Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2024

Giới Thiệu Chiều Nhạc Đặc Biệt: Những Tình Khúc “Em Không Nghe Mùa Thu!” và Kính Chuyển Tin Thế Giới Đó Đây - Lê Văn Hải


Giới Thiệu Chiều Nhạc Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật Truyền Thống (Lần Thứ Tư) Mỗi Mùa…Thu Về! *Do Văn Thơ Lạc Việt Tổ Chức Hằng Năm! Với những tiếng hát, gói cả hồn thơ, của các Văn Thi Sĩ VTLV và nghệ sĩ thân hữu, gồm những bản tình ca nên thơ, khi trời Vào Thu! Đã được nhiều người yêu mến nhất, vùng Thung Lũng Hoa Vàng.
<!>


Trân Trọng Giới Thiệu Chiều Nhạc: Những Tình Khúc “Em Không Nghe Mùa Thu!”
Lúc 3 giờ chiều, Chủ Nhật, ngày 22 tháng 9, năm 2024
Tại Cà Phê Lovers, 1855 Aborn Rd, San Jose, Ca 95121.
*Nước uống tự do! vào cửa tự do!
-Phần văn nghệ do nhóm “Tuổi Trẻ Hải Ngoại” do Cô Thanh Loan và Thầy Thái đảm trách. Chưa kể, Quý Anh Chị Em nhóm “Sài Gòn Nhớ” yểm trợ, cộng tác tối đa.


Quý Vị tham dự, ngoài thưởng thức, những giọng ca nổi tiếng, ấm áp, có hồn, nhất trong vùng: Khôi Nguyên, Hạnh Thảo, Ngọc Hoa, Văn Khoa, Lệ Hà, Thanh Trúc, Thúy Nga, Hồng Nguyễn, Minh Thúy…với những nhạc phẩm, lời thơ, đưa người nghe vào khung cảnh mơ mộng, tuyệt vời của Mùa Thu yêu thương: Giấc Mơ Mùa Thu, Mùa Thu Cho Em, Mấy Độ Thu Về, Mùa Thu Trong Mưa, Thu Ca, Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội, Không Còn Mùa Thu…và còn rất nhiều những nhạc phẩm tình ca khác. Còn ngạc nhiên hơn nữa, với nhiều giọng ca Tuổi Thơ, mà giọng hát, cách trình bày, không thua gì ca sĩ chuyên nghiệp! nói chuyện tiếng Việt lưu loát! còn…hơn cả người lớn! Riêng các Tuổi Thơ, vẫn trong dịp Tết Trung Thu, BTC sẽ có quà đặc biệt cho mỗi em!
-Không phải năm nay, mà từ năm ngoái, VTLV đã giới thiệu Các Em, là những thế hệ nối tiếp, đầy khả năng gìn giữ tiếng Mẹ! Kính mong Quý Vị tham dự thật đông, để cổ võ tinh thần Các Bé mầm non, con cháu chúng ta!

-Một mục vui không thể thiếu, là mục mừng Sinh Nhật các Thành Viên VTLV, sinh trong 6 tháng cuối năm.
-Nhân dịp này, cũng xin giới thiệu 3 tác phẩm mới, của Tác Giả Chinh Nguyên. Tất cả số tài chánh thu được, sẽ được gởi về cho Cha Lý để Ngài có thêm phương tiện trị bịnh cuối đời!
-Để tăng thêm không khí vui nhộn, BTC có10 phần quà trong mục Lô Tô, gởi đến với Quý Vị may mắn trong Mùa Lễ cuối năm sắp đến!
Chắc chắn phải là buổi Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật Ca Nhạc vui tươi và nhiều ý nghĩa, trong Mùa Thu Vàng 2024, mùa của Thi Nhân, mơ mộng, ấm áp đầy tình người.
-Đây là buổi nhạc Truyền Thống, lần thứ 4! Năm nào Quý Khách cũng đông nghẹt, không còn chỗ ngồi! Hy vọng năm nay cũng thế! Buổi văn nghệ hiếm có, đặc sắc nhất mỗi Mùa Thu, bỏ qua rất uổng!

VTLV Trân Trọng Kính Mời.
Trưởng BTC: Lê Văn Hải


Văn nghệ: Vài bài thơ về mùa thu hay và đặc sắc trong những ngày Vào Thu


-Mùa thu mang nỗi buồn miên man, khiến cho lòng người hòa mình vào cảnh mùa thu lá rơi, tạo ra các kiệt tác thơ về mùa thu, vang danh đời đời.
Tại sao mùa thu đặc biệt trong lòng nhiều người như thế?
Sau những đợt nắng gắt của mùa Hè thì mùa Thu là tháng “giải nhiệt” để mọi người thư giãn và tận hưởng khí hậu mát mẻ. Mùa Thu còn là thời điểm tuyệt vời để diện những chiếc áo khoác, khăn quàng cổ, để cùng đi dạo với người tính, bạn bè. Không gì có thể giúp bạn thư giãn và trẻ trung hóa hơn việc tận hưởng thiên nhiên và quan sát cảnh vật cùng những người thân yêu và sáng tác thơ về mùa thu hay.

Mùa Thu cũng là thời điểm lý tưởng cho những người yêu thích vẻ đẹp cổ điển và lãng mạn đi tìm cái đẹp. Với khung cảnh yên bình và tiết trời se lạnh, chúng ta sẽ cùng ngồi hoài niệm về một thời đã qua. Mùa Thu là dịp để chúng ta dành thời gian quan tâm và nói lời yêu thương đối với người mà chúng ta luôn trân trọng thể hiện lòng mình bằng những bài thơ về mùa thu hay
Nếu mùa xuân đem đến sức sống giúp cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa hè mang đến cái nắng chói chang, mùa đông đem đến cái lạnh tê tái thì có lẽ mùa thu là đẹp nhất. Mùa thu mang theo cái tiết trời se lạnh, một chút hanh khô, một chút buồn bã, ly biệt như chiếc lá lìa cành đã là nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca, văn thơ về mùa thu.


Tiếng thu - Lưu Trọng Lư (1939)

Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?

Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?

(Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên.)

Sang Thu - Hữu Thỉnh

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.



Đây mùa thu tới - Xuân Diệu

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...
Non xa khởi sự nhạt sương mờ...
Đã nghe rét mướt luồn trong gió...
Đã vắng người sang những chuyến đò...

Mây vẩn từng không, chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.

Thu - Xuân Diệu

Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu;
Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì.
Hư vô bóng khói trên đầu hạnh;
Cành biếc run run chân ý nhi.

Gió thầm, mây lặng, dáng thu xa,
Mới tạnh mưa trưa, chiều đã tà.
Buồn ở sông xanh nghe đã lại,
Mơ hồ trong một tiếng chim qua.

Bên cửa ngừng kim thêu bức gấm,
Hây hây thục nữ mắt như thuyền.
Gió thu hoa cúc vàng lưng giậu,
Sắc mạnh huy hoàng áo trạng nguyên.


Thu Điếu - Nguyễn Khuyến

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Cuối Thu - Hàn Mặc Tử

Lụa trời ai dệt với ai căng,
Ai thả chim bay đến Quảng Hàn,
Và ai gánh máu đi trên tuyết,
Mảnh áo da cừu ngắm nở nang.

Mây vẽ hằng hà sa số lệ,
Là nguồn ly biệt giữa cô đơn.
Sao không tô điểm nên sương khói,
Trong cõi lòng tôi buổi chập chờn.

Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ,
Với buồn phơn phớt, vắng trơ vơ.
Cây gì mảnh khảnh run cầm cập,
Điềm báo thu vàng gầy xác xơ.

Thu héo nấc thành những tiếng khô.
Một vì sao lạ mọc phương mô?
Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ?
Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ?

Tình Thu - Hàn Mặc Tử

Đêm qua ả Chức với chàng Ngưu
Nhắc chuyện yêu đương ở dưới cầu
Kể lể một năm tình vắng vẻ
Sao em buồn bã suốt canh thâu?

Đêm ấy trăng thu vui vẻ lạ!
Người ta cười nói đến nhân duyên
Sao ta không dám nhìn nhau rõ
Gặp gỡ bên đường cũng thản nhiên?

Đêm trước ta ngồi dưới bãi trông
Con trăng mắc cỡ sau cành thông
Buồn buồn ta muốn về, trăng hỏi:
Thu đến lòng em có lạnh không?

Đêm nay ta lại phát điên cuồng
Quên cả hổ ngươi, cả thẹn thuồng
Đứng rũ trước thềm nghe ngóng mãi
Tiếng đàn the thé ở bên song…

Và được tin ai sắp bỏ đi
Chẳng thèm trở lại với Tình Si
Ta lau nước mắt, mắt không ráo
Ta lẫy tình nương, rủa biệt ly!


Sang Thu - Anh Thơ

Gió may nổi bờ tre buồn xao xác!
Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây;
Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác
Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay.

Trên đê cỏ dựt diều sa đứt sợi,
Gã mục đồng chán nản lắng tai nghe
Trong thôn xóm hóa vàng nghi ngút khói
Gió vang âm tiếng trống cúng ra hè.

Bên bến nước đò ngang chưa ghé tới,
Khói lam chiều đã thoảng tiếng chuông vương.
Bọn chờ thuyền nhìn nhau đang sợ tối
Bỗng rùng mình như cảm thấy hơi sương.

Bắt Gặp Mùa Thu - Nguyễn Bính

Xơ xác hồ sen đã nhạt hương
Bên song hoa lựu cũng phai hường
Sớm mai lá úa rơi từng trận
Bắt gặp mùa thu khắp nẻo đường

Tóc liễu hong dài nỗi nhớ nhung
Trăng nghiêng nửa mái gội mơ mòng
Sầu nghiêng theo cánh chim lìa tổ
Biết lạc về đâu lòng hỡi lòng

Thu về sông núi bỗng tiêu sơ
Cây rũ vườn xiêu, cỏ áy bờ
Xử nữ đôi cô buồn tựa cửa
Nghe mùa gió lạnh cắn môi tơ

Sương phủ lưng đồi rặng núi xa
Thương ôi! Lữ khách nhớ quê nhà
Mấy thu mưa gió ngoài thiên hạ
Vườn cũ còn chăng cúc nở hoa?

Cha già ngừng chén biếng ngâm thơ
Đưa mắt nhìn theo hút dặm mờ
Xe ngựa người về tung cát bụi
Con mình không một lá thư đưa

Nghìn lạy cha già lượng thứ cho
Trót thân con vướng nợ giang hồ
Lòng son bán rẻ vào sương gió
Lãi được gì đâu? Đã mấy thu!

Một chút công danh rất hão huyền
Và dang dở nữa cuộc tình duyên
Thu sang, quán lẻ con đăm đắm
Rõi bóng quê nhà mắt lệ hoen.



Thu Rơi Từng Cánh - Nguyễn Bính

Mùa thu hoa cúc lại tàn
Thuyền ai buộc mãi bên làn cây cong!
Người về để lại phòng không
Thu rơi từng cánh cho lòng nhớ thương.
Có người cung nữ họ Vương
Lên lầu nhìn dải sông Hương nhớ nhà.

Thơ Tình Cuối Mùa Thu - Xuân Quỳnh

Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mang

Mùa thu vào hoa cúc
Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em
Là của mùa thu cũ
Chợt làn gió heo may
Thổi về xao động cả:
Lối đi quen bỗng lạ
Cỏ lật theo chiều mây
Đêm về sương ướt má
Hơi lạnh qua bàn tay
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông

Đã yên ngày thác lũ
Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…
– Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may

Thu - Huy Cận

Hôm qua thu mới về,
Với một cành hoa gãy.
Sương nặng gieo đầu tre,
Lạnh tràn theo gió đẩy.
Thu tới trong vườn bên,
Ngợ ngàng màu cúc mới.
Đêm qua bên láng giềng,
Êm tựa nhàn, thu tới.

Cô gái nhỏ thung dung,
Qua miếng vườn hoa nhỏ.
Đất nằm im dưới cỏ,
Hoa tạ màu nhớ nhung.


Mùa Thu Tiễn Em - Tế Hanh

Em đi, trăng sắp độ tròn
Mùa thu quá nửa, lá giòn khô cây
Tiễn em trong cảnh thu này
Lòng em muôn tiếng, sao đầy lặng im?
Ta về. Giữa khoảng trời đêm
Vành trăng thư thể mắt em soi đường.

Thu Vàng - Thu Bồn

Ập thoáng chốc… thu về như lá rụng
Ngoài hiên em đã đến tự bao giờ
Trời xanh ngắt anh không còn trẻ nữa
Cây sấu cho hè hết cả trái chua

Thế là hạ đã qua trong giây lát
Giọt thơ anh thánh thót đã thu vàng
Em đã đến mà như chưa đến
Tiếng chim kêu se sắt muộn màng

Mắt le lói nhìn sao khuya rụng
Hà Nội trôi sông Hồng đêm nay
Nghe hơi thở đất trời trong tiếng dế
Nâng trái tim mình lên uống để mà say

Em nhanh quá anh về chậm quá
Trái đất vô tư níu giữ vòng quay
Chân anh mỏi âm thầm mặc cảm
Véo von em lảnh lót giữa đời ba

Mầm nhú ban đêm lá úa ban ngày
Anh lẩn thẩn mài đời lên trang giấy
Thời gian cứ lạnh lùng như viên tẩy
Chút thu vàng mờ nhạt lẩn đâu đây

Đừng hát nữa thu vàng em hãy ngủ
Để anh nghe lá rụng cọ tim mình
Xào xạc đấy những trời yên tĩnh lạ
Tay mơ hồ đang chạm những lời ru…

Tức Cảnh Chiều Thu - Bà Huyện Thanh Quan

Thánh thót tàu tiêu mấy hạt mưa,
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ.
Xanh om cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xoá trường giang phẳng lặng tờ.
Bầu dốc giang sơn, say chấp rượu,
Túi lưng phong nguyệt, nặng vì thơ.
Cho hay cảnh cũng ưa người nhỉ,
Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ.

Mưa Thu Đất Khách - Tản Đà.

Mưa mưa mãi, ngày đêm rả rích
Giọt mưa thu, dạ khách đầy vơi
Những ai mặt bể chân giời
Nghe mưa, ai có nhớ nhời nước non?


Gió Thu - Tản Đà

Trận gió thu phong rụng lá vàng
Lá rơi hàng xóm, lá bay sang
Vàng bay mấy lá năm già nửa
Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng!

Trận gió thu phong rụng lá hồng
Lá bay tường bắc, lá sang đông
Hồng bay mấy lá năm hồ hết
Thơ thẩn kìa ai vẫn đứng không!

Mưa Thu - Hồ Xuân Hương

Trời cách mây mù thảm chả xanh,
Mưa thu sân vắng giọt buồn tanh.
Đầu cành cây héo châu dài vắn,
Trên lá tiêu vàng tiếng chậm thanh.
Hát dứt đê mê mơ vạn dặm,
Sầu giăng quạnh quẽ nỗi năm canh.
Khuê sâu rất khổ mày hoa ấy,
Vẻ mặt buồn thương vẽ chẳng thành

Nắng thu - Chu Long

Nắng thu gió với lao xao
Màu vàng non nhẹ đầy trào khoảng không
Con đò đợi khách bên sông
Nước mềm như giải lụa hồng vắt ngang.
Thơm thơm hoa bưởi cúc vàng
Quyện hương xanh cốm dịu dàng lâng lâng
Tiếng ve tiếc hạ mắt quầng
Để cành phượng vĩ lá bâng khuâng buồn.
Áo dài ôm chiếc lưng thon
Thướt tha mềm mượt nét son dịu dàng
Tay nhặt sợi nắng thu vàng
Thả lên đồng ruộng sắp sang vụ cày.
Nắng thu nhẹ lá vàng bay
Em là ánh nắng thu say bao người
Em mãi là nắng thu ơi
Nắng thu em mãi trọn đời xuân tôi!

Có rất nhiều nhà thơ văn lấy mùa thu làm chủ đề thơ về mùa thu. Riêng trong kho tàng văn hóa Việt Nam thì thơ về mùa thu được nhiều tác giả mượn làm khung cảnh cho sáng tạo và sáng tác. Những bài thơ về mùa thu cho những ngày đón gió se lạnh. Mùa của Thi Nhân là thế!


Trân Trọng Giới Thiệu Chiều Nhạc: Những Tình Khúc “Em Không Nghe Mùa Thu!”

Lúc 3 giờ chiều, Chủ Nhật, ngày 22 tháng 9, năm 2024
Tại Cà Phê Lovers, 1855 Aborn Rd, San Jose, Ca 95121.
*Nước uống tự do! vào cửa tự do!


Vài mẹo có ích để giữ sức khỏe vào mùa thu


-Nên vận động vào sáng sớm hoặc chiều tối và lau mồ hôi kỹ để tránh cảm lạnh.
Thời tiết mùa thu chuyển từ tính nhiệt sang tính hàn, cơ thể con người bắt đầu có sự chuyển hóa âm dương. Do đó, tinh thần, sức lực, chế độ ăn uống và trang phục cần phải dựa theo đặc điểm của khí hậu để đảm bảo sức khỏe. Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp bạn khỏe mạnh vào mùa thu, theo People.

Chuẩn bị áo khoác mỏng
Đầu thu, trời hơi se lạnh nhưng cái nóng mùa hè vẫn chưa phai hẳn. Nhiệt độ có thể xuống thấp vào buổi sáng và tối song trưa vẫn nắng nóng. Do đó, tốt nhất bạn hãy chuẩn bị một chiếc áo khoác mỏng đề phòng nhiệt độ biến đổi dẫn đến cảm lạnh hoặc sốc nhiệt. Không nên mặc nhiều áo để tránh làm giảm khả năng thích nghi với môi trường bên ngoài và cảm lạnh ngược.

Tới giữa thu, trời thường có gió to kèm nhiệt độ giảm nên có thể mặc thêm áo. Đặc biệt chú ý người già và trẻ em.

Ăn thực phẩm mát và ít cay
Thời tiết mùa thu thay đổi bất thường nên cần hạn chế món cay và bổ sung thực phẩm chua. Ngoài ra, tăng cường những món tính mát nhưng cũng không nên ăn quá nhiều.

Thực phẩm được khuyến khích ăn vào mùa thu bao gồm vừng, mật ong, lê, khoai...

Giữ gìn không gian trong lành sạch sẽ
Mùa này không khí thoáng mát, dễ chịu. Ban ngày, bạn dùng điều hòa, quạt điện cho bớt nóng. Tối nên mở cửa để vừa tiết kiệm điện vừa cho nhà cửa thông thoáng. Dậy sớm để hấp thụ năng lượng từ mặt trời, giúp phổi thư giãn, ngăn ngừa tích tụ chất độc.

Hạn chế vận động vào buổi trưa
Mùa thu là thời điểm phù hợp để rèn luyện thân thể. Tuy nhiên, nhiệt độ đầu thu còn khá cao nên bạn hãy tranh thủ vận động lúc sáng sớm hoặc chiều tối, tránh buổi trưa. Khi tập luyện, lau mồ hôi để tránh cảm lạnh.

Hình thức vận động an toàn nhất là chạy bộ chậm. Nếu trời mát mẻ, bạn đi bộ đường dài hoặc leo núi.


Giữ tinh thần luôn vui vẻ
Thời tiết thay đổi, phổi là cơ quan dễ bị ảnh hưởng nhất, liên quan tới tinh thần, cảm xúc. Tinh thần u sầu không tốt cho phổi nên cần giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, duy trì cảm xúc ổn định, tránh để cảm xúc cá nhân bị tác động bởi yếu tố bên ngoài.

Bổ sung thảo dược
Các bệnh viêm dạ dày, ho rất dễ xuất hiện vào mùa thu. Để phòng tránh, bạn lưu ý vấn đề vệ sinh thực phẩm, không ăn đồ hỏng và bổ sung các loại thảo dược có tác dụng bổ phế, lợi khí, giải nhiệt như trà lê, trà hoa cúc.


Đổi mùa: Những lưu ý về sức khỏe cho mùa thu!
(Hoài Phương)


-Bước vào mùa thu, thời tiết trở nên mát mẻ phù hợp với nhiệt độ cơ thể con người. Nhiệt độ hạ thấp, nhu cầu ăn uống của chúng ta dần dần tăng lên, sức tiêu hóa cũng tăng cao, đây chính là mùa thích hợp để bồi bổ dinh dưỡng.
Tuy nhiên, mùa thu cũng là mùa các bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển mạnh nhất. Chỉ khi nào cơ thể bạn được bảo vệ đúng cách và cung cấp đầy đủ lượng vitamin cần thiết, bạn mới có thể ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể.Giữ ấm cổ & cột sống Ngay từ lúc vào thu đã có sự khác biệt nhiệt độ giữa ngày và đêm. Vì vậy, nếu không cẩn thận, nhiều người có thể sẽ bị cảm lạnh. Trong trường hợp bị cảm lạnh, có thể dẫn tới co thắt mạch máu và độ cứng cơ ở cổ.


Khi mùa thay đổi, đàn ông nên cố gắng mặc áo cổ cao, phụ nữ nên có khăn quàng hoặc khăn choàng sẽ tốt hơn. Ngoài ra, do nhiệt độ ban ngày chưa tăng cao, nhiều người vẫn thường chủ quan mặc áo mỏng, khi gặp một cơn gió heo may dễ gây rùng mình ớn lạnh ở lưng. Điều này khiến cho các lỗ chân lông trên cơ thể đột ngột mở rộng, dễ gây cảm cúm.Thay quần áo kịp thời, cũng do sự khác biệt nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa trong nhà và ngoài trời mà mùa này chúng ta dễ gặp các bệnh như viêm họng, viêm phổi và các bệnh hô hấp xảy ra thường xuyên. Do vậy, chúng ta nên chú ý thay quần áo theo đúng điều kiện thời tiết thay đổi để tránh bị nóng quá hoặc lạnh quá.Đừng đứng trước quạt hay điều hòa để làm mát sau khi ra mồ hôi, không ăn nhiều và ăn quá nhanh các đồ uống lạnh và các loại thực phẩm khác. Bạn cũng nên uống nhiều nước đun sôi để ấm.Phòng ngừa những cơn hoMùa thu là mùa chứng ho bùng phát. Do đó, bạn cần lưu ý đến việc phòng ngừa ngay từ bữa ăn gia đình, tăng cường các thực phẩm dưỡng phổi để phòng ngừa chứng ho. Bạn nên ăn thường xuyên các thực phẩm như bách hợp, mật ong, lê, hạt sen, ngân nhĩ, nho, và các loại rau tươi… Nên ít ăn các thực phẩm cay nóng. Ngoài ra, bạn cũng nên tích cực tham gia các hoạt động dưỡng khí ngoài trời, để tăng cường thể chất, củng cố hệ miễn dịch.Thực đơn rau xanhSúp lơ có hàm lượng vitamin các loại phong phú, cứ mỗi 200g súp lơ tươi có thể cung cấp trên 75% vitamin A cần thiết cho cơ thể hoạt động trong một ngày ở người trưởng thành. Đặc biệt, lượng vitamin C dồi dào trong súp lơ nhiều hơn gấp 4 - 5 lần bắp cải, giá đỗ, nhiều hơn 3 lần so với lượng vitamin C có trong cam ngọt, cứ khoảng 100g súp lơ chứa khoảng 80mg vitamin C. Do đó, bạn nên thường xuyên chế biến loại thực phẩm này trong thực đơn mùa thu.

Ngoài ra, tiết trời thu khô hanh khó chịu, khiến cơ thể mất dần cảm giác muốn ăn. Cần tây có thể gây hưng phấn trung khu thần kinh, thúc đẩy tiết dịch dạ dày, từ đó tăng cảm giác thèm ăn, đồng thời có tác dụng tiêu đờm hiệu quả. Có thể xào cần tây với thịt bò, thịt lợn hoặc cho vào những món canh hằng ngày hoặc ép lấy nước uống cùng với cà rốt.


Ăn trái cây của mùa thu là thời điểm bắt đầu vào mùa cam. Đây là trái cây lý tưởng để bạn cho vào thực đơn. Cam mùa thu giàu vitamin C nhất. Ăn cam sẽ giúp bạn nhanh khỏi cúm, ho, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C trong cam giúp cho xương cứng chắc, chống đau họng, giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn…

Lê cũng là trái cây giàu chất xơ, một quả lê cỡ trung bình có thể cung cấp khoảng 4g chất xơ, tương đương với gần hai bát cơm. Hầu hết chất xơ trong lê đều có thể hòa tan nên có thể giúp hạ thấp nồng độ cholesterol trong máu và giúp kiểm soát lượng đường huyết. Mùa thu, bạn có thể ăn nhiều lê mà không sợ béo.Đề phòng bệnh dạ dày Mùa thu cũng làm cho nhiều người bị tái phát bệnh dạ dày. Do sự kích thích của không khí lạnh, lượng vitamin trong máu tăng lên, dịch chua trong dạ dày bài tiết nhiều, đường tiêu hoá bị co bóp mạnh, làm giảm sức đề kháng và tính thích ứng với khí hậu của cơ thể.


Ngoài ra, không khí mát lạnh cũng khiến chúng ta ăn ngon miệng hơn và nhiều hơn, làm tăng thêm gánh nặng cho đường tiêu hóa, khiến bệnh dạ dày dễ tái phát. Những người bị bệnh này, ngoài việc phải chú ý mặc ấm, còn cần rèn luyện sức khoẻ để giảm bớt khả năng phát bệnh, chú ý ăn uống cho khoa học mỗi bữa, không nên ăn quá no và nên chia làm nhiều bữa, ăn có giờ giấc.



Trân Trọng Giới Thiệu Chiều Nhạc: Những Tình Khúc “Em Không Nghe Mùa Thu!”

Lúc 3 giờ chiều, Chủ Nhật, ngày 22 tháng 9, năm 2024
Tại Cà Phê Lovers, 1855 Aborn Rd, San Jose, Ca 95121.
*Nước uống tự do! vào cửa tự do!


Tin Quốc Tế Đó Đây
***
Do Thái Oanh Kích Gaza, Hàng Chục Người Chết, Trong Khi Chiến Dịch Phòng Bại Liệt Tiếp Diễn


(Hình AP: Chiến dịch chích ngừa ở Gaza vẫn tiếp diễn.)
-Các lực lượng Do Thái giết chết ít nhất 48 người Palestine trong 24 tiếng đồng hồ qua trên khắp Dải Gaza khi họ chiến đấu với phiến quân do Hamas chỉ huy, các viên chức Palestine cho biết hôm 2/9/2024, trong khi các Bác sĩ tiến hành chiến dịch phòng ngừa bệnh bại liệt ngày thứ hai cho trẻ em ở vùng đất này.
Các viên chức Palestine và Liên Hiệp Quốc cho biết rằng hơn 80.000 trẻ em đã được phòng ngừa bệnh bại biệt ở các khu vực miền Trung Gaza hôm 1/9, ngày đầu tiên của chiến dịch.
Hamas và Do Thái đã đồng ý tạm dừng giao tranh một thời gian ngắn để cho phép chiến dịch chích ngừa cho khoảng 640.000 trẻ em được tiến hành. Không có vi phạm nào được báo cáo gần các cơ sở chích ngừa.

Các viên chức Palestine hôm 2/9 cho biết, bảy người Palestine thiệt mạng trong hai cuộc không kích của Do Thái vào thành phố Gaza, trong khi hai cuộc không kích giết chết sáu người khác ở Bureij và Nuseirat, hai trong số tám trại tị nạn lịch sử của Gaza.
Không có bình luận ngay lập tức từ quân đội Do Thái. Các cánh vũ trang của Hamas và Thánh chiến Hồi giáo cho biết rằng các chiến binh của mình đã đối đầu với lực lượng Do Thái ở phía Bắc, phía Nam và ở một số khu vực miền Trung của Gaza bằng rocket chống tăng và hỏa lực súng cối.
UNRWA, cơ quan tị nạn Palestine của Liên Hiệp Quốc, hôm 2/9 lặp lại lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức để giúp bảo đảm chiến dịch phòng ngừa bệnh bại liệt thành công và an toàn.

Do Thái và Hamas tiếp tục đổ lỗi cho nhau về việc không đạt được lệnh ngừng bắn, vốn sẽ chấm dứt chiến tranh, đồng thời chứng kiến việc thả các con tin Do Thái và ngoại quốc bị giữ ở Gaza cũng như nhiều người Palestine bị bỏ tù ở Do Thái.
Tháng trước, Tổ chức Y tế Thế giới xác nhận rằng một em nhỏ bị liệt một phần do virus bại liệt loại 2, trường hợp đầu tiên như vậy ở lãnh thổ này sau 25 năm.
Người Palestine cho biết rằng nguyên nhân chính khiến bệnh bại liệt quay trở lại là do hệ thống y tế sụp đổ và hầu hết các bệnh viện ở Dải Gaza bị phá hủy. Do Thái cáo buộc Hamas sử dụng bệnh viện cho mục đích quân sự, nhưng nhóm Hồi giáo này phủ nhận.


Anh Quốc Đình Chỉ Nhiều Giấy Phép Xuất Cảng Vũ Khí Cho Do Thái


(Ảnh AFP / Omar al-Qataa - minh họa: Bệnh viện Al-Shifa, dải Gaza, bị bom đạn tàn phá. Ảnh chụp ngày 1/9/2024.)
-Chính phủ của Thủ tướng Anh Keir Starmer hôm 2/9/2024 thông báo đình chỉ khoảng 30 giấy phép xuất cảng vũ khí cho Do Thái, trong tổng số 350, để tránh nguy cơ các vũ khí của Anh bị Do Thái sử dụng trái luật pháp quốc tế ở dải Gaza.
Đây là lần đầu tiên Anh Quốc đưa ra quyết định như vậy kể từ khi nổ ra chiến tranh Gaza. Từ Luân Đôn, thông tín viên Emeline Vin của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
"Theo chính phủ Anh, có một "nguy cơ rõ rệt" là Do Thái vi phạm luật nhân đạo với các loại vũ khí mua của Luân Đôn, đặc biệt là trong cách đối xử với những người Palestine bị giam giữ và trong quản lý việc vận chuyển hàng cứu trợ đến dải Gaza.

Ngoại trưởng Anh, David Lamy, nhấn mạnh đây không phải là lệnh cấm vận Do Thái. Trước đòi hỏi của một bộ phận chính giới và trong số các cử tri bầu cho Công Đảng kể từ đầu cuộc xung đột, chính phủ tiền nhiệm đã tiến hành một cuộc "tham vấn" cách nay 2 tháng để bảo đảm là Luân Đôn không trở thành kẻ đồng lõa với các tội ác chiến tranh. Đây là lần đầu tiên chính quyền Anh tỏ thái độ giữ khoảng cách với Nhà nước Do Thái kể từ ngày 07/10 năm 2023, cho dù Ngoại trưởng Anh vẫn tái khẳng định sự ủng hộ dành cho Do Thái.
Thông báo về việc đình chỉ áp dụng một số giấy phép xuất cảng đã cấp cho các công ty của Anh được đưa ra vào ngày nghị viện họp trở lại sau kỳ nghỉ hè, nhất là chỉ còn vài tuần nữa là đến đại hội của Công đảng cầm quyền. Thủ tướng và các nhóm cộng sự của ông lo ngại xảy ra một cuộc biểu tình căng thẳng, trong khi phe tả trong Công đảng cáo buộc chính phủ không hỗ trợ đủ nhiều cho chính nghĩa của người Palestine và không mạnh mẽ lên án hoạt động quân sự của Do Thái tại dải Gaza".

Theo AFP, ngay sau thông báo của Ngoại trưởng Anh trước nghị viện, Bộ trưởng Quốc phòng Do Thái, Yoav Gallant, đã có phản ứng. Trên mạng X, Bộ trưởng Quốc phòng Do Thái bày tỏ "thất vọng sâu sắc" về quyết định của Luân Đôn vào lúc Do Thái "đang tiến hành một cuộc chiến trên 7 mặt trận khác nhau" và đây là "một cuộc chiến tranh do một tổ chức khủng bố phát động" chứ không phải do Tel Aviv gây ra.
Về vụ 6 con tin mới đây thiệt mạng tại miền Nam dải Gaza, Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu hôm qua 2/9 đã có lời xin lỗi gia đình các nạn nhân. Sức ép nhắm vào Thủ tướng Do Thái đang gia tăng trong nước, với các cuộc biểu tình, đình công. Còn Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua cũng đã chỉ trích là Thủ tướng Do Thái chưa có đủ nỗ lực giải cứu con tin.


Hai Tàu Chở Dầu Bị Tấn Công ở Biển Đỏ


(Hình REUTERS: Một tàu chở dầu treo cờ Hy Lạp bị tấn công tại Biển Đỏ.)
-Một tàu chở dầu thô thuộc sở hữu của Ảrập Saudi và một tàu chở dầu khác mang cờ Panama đã bị tấn công hôm 2/9/2024 ở Biển Đỏ ngoài khơi Yemen, hai nguồn tin nắm vấn đề này cho biết, dù không rõ liệu các tàu này có phải bị phiến quân Houthi có liên kết với Iran tấn công hay không.
Các nguồn tin cho biết, tàu Amjad treo cờ Ảrập Saudi và Blue Lagoon I treo cờ Panama đang ở vị trí gần nhau thì bị tấn công, mặc dù các tàu chở dầu vẫn có thể tiếp tục hành trình khi không có thiệt hại lớn nào hoặc có bất kỳ thương vong nào.
Chủ sở hữu của Amjad, tập đoàn vận tải quốc gia Bahri của Ảrập Saudi, đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận. Siêu tàu chở dầu có sức chứa tối đa 2 triệu thùng.

Công ty Hy Lạp quản lý Blue Lagoon I, Sea Trade Marine SA, chưa đưa ra bình luận ngay lập tức. Tàu chở dầu này có sức chứa tối đa 1 triệu thùng.
Chính quyền Riyadh, nhà xuất cảng dầu mỏ hàng đầu thế giới, đã cảnh giác khi chứng kiến phi đạn của Houthi bắn qua lãnh thổ của mình để nhắm vào các tàu ở Biển Đỏ.
Ảrập Saudi đã tìm cách rút lui khỏi cuộc chiến đầy xáo trộn ở Yemen và mối thù truyền kiếp với Iran, nước ủng hộ chính của Houthi.
Lực lượng Houthi của Yemen lần đầu tiên tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và phi đạn vào tuyến đường thủy ở Biển Đỏ vào tháng 11 vì điều mà họ nói là để đoàn kết với người Palestine ở Gaza. Trong hơn 70 cuộc tấn công, lực lượng này đã đánh chìm hai tàu, bắt giữ một chiếc khác và giết chết ít nhất ba thủy thủ.
Trước đó hôm 2/9, cơ quan hàng hải Anh UKMTO đã báo cáo rằng một tàu hàng đã bị máy bay không người lái tấn công ở khoảng 58 hải lý cách Hodeidah của Yemen, một cảng ở Biển Đỏ ngay phía Nam Saleef - và cả hai đều nằm trong khu vực do phe Houthi kiểm soát.


Chiến Tranh Ukraine: Nga Tập Trung Hỏa Lực Oanh Kích Kyiv, Sumy và Kharkiv


(Hình REUTERS / Gleb Garanich: Khói trên bầu trời Kyiv, Ukraine, sau một vụ oanh kích của Nga, ngày 2/9/2024.)
-Ukraine thông báo hệ thống phòng không đã bắn chặn khoảng 20 phi đạn của Nga nhắm vào thủ đô Kyiv trong đêm qua, rạng sáng ngày 2/9/2024.
Ở khu vực Đông-Bắc, 18 người bị thương tại thành phố Sumy. Riêng Kharkiv ở miền Đông tiếp tục là mục tiêu bị Nga tấn công trong suốt những ngày cuối tuần. Quân Nga chủ yếu nhắm vào các cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine. Từ Kyiv, thông tín viên Emmanuel Chaze của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
"Thủ đô Ukraine một lần nữa là mục tiêu tấn công vào sáng sớm hôm 2/9. Nga phóng phi đạn và drone vào Kyiv. Nhiều khu vực bị nhắm trúng, các đám cháy bùng lên khi các mảnh vỡ phi đạn rơi xuống. Kharkiv bị tấn công khá nặng trong cả hai ngày cuối tuần. Hôm 1/9, một trung tâm thương mại, một trung tâm thể thao hoàn toàn bị phá hủy. Nhiều khu dân cư và các cơ sở hạ tầng năng lượng một lần nữa đã bị oanh kích. Trong số khoảng 50 người bị thương, có cả các Bác sĩ và trẻ em. Một ngày trước đó, 7 đã người thiệt mạng và cả trăm người bị thương cũng tại Kharkiv.

Dân chúng Ukraine bất bình và có phần phẫn nộ, chủ yếu là với Mỹ, vì Kyiv vẫn bị cấm sử dụng phi đạn tầm xa do Hoa Thịnh Ðốn viện trợ để bắn vào các căn cứ Không quân của Nga, những nơi máy bay bom của Nga hàng ngày cất cánh để thực hiện các phi vụ oanh kích Ukraine.
Tổng thống Volodymyr Zelensky cũng tỏ ra bực mình. Một lần nữa, ông kêu gọi các đồng minh của Ukraine hỗ trợ một cách tích cực hơn, tuyên bố 'giúp đỡ Ukraine không đòi hỏi phải có những phương tiện ngoại hạng, mà chỉ cần một chút can đảm từ phía các lãnh đạo trên thế giới'.
Tối qua, Nga đã ném bom vào một cô nhi viện và một trung tâm giáo dục trẻ em ở thành phố Sumy làm 18 người bị thương, trong đó có 6 vị thành niên. Hôm 2/8 cũng là ngày học sinh Ukraine tựu trường. Trong ngày khai giảng, hàng ngàn học sinh Ukraine đã phải trú ẩn trong những hầm tránh bom".
Đến thăm một trường học tại Siberia hôm 2/9, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định việc Kyiv tấn công vào tỉnh Kursk trên lãnh thổ Nga "không ngăn cản" Mạc Tư Khoa tiếp tục chiến dịch quân sự tại Ukraine.


Chiến Tranh Ukraine: Quân Đội Nga Tiến Chiếm Lãnh Thổ Ukraine Nhiều Nhất Trong Tháng 8/2024


(REUTERS - Thomas Peter: Cư dân thành phố Pokrovsk chuẩn bị lên tàu di tản, ngày 22/8/2024.)
-Theo dữ liệu tổng hợp về các hoạt động của quân Nga trên chiến trường Ukraine mà Viện Nghiên cứu Chiến tranh của Mỹ (ISW) đã xác nhận và được AFP phân tích, nếu tính theo tháng, quân Nga trong tháng 08 vừa qua, đã tiến chiếm được thêm 477 cây số vuông trên lãnh thổ Ukraine.
Đây là cuộc tiến công lớn nhất của quân Nga kể từ tháng 10/2022. Tuần báo Pháp L'Express, hôm 2/9 trích dẫn Tổng thống Nga Vladimir Putin: "Đã lâu rồi chúng ta mới có một cuộc tấn công với tốc độ như vậy ở Donbass". Tính trung bình trong tháng 8/2024, tốc độ tiến quân của Nga tại Ukraine là hơn 15 cây số vuông/ngày, phần lớn ở vùng Donetsk, hướng chủ yếu đến trung tâm hậu cần quan trọng của Ukraine tại thành phố Pokrovsk.

L'Express nhắc lại lần gần đây nhất mà Mạc Tư Khoa chiếm được nhiều lãnh thổ của Ukraine như vậy trong một tháng là hồi tháng 10/2022, trong chiến dịch tấn công quanh Kharkiv, miền Đông-Bắc Ukraine.
Liên quan đến vũ khí của Nga, các nhà nghiên cứu của Mỹ đã phát giác địa điểm có thể là nơi phóng loại phi đạn mới vận hành bằng năng lượng nguyên tử. Theo Reuters hôm 2/9, dựa trên các hình ảnh vệ tinh ngày 26/07 của công tinh thương mại Planet Labs, hai chuyên gia, Decker Eveleth và Jeffrey Lewis, của Viện Nghiên cứu Quốc tế Monterey (Monterey Institute of International Studies) đã xác định dự án xây dựng ngay sát cạnh một cơ sở trữ đầu đạn nguyên tử được biết đến với 2 tên gọi - Vologda-20 và Chebsara - rất có thể là địa điểm khai triển phi đạn mới, nằm cách Mạc Tư Khoa 475 cây số về phía Bắc. Vũ khí mới của Nga là phi đạn liên lục địa nguyên tử 9M370 Burevestnik mà Tổng thống Vladimir Putin ngợi ca là "bất khả chiến bại" với tầm bắn gần như không giới hạn và có thể tránh được hệ thống lá chắn phi đạn của Mỹ.
Tuy nhiên, một số chuyên gia phương Tây bác bỏ nhận định của Putin về giá trị chiến lược của phi đạn Burevestnik và nêu ra nguy cơ gây tai nạn về chất phóng xạ.
Bộ Quốc phòng Nga và Ðại sứ Mỹ tại Matxcơca đều chưa hồi đáp yêu cầu bình luận của hãng tin Anh Reuters.


Đức: Đảng Cực Hữu Lần Đầu Tiên Chiến Thắng Trong Một Cuộc Bầu Cử Địa Phương


(Ảnh REUTERS - Wolfgang Rattay: Ứng cử viên Bjoern Hoecke của đảng cực hữu Đức (Afd) trong ngày bầu cử ở tiểu bang Thüringen, miền Đông Đức, 1/9/2024.)
-Đảng cực hữu AfD của Đức lần đầu tiên đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử địa phương hôm 1/9/2024, tại tiểu bang Thüringen (miền Đông).
Còn tại tiểu bang Sachsen gần đó, AfD cũng theo sát đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo CDU, đang dẫn đầu. Tại tiểu bang này, đảng Dân chủ Xã hội SPD của Thủ tướng Olaf Scholz chỉ thu được 6,1%, tỷ lệ phiếu thấp nhất từ trước đến nay đối với đảng này trong một cuộc bầu cử địa phương. Từ Bá Linh, thông tín viên Pascal Thibault của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết cụ thể:
"AfD là đảng chiếm ưu thế ở miền Đông nước Đức. Các phân tích cho thấy cử tri bỏ phiếu cho đảng cực hữu vì tin tưởng đảng này chứ không chỉ nhằm biểu lộ sự phản kháng. AfD được coi là có năng lực hơn các đảng khác trong việc chống nhập cư hoặc bảo đảm an ninh. Đảng này đáp ứng được những mối quan ngại của nhiều cử tri, những thất vọng của người dân Đông Đức, những người cảm thấy bị bỏ rơi cho dù điều kiện sống của họ không tệ.

Với hơn 30% phiếu bầu ngày 1/9, đảng AfD đã đạt được thành công đáng kể nhưng lại không thể lập liên minh để cầm quyền. Đồng Chủ tịch của đảng này, bà Alice Weidel, đêm qua tuyên bố: "Đây là một thắng lợi lịch sử đối với chúng tôi. Cử tri muốn AfD nắm quyền và nếu không có chúng tôi, sẽ không có một chính phủ ổn định nào".
Lãnh đạo AfD ở tiểu bang Thüringen, Björn Höcke, đêm 1/9 cho biết ông sẵn sàng thỏa hiệp để tìm đối tác thành lập liên minh. Nhưng các lực lượng chính trị khác vẫn quay lưng lại với đảng này. Chẳng hạn như đảng Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU), từ lâu vẫn chống đảng AfD. Jonas Urbach, một Dân biểu của CDU trong nghị viện địa phương, cho biết: "Chúng tôi sẽ không liên minh với họ, vì thành thật mà nói, lãnh đạo của họ ở địa phương, Björn Höcke, là một kẻ phát-xít".
Với một phần ba số ghế trong nghị viện địa phương, AfD sẽ nắm một thiểu số đủ để ngăn chận các quyết định quan trọng như cải cách Hiến pháp hoặc bổ nhiệm Thẩm phán".


Chọn Tân Thủ Tướng Pháp: Tổng Thống Macron Sẽ Gây Bất Ngờ?


(REUTERS / Sarah Meyssonnier: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại điện Élysée, Paris, Pháp, ngày 27/8/2024.)
-Ngày 2/9/2024, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron liên tục có các cuộc tham vấn để có thể tìm một tân Thủ tướng. Ba tên tuổi báo chí Pháp nhắc đến gồm cựu Thủ tướng Xã Hội Bernard Cazeneuve, Chủ tịch vùng Hauts-de-France Xavier Bertrand, cánh hữu, hoặc ông Thierry Beaudet, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế, Xã hội và Môi trường (Cese).
Tổng thống Macron đã dành buổi sáng tiếp ông Bernard Cazeneuve, sau đó là cựu Tổng thống François Hollande. Cả hai đều thuộc đảng Xã Hội. Buổi chiều, nguyên thủ Pháp tiếp hai chính trị gia cánh hữu thuộc đảng Những Người Cộng Hòa (LR) là cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy và Chủ tịch vùng Hauts-de-France Xavier Bertrand.

Trong những ngày gần đây, tên của ông Bernard Cazeneuve và Xavier Bertrand được nhắc đến như những ứng viên tiềm năng cho vị trí Thủ tướng. Tuy nhiên, theo AFP, những người thân cận với Tổng thống không loại trừ khả năng một nhân vật thứ ba được chọn, vì ông Macron phải "xem xét liệu giả thuyết Cazeneuve và Bertrand có khả thi hay không về tiêu chí ổn định". Các đảng đối lập đều khẳng định sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với chính phủ của hai nhân vật này.
Ngày 2/9, trang L'Opinion khẳng định Tổng thống Macron có lẽ sắp sửa chỉ định ông Thierry Beaudet vào điện Matignon (Phủ Thủ tướng). Chủ tịch Hội đồng Kinh tế, Xã hội và Môi trường (Cese) dường như đã được ông Macron gọi điện hôm 29/8 để đề xuất vị trí Thủ tướng và ông Beaudet đã chấp nhận.
Thiery Beaudet được cho là giải pháp "an toàn" vì ông xuất thân từ "xã hội dân sự", không bị đấu đá chính trị. Ông đã được bầu làm Chủ tịch Cese là nhờ sự ủng hộ của cựu Tổng Thư ký nghiệp đoàn CFDT Laurent Berger. Hội đồng này gồm nhiều đại diện các nghiệp đoàn, giới chủ, các hiệp hội, cũng như phụ trách về hội nghị khí hậu và về Dự luật "trợ tử".


Trung Quốc Trải Thảm Đỏ Đón Các Nhà Lãnh Đạo Phi Châu


(REUTERS – Tingshu Wang: Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-Phi Châu (FOCAC) ở Bắc Kinh, ngày 3/9/2024.)
-Ngày 2/9/2024, Trung Quốc long trọng đón tiếp các lãnh đạo của toàn Phi Châu đến dự Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-Phi Châu (FOCAC), diễn ra tại Bắc Kinh từ ngày 4/9 và kéo dài trong năm ngày.
Cùng ngày, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp một số đồng cấp trong khuôn khổ chiến lược rộng lớn của Trung Quốc nhằm thắt chặt quan hệ với châu lục, tăng cường hợp tác kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng và hợp tác song phương. Thông tín viên Cléa Broadhurst của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường thuật từ Bắc Kinh:
“Lịch trình làm việc buổi sáng của Chủ tịch Tập Cận Bình dày dặc: ông lần lượt tiếp các đồng cấp Djibouti, Togo, Comore… Nhưng trước hết, cuộc gặp của ông với Félix Tshisekedi, Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo, đã giúp hai nước có thể đề cập đến mối hợp tác song phương quan trọng về một mối quan hệ đối tác kinh tế, cũng như là tăng cường năng lực hải quan và truyền thông.

Về phần mình, Tổng thống Mali chú trọng đến một mối hợp tác có lợi liên quan đến các lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng và khai thác mỏ cùng với an ninh.
Nhưng chắc chắn, cuộc gặp gỡ giữa ông Tập Cận Bình với Cyril Ramaphosa mới là điểm nhấn trong ngày. Tổng thống Nam Phi nhấn mạnh rằng việc giải quyết tình trạng mất cân bằng thương mại giữa Nam Phi và Trung Quốc là điều cần thiết. Ông kêu gọi những khoản đầu tư bền vững hơn có thể tạo ra việc làm và hỗ trợ vực dậy kinh tế đất nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, năng lượng và công nghiệp chế biến.
Diễn đàn FOCAC lần thứ 9 cũng sẽ đề cập đến vai trò của Trung Quốc với tư cách là nhà tài trợ chính cho Phi Châu, khu vực có nhiều quốc gia đang phải vật lộn với khoản vay nợ ngày càng lớn”.


Tàu Hải quân Mỹ Lần Đầu Tiên Được Đại Tu Tại Nam Hàn


(Ảnh AFP / Pool / Jung Yeon-Je, minh họa: Tàu cận chiến ven bờ LCS 3 của Hải quân Mỹ USS Fort Worth tại cảng Busan phía Nam của Nam Hàn hôm 14/3/2015.)
-Hôm 3/9/2024, Một xưởng đóng tàu Nam Hàn bắt đầu cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và đại tu cho chiến hạm Mỹ.
Hãng đóng tàu Hanwha Ocean của Nam Hàn, cho biết họ sẽ đại tu chiếc tàu chở hàng khô và đạn dược có tải trọng 40 ngàn tấn của Hải quân Mỹ. Nhiệm vụ này chỉ có thể được thực hiện bởi các công ty có Thỏa thuận Sửa chữa Tàu lớn (Master Ship Repair Agreement – MSRA), một chứng nhận cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của Mỹ.

Theo Reuters, đây là lần đầu tiên, Hán Thành có thể thực hiện công việc nhậy cảm này. Đối với công ty Nam Hàn, đây là “thời điểm then chốt” để có thể chuyển qua thị trường bảo dưỡng, sửa chữa và đại tu (MRO) cho các chiến hạm của Hải quân Mỹ. Tháng Sáu năm nay, Hanwha Systems và Hanwha Ocean thông báo khoản đầu tư chung trị giá 100 triệu Mỹ kim để mua lại Philly Shipyard, một xưởng đóng tàu của Mỹ, chịu trách nhiệm cho khoảng “hơn một nửa số tàu thương mại lớn theo Đạo luật Jones của Hoa Kỳ được ban hành từ năm 2000”.
Cho đến hiện tại, đạo luật này quy định các tàu của Mỹ bị hư hại do chiến tranh phải quay trở về các cơ sở trên lãnh thổ Hoa Kỳ để sửa chữa.
Tuy nhiên, những năm gần đây, Hoa Thịnh Ðốn lo lắng trước việc Bắc Kinh mở rộng hạm đội Hải quân, và gia tăng nguy cơ xung đột tiềm ang ở eo biển Đài Loan, đã bắt đầu tìm kiếm các xưởng đóng tàu ở ngoại quốc để Hải quân Hoa Kỳ có thể sử dụng.
Chính phủ Mỹ cân nhắc việc chuyển các hoạt động sửa chữa đến các xưởng đóng tàu gần các khu vực xung đột, cho phép các tàu có thể nhanh chóng hoạt động trở lại. Trong kế hoạch này, Bộ trưởng Hải quân Mỹ, Carlos Del Toro, năm nay đã có các chuyến thăm đến các hãng đóng tàu tại hai nước đồng minh Á Châu là Nam Hàn và Nhật Bản.


Tokyo Phản Đối Bắc Kinh Xâm Phạm Hải Phận và Không Phận Nhật Bản


(AFP – Handout: Tàu khảo sát Hải quân Trung Quốc thâm nhập hải phận Nhật Bản hôm 31/8/2024.)
-Tính đến hôm 1/9/2024, trong chưa đầy một tuần, quân đội Trung Quốc đã lần thứ hai xâm phạm hải phận và không phận Nhật Bản. Từ đầu năm 2024, đã hơn một chục lần các loại tàu của Hải quân Trung Quốc xâm nhập vào các vùng biển của Nhật Bản.
Hãng tin Pháp AFP trích dẫn thông cáo hôm 31/8/2024 của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, Tokyo phát giác một tàu khảo sát của Hải quân Trung Quốc trong vùng biển thuộc thủ quyền của Nhật ở phía Tây đảo Kuchinoerabu vào khoảng 6 giờ sáng (giờ địa phương). Gần hai tiếng đồng hồ sau đó, tàu của Trung Quốc tiếp tục tiến về phía Nam trước khi ra khỏi vùng biển thuộc phía Tây-Nam đảo Yakushima.
Lãnh đạo đặc trách hồ sơ Á Châu và châu Đại Dương của Bộ Ngoại giao Nhật, Hiroyuki Namazu đã “phản đối và bày tỏ quan ngại sâu sắc” với phía Tòa Ðại sứ của Trung Quốc tại Tokyo. Đây là lần thứ nhì trong vòng một tuần lễ Nhật Bản phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia. AFP nhắc lại hôm thứ Hai đầu tuần (26/8/2024), máy bay do thám Y-9 của Trung Quốc đã thâm nhập không phận Nhật Bản ở ngoài khơi quần đảo Danjo, thuộc tỉnh Nagasaki. Ngay lập tức Tokyo mạnh mẽ lên án một hành vi “không thể chấp nhận được” khi mà Trung Quốc vi phạm chủ quyền quốc gia của Nhật Bản. Đồng thời chính quyền của Thủ tướng Fumio Kishida ra lệnh tăng cường khả năng phòng thủ nhằm ngăn Bắc Kinh sử dụng các phương tiện quân sự để khẳng định chủ quyền trong khu vực biển Hoa Đông.
Tòa Ðại sứ Trung Quốc tại Tokyo từ chối bình luận với Reuters về các sự việc nói trên. Đài truyền hình Nhật NHK lưu ý, từ đầu năm đến nay đã hơn một chục lần Bắc Kinh cho tàu, kể cả tàu ngầm và tàu khảo sát, thâm nhập vào hải phận của Nhật Bản.


Tổng Thống Nam Phi Công Du Trung Quốc Nhằm Tăng Cường Hợp Tác Thương Mại


(AP – Tingshu Wang: Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đến phi trường quốc tế Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 2/9/2024.)
-Hôm 2/9/2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì lễ đón trọng thể Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Chuyến thăm của ông Ramaphosa diễn ra vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Phi Châu ngày 5/9.
Trong khuôn khổ chuyến công du, Bắc Kinh và Johannesburg sẽ ký kết một số thỏa thuận tập trung vào “tăng cường hợp tác kinh tế và kỹ thuật”. Từ lâu nay Trung Quốc đã là đối tác thương mại lớn của Nam Phi. Trao đổi thương mại giữa hai nước trong năm 2023 đã tăng vọt lên 38,8 tỉ Mỹ kim. Từ Johannesburg, thông tín viên Claire Bargelès của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết cụ thể:
“Sau khi tổ chức hội nghị thượng đỉnh BRICS và đón tiếp chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Trung Quốc, cũng như chọn không đứng về phe nào trong cuộc chiến ở Ukraine, Pretoria đã tạo ấn tượng là muốn xích lại gần hơn với các đối tác phương Nam. Nhưng đối với Arina Muresan, nhà nghiên cứu tại Viện Đối thoại Toàn cầu (IGD), Quốc gia cầu vồng trên thực tế luôn cố gắng tìm ra điểm cân bằng giữa các khối.

Bà cho biết: “Nam Phi muốn tạo dựng được một chỗ đứng trên thế giới bằng một cách chiến lược và thực dụng. Nước này có nhiều mối quan hệ lịch sử với các cường quốc truyền thống phương Tây, nhưng cũng đồng thời rất gắn kết với các nước phương Đông, như Trung Quốc và Nga, những nước có mối liên hệ chặt chẽ với các phong trào giải phóng. Vì vậy Nam Phi đang cố gắng cân bằng giữa hai phía”.
Về kinh tế, họ không thể quay lưng lại với Trung Quốc, đối tác thương mại chính của Nam Phi, cũng như với Hoa Kỳ và chương trình trao đổi AGOA của nước này. Ngược lại, Pretoria cũng là đối tác thương mại quan trọng nhất của Bắc Kinh và Hoa Thịnh Ðốn tại Phi Châu.
Theo nhà nghiên cứu Phiwokuhle Mnyandu tại Đại học Howard, tình huống này xét cho cùng lại là một điều tốt. Ông cho biết: “Nam Phi không thể làm gì nếu không có sự cân bằng này. Nhưng điều này cho thấy các mối quan hệ đã khá trưởng thành vì nước này có khả năng trở thành đối tác đối thoại với hai siêu cường này”.
Đây cũng sẽ là dịp để Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đề cập lại vấn đề thâm hụt thương mại với Bắc Kinh, một chủ đề mà ông đã nêu ra với người đồng cấp Trung Quốc vào năm 2023”.


Biển Đông: Bắc Kinh Chỉ Trích Liên Hiệp Âu Châu Vì ‘Lên Án Hành Động Nguy Hiểm’ của Trung Quốc


(Ảnh AP, trích từ video do Tuần duyên Phi Luật Tân cung cấp: Một tàu Hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 5205 (P) va chạm với tàu Tuần duyên Phi Luật Tân BRP Teresa Magbanua, gần bãi Sa Bin, Biển Đông, ngày 31/8/2024.)
-Ngày 1/9/2024, một hôm sau vụ va chạm giữa tàu Hải cảnh Trung Quốc và tàu Phi Luật Tân gần bãi Sa Bin ở Biển Đông, Liên Hiệp Âu Châu đã lên án Hải cảnh Trung Quốc có những "hành động nguy hiểm" đối với hoạt động hàng hải hợp pháp của Phi Luật Tân trong khu vực. Trung Quốc đáp trả, khuyến cáo Liên Hiệp Âu Châu cần "khách quan và công bằng" về vấn đề Biển Đông.
Trong thông cáo ngày 1/9, được AFP trích dẫn, bà Nabila Massrali, phát ngôn viên của lãnh đạo ngoại giao Âu Châu Josep Borrell, cho rằng những hành động đó "gây nguy hiểm cho sự an toàn của những người hoạt động trên biển và vi phạm tự do hàng hải mà mọi quốc gia đều có quyền, chiếu theo luật pháp quốc tế".
Ngoài ra, "Liên Hiệp Âu Châu cũng lên án mọi hành động bất hợp pháp, leo thang, dọa nạt, xâm phạm những nguyên tắc của luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình và ổn định ở trong vùng", sẵn sàng "ủng hộ các đối tác thực thi quyền hợp pháp của họ trong khu vực và ngoài khu vực".

Ngay lập tức, Bắc Kinh cho biết "không hài lòng" với "những cáo buộc" của Brussels. Trong tuyên bố được Reuters trích dẫn ngày 2/9, phái bộ Trung Quốc tại Liên Hiệp Âu Châu kêu gọi khối 27 nước nên thận trọng trong lời nói và hành động về các vấn đề Biển Đông, vì "Liên Hiệp Âu Châu không phải là một bên trong vấn đề Biển Đông và không có quyền chỉ trích vấn đề này". Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng ra thông cáo lên án hành động của Trung Quốc và ủng hộ Phi Luật Tân.
Cũng trong ngày 2/9, Bắc Kinh khẳng định đang bảo vệ "các quyền" của mình ở Biển Đông, sau khi Phi Luật Tân công bố hai đoạn phim dường như cho thấy một tàu Tuần duyên Trung Quốc đâm vào một trong những tàu của Phi Luật Tân ở bãi cạn Sa Bin, cách Phi Luật Tân 140 cây số và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc đến 1.200 cây số nhưng Bắc Kinh đòi chủ quyền.
Trả lời báo giới, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mao Ninh tái khẳng định tuyên bố trước đó của Bắc Kinh rằng Phi Luật Tân đã "cố tình đâm" vào tàu Trung Quốc, cáo buộc Phi Luật Tân "cử tàu Tuần duyên nán lại bãi Xianbin (tên gọi theo tiếng Trung Quốc) trong một thời gian dài và cố gắng chiếm đóng vĩnh viễn bãi cạn này".


Bảy Người Thiệt Mạng Vì Bão Yagi ở Phi Luật Tân



(Hình AP: Người dân được di tản khỏi các vùng bị ngập lụt vì mưa lớn do bão Yagi gây ra.)
-Lũ lụt và lở đất khiến bảy người thiệt mạng ở Phi Luật Tân hôm 2/9 khi cơn bão nhiệt đới Yagi (tên địa phương là Enteng) gây mưa lớn ở thủ đô Manila và các tỉnh lân cận, một viên chức cơ quan giải quyết thảm họa cho biết hôm 2/9.
Tại một cộng đồng đồi núi ở Antipolo phía Đông Manila, ba người thiệt mạng, trong đó có hai học sinh và một phụ nữ đang mang thai 27 tuổi, khi một trận lở đất gây thiệt hại cho hai ngôi nhà, ông Relly Bernardo, Giám đốc Quản lý Thiên tai của thành phố, cho biết.

Ông nói với đài phát thanh DWPM: "Đây là khu vực dễ bị lở đất và chúng tôi đã khuyến khích họ rời đi trong thời gian dài nhất với những lời đề nghị cung cấp nhà ở tại những địa điểm khác".
Ông Bernardo cho biết rằng 4 người khác thiệt mạng trong các vụ đuối nước riêng rẽ ở cùng tỉnh Rizal, đồng thời cho biết thêm rằng một số ngôi nhà đã bị lũ lụt nhấn chìm.
Phi Luật Tân thường ghi nhận trung bình 20 cơn bão nhiệt đới hàng năm. Trong khi nhiều cơn bão đổ bộ, lở đất là một trong những nguyên nhân gây thương vong lớn nhất.

Mưa lớn làm ngập đường phố và nhà cửa ở nhiều nơi tại Phi Luật Tân hôm 2/9, khiến chính phủ và các lớp học phải đóng cửa.
Yagi mang theo sức gió lên tới 85 cây số/giờ, với gió giật lên tới 105 cây số/giờ, khi nó tiếp tục di chuyển về phía Tây-Bắc tại Luzon, hòn đảo lớn nhất và đông dân nhất của Phi Luật Tân.
"Nước tràn vào đây và ở phía bên kia đường của chúng tôi, nước dâng cao đến gần nóc các ngôi nhà", Gloria Nicolas, một người dân ở tỉnh Rizal, cho biết.
"Một số cư dân bị mắc kẹt và phải trèo qua nóc nhà".

Không có nhận xét nào: