Kính gửi quý vị trưởng thượng và quý anh chị con cóc cuối tuần.
Dạo:
Diệu thay Đạo Pháp không lời,
Trong im lặng chính một trời sấm vang.
Cóc cuối tuần:
默 如 雷
雷 聲 寂 寂 震 乾 坤,
菩 薩 入 微 妙 法 門.
帝 釋 讚 揚 全 日 夜,
空 生 靜 坐 整 晨 昏.
高 徒 看 覺 花 而 笑,
良 馬 眺 鞭 影 便 奔.
大 士 搖 壇 經 已 講,
因 為 至 道 本 無 言.
陳 文 良
<!>
Âm Hán Việt:
Mặc Như Lôi
Lôi thanh tịch tịch chấn càn khôn,
Bồ tát nhập vi diệu pháp môn.
Đế Thích tán dương toàn nhật dạ,
Không Sinh tĩnh tọa chỉnh thần hôn.
Cao đồ khan giác hoa nhi tiếu,
Lương mã thiếu tiên ảnh tiện bôn.
Đại Sĩ dao đàn, kinh dĩ giảng,
Nhân vi Chí Đạo bản vô ngôn.
Trần Văn Lương
Nghĩa:
Im Lặng Như Sấm Sét (1)
Tiếng sấm lặng lẽ làm rúng động trời đất,
Bồ tát nhập vào pháp môn huyền diệu. (2)
Đế Thích tán thán thâu ngày đêm,
Không Sinh ngồi tĩnh tọa suốt sáng tối. (3)
Người trò giỏi nhìn đóa hoa của giác ngộ mà cười, (4)
Con ngựa giỏi liếc (thấy) bóng của roi bèn chạy. (5)
Đại Sĩ lay cái đài cao, kinh đã giảng (xong), (6)
Bởi chưng Đạo Lớn (7) vốn không lời. (8)
Chú thích:
(1) Mặc Như Lôi: đây là một thuật ngữ của Phật giáo, đặc biệt là của Thiền tông, ngụ ý nói rằng mặc dù Phật, các Bồ tát và chư Tổ thường dùng im lặng để khai ngộ cho các đệ tử, nhưng tác động của sự im lặng này mạnh mẽ như là sấm sét.
(2) Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, bản dịch của Thiền sư Thích Duy Lực, phẩm thứ chín, Nhập Pháp Môn Bất Nhị:
... Khi đó Văn Thù hỏi Duy Ma Cật rằng:
- Chúng tôi mỗi mỗi đã tự nói xong. Nay đến lượt nhơn giả nói : "Thế nào là nhập pháp môn bất nhị của Bồ tát ?"
Duy Ma Cật im lặng. Văn Thù tán thán rằng:
- Lành thay ! Lành thay ! Cho đến chẳng có văn tự, lời nói mới là chơn nhập pháp môn bất nhị.
"
(Xin xem thêm Bích Nham Lục, tắc 87: Duy Ma Bất Nhị).
(3) Bích Nham Lục, tắc 6: Vân Môn Hảo Nhật: Trích lời Bình của Viên Ngộ (bình bài Tụng của Tuyết Đậu):
...
Như Tu Bồ Đề (*) tránh ồn ào tìm chốn yên tĩnh, vào trong hang núi tĩnh tọa, vua trời
(Đế Thích) làm mưa hoa xuống tán thán Tu Bồ Đề rằng, "Tôi trọng tôn giả khéo giảng Bát nhã". Tu Bồ Đề nói, "Tôi chưa từng nói một chữ nào về Bát nhã".
Đế Thích nói, "Tôn giả không có nói, tôi cũng không có nghe. Không nói không nghe, đó mới thật là nói về Bát Nhã".
(*) Tên khác là Không Sinh.
(4) Vô Môn Quan, tắc 6: Thế Tôn Niêm Hoa:
Xưa Thế Tôn tại pháp hội Linh Sơn giơ cành hoa lên để thị chúng. Lúc đó mọi người đều lặng thinh, chỉ có Ca Diếp nở mặt mỉm cười.
Phật bảo:
- Ta có chính pháp nhãn tạng, diệu tâm Niết bàn, tướng thực không tướng, pháp môn vi diệu, không lập văn tự, tuyền riêng ngoài giáo, nay phó chúc cho Ma Ha Ca Diếp.
(5) Vô Môn Quan, tắc 32: Ngoại Đạo Vấn Phật:
Cử:
Một kẻ ngoại đạo hỏi Phật:
- Không hỏi hữu ngôn, không hỏi vô ngôn.
Thế Tôn ngồi yên trên tòa. Ngoại đạo tán thán nói:
- Thế Tôn đại từ đại bi, khai mở đám mây tối tăm cho tôi, khiến cho tôi được vào.
Rồi làm lễ đầy đủ mà đi. A Nan tìm hỏi Phật:
- Ngoại đạo ngộ cái gì mà tán thán rồi đi vậy?
Thế Tôn nói:
- Như ngựa giỏi của thế gian, thấy bóng roi bèn chạy.
(Xin xem thêm Bích Nham Lục, tắc 65: Ngoại Đạo Lương Mã)
(6) Bích Nham Lục, tắc 69: Đại Sĩ Giảng Kinh:
Cử:
Lương Vũ Đế thỉnh Phó Đại Sĩ giảng kinh. Đại Sĩ lên tòa giảng,
lay bàn một cái rồi xuống khỏi tòa.
Vũ Đế ngạc nhiên.
Chí Công hỏi: "Bệ hạ có hiểu không?".
Đế bảo: "Không hiểu".
Chí Công nói: "Đại Sĩ giảng kinh xong rồi".
(7) Về chữ Đạo Lớn (Chí Đạo) xin xem thêm Tín Tâm Minh của Tam tổ Tăng Xán.
(8) Bích Nham Lục, tắc 12: Động Sơn Tam Cân:
Trích lời Bình của Viên Ngộ:
... Há không thấy người xưa bảo: Đạo vốn không lời, nhân lời mà bày tỏ đạo,
thấy đạo rồi tức quên lời.
Xin so sánh với:
- Lão tử Đạo Đức Kinh, chương Thể Đạo: "Đạo khả đạo, phi thường đạo" và chương Dưỡng Thân:
"Thị dĩ thánh nhân xử vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo" (Vì vậy
thánh nhân dùng "vô vi" mà xử sự, dùng "không lời" mà dạy dỗ).
- Trang tử Nam Hoa Kinh, thiên Trí Bắc Du: "Cố thánh nhân hành bất ngôn
chi giáo" (Cho nên thánh nhân thực hành việc giáo hóa mà không dùng lời nói).
Phỏng dịch thơ:
Im Lặng Sấm Sét
Lặng im như sấm nổ tung trời,
Bồ tát làm thinh khéo độ người.
Đế Thích tán dương thời chẳng dứt,
Không Sinh tĩnh tọa phút nào ngơi.
Ngựa hay roi chửa hươi đà chạy,
Kẻ ngộ hoa vừa thấy vội cười.
Đại Sĩ ngậm hơi, kinh giảng trọn,
Bởi chưng Đạo Lớn vốn không lời.
Trần Văn Lương
Cali, 9/2024
Lời bàn của Phi Dã Thiền Sư:
Thế Tôn lặng thinh, Duy Ma Cật không lời, thế mà sự im lặng lại vang như sấm sét!
Quả có lý này ư?
Trong kinh (Hoa Nghiêm, Lăng Già) Đức Phật dạy rằng trong 49 năm giáo hóa Ngài chưa hề nói một chữ hay một lời nào.
Khó hiểu thật ư? Hãy nhìn cánh hoa kia và khẽ mỉm cười!
Đấy!
Lành thay!
Âm Hán Việt:
Mặc Như Lôi
Lôi thanh tịch tịch chấn càn khôn,
Bồ tát nhập vi diệu pháp môn.
Đế Thích tán dương toàn nhật dạ,
Không Sinh tĩnh tọa chỉnh thần hôn.
Cao đồ khan giác hoa nhi tiếu,
Lương mã thiếu tiên ảnh tiện bôn.
Đại Sĩ dao đàn, kinh dĩ giảng,
Nhân vi Chí Đạo bản vô ngôn.
Trần Văn Lương
Nghĩa:
Im Lặng Như Sấm Sét (1)
Tiếng sấm lặng lẽ làm rúng động trời đất,
Bồ tát nhập vào pháp môn huyền diệu. (2)
Đế Thích tán thán thâu ngày đêm,
Không Sinh ngồi tĩnh tọa suốt sáng tối. (3)
Người trò giỏi nhìn đóa hoa của giác ngộ mà cười, (4)
Con ngựa giỏi liếc (thấy) bóng của roi bèn chạy. (5)
Đại Sĩ lay cái đài cao, kinh đã giảng (xong), (6)
Bởi chưng Đạo Lớn (7) vốn không lời. (8)
Chú thích:
(1) Mặc Như Lôi: đây là một thuật ngữ của Phật giáo, đặc biệt là của Thiền tông, ngụ ý nói rằng mặc dù Phật, các Bồ tát và chư Tổ thường dùng im lặng để khai ngộ cho các đệ tử, nhưng tác động của sự im lặng này mạnh mẽ như là sấm sét.
(2) Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, bản dịch của Thiền sư Thích Duy Lực, phẩm thứ chín, Nhập Pháp Môn Bất Nhị:
... Khi đó Văn Thù hỏi Duy Ma Cật rằng:
- Chúng tôi mỗi mỗi đã tự nói xong. Nay đến lượt nhơn giả nói : "Thế nào là nhập pháp môn bất nhị của Bồ tát ?"
Duy Ma Cật im lặng. Văn Thù tán thán rằng:
- Lành thay ! Lành thay ! Cho đến chẳng có văn tự, lời nói mới là chơn nhập pháp môn bất nhị.
"
(Xin xem thêm Bích Nham Lục, tắc 87: Duy Ma Bất Nhị).
(3) Bích Nham Lục, tắc 6: Vân Môn Hảo Nhật: Trích lời Bình của Viên Ngộ (bình bài Tụng của Tuyết Đậu):
...
Như Tu Bồ Đề (*) tránh ồn ào tìm chốn yên tĩnh, vào trong hang núi tĩnh tọa, vua trời
(Đế Thích) làm mưa hoa xuống tán thán Tu Bồ Đề rằng, "Tôi trọng tôn giả khéo giảng Bát nhã". Tu Bồ Đề nói, "Tôi chưa từng nói một chữ nào về Bát nhã".
Đế Thích nói, "Tôn giả không có nói, tôi cũng không có nghe. Không nói không nghe, đó mới thật là nói về Bát Nhã".
(*) Tên khác là Không Sinh.
(4) Vô Môn Quan, tắc 6: Thế Tôn Niêm Hoa:
Xưa Thế Tôn tại pháp hội Linh Sơn giơ cành hoa lên để thị chúng. Lúc đó mọi người đều lặng thinh, chỉ có Ca Diếp nở mặt mỉm cười.
Phật bảo:
- Ta có chính pháp nhãn tạng, diệu tâm Niết bàn, tướng thực không tướng, pháp môn vi diệu, không lập văn tự, tuyền riêng ngoài giáo, nay phó chúc cho Ma Ha Ca Diếp.
(5) Vô Môn Quan, tắc 32: Ngoại Đạo Vấn Phật:
Cử:
Một kẻ ngoại đạo hỏi Phật:
- Không hỏi hữu ngôn, không hỏi vô ngôn.
Thế Tôn ngồi yên trên tòa. Ngoại đạo tán thán nói:
- Thế Tôn đại từ đại bi, khai mở đám mây tối tăm cho tôi, khiến cho tôi được vào.
Rồi làm lễ đầy đủ mà đi. A Nan tìm hỏi Phật:
- Ngoại đạo ngộ cái gì mà tán thán rồi đi vậy?
Thế Tôn nói:
- Như ngựa giỏi của thế gian, thấy bóng roi bèn chạy.
(Xin xem thêm Bích Nham Lục, tắc 65: Ngoại Đạo Lương Mã)
(6) Bích Nham Lục, tắc 69: Đại Sĩ Giảng Kinh:
Cử:
Lương Vũ Đế thỉnh Phó Đại Sĩ giảng kinh. Đại Sĩ lên tòa giảng,
lay bàn một cái rồi xuống khỏi tòa.
Vũ Đế ngạc nhiên.
Chí Công hỏi: "Bệ hạ có hiểu không?".
Đế bảo: "Không hiểu".
Chí Công nói: "Đại Sĩ giảng kinh xong rồi".
(7) Về chữ Đạo Lớn (Chí Đạo) xin xem thêm Tín Tâm Minh của Tam tổ Tăng Xán.
(8) Bích Nham Lục, tắc 12: Động Sơn Tam Cân:
Trích lời Bình của Viên Ngộ:
... Há không thấy người xưa bảo: Đạo vốn không lời, nhân lời mà bày tỏ đạo,
thấy đạo rồi tức quên lời.
Xin so sánh với:
- Lão tử Đạo Đức Kinh, chương Thể Đạo: "Đạo khả đạo, phi thường đạo" và chương Dưỡng Thân:
"Thị dĩ thánh nhân xử vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo" (Vì vậy
thánh nhân dùng "vô vi" mà xử sự, dùng "không lời" mà dạy dỗ).
- Trang tử Nam Hoa Kinh, thiên Trí Bắc Du: "Cố thánh nhân hành bất ngôn
chi giáo" (Cho nên thánh nhân thực hành việc giáo hóa mà không dùng lời nói).
Phỏng dịch thơ:
Im Lặng Sấm Sét
Lặng im như sấm nổ tung trời,
Bồ tát làm thinh khéo độ người.
Đế Thích tán dương thời chẳng dứt,
Không Sinh tĩnh tọa phút nào ngơi.
Ngựa hay roi chửa hươi đà chạy,
Kẻ ngộ hoa vừa thấy vội cười.
Đại Sĩ ngậm hơi, kinh giảng trọn,
Bởi chưng Đạo Lớn vốn không lời.
Trần Văn Lương
Cali, 9/2024
Lời bàn của Phi Dã Thiền Sư:
Thế Tôn lặng thinh, Duy Ma Cật không lời, thế mà sự im lặng lại vang như sấm sét!
Quả có lý này ư?
Trong kinh (Hoa Nghiêm, Lăng Già) Đức Phật dạy rằng trong 49 năm giáo hóa Ngài chưa hề nói một chữ hay một lời nào.
Khó hiểu thật ư? Hãy nhìn cánh hoa kia và khẽ mỉm cười!
Đấy!
Lành thay!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét