Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2024

Donald Trump – Từ Cộng Hòa đến Phát-xít - Thạch Đạt Lang


Donald Trump – Từ Cộng Hòa đến Phát-xít - Phần I
Adolf Hitler thâu tóm quyền lực ra sao?
Thạch Đạt Lang
Quyền tự do báo chí hay tự do ngôn luận được đánh giá như nhánh quyền lực thứ tư (The Fourth Estate hay The Fourth Power) - trong một đất nước theo thể chế chính trị Cộng Hòa (Republic) thường bao gồm 3 nhánh là Hành Pháp (Executive) Lập Pháp (Legislative) Tư Pháp (Judicial) - được người dân sử dụng như một sức mạnh gián tiếp để quan sát, theo dõi, kiềm chế, ngăn chận sự lạm quyền của 3 nhánh Hành Pháp, Lập Pháp, Tư Pháp.
<!>
Từ ngày ông Donald Trump trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ, quyền lực thứ tư này đã bị ông liên tục vu khống, chửi bới, xúc xiểm nặng nề bằng cách gọi tất cả các hãng truyền thông, báo chí tự do dòng chính chỉ đưa tin giả (Fake News) là kẻ thù của dân chúng (Enemy of the people), phóng viên, ký giả của các hãng truyền thông này là cặn bã ngoại trừ Fox News cơ quan truyền thông của đảng Công Hòa.

Từ Doanald Trump, bộ tư pháp dưới quyền Bill Barr đến nhân viên trong nội các ở tòa Bạch Ốc luôn tìm cách gây khó khăn, trở ngại, tìm cách cấm đoán, ngăn chận ký gỉa, phóng viên - những người bị Trump ghi vào sổ đen như Jim Acosta – tham gia các cuộc họp báo trong tòa Bạch Ốc.

Mục đích của những hành động này của ông Trump chỉ nhằm làm giảm giá trị, độ chính xác của tin tức do truyền thông dòng chính phổ biến, tạo nên sự nghi ngờ nơi người dân với những tin tức bất lợi cho cá nhân, gia đình ông hoặc cho nội các ông đang lãnh đạo.

Trong tất cả các cuộc họp báo có sự hiện diện của ký giả, phóng viên các cơ quan truyền thông như CNN, WP, NYT, MSNBC, WSJ, Politico...ông Trump luôn tìm mọi cách sỉ nhục, hăm dọa, chế nhạo hay chửi bới phủ đầu...những người đặt các câu hỏi khó khiến ông không thể trả lời.

Tìm cách bịt miệng truyền thông tự do là những dấu hiệu đầu tiên biểu lộ khuynh hướng độc tài của người lãnh đạo đất nước. Có kiểm soát, điều khiển, định hướng được thông tin thì mới có khả năng thâu tóm quyền lực, khuynh đảo thể chế, điều hành đất nước theo ý mình. Chính Donald Trump đã có lần bày tỏ ước muốn là tòa Bạch Ốc cần phải có một cơ quan truyền thông riêng.

Việc bổ nhiệm con gái, con rể những người hoàn toàn không có một chút kinh nghiệm trong chính trường vào các chức vụ cố vấn trong Tòa Bạch Ốc, William Barr làm bộ trưởng tư pháp cũng như Brett Kavanaugh thành chánh án tối cao pháp viện cho thấy rõ ràng ý định Trump đang muốn từ từ thâu tóm trọn quyền lực vào tay mình.

Ai cũng trông thấy nội các của ông Trump là nội các hỗn loạn với số thành viên bị sa thải hay phải xin từ chức hoặc bị điều tra, kết án, đi tù nhiều nhất trong 45 đời tổng thống. Từ cố vấn an ninh quốc gia như Michael Flynn, luật sư riêng Michael Cohen đến lãnh đạo ủy ban tranh cử năm 2016 Paul Manafort, bạn bè thân thiết Jeffrey Epstein, Rudy Giuliani...

Hiện tại, thể chế CH với tam quyền phân lập của Mỹ chỉ mới có những dấu hiệu rạn nứt chưa đến nỗi quá trầm trọng. Tuy nhiên, trong cách hành xử của Donald Trump, từ việc ngăn chận, đe dọa nhân chứng ra điều trần trước quốc hội về việc người Nga phá hoại bầu cử của Mỹ năm 2016 đến việc bộ trưởng tư pháp William Barr, tẩy xóa 12% tức 48 trong 445 trang báo cáo của ủy viên công tố đặc biệt Robert Mueller trước khi chuyển giao cho quốc hội mà không ai làm gì được chứng minh một điều: - Trump đã lạm dụng quyền lực và nếu không bị ngăn chận hay có phản ứng thích hợp thì tương lai nền dân chủ của Mỹ sẽ sụp đổ. Chính các sự việc vừa nói cho thấy lỗ hổng của nền CH Mỹ mà Trump đang tìm cách tận dụng tối đa để củng cố quyền lực.

Những diễn tiến xã hội hiện nay ở Mỹ khiến ai quan tâm đến thời cuộc, có ít nhiều hiểu biết lịch sử sẽ dễ dàng liên tưởng sự hình thành chế độ quốc xã của Hitler khi nền Cộng Hòa Weimar sụp đổ, bắt đầu cho cuộc thế chiến thứ 2 với ước tính khoảng từ 75-80 triệu người chết hay 3% dân số thế giới vào thời điểm 1940, để từ đó có thêm nhận định về từng bước đi của Donald Trump trong việc xóa bỏ nền dân chủ của Mỹ.

Sau khi đại bại trong trận thế chiến I (1914-1918) bị bắt buộc ký hòa ước Versaille với những nước thắng trận là Mỹ, Liên Hiệp Anh, Ý, Pháp trong các điều kiện cực kỳ bất lợi cho đất nước, phải bồi thường những phí tổn chiến tranh nặng nề, nước Đức rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều năm.

Hitlers Weg zur Macht
Von 1933 bis 1945 herrschte Adolf Hitler als Diktator über Deutschland, nachdem er die demokratischen Wahlen gew...
. Họ cố gắng tìm người phải chịu trách nhiệm về cuộc đầu hàng của Đức. Từ tâm lý này nẩy sinh ra nhiều thuyết âm mưu.

Một trong những thuyết âm mưu được biết đến nhiều nhất xuất phát từ Paul von Hindenburg, nguyên soái, tư lệnh quân đội Đức, từ năm 1925 trở thành tổng thống Cộng hòa Weimar. Von Hindenberg quả quyết trong một buổi điều trần rằng quân đội Đức không hề thua trên mặt trận mà từ những lưỡi lê đâm ở sau lưng.

Khởi thủy cuộc cách mạng ở Đức tháng 11 năm 1918 chỉ là những cuộc biểu tình chống đối chính phủ trong dân chúng, gây ra tình trạng hỗn loạn, bất an rồi trở thành cuộc chính biến, lật đổ chế độ quân chủ, thành lập nền Cộng Hòa. Ngày 09.11.1918, Philipp Scheidemann người lãnh đạo chính quyền trong tương lai tuyên bố thành lập nền cộng hòa.

Nền cộng hòa đầu tiên của Đức được gọi là Cộng Hòa Weimar do Weimar là một thành phố ở bang Thüringen, nơi tổ chức những cuộc họp đầu tiên thành lập quốc hội.

Nền Cộng Hòa Weimar non trẻ mới được thành lập vừa phải lo đối phó với tình trạng hỗn loạn, bất an trong nước vừa phải gay go đàm phán với phe chiến thắng trận thế chiến. Cuối cùng đã phải chấp nhận ký kết hòa ước Versaille có những điều khoản quan trọng như sau:

1. Đức phải chấp nhận lỗi lầm gây ra chiến tranh, 2. Bồi hoàn chiến phí với hàng tỉ Đức Mã (Reich Mark), 3. Lực lượng đồng minh sẽ đóng quân trên nước Đức 15 năm, 4. Đức không được phép có qua 100.000 binh sĩ trong quân đội, 5. Phải chuyển giao 1/7 lãnh thổ cho đồng minh (Mỹ, Anh, Pháp, Ý). Đa số dân Đức kinh hoàng khi được biết về những điều khoản của hòa ước Versaille, họ gọi đó là một hòa ước nhục nhã.

Sau khi thành lập Hội Đồng Nhân Dân, ngày 19.01.1919 Hội đồng cố vấn Weimar tổ chức tổng tuyển cử. Ngày 11.02.1919, Friedrich Ebert trở thành tổng thống Đức của Cộng Hòa Weimar, ngày 13.02.1919 Ebert bổ nhiệm Philipp Scheidemann làm thủ tướng, thành lập nội các. Ngày 14.08.1919 hiến pháp của Cộng Hòa Weimar có hiệu lực. Tháng 09.1919, Scheidemann từ chức vì không đồng ý ký hòa ước Versaille, Gustav Bauer thay thế.

Sự bất mãn của người dân Đức đối với chính quyền âm ỉ trong lòng, kéo dài nhiều năm là nguyên nhân khiến cho các đảng phái, cực hữu như đảng Quốc Xã Công Nhân Đức NSDAP (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei) gọi tắt là đảng Quốc Xã hay cực tả như đảng Cộng Sản Đức KPD (Kommunistische Partei Deutschlands) dễ dàng bám rễ vào xã hội, lan truyền trong dân chúng. Nó thích hợp với nguyện vọng, mong muốn một sự bền vững về kinh tế và chính trị của người dân.

Một yếu tố khác cũng quan trọng không kém là ước muốn trả thù liên minh các nước đã đánh bại Đức trong suy nghĩ của nhiều người Đức. Phe cực hữu nhận định rằng hòa ước Versaille là một sự hủy hoại, làm thương tổn nặng nề danh dự của dân tộc Đức, do đó họ đã tìm cách lật đổ chính quyền Weimar. Phe cộng sản cũng tổ chức nhiều cuộc nổi dậy nhưng không thành công.

Cuộc tranh giành quyền lực lên đến cao điểm vào năm 1923. Do việc phải bồi thường chiến tranh quá nhiều, kinh tế Đức rơi vào cuộc lạm phát khi của cải làm ra phần lớn phải dùng để trả nợ chiến phí, người dân Đức mất dần niềm tin vào chính phủ.

Adolf Hitler và đảng NSDAP nhận ra thời điểm thích hợp đã đến để có thể quảng bá, giới thiệu một chính sách độc tài hợp pháp. Ho gây ra một cuộc đảo chánh với sự tham dự của Hitler nhưng bị thất bại. Hitler bị kết án phải vào tù, đảng NSDAP bị cấm hoạt động nhưng đến cuối năm 1924 thì Hitler được trả tự do.

Quyển Mein Kampf, cuốn sách gối đầu giường cho đảng viên Quốc Xã được Hitler viết trong thời gian ở tù. Ra khỏi tù, Hitler quyết định thay đổi đường lối của đảng NSDAP, hoạt động công khai và hợp pháp. Với tài ăn nói quyến rũ, diễn thuyết hùng hồn, có khả năng thuyết phục nên đảng viên NSDAP ngày càng đông.

Tháng 11.1923, chính quyền Weimar quyết định cải cách kinh tế, áp dụng chính sách tiền tệ mới, tạo được nhiều kết quả tốt đẹp. Kinh tế và chính trị Đức dần dần ổn định, căng thẳng trong bang giao với quốc tế cũng giảm bớt rất nhiều. Bộ trưởng ngoại giao Đức lúc đó là Gustav Stresemann đã đàm phán lại các thỏa thuận mới với các nước trong liên minh thắng trận về việc bồi thường chiến phí, đồng thời Đức cũng được chào đón, gia nhập vào Liên Minh Các Quốc Gia.

Thật không may, sự ổn định về chính trị và kinh tế của Đức kéo dài không lâu. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 1929 dã làm thay đổi, đảo lộn tất cả.

Ngày thứ năm 24.10.1929 thị trường Dow Jones Industry (DJI) ở New York bắt đầu tuột dốc sau một thời gian mấy năm dài cất cánh bay cao. Chỉ trong vòng vài tuần lễ, DJI từ 300 điểm xuống còn 180 và lên xuống, xập xình cho đến mùa hè 1932 chỉ còn 41 điểm, bằng thời điểm DJI ra mắt công chúng ngày 26.05.1896. Tức là sau 33 năm DJI trở lại mức khởi hành.

Sự sụp đổ của DJI là nguyên nhân gây ra cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới, nước Đức cũng không tránh khỏi là nạn nhân. Đức mất trắng những khoản tín dụng quan trọng, không còn khả năng trả nơ chiến phí, sản xuất công nghiệp giảm 40%, hơn 6 triệu người thất nghiệp.

Suy thoái về kinh tế dẫn tới khủng hoảng chính trị. Trong vòng 11 năm, Cộng Hòa Weimar thay đổi lãnh đạo 10 lần. Hai phe cực hữu và cực tả ngày càng nhận được sự ủng hộ nhiều hơn từ dân chúng.

Khủng hoảng kinh tế phát sinh ra nghèo, đói và đảng Phát-xít NSDAP hưởng lợi nhiều nhất từ chuyện này. Cuộc bầu cử ngày 14.09.1930, NSDAP đạt được số phiếu tăng hơn 15%, đứng thứ hai sau đảng Dân Chủ Xã Hội SDP (Sozialdemokratische Partei). Hitler trở thành đối thủ mạnh nhất của tổng thống Hindenburg đang nắm quyền.

Đảng Phát-xít (Nazis) tiếp tục bành trướng mạnh mẽ - trong thời gian kinh tế tiếp tục suy thoái – họ tìm cách tạo ảnh hưởng, lôi kéo quần chúng bằng cách hâm nóng, kích động sự bất bình, giận dữ của người dân về sự thua trận của Đức. Họ xúi dục, kêu gọi, thúc đẩy người dân tham gia biểu tình phản đối hòa ước Versaille. Cùng lúc đó họ bắt đầu tuyên truyền, xây dựng hình ảnh Hitler như một lãnh đạo sẽ trả thù cho dân tộc Đức.

Năm 1932, tổng thống Hindenburg và thủ tướng Franz von Papen tìm cách ngăn chận bước chân tiến dần đến quyền lực của Hitler nhưng không thành công. Cuối cùng chính tổng thống Hindenburg lại là người bắc cầu cho Hitler lên đỉnh quyền lực.

Ngày 30.01.1933, Hindenburg bổ nhiệm Hitler thành thủ tướng thay Franz von Papen. Không có việc bổ nhiệm này, Hitler không thể nắm được quyền lực. Cuộc bầu cử quốc hội ngày 06.11.1932 đảng NSDAP đạt được số phiếu bầu cao nhất với 33,1% cũng đã góp phần không ít cho việc Hitler nhanh chóng đi đến đỉnh quyền lực.

Hitler và đảng Quốc Xã lôi kéo được hầu hết người dân Đức thời điểm đó không những chỉ bằng chính sách hay chương trình hoạt động. Người ta thấy được sức mạnh và sự năng động của đảng, hơn nữa những lãnh đạo của Nazis đều trẻ tuổi, hoàn toàn tương phản với các chính trị gia đứng tuổi, tóc bạc trong chính quyền.

Hình ảnh mạnh mẽ của Hitler có vẻ hứa hẹn nhiều tương lai tươi sáng, ông tự gọi mình là Lãnh Đạo (Führer). Nhiều người tin tưởng rằng Hitler sẽ đoàn kết được dân chúng, chấm dứt xung đột chính trị kéo dài đã lâu.

Điểm đặc biệt của đảng Nazis là họ không chỉ nhắm vào một thành phần cử tri riêng biệt như giới công nhân hay người Thiên Chúa giáo. Họ đi vào mọi tầng lớp dân chúng, lôi cuốn được cả những thành phần trước đây không hề tham gia bầu cử.

Hitler và đảng NSDAP nắm được quyền lực hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên vào lúc đó, Hitler chưa được toàn quyền hành động, đảng NSDAP vẫn phải làm việc chung với các đảng trung hữu.

Khi thành lập nội các mới, NSDAP chỉ có 2 người đại diện là Wilhelm Frick và Hermann Göring, tuy nhiên do ảnh hưởng của Hitler, họ được nắm giữ những vị trí cực kỳ quan trọng, đặc biệt Hermann Göring bộ trưởng không giữ bộ nào nhưng nắm lực lượng cảnh sát Preußen kiểm soát an ninh gần như toàn bộ nước Đức.

Hitler nhanh chóng tìm cách thâu tóm quyền lực khi một biến cố xẩy ra là vụ cháy tòa nhà quốc hội. Ngày 27.02.1933 những người bảo vệ thấy tòa nhà quốc hội có một đám cháy, họ nhanh chóng dập tắt và bắt được nghi phạm gây ra hỏa hoạn – một đảng viên cộng sản người Hà Lan tên Marinus van der Lubbe.

Lãnh đạo của Nazis nhanh chóng tới nơi với sự hiện diện của Rudolf Diels, sau là trưởng cơ quan mật vụ Gestapo. Sự việc được báo cáo cho Göring. Lubbe bị hành quyết năm 1934 sau một phiên tòa nặng phần trình diễn, Không ai biết cũng không ai nghe nói Marinus van der Lubbe có đồng lõa hay không. Göring tuyên bố:

“-Đó là sự nổi loạn của bọn cộng sản, họ sẽ bị dẹp tan ngay từ bây giờ, không thể để chậm trễ một giây phút nào”. Hitler cũng giận dữ lên tiếng: “- Sẽ không dung thứ! Bất cứ ai ngáng đường chúng ta, sẽ bị tiêu diệt”.

Ngay sáng ngày hôm sau, 28.02.1933 tổng thống Hindenberg ra thông báo Quy Đinh của Tổng Thống về Bảo Vệ Dân Tộc và Nhà Nước, còn được gọi là Pháp Lệnh về Hỏa Hoạn của Quốc Hội. Pháp lệnh này là nền tảng dẫn đến sự độc tài, giới hạn dân quyền của người Đức. Họ không còn được tự do ngôn luận, có thể bị cảnh sát khám xét gia cư hoặc bắt giữ bất cứ lúc nào. Các đảng phái đối đầu, cạnh tranh với đảng Quốc Xã trở thành mục tiêu bị tấn công.

Ngày 05.03.1933 một cuộc bầu cử mới diễn ra trong tình thế bất an. Mặc dầu đường phố tràn ngập cờ, biểu tượng tranh cử của NSDAP, đảng Quốc Xã vẫn không đạt được kết quả như hi vọng, chỉ có 43,9% phiếu, chưa đủ đa số tuyệt đối. Liên minh đảng Cộng Sản KDP và Dân Chủ Xã Hội SPD vẫn còn 30% cử tri.

Việc bắt bớ và khủng bố tăng dần từng ngày. Đảng CS bị cấm hoạt động, tính đến ngày 15.03.1933 có hơn 15.000 đảng viên CS bị bắt giữ. Các trại tập trung được nhanh chóng thành lập để giam giữ tù nhân chính trị với những điều kiện khắc nghiệt, đáng sợ, họ bị bạc đãi, hành hạ, tra tấn, nhiều người bị giết chết, bắn chết với những lý do mơ hồ như tìm cách vượt ngục.Bị đối xử tàn tệ đặc biệt là người Do Thái và những nhân vật nổi tiếng.

Ngày 23.03.1933, quốc hội họp ở Berlin, chương trình nghị sự đưa ra Đạo Luật Ủy Quyền để bàn thảo. Đạo luật này cho phép Hitler toàn quyền hành động trong 4 năm mà ngay cả tổng thống, quốc hội và hội đồng cố vấn cũng không được phép can thiệp. Quốc hội đang tranh luận thì tòa nhà bị bao vây bởi SA (Sturm Abteilung) và SS (Schutzstaffel) lực lượng vũ trang bán quân sự của NSDAP được cải biên thành cảnh sát phụ giúp (Hilfspolizei).

Hitler đặt các đại biểu vào một tình thế căng thẳng, bắt buộc phải quyết định trong lúc nghe thuyết trình: “-Chiến tranh hay hòa bình”. Rõ ràng đó là một hình thức khủng bố, đe dọa ngầm những người còn đang lưỡng lự hay muốn chống đối. Cuộc bỏ phiếu không còn là một tự do chọn lựa thoải mái với 444 phiếu thuận, 94 phiếu chống, Đạo Luật Ủy Quyền trở thành nền tảng cho sự độc tài của Hitlet.

Sau khi quyền lực nắm được trong tay đã vững chắc, Hitler và đảng Quốc Xã bắt đầu thay đổi, định hướng cấu trúc và trật tự xã hội theo một diễn tiến mà họ gọi là đồng bộ hóa.

Người Do Thái, chính trị gia không được lòng dân bị sa thải. Các đoàn thể, đảng phái chính trị hiện hữu bị giải tán, cấm hoạt động, thay vào đó Mặt Trận Lao Động Đức được thành lập. Bằng hình thức này, chế độ Quốc Xã ngăn chận công nhân thành lập tổ chức chống đối chính quyền. Đến giữa tháng bẩy 1933, Đức trở thành quốc gia độc đảng.

Ngay cả trong lãnh vực văn hóa, khoa học cũng bị thanh lọc, tất cả những gì không thuộc về Đức đều bị xóa bỏ, tiêu hủy. Sách vở, tác phẩm văn hóa của các tác giả Do Thái, hoặc có tư tưởng tả khuynh, nhân văn, xã hội đều bị đem đốt.

Người Do Thái bị kỳ thị, phân biệt đối xử khắp nơi. Từ tháng tư 1933, chính quyền Nazis đã có những hành động công khai chống người Do Thái, họ kêu gọi người dân Đức trên cả nước hãy tẩy chay các cửa hàng kinh doanh của người Do Thái. Đó chỉ là bước đầu trong một chuỗi biện pháp nhằm tiêu diệt dân tộc Do Thái của Hitler bằng các trại tập trung Holocaust.

Hitler và đảng Quốc xã đã thành lập thể chế độc tài sau khi chiếm được quyền lực. Tuy nhiên họ luôn sử dụng mọi phương thức hợp pháp để duy trì tính hợp pháp của chế độ. Trở thành người lãnh đạo duy nhất, Hitler xóa bỏ dần nền dân chủ cho đến khi nó chỉ còn cái tên. Trong 12 năm tồn tại của Đệ Tam Đế Chế với nền Cộng Hòa Weimar (1933-1945) Hitler luôn bám chặt vào quyền lực, duy trì thể chế độc tài.



Donald Trump – Từ Cộng Hòa đến Phát-xít - Phần II

Donald Trump từng bước tháo gỡ nền dân chủ.
Ngay sau khi bước chân vào tòa Bạch Ốc, Donald Trump ký ngay sắc lệnh 13769 ngày 27.01.2017 cấm nhập cư người Hồi Giáo của 7 nước trên thế giới gồm: Iran, Iraq, Somalia, Sudan, Libya, Yemen, Syria trong 90 ngày. Saudi Arabia cũng là Hồi Giáo nhưng đuocự miễn trừ vì là chủ nợ của Trump.

Việc thứ hai, Trump lập tức bổ nhiệm những người thân cận, những người từng giúp đỡ ông trong cuộc bầu cử 08.11.2016 vào các vị trí quan trọng trong nội các. Đặc biệt, ông cũng đưa con gái Ivanka và con rể Jared Kushner vào bộ tham mưu với tư cách cố vấn.

Cùng lúc, ông Trump sàng lọc những chức vụ quan trọng được bổ nhiệm từ thời tổng thống Obama như giám đốc FBI, lãnh đạo các cộng đồng tình báo, ngoại giao, tư pháp…James Brien Comey, giám đốc Cục Điều Tra Liên Bang FBI bị Trump sa thải vì từ chối trung thành với Trump, Jeff Sessions, bộ trưởng tư pháp phải ra đi vì tự ý đứng ngoài cuộc điều tra người Nga phá hoại bầu cử TT năm 2016 nhường chỗ cho William Barr, một nịnh thần tuyệt đối trung thành với Trump.

Bill Barr với tư cách là bộ trưởng tư pháp đã tẩy xóa 48 trong báo cáo dài 440 trang của ủy viên công tố đặc biệt Robert Mueller điều tra việc người Nga nhúng tay khuynh đảo cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 trước khi chuyển giao cho quốc hội.

Trong vòng hơn 3 năm, hơn 70 người giữ những chức vụ quan trọng nhất trong nội các của Trump phải từ chức hoặc bị sa thải vì không chịu nổi tính khí độc đoán, chà đạp hiến pháp, hành xử bất chấp hậu quả của Donald Trump.

Từ chiến lược gia của Trump, Stephen Kevin Bannon đến bộ trưởng quốc phòng James Mattis, cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster, John Bolton, bộ trưởng ngoại giao Rex Tillerson...những người có lòng tự trọng, tư cách, đặt quyền lợi dân tộc, đất nước Mỹ lên trên hết đều phải ra đi sau một thời gian ngắn. Không người nào làm việc với Trump quá 2 năm.

Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra không phải là chuyện thay đổi nhân sự trong nội các mà là sự bất lực của đảng Cộng Hòa trong việc kềm chế, ngăn chận những hành động coi thường, chà đạp hiến pháp của Donald Trump.

Những nhà phân tích chính trị, kể cả một số người của đảng Cộng Hòa đều bày tỏ sự lo ngại về sự tấn công mạnh mẽ của Donald Trump vào nền tảng cốt lõi của nền dân chủ Mỹ. Từ lời nói đến hành động, Trump luôn tìm cách phá bỏ không ngừng nghỉ những giá trị đạo đức, sự kiểm soát và cân bằng của hiến pháp.

Hiện tại Trump đã nắm được hai trong 3 nhánh quyền lực là hành pháp và tư pháp khi bổ nhiệm Bill Barr là bộ trưởng tư pháp. Sẽ không ai kết tội, ngăn cản được những việc làm vi phạm hiến pháp của Trump khi Barr còn ở vị trí này. Nhánh lập pháp, Trump tuy chưa nắm được hoàn toàn nhưng dễ dàng khuynh đảo với đa số TNS do Mitch McConnell lãnh đạo

Trừ những nhân vật lãnh đạo độc tài như Vladimir Putin, Tập Cận Bình, Kim Jong-un, Mohammed bin-Salman...Trump luôn sử dụng nguyên tắc trấn áp trước khi đối thoại với người khác. Với những lời lẽ thiếu văn hóa, dùng ngôn từ dung tục, thô lỗ...Trump gầm gừ, đe nẹt, tấn công, mạt sát, chửi rủa, vu khống bất cứ ai không làm Trump hài lòng, từ cộng đồng tình báo, cơ quan FBI, bộ tư pháp, nhân viên ngoại giao, dân biểu, thượng nghị sĩ, phóng viên, ký giả…

Chẳng những thế Donald Trump còn gửi Tweet gián tiếp đe dọa các nhân chứng ra điều trần trước quốc hội như Gordon Sondland, Alexander Vindman, Marie Yovanovitch...về những sai trái của Trump trong vụ nhơ nhớp không giải ngân tiền viện trợ quân sự của Mỹ cho Ucraine.

Sau hơn 3 năm từ 20.01.2017, hầu như không còn một thượng nghị sĩ nào trong thượng viện thuộc đảng CH dám ra mặt chỉ trích hay phản đối ông Trump, kể cả Lindsay Graham hay Ted Cruz, người hạ nhục Trump nhiều nhất trước khi Trump đắc cử TT. Chỉ có TNS Mitt Romney, thống đốc của Massachusetts thỉnh thoảng phản đối Trump một cách yếu ớt, cho có lệ.

Cũng không người nào trong đảng CH dám thắc mắc, tìm hiểu, dò hỏi cuộc gặp gỡ kéo dài trên 60 phút giữa riêng Trump và Putin bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tháng 07.2018 ở Helsinki– không có ai ngoài thông dịch viên, bản ghi nhớ cũng bị Trump tịch thu - đã bàn thảo những chuyện gì.

Thượng viện hiện nay với ông Mitch McConnell lãnh đạo khối đa số gồm 53/100 thượng nghị sĩ trở thành công cụ cho Trump mặc sức thao túng chính trường. Không ít người trong họ biết và thấy rõ Trump có quá nhiều sai trái, phạm pháp trong việc điều hành dất nước nhưng vì địa vị, bổng lộc, quyền lợi, họ không dám phản đối, nhất là đối với các TNS đang là thống đốc các tiểu bang. Không có sự ủng hộ của ông Trump, chiếc ghế thống đốc tiểu bang dễ dàng rơi vào tay đảng Dân Chủ.

Căm thù báo chí, truyền thông dòng chính thường đưa tin bất lợi cho mình, lại không có khả năng diễn thuyết, hùng biện như Adolf Hitler, đồng thời yếu kém về kiến thức tổng quát, mắc bệnh ái kỷ nặng nề (Narcissims), nói dối, nói láo như cuội, tự ca tụng mình như một minh quân nên Trump sử dụng mạng xã hội Twitter để thông báo những điều mà các tổng thống khác đều dùng phòng báo chí tòa Bạch Ốc để loan tin về những chính sách, kế hoạch của nội các.

Trump có một điều may mắn là thừa hưởng nền kinh tế đang trên đà phục hồi, khởi sắc lại, bắt đầu vào những năm cuối nhiệm kỳ 2 của tổng thống Barack Obama. Khi Trump bước chân vào tòa Bạch Ốc, tỉ lệ thất nghiệp là 4,7%. Với chính sách giảm thuế 15.000 tỉ$ trong 10 năm cho doanh nghiệp từ 35% xuống 21%, tỉ lệ thất nghiệp là 3,6% tháng 10 năm 2019 nhưng kinh tế đã bắt đầu khựng lại với tỉ lệ phát triển 2,1% vào cuối tháng 12.2019.

Tuy nhiên, thời khắc may mắn của Trump đã chấm dứt. Đầu năm 2020, cơn đại dich Sars-CoV-2 xuất phát từ Vũ Hán, Trung quốc lây lan khắp thế giới, Mỹ cũng không là ngoại lệ. Nếu là người nhìn xa, trông rộng, nhận định đúng mức về sự nguy hiểm của Sars-CoV-2 Trump đã hành xử khác. Nhưng do vừa dốt, vừa tự kiêu, lại chỉ quan tâm đến kinh tế, sự lên xuống của thị trường chứng khoán DJI, Trump đã bỏ lỡ thời gian quý báu để chuẩn bị, ngăn chận.

Đến khi đại dịch bùng phát, vùng vẫy trong cơn hoảng loạn với số người lây nhiễm , người chết tăng từng ngày, thị trường chứng khoán tuột dốc ào ào, Trump chối bỏ trách nhiệm, hết tìm cách đổ lỗi cho người tiền nhiệm Barack Obama đến Trung Quốc, tổ chức y tế thế giới WHO...– dù chính Trump là người đã ra lệnh dẹp bỏ cơ quan Theo Dõi và Phòng Chống Đại Dịch được thành lập dưới thời Barack Obama, cũng như đã gửi Tweet khen ngợi họ Tập vĩ đại và đối phó tốt với đại dịch.

Cơn đại dịch Sars-CoV-2 đã khiến Mỹ có hơn 1 triệu người nhiễm và 59.000 người chết, chưa có dấu hiệu ngừng lại. Số người thất nghiệp lên đến trên 20% trong tháng 04.2020. Chính điều này đã đặt nước Mỹ vào một nguy cơ nội chiến, có thể dẫn đến thế giới đại chiến thứ 3.

Ngày thứ năm 17.04.2020, Trump gửi liên tục những tin nhắn trên mạng Twitter kêu gọi người dân 3 tiểu bang Virginia, Michigan, Minnesota xuống đường chống lại lệnh giới nghiêm. Nhiều nhóm người trang bị vũ khí tấn công như AR15, M4, AK47...tụ họp ở nhiều thành phố, trụ sở quốc hội, tòa thị chính...phản đối lệnh giới nghiêm. Trump gọi họ là những anh hùng, những công dân hành động có trách nhiệm.

Đến ngày hôm nay chưa có chuyện đáng tiếc xẩy ra, cảnh sát, quân đội cũng chưa có hành động vì không nhận được chỉ thị. Tuy nhiên, không ai có thể bảo đảm rằng mọi chuyện sẽ yên ổn nếu tình hình trở nên u ám, tồi tệ hơn.

Cơn dịch có thể kéo dài đến mùa thu hoặc hơn, cuộc bầu cử 03.11.2020 vẫn xẩy ra hay sẽ bị trì hoãn, thậm chí hủy bỏ? Donald Trump và đảng CH sẽ tìm cách dời ngày bầu cử hoặc tìm cách lèo lái, chi phối cuộc bầu cử với sự giúp đỡ của Putin và người Nga?

Dễ thực hiện nhất là đảng CH sẽ giới hạn việc bỏ phiếu bằng thư (Mail Vote), điều này sẽ ngăn trở, tạo khó khăn cho nhiều người không muốn đế thùng phiếu vì sợ lây nhiễm Sars-CoV-2. Trong cuộc bầu cử ngày 08.11.2016, ông Donald Trump đã thua bà Hillary Clinton hơn 3 triệu phiếu phổ thông.

Thời điểm hiện tại xã hội Mỹ có những điểm tương đồng cũng như khác biệt với nước Đức vào năm 1932-1933, Các điểm tương đồng là:

Thị trường chứng khoán tuột dốc, đang trong tình trạng trồi sụt bất thường, thất nghiệp trên 20%, lòng dân hoang mang. Như vậy, liệu một trong 2 kịch bản sau đây có thể xẩy ra không?

1. Trump thua trong nhiệm kỳ 2 nhưng sẽ không bàn giao chức vụ, rời khỏi tòa Bạch Ốc trong một cuộc bàn giao êm đẹp theo đúng thủ tục. Trước ngày 20.01.2021 Trump sẽ ban bố tình trạng chiến tranh, kêu gọi các bang có thống đốc là CH tẩy chay kết quả bầu cử vì lý do gian lận. Trump sẽ gửi Tweet kích động các tổ chức KKK, Hell´s Angels, paramilitary tấn công các tòa nhà quốc hội, tạo nội loạn.

2 Trump thắng cử nhiệm kỳ 2, đồng thời đảng CH chiếm đa số trong lưỡng viện quốc hội. Trump sẽ tìm cách thay đổi hiến pháp để có thể ứng cử thêm 1-2 nhiệm kỳ nữa. Chuyện gì xẩy ra sau đó thì ai cũng có thể nhìn thấy.

Những điểm khác biệt có thể kể như sau:

Nước Đức vào thời điểm đó không bị bệnh dịch uy hiếp, Hitler và đảng Quốc Xã hành động có kế hoạch, sách lược, bài bản, được sự ủng hộ của nhiều thành phần dân chúng trong xã hội, nắm được SA (Sturm Abteilung) , SS (Schutz Satafel) là hai lực lượng paramilitary rất đông quân số, hoạt động có kỷ luật và cảnh sát Preußen – lực lượng an ninh kiểm soát hầu hết nước Đức, sự chống đối của đảng Cộng sản, đảng Dân Chủ Xã Hội rất yếu ớt. SA và SS sau trở thành lực lượng trấn áp và an ninh nội chính của Hitler, có toàn quyền bắt giữ mọi người, từ chính trị gia đến tướng, tá trong quân đội.

Donald Trump ngược lại, hành động tùy hứng, phát ngôn bừa bãi, thích trình diễn hơn tìm cách thuyết phục người nghe, chỉ được thành phần nông dân ít học, một số trí thức cực hữu ở các tiểu bang miền trung tây, các tổ chức paramilitary, Ku-Klux-Klan, Hell´s Angels...ủng hộ.

Tuy nhiên, chính cái tính khí bất thường của Trump mới nguy hiểm, đáng sợ. Sự liều lỉnh, hung hăng, bất chấp hậu quả, coi thường luật pháp, hiến pháp sẽ khiến Trump có thể nổi điên ra những lệnh quái đản cho quân đội như tấn công vào tòa nhà hạ viện, uy hiếp hay bắt giữ các dân biểu đang họp như Hitler đã làm. Các vị chỉ huy trong quân đội có dám cãi lệnh không, khi Trump vẫn còn là tư lệnh tối cao (Commander-in-Chief) cho đến ngày bàn giao?

Nếu một trong 2 kịch bản trên xẩy ra, nền dân chủ của Mỹ sẽ sụp đổ, thế chiến thứ 3 là điều khó tránh. Chỉ hy vọng rằng cơn đại dịch sẽ qua đi trước mùa thu, chuyện bầu cử vào tháng 11 xẩy ra bình thường, người dân Mỹ sẽ sử dụng là phiếu để loại trừ một kẻ bất tài, vô văn hóa, ăn nói khiếm nhã, lưu manh, gian dối, tham lam cùng cực, các tướng lãnh trong quân đội sẽ hành xử khôn ngoan trước lệnh lạc của Trump.

Nguồn: https://tradingeconomics.com/united-states/gdp-growth

https://www.theguardian.com/us-news/2020/apr/17/trump-liberate-tweets-coronavirus-stay-at-home-orders

Không có nhận xét nào: