc.
Việc bắt buộc phải thỏa mãn Luật Công Đoàn Độc Lập
Ngày 5/11/2015 toàn bộ nội dung của Hiệp Ước Thương Mại Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được toà Bạch Ốc phổ biến trên mạng thông tin đại chúng Medium và gửi đến địa chỉ điện thư của nhiều công dân.
Hiệp Ước TPP gồm 30 chương và một số thỏa hiệp bên lề quy định trao đổi thương mại giữa 12 quốc gia thuộc vùng Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam nhưng không có Trung Quốc. Đây là một thỏa hiệp lớn nhất từ trước tới nay. Tổng sản phẩm nội địa của 12 nước này chiếm khoảng 40% nền kinh tế thế giới. Hiệp ước TPP sẽ loại bỏ hầu hết những thuế nhập cảng và những hàng rào thương mại đối với những hàng hóa trao đổi giữa 12 nước hội viên.
TPP có riêng một chương về lao động theo đó tất cả mọi thành viên phải cho phép công nhân thành lập công đoàn lạo động. Phải cho phép công nhân quyền thương lượng tập thể, không được cưỡng chế lao động, không được sử dụng lao động trẻ em và phân biệt đối xử trong việc làm. Những vi phạm sẽ phải chịu hình phạt thương mại.
Ông Manilowsky, phụ tá bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Quyền Lao Động, tuyên bố nghiêm túc rằng, phần lớn những hiệp định thương mại chỉ là những hứa hẹn nhưng lần này Việt Nam phải có những cam kết rất cụ thể để thay đổi luật lệ. Việt Nam phải cho phép công nhân thành lập công đoàn độc lập có quyền đình công không những về lương bổng, về giờ làm việc mà cả về điều kiện và quyền làm việc.
Những công đoàn độc lập không bắt buộc phải tham gia vào Liên Đoàn Lao Động của chính quyền nhưng có thể liên kết với nhau hoặc tìm trợ giúp của bất cứ tổ chức lao động quốc tế nào khác, chẳng hạn như AFL-CIO của Mỹ.
Một ủy ban độc lập gồm ba chuyên viên lao động của Việt Nam, của Hoa Kỳ và của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế sẽ theo dõi sự tuân thủ của Việt Nam đối với những đòi hỏi nói trên. Ủy ban sẽ thực hiện những cuộc duyệt xét khi cần thiết.
Việt Nam có 5 năm để thi hành những giao ước về lao động. Nếu những giao ước không đươc thỏa mãn trong thời gian ấn định thì Hoa Kỳ sẽ từ chối những quyền lợi thương mại của Việt Nam. Quyết định gia nhập TPP là một quyết định hoàn toàn hợp lý của Việt Nam. Cải tổ luật lao động là bước đầu để có thể “thoát Trung” và hội nhập thế giới văn minh.
Lộ trình TPP cuả CSVN sau Đại Hội Đảng thứ 12
Đại Hội Đảng CSVN thứ 12 đã kết thúc hôm 28-1-2016 . Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được bẩu lại chúc vụ cũ trong một giàn lãnh đạo mới bao gồm 19 ủy viên Bộ Chính Trị. Nguyễn Tấn Dũng phải rời bỏ ghế thủ tướng, về hưu, và không còn ở trong nhóm cầm quyền tại Hà Nội nữa. Quan hệ giữa Việt Nam, Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ chuyển biến ra sao ? Đó là câu hỏi mang tính thời sự nhất vào lúc này.
Câu hỏi đó được đưa ra là vì theo nhận định của nhiều nhà phân tích, thủ tướng Dũng được đánh giá là một người năng nổ trong chủ trương xích lại gần Hoa Kỳ trong khi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được xem là thuộc loại bảo thủ, thậm chí thân Trung Quốc.
Theo nhiều nhà quan sát thì với giàn lãnh đạo mới, quan hệ song phương Việt-Mỹ vẫn sẽ tiếp tục như trong những năm qua. Sự tiếp tục này được thấy trong lãnh vực kinh tế với Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), được ký kết và phê chuẩn ít ra từ phía Việt Nam, lẫn trong chiến lược quốc phòng của Việt Nam tại Biển Đông.
Trong Hội Nghị Trung Ương Đảng họp hôm 13-1-2016 ông Nguyền Phú Trọng đã đưa ra vấn đề “quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ chuyển biến ra sao” để thảo luận. Trung ương đã phán xét, đã ghi nhận có những khó khăn và trở ngại, nhưng họ sẵn sàng chấp nhận. Sau cùng đã có đồng thuận về việc ký kết và phê chuẩn hiệp ước đó.
Các nhà lãnh đạo VIệt Nam lúc này tương đối đã hiểu Mỹ hơn vì đều đã qua thăm Mỹ. Vì thế xu thế nghi kỵ Mỹ đã không tăng lên. Nguyễn Phú Trọng trong chuyến đi thăm Mỹ năm 2015 đã tuyên bố là Việt Nam sẽ tìm đủ mọi cách để tham gia TPP. Nhìn chung, về mặt kinh tế, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ với Mỹ qua hiệp ước quan trọng này.
*
Theo một vài nhận định đến từ nước ngoài thì, trong số các quốc gia tham dự TPP, có lẽ Việt Nam là nước trong đó công chúng ủng hộ hiệp đinh mạnh mẽ nhất. Sự ủng hộ đó đòi hỏi người dân Việt Nam phải tích cực đấu tranh cho “cải cách” để thực hiện bằng được cơ hội mà TPP đang mở ra. Phải rứt khóat và quyết liệt từ bỏ mớ rẻ rách chủ nghĩa Marx Lenin mà Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa có can đảm vứt vào sọt rác./.
Nguyễn Cao Quyền
_
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét