Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2024

Hội thảo quốc tế ô nhiễm môi trường: Mua than đá của Nga, Formosa đối đầu với lệnh cấm vận của Mỹ và Liên Âu - Nancy Bùi


Hội thảo quốc tế: Chuyến Du Lịch Độc Hại Tới Các Vùng Bị Ô Nhiễm Do Công Ty Formosa Gây Ra Cho Nhiều Nơi Trên Thế Giới
* Tiền phạt Formosa đã lên tới trên 19 triệu Mỹ Kim tại nhà máy Formosa Nam Texas. Formossa vẫn tiếp tục xả những viên nhựa vào kinh rạch
* Formosa vẫn quyết tâm xây nhà máy nhựa trị giá 12 tỷ tại làng Saint James, Louisiana.
* Nhà máy Formosa Hà Tĩnh Tĩnh tiếp tục gây tử vong. Mua than đá của Nga, Formosa đối đầu với lệnh cấm vận của Mỹ và Liên Âu.
*Triều Giang
<!>

Louisiana: ngày 19/6/2024: Mội cuộc Hội thảo trực tuyến với đề tài: “Chuyến Du lịch Độc Hại Tới Các Vùng Bị Ô Nhiễm” hàng năm do các tổ chức tranh đấu cho môi trường và nhân quyền bao gồm; Liên Minh Quốc Tế Giám Sát Formosa, hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa, San Antonio Bay Waterkeepers, Rise Saint James, Friends of The Earth, Earthworks, Break Free From Plastic, và nhiều tổ chức khác với mục đích phơi bày những sinh hoạt của Formosa tiếp tục ảnh
hưởng đến đời sống và môi trường của người dân địa phương nơi họ đặt các nhà máy thép và nhựa ra sao. Cuộc Hội thảo đã hu hút được trên 300 người ghi danh và khoảng 100 người tham dự bao gồm các nhà nghiên cứu, các nhà tranh đấu, sinh viên các trường Đại học, và những người quan tâm trên toàn thế giới.

Mở đầu nhà tranh đấu cho môi trường và nhân quyền Dan Lê thay mặt cho bà Diane Wilson, đứng đầu tổ chức San Antonio Waterkeppers, người lãnh giả Nobel Xanh về môi trường năm 2023 cho biết tiền phạt Formosa phải đóng theo lệnh tòa đã lên tới trên 19 triệu Mỹ Kim tính cho đến cuối tháng 6/2024 nhưng Formosa vẫn tiếp tục xả thải hằng ngày. Với mức độ xả thải hiện nay, Formosa sẽ phải đóng phạt $1 triệu đô la một tháng nếu họ không ngừng việc xả thải. Tuy vậy, họ đang chuẩn bị mở rộng nhà máy này với công xuất gấp đôi nhà máy hiện nay.

Bà Sharon Lavigne chủ tịch hội Rise Saint James, người thắng giải Goldman Environmental Prize năm 2021 cho biết, tổ chức của bà sẽ tiếp tục sát cánh cùng với tổ chức Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa và San Antonio Waterkeepers cùng với các tổ chức bảo vệ môi trường và cư dân Louisiana để chống án và tiếp tục việc phản đối việc xây cất nhà máy nhựa trị giá 12 tỷ ngay tại làng Saint James của bà và bà cho biết sẽ đi đến tận cùng để chấm dứt nguy cơ ô nhiễm cho vùng đất mệnh danh "Hành Lang Ung Thư" vì đã quá tải về ô nhiễm.

Bà Nancy Bùi trình bày về hoàn cảnh bi đát của nạn nhân thảm họa môi trường Formosa đã phải chịu đựng hơn 8 năm vì thảm họa xả độc chất hóa học gây ô nhễm toàn vùng thuộc 4 tỉnh miền trung, khiến hàng nhiều trăm ngàn người thất nghiệp ảnh hưởng gần 5 triệu người. Dù tối cao Pháp viện Đài Loan cho phép nạn nhân kiện đòi bồi thường nhưng nhà nước Việt Nam thẳng tay đàn áp khiến thủ tục khiếu kiện bị kéo dài nhiều năm. Nhà nước Việt Nam tiếp tục hăm dọa, bắt bớ và đàn áp ngay cả những người đang trong tù và gọi những tổ chức đang giúp đỡ nạn nhân là những kẻ lừa đảo. Các tổ chức tranh đấu cho môi trường và nhân quyền trong buổi họp cổ đông của Formosa tại Đài Bắc cho biết Formosa đang vi phạm lệnh cấm vận của Liêu Âu và Hoa Kỳ khi họ đang mua và mua nhiều nhất than đá của Nga, kẻ xâm lăng Ukraine và đang phải đối đầu với những lệnh cấm vận gắt gao.

Phản ứng của người tham dự rất tích cực họ ký vào 3 những thỉnh nguyện thư gửi tới Quốc hội Hoa Kỳ để nhờ can thiệp

Chúng tôi xin ghi lại toàn bài phát biểu của bà Nancy Bùi dưới đây để cập nhật tới quý độc giả về những gì đã và đang xảy ra tại nhà máy Formosa Thép tại Vũng Áng Việt Nam và những cuộc vận động tìm công lý cho các nạn nhân:

Bài Phát Biểu của bà Nancy Bùi

Dù dưới nhiều áp lực, Formosa vẫn không thay đổi cách làm ăn thiếu trách nhiệm
“ Cảm ơn các bạn đã mời tôi đến đây lần nữa để bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của chúng tôi đối với các nạn nhân của thảm họa môi trường năm 2016 tại Việt Nam do Công ty Thép Hưng Nghiệp Formosa, một công ty trực thuộc Tập đoàn Nhựa Formosa ở Đài Loan, gây ra. Các bạn đã từng nghe nói hoặc thăm viếng viện Bảo tàng Formosa tuyệt đẹp, trị giá hàng trăm triệu đô la ở Đài Loan chưa? Nếu có, bạn sẽ không tìm thấy những câu chuyện như của bà Diane Wilson và anh Dan Lê vừa chia sẻ hoặc câu chuyện mà tôi sắp kể cho bạn nghe.

Vụ thải chất độc vào biển Việt Nam của công ty Formosa, thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, đã khiến hàng chục ngàn người mất việc làm, hủy hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường và sinh kế, xảy ra đã hơn tám năm kể từ ngày Formosa đã đổ hơn 100 tấn chất thải độc hại vào đại dương Việt Nam, bao gồm cyanite, clo, thủy ngân và kim loại nặng. Thảm họa này đã giết chết hàng trăm tấn cá dọc theo 250 km bờ biển của bốn tỉnh miền trung, khiến gần 200.000 ngư dân mất việc làm, một thợ lặn tử vong, hàng trăm người phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm và ngư phủ bị cấm đánh bắt cá ít nhất là hai năm.

Những đàn áp vẫn tiếp tục, ngày càng khốc liệt hơn:

Mặc dù Formosa đã đề nghị bồi thường 500 triệu đô la, nhưng chính phủ Việt Nam đã nhận số tiền này như một hình thức bảo kê, chứ không phải bồi hường cho các nạn nhân. Số tiền này cũng không đánh giá được thiệt hại đối với môi trường, con người, sinh kế của họ hay tác động lâu dài và quá trình phục hồi.
Nhiều nạn nhân bị thiệt hại nghiêm trọng đã không nhận được bồi thường thỏa đáng. Họ đã kiện tại Việt Nam, nhưng chỉ gặp
phải sự từ chối và bạo lực khi tìm kiếm sự đền bù từ pháp lý.

Những người bảo vệ nạn nhân đã bị bỏ tù một cách bất công, với mức án lên đến 20 năm, khiến bất công chồng chất bất công. Nỗ lực tìm kiếm công lý ngoài Việt Nam, đặc biệt là tại Đài Loan, cũng gặp phải sự cản trở và đe dọa từ chính quyền Việt Nam. Những người hỗ trợ nạn nhân trong các thủ tục pháp lý đã
bị đe dọa và triệu tập bởi chính quyền, cản trở khả năng tiếp cận các con đường quốc tế để tìm kiếm công lý. Mặc dù chính phủ Đài Loan đã giảm bớt yêu cầu công chứng giấy Ủy quyền (POA) của nạn nhân bằng cách bỏ qua yêu cầu phê duyệt từ chính phủ Việt Nam, nạn nhân vẫn phải xác thực POA của họ tại Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Loan ở Hà Nội. Những người thực hiện hành trình để hoàn tất quá trình này gặp phải sự đàn áp và trả đũa dữ dội từ chính quyền Việt Nam, khiến nạn nhân không có con đường nào để tìm kiếm công lý.

Các sự kiện gần đây, như việc thẩm vấn hung hăng và đe dọa mà bà Nguyễn Thị Lành phải chịu đựng từ chính quyền địa phương, nhấn mạnh tình trạng sợ hãi và đe dọa đang bao trùm những người tìm kiếm công lý. Sự hiện diện của cảnh sát được tăng cường, cảnh báo người dân, và việc quy kết bất công các tổ
chức đang nỗ lực hỗ trợ nạn nhân tìm kiếm công lý là lừa đảo cho thấy chiến dịch có hệ thống của chính quyền nhằm đàn áp bất đồng chính kiến và ngăn cản nạn nhân đòi hỏi quyền lợi của họ.

Trong khi đó, các tù nhân lương tâm, bao gồm Nguyễn Đức Phùng và Hoàng Đức Bình, tiếp tục chịu đựng sự ngược đãi trong tù, càng nhấn mạnh sự cần thiết cấp bách phải có sự can thiệp để bảo vệ quyền và sự an toàn của họ.

Người dân vẫn còn phải tha phương cầu thực, gia đình họ bị chia cắt.
Theo hồ sơ của chính phủ Việt Nam, hơn 30.000 người ở các khu vực bị ảnh hưởng đã ra nước ngoài để làm việc tại các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và các quốc gia châu Âu khác. Để trang trải chi phí môi giới đắt đỏ, họ phải thế chấp nhà cửa và tài sản tại ngân hàng. Hợp đồng làm việc của họ thường
kéo dài ít nhất ba năm. Kết quả là con cái của họ thường lớn lên mà không có sự hiện diện của cha mẹ, đôi khi cả hai cha mẹ đều vắng mặt. Những đứa trẻ này sống với ông bà hoặc người thân, thiếu sự chăm sóc và hướng dẫn của cha mẹ. Đối với các em, những ngày lễ là những ngày buồn tủi nghiêm trọng . Nhiều em
phải bỏ học vì cha mẹ không đủ khả năng chi trả học phí. Làm thế nào Formosa có thể bù đắp cho tuổi thơ bị đánh mất và tương lai tổn thương của các em?

Chúng tôi đã thực hiện nhiều nỗ lực vận động cùng với bà Diane Wilson và Sharon Lavigne cùng sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ ở Đài Loan và Hoa Kỳ cùng cộng đồng Người Nỹ Gốc Việt. Trong đó phải kể đến cuộc tuyệt thực 30 ngày của Diane và việc chiếm đóng 45 ngày trước nhà máy Formosa ở Point Comfort vào cuối năm ngoái và đầu năm nay để yêu cầu đối thoại giải quyết vấn đề này. Yêu cầu của chúng tôi đã bị từ chối vì những lý do vô lý, chẳng hạn như vì chúng tôi đã kiện, nên Formosa muốn tránh gặp chúng tôi.

Nhà máy Formosa Hà Tĩnh tiếp tuc giết người, Formosa Mua than đá của Nga nhiều nhất

Tối qua, tại Đài Loan, nhóm các tổ chức phi chính phủ của Quỹ Công lý Môi trường đã nỗ lực không ngừng để bảo vệ các nạn nhân của Formosa. Họ tiết lộ thông tin đáng báo động trong một Thông cáo báo chí rằng; ô nhiễm nghiêm trọng và tai nạn lao động tại Formosa Hà Tĩnh vẫn đang tiếp diễn. Các báo cáo
từ phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế cho biết vào tháng 10 năm 2022, công ty đã xả khói màu vàng dày đặc có thể phát hiện từ cách xa 10 km, làm ô nhiễm nước mưa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương. Ngoài ra, tai nạn lao động thường xuyên
xảy ra, bao gồm một sự kiện vào tháng 8 năm 2021 khiến ít nhất ba công nhân tử vong, và một sự cố khác vào tháng 10 năm 2022 khiến một người chết và hai người bị thương. Không chỉ vậy, bản Thông cáo báo chí còn cho biết; Formosa hiện là công ty Đài Loan mua than nhiều nhất của Nga. Điều này cho thấy vì
lợi nhuận, Formosa sẵn sàng ủng hộ một cuộc chiến bị lên án bởi gần như toàn bộ cộng đồng toàn cầu. Tối nay, các thành viên của Liên minh Giám sát Formosa sẽ tham dự cuộc họp cổ đông thường niên của Formosa tại Đài Loan để kêu gọi các biện pháp trừng phạt thị trường đối với việc tẩy vùng xanh (greenwashing) của Formosa và yêu cầu Formosa chịu trách nhiệm và tuân thủ các xu hướng trừng phạt kinh tế toàn cầu của Thị Trường Chung Âu Châu và Hoa Kỳ.

Tổ chức Human Right Watch lên án nhà nước VN và yêu cầu chính phủ Đài Loan Đài Loan nới lỏng hàng rào pháp lý.

Ngày 14 tháng 5 vừa qua, bà Patti Gossman, Giám đốc Liên kết Châu Á của Tổ chức Theo Dõi Nhân quyền (Human Rights Watch, HRW), đã công bố một tuyên bố chỉ trích chính phủ Việt Nam về các vi phạm nhân quyền của họ và kêu gọi chính phủ Đài Loan xem xét và đối xủ vụ kiện này không phải là một vụ kiện thông thường mà là một trường hợp vi phạm nghiêm trọng nhân quyền của các nguyên đơn. Bà nói: "Trước tình hình đặc biệt ở Việt Nam, các tòa án Đài Loan nên
xem xét các phương pháp công chứng khác và gia hạn thời hạn nộp hồ sơ, hiện đang là cuối tuần này. Các tòa án không nên làm trầm trọng thêm sự bất công bằng cách dung túng cho sự đàn áp của chính phủ Việt Nam"

Gần đây, chúng tôi đi đến kết luận rằng: “Không ai có thể ngăn cản Formosa, nhưng chính những người như bạn có thể; nếu các ngân hàng không tài trợ cho Formosa và bạn không mua sản phẩm của họ, chúng ta có thể thay đổi cách Formosa kinh doanh để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường cho các thế
hệ hiện tại và tương lai của chúng ta.”

Nếu không có sự giúp đỡ của bạn, Formosa sẽ tiếp tục kinh doanh như bình thường. Nhưng chúng ta không thể để họ tiếp tục vì theo bài thuyết trình của ông Darryl Malex Willey và ông Robert Taylor trong phần đầu của cuộc hội thảo này, cư dân của Saint James Parish không cần thêm một nhà máy nhựa Formosa
nào nữa trên &quot;Hành Lang Ung Thư&quot; của họ. Đại dương Việt Nam cần được phục hồi, các nạn nhân cần được bồi thường để họ có thể tái thiết gia đình và cộng đồng của mình, và cư dân của Point Comfort xứng đáng được sống trong môi trường lành mạnh như trước khi Formosa đến.

Lời kêu gọi

Sau những nỗ lực vận động không ngừng từ IMFPA và sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ, bao gồm một buổi điều trần tại
quốc hội và một cuộc biểu tình trước Nhà Trắng, Dân biểu Zoe Lofgren đang lưu hành một bức thư kêu gọi các nghị sĩ tại Quốc hội và Thượng viện. Bức thư kêu gọi chính phủ Việt Nam ngừng tất cả các hành động trả thù đối với các nạn nhân và cho phép họ tự do hoàn thành các thủ tục giấy tờ theo yêu cầu của tòa án.

Bức thư cũng yêu cầu chính phủ Đài Loan nhận ra rằng vụ kiện này không phải là thông thường mà là một vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền và tìm một cách công chứng giấy ủy quyền mà không gây hại cho các nguyên đơn, giúp họ tiếp cận công lý và có cơ hội tái thiết gia đình và cộng đồng của mình.
Chúng tôi hy vọng bạn ký vào bản kiến nghị và liên hệ với các Dân biểu và Thượng nghị sĩ của bạn để ủng hộ sự nghiệp này.

Xin vào link dười đây để ký tên:
tvFByGJcmlSWc83BQMUTU/edit

Cảm ơn các bạn từ tận đáy lòng của tôi vì sự ủng hộ của bạn!
Nancy Bui-Nhà Sáng lập/Phó Hội Đặc Trách Ngoại Giao
Hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa
-xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx-
Nguyên bản bằng tiếng Anh

Nancy’s Speech on June 19 th, 2024, Toxic Tour
Thank you for having me here again to express our deep concern
for the victims of the 2016 environmental disaster in Vietnam
caused by Formosa Hung Nghiep Steel Corporation, a
subsidiary of the Formosa Plastic Group in Taiwan. Have you
heard of or visited the magnificent Formosa, a museum worth
hundreds of millions of dollars in Taiwan? If you do, you will
not find stories like the one Diane and Dan just shared or the one
I am about to tell you. The Formosa toxic spill, the largest
ecological disaster in Vietnam’s history has resulted in tens of
thousands of people losing their jobs, natural resources,
environment, and livelihoods.
It has been more than eight years since the incident. Formosa
dumped over 100 metric tons of toxic waste into the Vietnamese
ocean, including cyanide, chlorine, mercury, and heavy metals.
This disaster killed hundreds of metric tons of fish along 250 km.

of coastline across four provinces, put almost 200,000 fishermen
out of jobs, resulted in the death of one diver, caused hundreds
of people to be hospitalized due to food poisoning and
prohibited fishing for at least two years.
Although Formosa offered $500 million in compensation, the
Vietnamese government received the money as protection, not
the victims. This payment did not assess the damages to the
environment, people, their livelihoods, or the long-term impacts
and recovery.
Many victims who suffered significant losses did not receive
adequate compensation. They have filed lawsuits in Vietnam,
only to face denial and violence when seeking legal recourse.
Advocates who have spoken up for the victims have been
unjustly imprisoned, with sentences as long as 20 years, further
exacerbating the injustice.
Efforts to seek justice outside Vietnam, particularly in Taiwan,
have also faced obstruction and intimidation from Vietnamese
authorities. Individuals assisting victims with legal procedures
have been threatened and summoned by authorities, impeding
their ability to access international avenues for justice.
Although the Taiwanese government has lowered the
requirements for authenticating the victims’ Power of Attorney
(POA) by omitting the need for approval from the Vietnamese
government, the victims still have to authenticate their POA at
the Taiwan Economic and Cultural Office in Hanoi. Individuals
taking the journey to complete this process encounter
suppression and fierce retaliation from Vietnamese authorities,
leaving the victims with no path toward justice.

Recent incidents, such as the aggressive interrogation and
threats endured by Nguyen Thi Lanh at the hands of local
authorities underscore the pervasive climate of fear and
intimidation confronting those who seek justice. The heightened
police presence, warnings issued to villagers, and the unjust
labeling of efforts to assist victims in seeking justice as scams
serve as stark evidence of the authorities&#39; systematic campaign
to stifle dissent and deter victims from asserting their rights.
Meanwhile, prisoners of conscience, including Nguyen Duc
Phung and Hoang Duc Binh continue to endure mistreatment in
jail, further underscoring the urgent need for intervention to
safeguard their rights and well-being.
According to the Vietnamese government’s records, over 30,000
people in the affected areas went overseas to countries like
South Korea, Japan, Taiwan, and various European nations for
labor work. To cover the high booking fee costs, they had to put
their homes and properties up as collateral at the bank. Their
working contracts typically last at least three years. As a result,
their children often grow up without the presence of their
parents, sometimes with both parents absent. These children live
with grandparents or relatives, missing the care and guidance of
their parents. For them, holidays are sad and solemn days. Many
had to drop out of school because their parents could no longer
afford the tuition. How can Formosa compensate for their lost
childhood and compromised future?
We have made many advocacy efforts with Diane Wilson and
Sharon Lavigne and the support of NGOs in Taiwan and the
The U.S, and the Vietnamese American communities, this includes
Diane&#39;s 30-day hunger strike and a 45-day occupation in front of

The Formosa factory in Point Comfort requested dialogue to
solve this problem. Our request has been refused for nonsensical
reasons, such as because we have filed a lawsuit, and Formosa
wants to avoid meeting with us.
Last night, in Taiwan, the Environmental Justice Foundation
group of NGOs tirelessly advocated for the victims of Formosa.
It revealed alarming information that severe pollution and
workplace accidents at Formosa Ha Tinh Steel are ongoing
issues. Reports from local and international media indicate that
in October 2022, the company released thick yellow smoke
detectable up to 10 kilometers away, polluting rainwater and
severely affecting residents&#39; health and daily lives. Additionally,
frequent workplace accidents have occurred, including an
incident in August 2021 that resulted in the deaths of at least
three workers and another in October 2022 that caused one
death and two injuries. Also, Formosa is now Taiwan&#39;s
biggest buyer of charcoal from Russia. This indicates that for
profit, Formosa is willing to support an invaded war condemned
by nearly the entire global community.
Tonight, members of the Monitor Formosa Alliance will attend the
Formosa annual shareholder meeting in Taiwan to call for
market sanctions against Formosa&#39;s greenwashing and demand
accountability and adherence to global sanction trends.
Last May 14th, Ms. Patti Gossman, the Asia Associate Director
of Human Rights Watch published a statement criticizing the
Vietnamese government for their human rights violations and
urging the Taiwanese government to consider this lawsuit not as
a routine one, but as a case where the human rights of the
plaintiffs were severely violated. She stated, &quot;Given the

In the extraordinary situation in Vietnam, Taiwan’s courts should
consider other methods of notarization and extend the submission deadline, which is currently at the end of this week. The
courts should not compound injustice by accommodating
Vietnamese government repression.&quot;
Recently, we concluded that: “Nobody can stop Formosa, but
people like you can. If banks do not fund Formosa and you do
not buy their products, we can change how Formosa does
business to protect people’s health and the environment for our
current and future generations.”
Without your help, Formosa will continue with business as
usual. As per the presentation from Mr. Darryl Malex Willey
and Mr. Robert Taylor, the residents of Saint James Parish, do
not need another Formosa plastic plant in their Cancer Alley.
The Vietnamese Ocean needs to be restored; victims need to be
compensated so they can rebuild their families and communities,
and the Point Comfort residents deserve to live in a healthy
an environment like before Formosa came.
After tireless advocacy from IMFPA and support from NGOs,
including a congressional briefing and a rally in front of the
White House Representative Zoe Lofgren is circulating a sign-
on the letter in Congress and the Senate. The letter urges the
Vietnamese government to stop all retaliation against the victims
and allow them to complete their paperwork as required by the
court freely. It also asks the Taiwanese government to recognize
this lawsuit is not routine but a severe human rights violation
and to find a way to notarize documents that do not harm the
plaintiffs, enabling them to access justice and have the
opportunity to rebuild their family and community.

We hope you sign the petition and contact your representatives
and senators to support this cause. Here is the link to sign:

EtvFByGJcmlSWc83BQMUTU/edit

Thank you from the bottom of my heart for your support!
Nancy Bui, Founder/VP of External Affairs
Justice for Formosa’s Victims Association

Không có nhận xét nào: