Ông Jia Jia, diễn giả khách mời tại Đại học Tokyo, nói ông đã bị giam giữ một thời gian ngắn tại Trung Quốc cách đây tám năm vì bị tình nghi viết lời kêu gọi nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc từ chức.
Từng người một, các sinh viên, luật sư và những người khác xếp hàng vào một lớp học tại một đại học trung tâm Tokyo để nghe một nhà báo Trung Quốc thuyết trình về Đài Loan và nền dân chủ — những chủ đề cấm kỵ không được thảo luận công khai ở quê nhà Trung Quốc.
<!>
“Nền dân chủ hiện đại của Đài Loan đã trải qua đấu tranh và đổ máu, không còn nghi ngờ gì nữa,” ông Jia Jia, diễn giả khách mời tại Đại học Tokyo, cho biết. Ông đã bị giam giữ một thời gian ngắn tại Trung Quốc cách đây tám năm vì bị tình nghi viết lời kêu gọi nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc từ chức.
Ông là một trong số hàng chục nghìn trí thức, nhà đầu tư và các công dân Trung Quốc khác đã chuyển đến Nhật Bản trong những năm gần đây, một phần trong làn sóng di cư của người dân Trung Quốc.
Hoàn cảnh của họ rất khác nhau và họ rời đi vì đủ mọi lý do. Một số rất nghèo, những người khác rất giàu. Một số người rời đi vì lý do kinh tế với các cơ hội cạn kiệt khi sự bùng nổ của Trung Quốc kết thúc. Một số người chạy trốn vì lý do cá nhân, khi ngay cả các quyền tự do hạn chế cũng bị xói mòn.
Di dân Trung Quốc đang đổ xô đến mọi ngóc ngách trên thế giới, từ những công nhân tìm cách khởi nghiệp kinh doanh riêng ở Mexico cho đến những học sinh kiệt sức khiến phụ huynh phải tìm cách đưa sang Thái Lan để học tập. Những người chọn Nhật Bản có xu hướng khá giả hoặc có trình độ học vấn cao, bị thu hút bởi cuộc sống dễ chịu, nền văn hóa phong phú và chính sách di trú ưu tiên cho các chuyên gia có trình độ cao của đất nước này, với ít phản ứng chống di dân như thường thấy ở các nước phương Tây.
Ban đầu, ông Jia định di cư đến Hoa Kỳ chứ không phải Nhật Bản. Nhưng sau khi trải qua đợt bùng phát của virus corona ở Trung Quốc, ông rất muốn rời đi và đơn xin thị thực Hoa Kỳ của ông bị kẹt trong quá trình xử lý. Vì vậy, ông đã chọn Nhật Bản thay thế.
“Ở Hoa Kỳ, vấn đề di trú bất hợp pháp đặc biệt gây tranh cãi. Khi tôi đến Nhật Bản, tôi hơi ngạc nhiên. Tôi thấy rằng chính sách di trú của họ thực sự thoải mái hơn tôi nghĩ”, ông Jia nói với hãng tin AP. “Tôi thấy rằng Nhật Bản tốt hơn Hoa Kỳ”.
Ngày nay, việc nhập cảnh vào Hoa Kỳ rất khó khăn. Hàng chục nghìn người Trung Quốc đã bị bắt tại biên giới Hoa Kỳ-Mexico trong năm qua và sinh viên Trung Quốc đã bị thẩm vấn tại hải quan khi căng thẳng thương mại làm dấy lên nghi ngờ về hoạt động gián điệp công nghiệp có thể xảy ra. Một số tiểu bang của Hoa Kỳ đã thông qua luật hạn chế công dân Trung Quốc sở hữu tài sản.
“Hoa Kỳ đang đóng cửa với những người Trung Quốc thân thiện nhất với họ, những người chia sẻ nhiều giá trị nhất”, ông Li Jinxing, một luật sư nhân quyền theo đạo Thiên chúa đã chuyển đến Nhật Bản vào năm 2022, nói.
Ông Li thấy sự tương đồng với khoảng một thế kỷ trước, khi các nhà trí thức Trung Quốc như Tôn Dật Tiên, người sáng lập ra Trung Quốc hiện đại, chuyển đến Nhật Bản để nghiên cứu cách đất nước này hiện đại hóa nhanh chóng như thế nào.
“Một mặt, chúng tôi hy vọng tìm thấy cảm hứng và định hướng trong lịch sử”, ông Li nói về bản thân và những người Trung Quốc có cùng chí hướng ở Nhật Bản. “Mặt khác, chúng tôi cũng muốn quan sát một quốc gia dân chủ có pháp quyền như thế nào. Chúng tôi đang nghiên cứu Nhật Bản. Nền kinh tế của họ hoạt động như thế nào, chính phủ của họ hoạt động ra sao?”
Trong thập niên qua, Tokyo đã nới lỏng lập trường cứng rắn trước đây của mình đối với vấn đề di trú, do tỷ lệ sinh thấp và dân số già hóa. Người nước ngoài hiện chiếm khoảng 2% trong tổng số 125 triệu dân của họ. Theo Viện Nghiên cứu Dân số và An sinh Xã hội Quốc gia có trụ sở tại Tokyo, con số này dự kiến sẽ tăng lên 12% vào năm 2070.
Người Trung Quốc là nhóm người mới đến đông đảo nhất, với 822.000 người vào năm ngoái trong số hơn 3 triệu người nước ngoài đang sống tại Nhật Bản, theo dữ liệu của chính phủ. Con số này tăng so với 762.000 người một năm trước và 649.000 người một thập niên trước.
Vào năm 2022, lệnh phong tỏa theo chính sách “zero COVID” của Trung Quốc đã khiến nhiều thanh niên hoặc công dân giàu có nhất của đất nước này phải ra đi. Thậm chí đã xuất hiện cụm từ “runxue” ý nói “chạy trốn” đến những nơi được coi là an toàn hơn và thịnh vượng hơn.
Đối với những trí thức như Li và Jia, Nhật Bản cung cấp nhiều quyền tự do hơn so với dưới sự cai trị ngày càng hà khắc của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhưng đối với những người khác, chẳng hạn như các nhà đầu tư giàu có và các doanh nhân, Nhật Bản còn cung cấp một thứ khác: bảo vệ tài sản.
Một phúc trình của công ty di cư đầu tư Henley & Partners cho biết gần 14.000 triệu phú đã rời Trung Quốc vào năm ngoái, nhiều nhất trên thế giới và Nhật Bản là điểm đến phổ biến. Một động lực chính là lo ngại về sự an toàn cho tài sản của họ ở Trung Quốc hoặc Hong Kong, theo Q. Edward Wang, giáo sư nghiên cứu châu Á tại Đại học Rowan ở Glassboro, New Jersey.
“Bảo vệ tài sản tư nhân, vốn là nền tảng của một xã hội tư bản, lại không có ở Trung Quốc”, ông Wang nói.
Đồng yên yếu khiến việc mua bất động sản và các tài sản địa phương khác ở Nhật Bản trở nên hời.
Và trong khi nền kinh tế Nhật Bản trì trệ, nền kinh tế từng phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc cũng đang trong tình trạng trì trệ, với lĩnh vực bất động sản đang khủng hoảng và giá cổ phiếu vẫn ở mức như cuối những năm 2000.
Ông Du lần đầu đến Nhật Bản khi mới 26 tuổi. Vào thời điểm đó, ông không có ý định di cư, nhưng cánh cửa đã mở ra khi ông được mời tham gia đoàn ba lê Tetsuya Kumakawa cùng với vợ.
“Nếu bạn chỉ đến Nhật Bản để tiết kiệm tiền,” ông Wang nói, “thì chắc chắn bạn sẽ tận hưởng khoảng thời gian ở Nhật Bản.”
Các doanh nhân Dot.com nằm trong số những người rời khỏi Trung Quốc sau khi Đảng Cộng sản đàn áp ngành công nghệ, bao gồm tỷ phú Jack Ma, người sáng lập công ty khổng lồ thương mại điện tử Alibaba vốn nhận chức giáo sư tại Cao đẳng Tokyo, một phần của Đại học Tokyo danh tiếng.
Rất nhiều người Trung Quốc giàu có đã mua căn hộ tại các tòa nhà cao tầng sang trọng của Tokyo đến nỗi một số khu vực được mệnh danh là “Phố Tàu” hoặc “Phố Tàu kỹ thuật số.”
“Cuộc sống ở Nhật Bản rất tốt,” ông Guo Yu, một kỹ sư đã nghỉ hưu sớm sau khi làm việc tại ByteDance, công ty mẹ của TikTok, cho biết.
Ông Guo không quan tâm đến chính trị. Ông thích tuyết bột của Nhật Bản vào mùa đông và là một “fan cuồng” của các suối nước nóng tuyệt đẹp tại nơi này. Ông sở hữu những ngôi nhà ở Tokyo, cũng như gần một khu nghỉ dưỡng trượt tuyết và một suối nước nóng. Ông sở hữu một số ô tô, bao gồm một chiếc Porsche, một chiếc Mercedes, một chiếc Tesla và một chiếc Toyota.
Ông Guo bận rộn với một công ty khởi nghiệp truyền thông xã hội mới ở Tokyo và một công ty lữ hành chuyên về “onsen”, suối nước nóng của Nhật Bản. Ông cho biết hầu hết nhân viên của ông là người Trung Quốc.
Giống như ông Guo, nhiều người Trung Quốc chuyển đến Nhật Bản đều giàu có và có học thức. Có lý do chính đáng: Nhật Bản vẫn không chào đón người tị nạn và nhiều loại người nước ngoài khác. Chính phủ đã có chiến lược về việc cho phép ai ở lại, thường tập trung vào những người giúp lấp đầy tình trạng thiếu hụt lao động cho các nhà máy, xây dựng và chăm sóc người già.
“Điều quan trọng là Nhật Bản phải trở thành một quốc gia hấp dẫn đối với nhân tài nước ngoài để họ sẽ chọn làm việc tại đây”, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nói vào đầu năm nay, khi công bố những nỗ lực nới lỏng các hạn chế di trú nghiêm ngặt của Nhật Bản.
Cơ hội đó chính xác là những gì vũ công ba lê người Trung Quốc Du Hai cho biết ông đã tìm thấy. Dẫn đầu một lớp học gồm một chục học viên người Nhật tại một studio ngoại ô Tokyo vào một cuối tuần gần đây, ông Du đã trình diễn các tư thế và động tác xoay người cho những người phụ nữ mặc quần áo bó và giày mũi nhọn.
Ông Du cho biết ông bị thu hút bởi bối cảnh ba lê rộng lớn của Nhật Bản, nơi có nhiều đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp và các vũ công tài năng, nhưng ông lo lắng về những cảnh báo mà ông nhận được về người Nhật không thân thiện.
Hóa ra là sai, ông cười và nói. Bây giờ, ông Du đang cân nhắc việc xin quốc tịch Nhật Bản.
“Tất nhiên, tôi rất thích sống ở Nhật Bản bây giờ,” ông nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét