Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2024

Chúc Mừng Đại Hội Liên Khóa Không Quân 72-73 Kỳ 9, Thành Công Vang Đội! Bài Thơ Chúc Mừng Sinh Nhật Không Quân VNCH, Hôm Nay 1 Tháng 7! Và Tin Thế Giới Đó Đây Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Chúc Mừng Đại Hội Liên Khóa Không Quân 72-73 Kỳ 9, Thành Công Trên Cả Mong Đợi! Hàng Trăm Cánh Chim Khắp Nơi Trên Thế Giới, Vui Chơi Gặp Gỡ Nhau Trên 3 Ngày Tại San Jose. Hôm qua là buổi tiệc “Chánh Phi” mở rộng cho các Hội Đoàn Quân Đội khác tham dự, khách chật kín đầy cả nhà hàng! Buổi tiệc huy hoàng, với nhiều tiết mục ý nghĩa, hay lạ. Nói chung, ít có tiệc nào, thành công như thế! Cuộc chiến đã qua gần nửa thế kỷ, qua hơn 50 năm kể từ ngày nhập ngũ, mà vẫn tìm đến nhau, chỉ có KQ “không bỏ anh em, không bỏ bạn bè!” Chúng mừng BTC.
<!>



Nhân ngày sinh nhật Không Quân VNCH 1-7, thân kính mời quý thân hữu thưởng lãm bài thơ xướng họa sau:




LÝ TƯỞNG KHÔNG GIAN
-Thân tặng quý chiến hữu KQVNCH

Lý tưởng Không Gian thật tuyệt vời!
Chúc mừng sinh nhật khắp muôn nơi
Á, Âu náo nức mừng khai hội
Mỹ, Úc hân hoan chúc thiệp mời
Ta ở bên này thương chiến hữu
Bạn nơi chốn cũ nhớ mây trời
Bao nhiêu kỷ niệm thời chinh chiến
Hoài niệm đong đầy vương vấn thôi !!!

Lâm Hoài Vũ
Ngày 01-7-2024

Họa
Sinh Nhật Không Quân VNCH

Tháng bảy ngày đầu khắp các nơi
Không Quân đại hội họp vui vời
Đồng môn tay bắt thương cùng hỡi
Chiến hữu mặt mừng quý quá ơi
Thủa ấy hiên ngang bay núi biển
Khi xưa dũng cảm lượn bầu trời
Mình ôn kỷ niệm đùa thần tử
Sinh nhật hàng năm tổ chức mời

Minh Thúy Thành Nội
Tháng 7/1/2024


Quý thân hữu thân kính !
Ngày 01/7 /1955, là ngày thành lập Không Quân VNCH .
Thân kính mời quý thân hữu thưởng lãm những bài thơ xướng họa sau:


KHÔNG QUÂN VIỆT NAM UY DŨNG

- Kỷ niệm 54 năm nhập ngũ 
-Thân tặng quý chiến hữu KQ/VNCH .

Thu về nhớ lại tháng năm qua .
Quá khứ vàng son thuở ngọc ngà .
Từ giã thư sinh theo tiếng gọi .
Đăng trình quân chủng thỏa đời ta .
Không Gian Tổ Quốc dân vi quý .
Chiến Thuật Bốn Vùng chính khí ca .
Lịch sử hào hùng danh tỏa khắp .
Việt Nam lừng lẫy ngát hương xa .

Lâm Hoài Vũ
Sept 18 , 2023


Họa 1 - Không Quân VNCH

Gợi giấc mơ đầy tháng bảy qua
Không quân một thủa đẹp trăng ngà
Thư sinh xếp bút miền nam Việt
Lính tráng lên đường tổ quốc ta
Phóng vút tầng mây lòng dũng cảm
Dâng chèn núi biển chí hùng ca
Tinh thần bất khuất cùng đồng đội
Nghĩa vụ theo tầm chiến lược xa.

Minh Thúy Thành Nội
June 24, 2024

Hôm Nay Kỷ Niệm Ngày Không Lực VNCH 2024
(KQ LVH)


-Ngày 1 tháng 7, 1955, lá cờ Tam Tài của nước Pháp bị hạ xuống và thượng cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của VN, phất phới bay trên kỳ đài tại căn cứ Không Quân Nha Trang. Thì từ ngày đó, được đánh dấu là Ngày Không Lực VNCH.
Từ giây phút lịch sử hào hùng đó, KQ VNCH hơn 20 năm, ca vang hành khúc: “Giờ từng đoàn người vượt qua biên giới quyết chiến thắng / Đi không ai tìm xác rơi / Lúc đất nước muốn / Bao người con thân yêu ra đi, hối tiếc tấm thân làm chi!...”
Không Quân VNCH, là một binh chủng được thành lập từ ngày 25 tháng 6, 1951, thời Vua Bảo Đại. Lúc đầu chỉ có một Bộ Chỉ Huy, một Tiểu Đoàn Không Quân với quân số 40 sĩ quan, 120 Hạ Sĩ Quan và 500 binh sĩ. Đến ngày 1 tháng 7, 1955, lá cờ Tam Tài của nước Pháp bị hạ xuống và để thượng cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của VN lên kỳ đài tại căn cứ Không Quân Nha Trang. Thì từ ngày đó, được coi là Ngày Li6ch Sử! Ngày Không Lực VNCH!


Trong cuộc chiến Quốc Cộng trước 75, Quân chủng Không Quân phát triển rất nhanh, lớn mạnh như… “Phù Đổng Thiên Vương!” Chỉ sau 19 năm, Không Quân VNCH đã có 2071 phi cơ đủ loại, có 6 Phi Đoàn KQ đặt căn cứ tại Đà Nẵng (SĐ.1), tại Nha Trang (SĐ 2), tại Biên Hòa (SĐ 3) tại Bình Thủy Cần Thơ (SĐ 4) tại Tân Sơn Nhất (SĐ 5) và tại Pleiku (SĐ 6) với hàng trăm phi công được huấn luyện tại Hoa Kỳ và VN có thể điều khiển các loại phi cơ phản lực tối tân được trang bị trong cuộc chiến. Các phi công VNCH từng được các nước trên thế giới nể phục, về tài ba và sự can đảm, cũng như tinh thần yêu nước quên mình, đặc biệt, trong các quân chủng QLVNCH, thì KQ là quân chủng lạ lùng, có nhiều sĩ quan hy sinh nhất! Lính thì lại an toàn hơn!


Ngoài các phi công gan dạ, Quân chủng KQ/VNCH, còn có hàng ngàn chuyên viên được đào tạo tại các trường huấn luyện kỹ thuật, để bảo trì và sửa chữa các phi cơ, cũng như các thiết bị quân đội. Tất cả các Chiến Hữu Không Quân dù hoạt động trên trời hay dưới đất, đều mang một phù hiệu chung: “Tổ Quốc – Không Gian”. Bảo vệ bầu trời Quê Hương Miền Nam tự do dân chủ trên 20 năm!


Kỷ niệm Ngày Không Lực VNCH 2024, xin dành một phút tưởng niệm hàng trăm cánh chim đã bay vĩnh viễn tan vào bầu trời Quê Mẹ, bảo vệ trời xanh, mây trắng, của một thời chiến chinh. Mãi mãi Tổ Quốc Ghi Ơn!


Nguồn gốc và truyền thống Lễ Độc lập Mỹ: Những điều cần biết



Pháo hoa nhân ngày Lễ Độc lập Hoa Kỳ tại Washington.
-Người Mỹ ăn mừng Lễ Độc lập Hoa Kỳ ngày 4 tháng 7 với các cuộc diễu hành, nấu ăn ngoài trời, uống bia lạnh, và tất nhiên là phải có pháo hoa.
Pháo hoa cũng khiến cho ngày lễ này trở thành một ngày lễ đặc biệt nguy hiểm, thường dẫn đến hơn 10.000 chuyến cấp cứu. Tuy nhiên, pháo hoa vẫn là trung tâm của Ngày Độc lập, một ngày lễ đã hình thành 247 năm.

Nguồn gốc của Ngày Độc lập

Ngày này kỷ niệm việc Quốc hội Lục địa thứ Hai nhất trí thông qua Tuyên ngôn Độc lập hôm 4 tháng 7 năm 1776, một văn bản tuyên bố tách các thuộc địa ra khỏi Vương quốc Anh.
Một năm sau, theo Thư viện Quốc hội, một lễ kỷ niệm tự phát ở Philadelphia đánh dấu kỷ niệm ngày độc lập của Hoa Kỳ.
Nhưng trên khắp quốc gia, việc tôn trọng ngày này không trở nên phổ biến cho đến sau Chiến tranh năm 1812. Nó nhanh chóng lan rộng: Thư viện Quốc hội lưu ý rằng các sự kiện lịch sử quan trọng trong thế kỷ 19, chẳng hạn như lễ khởi công xây dựng Kênh đào Erie và Baltimore và Đường sắt Ohio, đã được lên kế hoạch trùng với lễ hội ngày 4 tháng 7.
Làm thế nào mà pháo hoa trở thành một truyền thống trong ngày 4/7?
Màn trình diễn pháo hoa đã là một phần quan trọng của Ngày Độc lập ngay từ đầu. Tổ phụ sáng lập John Adams đã thấy trước điều đó.

Lễ kỷ niệm nền độc lập của Hoa Kỳ “nên được tổ chức long trọng với Sự lộng lẫy và Diễn hành, với Các màn trình diễn, Trò chơi, Thể thao, Súng, Chuông, Lửa trại và Treo đèn Kết hoa từ đầu này của lục địa tới đầu kia của lục địa, từ nay cho tới mãi mãi về sau,” ông Adams viết trong một lá thư cho vợ, bà Abigail, ngày 3 tháng 7 năm 1776.
Pháo hoa đã có từ nhiều thế kỷ trước khi Mỹ trở thành một quốc gia. Hiệp hội Pháo hoa Hoa Kỳ cho biết nhiều nhà sử học tin rằng pháo hoa được phát triển lần đầu tiên vào thế kỷ thứ hai trước Công nguyên ở Trung Quốc cổ đại bằng cách ném thân tre vào lửa, gây tiếng nổ khi các túi khí rỗng bị nóng quá độ.
Đến thế kỷ 15, pháo hoa được sử dụng rộng rãi cho các lễ hội tôn giáo và các sự kiện giải trí công cộng ở châu Âu và những người định cư đầu tiên ở Hoa Kỳ đã tiếp tục những truyền thống đó, Hiệp hội cho biết.
Có tổng thống nào không chịu ăn mừng ngày 4/7?
Các tổng thống từ George Washington đến Joe Biden đã tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh của quốc gia vào ngày 4 tháng 7, với một ngoại lệ: Tổng thống Adams.


Ông Adams từ chối tổ chức ngày lễ vào ngày 4 tháng 7 vì ông cảm thấy ngày 2 tháng 7 mới là Ngày Độc lập thực sự. Tại sao? Ngày 2 tháng 7 năm 1776, Quốc hội Lục địa đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết giành độc lập, mặc dù Tuyên ngôn Độc lập mãi hai ngày sau mới chính thức được thông qua.
Ông Adams kiên quyết đến mức từ chối lời mời tham dự các lễ hội và các sự kiện khác, ngay cả khi đang giữ chức vụ tổng thống thứ nhì của quốc gia. Cả ông Adams và ông Thomas Jefferson, tác giả chính của Tuyên ngôn Độc lập, đều qua đời vào ngày kỷ niệm 50 năm ngày văn kiện này chính thức được thông qua, ngày 4 tháng 7 năm 1826.

Pháo hoa phổ biến ra sao?
Doanh số bán pháo hoa đã tăng nhanh trong hai thập niên qua.
Thống kê từ Hiệp hội Pháo hoa Hoa Kỳ cho thấy trong năm 2000, người tiêu dùng Mỹ đã chi 407 triệu đô la cho pháo hoa. Đến năm 2022, con số đó tăng lên 2,3 tỷ đô la. Bước nhảy vọt lớn nhất diễn ra trong đại dịch COVID, khi các màn bắn pháo hoa công cộng bị ngừng hoạt động. Doanh số tiêu dùng đã tăng từ 1 tỷ đô la năm 2019 lên thành 1,9 tỷ đô la vào năm 2020.
Bà Julie Heckman, giám đốc điều hành của Hiệp hội Pháo hoa Hoa Kỳ, nói: “Mọi người mua sắm pháo bông từ lễ Chiến sĩ Trận vong [tức cuối tháng 5].”
“Họ đã bắn pháo hoa suốt cả năm 2020.”
Hiệp hội cho biết doanh thu dự kiến sẽ tăng thêm 100 triệu đô la trong năm nay. Thật hữu ích khi ngày 4 tháng 7 năm nay rơi vào thứ Ba, về cơ bản tạo ra một cuối tuần kéo dài bốn hôm.


Pháo hoa có nguy hiểm không?
Bất chấp những nỗ lực giáo dục rộng rãi, hàng ngàn người Mỹ bị thương nặng do pháo hoa mỗi năm. Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ báo cáo rằng vào năm 2022, có 10.200 người được điều trị tại các phòng cấp cứu và 11 người chết được cho là do pháo hoa. Khoảng 3/4 số vụ thương tích xảy ra vào khoảng ngày 4 tháng 7.
Khoảng một phần ba các vết thương là ở đầu, mặt, tai hoặc mắt. Các vết thương ở ngón tay, bàn tay và chân cũng rất phổ biến.
Tiến sĩ Tiffany Osborn, bác sĩ phòng cấp cứu tại Bệnh viện Barnes-Jewish ở St. Louis, nói: “Tôi đã từng chứng kiến những người bị đứt lìa ngón tay.” “Tôi đã thấy những người bị mù mắt. Tôi đã thấy những người bị thương nặng trên mặt.”

Trẻ em dưới 15 tuổi chiếm gần 1/3 số người bị thương do pháo hoa. Người ta cho rằng pháo sáng thường gây bỏng cho trẻ em dưới 5 tuổi.
Đối với những người dự định bắn pháo hoa, bà Heckman khuyến khích tìm một bề mặt bằng phẳng, cứng, cách xa các công trình và những thứ khác có thể bắt lửa. Người chịu trách nhiệm về pháo hoa nên tránh uống rượu. Trẻ em không bao giờ nên đốt pháo hoa.
Bác sĩ Osborn khuyến khích có một cái xô hoặc vòi nước gần đó trong trường hợp cháy hoặc nổ. Bà nói, bắn từng quả một và nhanh chóng bỏ đi sau khi đốt, và không bao giờ châm lại hoặc xử lý pháo hoa bị hỏng. Khi hoàn tất, xúc xác pháo rồi ngâm nước trước khi đổ bỏ.
(Theo AP)


Tin Quốc Tế Đó Đây

Khí Hậu: Nhiệt Độ Bề Mặt Đại Dương Cao ở Mức Kỷ Lục Liên Tục Hơn 15 Tháng



(Hình AP - Robert F. Bukaty - chụp ngày 8/9/2022: Ngoài khơi Kennebunkport, Maine, Hoa Kỳ.)
-Tính đến ngày 28/6/2024, nhiệt độ mặt nước ở các đại dương tăng cao liên tục đến mức kỷ lục trong 469 ngày liên tiếp. Nhiệt độ nước trên bề mặt các đại dương như vậy duy trì mức cao kỷ lục trong một khoảng thời gian dài chưa từng được ghi nhận: Hơn 15 tháng.
Theo Đại học Maine của Mỹ và cơ quan Khí hậu của Liên Hiệp Âu Châu Copernicus, được của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích dẫn, hiện tượng này có dấu hiệu giảm bớt từ ngày 28/6, nhưng nhiệt độ vẫn ở mức rất cao và gây lo ngại. Chuỗi ngày nhiệt độ nước bề mặt đại dương tăng liên tục bắt đầu từ tháng 03/2023. Có những ngày nhiệt độ tăng quá 1 độ C so với mức thông thường.

Trang mạng về sinh thái Reporterre cho biết, theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ (NOAA), mực nước mặt đại dương toàn cầu vào ngày 10/3/2024 là 21,2°C, mức nhiệt độ cao chưa từng có vào thời điểm này trong năm. Vào cuối tháng 8/2023, nhiệt độ bề mặt nước Bắc Đại Tây Dương đã vượt quá 25°C, cao bất thường đến hơn 1,3°C so với nhiệt độ trung bình giai đoạn 1982-2011.
Các nhà khoa học hiện vẫn chưa giải thích được hoàn toàn nguyên nhân của hiện tượng, nhất là về mức tăng chêch lệch nhiều so với nhiệt độ nước đại dương thông thường, và thời gian kéo dài lâu đến như vậy. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu cũng như vai trò của hiện tượng El Niño được cho là có vai trò không thể phủ nhận.
Theo giải thích của Thibault Guinaldo, nhà nghiên cứu về hải dương học không gian tại Trung tâm Khí tượng Quốc gia (CNRS-Météo France), biến đổi khí hậu là thủ phạm chính bởi vì các đại dương hấp thụ một phần rất lớn lượng nhiệt dư thừa trong khí quyển, dẫn đến sự nóng lên rõ rệt từ năm này sang năm khác. Điều đáng lưu ý là sự nóng lên của các đại dương có những hậu quả lớn đối với xã hội loài người, hệ thống khí hậu và đa dạng sinh học.


Hội Nghị Quốc Tế Về A Phú Hãn: Liên Hiệp Quốc Bị Chỉ Trích Vì Nhượng Bộ Taliban


(Hình AP - Ebrahim Noroozi: Phụ nữ A Phú Hãn xếp hàng nhận cứu trợ nhân đạo thủ đô Kabul. Ảnh chụp ngày 23/05/2023.)
-Dưới sự điều phối của Liên Hiệp Quốc, hội nghị quốc tế về Afghasnistan lần thứ ba mở ra trong hai ngày kể từ hôm 30/6/2024 tại Doha, với sự tham gia của khoảng 20 nước. Lần đầu tiên phe Taliban cầm quyền ở Kaboul tham dự. Ngược lại đại diện của xã hội dân sự và nhất là phụ nữ A Phú Hãn hoàn toàn vắng mặt. Giới quan sát chỉ trích Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế gián tiếp công nhận chính sách "đàn áp nữ giới" của Taliban tại quốc gia Nam Á này.
Hãng tin Pháp AFP nhắc lại, trong hai hội nghị quốc tế lần đầu về A Phú Hãn (tháng 5/2023 và tháng 2/2024) Taliban đã không được mời tham dự hay đã từ chối gửi đại diện đến Doha. Phe Taliban trở lại cầm quyền ở Kaboul từ tháng 8/2021 khi quân đội Mỹ rút khỏi A Phú Hãn.

Không một đại diện nào trong xã hội dân sự, hay các tổ chức bảo vệ nữ quyền nào của A Phú Hãn được mời đến Doha trong hai ngày hội nghị chính thức. Amnesty International xem đây là "một tiền lệ hết sức đáng tiếc". Các tổ chức bảo vệ nhân quyền coi đây là một bước thụt lùi, một nhượng bộ đáng "hổ thẹn" của Liên Hiệp Quốc. Trong hai ngày họp các bên hoàn toàn gạt quyền của phụ nữ A Phú Hãn ra bên lề. Đại diện của chính quyền Taliban biện minh rằng sự hiện diện của những phái đoàn khác tham dự hội nghị chứng tỏ đất nước ông "không đoàn kết".
Về phần Heather Barr, thuộc tổ chức bảo vệ nhân quyền Humain Rights Watch, trên của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI), bà cũng xem đây là một sự nhượng bộ quá đáng của Liên Hiệp Quốc:
"Thật là một cú sốc quá mạnh khi thấy Liên Hiệp Quốc lùi bước một cách quá rõ ràng trước những đòi hỏi của Taliban, chỉ để mong phe này đến dự hội nghị. Đối với Taliban thì đây là một thắng lợi vẻ vang về phương diện chính trị. Thông điệp kèm theo từ hội nghị lần này là cộng đồng quốc tế có thể tổ chức một hội nghị về A Phú Hãn, mà không có sự hiện diện của phụ nữ A Phú Hãn".

Trong một bức thư khối G7 gửi đến Liên Hiệp Quốc mà thông tấn xã AFP đọc được, 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới bày tỏ "thất vọng" về chương trình hai ngày họp ở Doha lần này.
Trước những chỉ trích nói trên phó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc đặc trách về chính sách đối ngoại, bà Rosemary DiCarlo cải chính "thảo luận (với Taliban) không có nghĩa là công nhận (tính chính đáng của chính quyền này)".


Bầu Cử Tổng Thống Iran: Hai Phe Bảo Thủ và Ôn Hòa Tiếp Tục Đối Đầu Nhau ở Vòng 2


(Hình AP - Vahid Salemi: Giáo chủ Ali Khamenei đi bỏ phiếu bầu Tổng thống Iran, ngày 28/6/2024 tại thủ đô Teheran.)
-Cử tri Iran được kêu gọi bầu lại Tổng thống ở vòng II vào ngày 5/7/2024 do sau cuộc bỏ phiếu hôm 28/6/2024 hai ứng cử viên về đầu cùng không hội đủ 50% phiếu ủng hộ. Bộ Nội vụ Iran thông báo cử tri sẽ chọn giữa hai ứng viên Massoud Pezeshkian có đường lối ôn hòa và Saïd Jalili thuộc phe "rất bảo thủ" để thay thế Tổng thống Ebrahim Raïssi, tử nạn vào tháng 5.
Thông tín viên Siavosh Ghazi của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Teheran, thủ đô của Iran, cho biết về kết quả bầu cử chính thức:
"Trước hết tỷ lệ tham gia chỉ ở khoảng 40% tức là thấp nhất trong một cuộc bầu cử Tổng thống từ sau cuộc Cách Mạng Hồi Giáo Iran năm 1976.

Mặc dù chính quyền và các nhân vật nổi tiếng trong hàng ngũ ôn hòa và của phe bảo thủ đã liên tục kêu gọi cử tri tham gia bỏ phiếu hôm qua, nhưng 60% cử tri Iran vẫn từ chối thi hành phận sự công dân. Đây là dấu hiệu công luận bất mãn vì tình trạng kinh tế tồi tệ, vì các đợt đàn áp từ sau cái chết hồi tháng 9/2022 của cô Mahsa Amini.
Ứng cử viên thuộc cánh ôn hòa Massoud Pezeshkian chỉ được 40% cử tri ủng hộ. Ở góc đài bên kia, ứng viên rất bảo thủ Saïd Jalili về nhì với 38,5% số phiếu. Thêm vào đó, Chủ tịch Quốc hội Iran, cũng thuộc cánh bảo thủ, ông Mohammad Bagher Ghalibaf thuyết phục được 14% cử tri. Như vậy là bên bảo thủ chiếm được hơn 53% phiếu bầu.
Cuộc đối đầu vòng hai sẽ là giữa ứng viên cải cách Massoud Pezeshkian và nhân vật rất bảo thủ Saïd Jalili. Trong kịch bản đó lá phiếu của những người đã tẩy chay bầu cử ở vòng 1 sẽ mang tính quyết định. Trong những ngày sắp tới, sẽ biết được là phe ôn hòa liệu có đủ sức huy động cử tri trung thành với họ hay không. Nhưng mọi chuyện được báo trước là sẽ không dễ dàng".


Mạc Tư Khoa Tuyên Bố Bắn Hạ 36 Drone của Ukraine Tại Một Số Khu Vực của Nga


(Hình REUTER, minh họa: Một máy bay không người lái (drone) của Ukraine tại một địa điểm không được tiết lộ ở vùng Donetsk, Ukraine, ngày 6/2/2024.)
-Hôm 30/6/2024, Bộ Quốc phòng Nga cho biết rằng hệ thống phòng không của Nga đã phá hủy 36 drone (máy bay không người lái) mà Ukraine khai triển vào ban đêm nhằm vào một số khu vực ở phía Tây Nam nước Nga.
Bộ Quốc phòng cho biết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng 15 máy bay không người lái đã bị phá hủy trên khu vực Kursk giáp biên giới Ukraine và 9 chiếc trên khu vực Lipetsk, cách Mạc Tư Khoa vài trăm cây số về phía Nam.
Bốn chiếc máy bay không người lái đã bị phá hủy trên khu vực Voronezh và Bryansk ở phía Tây Nam nước Nga và hai chiếc trên khu vực Oryol và Belgorod gần đó.

Thống đốc các vùng Lipetsk và Bryansk cho biết trên kênh Telegram của họ rằng không có thương tích hoặc thiệt hại lớn vì các cuộc tấn công.
Các viên chức Nga thường không tiết lộ toàn bộ thiệt hại do các cuộc tấn công của Ukraine gây ra.
Thông tấn xã Reuters không thể xác minh độc lập các báo cáo. Không có bình luận ngay lập tức từ Ukraine.
Kyiv nói rằng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng quân sự, giao thông và năng lượng của Nga là để đáp trả các cuộc tấn công của Mạc Tư Khoa vào lãnh thổ Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine vào năm 2022.


Ukraine Hy Vọng Sớm Nhận Được Thêm Phi Đạn Phòng Không HAWK của Mỹ


(Hình Wikipedia: Phi đạn đất-đối-không MIM-23 HAWK.)
-Vào đầu tuần tới, theo thông tấn xã Reuters, Mỹ chuẩn bị công bố một đợt viện trợ quân sự mới 150 triệu Mỹ kim cho Ukraine. Kyiv hôm 29/6/2024 kỳ vọng trong số những trang thiết bị quân sự sắp nhận được, bao gồm phi đạn phòng không HAWK.
Một hôm trước đó, hai viên chức tại Hoa Thịnh Ðốn xin được giấu tên cũng đã đề cập đến khả năng Mỹ cung cấp đầu đạn 155 ly cho Ukraine, còn phi đạn HAWK thì "từ năm 2022 Hoa Kỳ đã chuyển giao cho Kyiv" phương tiện phòng không này.
Từ khi Ukraine bị Nga xâm lược, Hoa Kỳ trợ cấp 50 tỉ Mỹ kim quân sự cho Ukraine. Về tình hình tại chỗ, Mạc Tư Khoa trưa nay khẳng định đã chiếm thêm được hai ngôi làng ở miền Đông Ukraine là Spirrné gần thành phố Lougansk và Novooleksandrivka gần Otcheretyné. Cùng lúc thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga sáng sớm hôm 30/6 cho biết đã bắn hạ được 36 drones của Ukraine hướng về các khu vực "miền Tây Liên bang Nga".
Trong khi đó, Tổng thống Volodymyr Zelensky chiều tối 29/6 ghi nhận trong ngày có thêm 7 công dân Ukraine thiệt mạng vì phi đạn của Nga tại vùng Zaporijjia. Kyiv đồng thời kêu gọi các đồng minh "nhanh chóng" chuyển giao cho Ukraine những phương tiện phòng thủ. Kyiv đồng thời lo ngại thiếu điện vào mùa Đông sắp tới.


Putin Nói Nga Có Thể Tái Tục Khai triển Phi Đạn Tầm Trung Toàn Cầu


(Ảnh AFP/Vyacheslav Prokofyev - do hãng tin nhà nước Nga Sputnik công bố, cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì một cuộc họp của Hội đồng An ninh qua đường truyền video tại tư dinh ở Novo-Ogaryovo bên ngoài Mạc Tư Khoa vào ngày 28 tháng 6 năm 2024.)
-Ngày thứ Sáu (28/6/2024), Tổng thống Vladimir Putin nói rằng Nga nên tiếp tục sản xuất phi đạn có năng lực nguyên tử tầm trung và tầm ngắn và sau đó xem xét nơi khai triển chúng sau khi Mỹ đưa phi đạn tương tự tới Âu Châu và Á Châu.
Bước đi này của ông Putin cuối cùng xóa bỏ tất cả những gì còn sót lại từ một trong những Hiệp ước kiểm soát vũ khí quan trọng nhất thời Chiến tranh Lạnh trong bối cảnh lo ngại rằng hai cường quốc nguyên tử lớn nhất thế giới có thể bước vào một cuộc chạy đua vũ trang mới cùng với Trung Quốc.

Hiệp ước Lực lượng Nguyên tử Tầm trung (INF), được Mikhail Gorbachev và Ronald Reagan ký năm 1987, đánh dấu lần đầu tiên hai siêu cường quốc đồng ý giảm kho vũ khí nguyên tử của họ và loại bỏ toàn bộ hạng mục vũ khí nguyên tử.
Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump chính thức rút khỏi Hiệp ước INF vào năm 2019 sau khi cho rằng Mạc Tư Khoa đang vi phạm Hiệp ước, một cáo buộc mà Ðiện Cẩm Linh liên tục phủ nhận và coi đó là một cái cớ.
Nga sau đó đình chỉ phát triển các loại phi đạn trước đây bị cấm theo Hiệp ước INF - phi đạn-đạn đạo và liên lục địa bắn từ mặt đất có tầm bắn từ 500 cây số đến 5.500 cây số.

Ông Putin nói Nga đã cam kết không khai triển những phi đạn như vậy nhưng Mỹ đã tiếp tục sản xuất chúng, đưa chúng đến Đan Mạch để diễn tập và cũng đưa đến Phi Luật Tân.
"Chúng ta cần đáp trả điều này và đưa ra quyết định về những gì chúng ta sẽ phải làm kế tiếp theo hướng này", ông Putin nói với Hội đồng An ninh Nga trong cuộc họp được chiếu trên truyền hình nhà nước.
"Rõ ràng, chúng ta cần bắt đầu sản xuất các hệ thống tấn công này và sau đó, dựa trên tình hình thực tế, đưa ra quyết định về nơi khai triển chúng – nếu cần thiết để bảo đảm an toàn cho chúng ta", ông nói.
Nga và Mỹ, cho đến nay là các cường quốc nguyên tử lớn nhất, đều bày tỏ tiếc nuối về sự đổ vỡ các Hiệp ước kiểm soát vũ khí vốn nhằm làm chậm cuộc chạy đua vũ trang thời Chiến tranh Lạnh và giảm nguy cơ chiến tranh nguyên tử.


Lở Đất, Lũ Lụt ở Thụy Sĩ: Bốn Người Chết, Hai Người Mất Tích


(Hình AFP: Hiện trường một khu vực bị lũ lụt và lở đất ở Thụy Sĩ.)
Cảnh sát cho biết, 4 người thiệt mạng và 2 người mất tích ở Thụy Sĩ hôm 30/6/2024, sau khi giông bão dữ dội và tuyết tan gây ra lũ lụt và lở đất ở hai vùng phía Nam.)
-Ba trong số các nạn nhân đã thiệt mạng vào sáng sớm 30/6 trong một vụ lở đất ở thung lũng Maggia xa xôi, thuộc vùng nói tiếng Ý Ðại Lợi là Ticino nằm trên dãy núi Alps, cảnh sát cho biết trong một tuyên bố.
Chính quyền Ticino cho biết, 3 thi thể đã được tìm thấy ở khu vực Fontana của thung lũng Maggia và họ hiện đang được xác định danh tính, trong khi một người khác mất tích ở nhánh Lavizzara của thung lũng.

Họ cho biết thêm, một cây cầu ở hạ lưu khu vực thảm họa ở thung lũng Maggia đã bị nhấn chìm, gây khó khăn cho nỗ lực cấp cứu.
Cảnh sát cho biết, một địa điểm cắm trại ở thung lũng đã được di tản bằng trực thăng và 300 người tại một giải đấu túc cầu địa phương cũng sẽ sớm được di tản bằng trực thăng.
Tại vùng Valais ở phía Tây nam Thụy Sĩ, cảnh sát cho biết một người đàn ông được tìm thấy đã chết trong một khách sạn ở thị trấn Saas-Grund thuộc dãy núi Alps. Cảnh sát nói rằng ông có thể bị bất ngờ trước lũ lụt vì tuyết tan kèm theo giông bão dữ dội.
Họ nói thêm rằng một người đàn ông khác đã mất tích ở một khu vực khác ở vùng Valais.


Đức: Hàng Chục Ngàn Người Biểu Tình Phản Đối Đại Hội của Đảng Cực Hữu AfD


(Hình REUTERS - Christian Mang: Biểu tình phản đối đảng cực hữu AfD vào lúc AfD họp đại hội đảng tại Essen, Đức, ngày 29/6/2024.)
-Tại Đức, đảng cực hữu AfD tổ chức đại hội trong 2 ngày cuối tuần 29 và 30/6/2024 tại thành phố Essen. Đại hội diễn ra trong bối cảnh tại kỳ bầu cử Nghị Viện Âu Châu vừa qua, đảng AfD đạt tỉ lệ phiếu bầu cao hơn nhiều so với kỳ bầu Nghị Viện Âu Châu năm 2019. Tại Đức, đảng cực hữu Afd về thứ ba, chỉ sau đảng cánh hữu, Dân chủ-Thiên Chúa giáo (CDU) và đảng Xã hội-Dân chủ (SPD) của Thủ tướng Olaf Scholz.
Khác với các kỳ đại hội trong quá khứ từng ghi nhận những xích mích và thậm chí là thanh trừng nội bộ, hôm qua 29/6 đại hội đã cho thấy có sự hòa hợp giữa các thành viên.

Tuy nhiên, bên ngoài hội trường, hàng chục ngàn người đã tập trung phản đối đảng cực hữu. Hơn 1.000 cảnh sát đã được điều đến thành phố Assen để bảo đảm an ninh. Theo thông tấn xã AFP, có tổng cộng khoảng 80.000 người tập hợp về đây chống đảng cực hữu AfD. Ngay từ hôm 29/6, xô xát giữa người biểu tình và lực lượng an ninh đã xảy ra, 20 cảnh sát bị thương, trong đó có hai người bị thương nặng phải nhập viện. Từ Bá Linh, thông tín viên Pascal Thibaut của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết thêm:
"Việc 600 đại biểu vào được hội trường, nơi tổ chức đại hội, là rất phức tạp. Nhiều người chỉ có thể vào được với sự bảo vệ của cảnh sát. Bạo lực đã xảy ra nhiều lần giữa những người biểu tình chống đảng cực hữu AfD và lực lượng cảnh sát. Có 2 cảnh sát đã bị đánh vào đầu, kể cả khi họ đã ngã xuống đất. Hai cảnh sát này đã phải nhập viện.

Bộ trưởng Nội vụ Đức công nhận tính hợp pháp của các cuộc biểu tình ôn hòa chống phe cực hữu, nhưng nhận định "không có gì biện minh cho bạo lực". Đối với đồng Chủ tịch đảng cực hữu AfD, Alice Weidel, "điều này (ngụ ý cuộc biểu tình) không liên quan gì đến dân chủ".
Tại hội trường Gruga ở thành phố Essen, nơi từng ghi nhận mâu thuẫn nghiêm trọng trong nội bộ đảng hồi năm 2015, không khí hòa hợp hiện rõ. Sau chiến dịch bầu cử Nghị Viện Âu Châu với nhiều tai tiếng, các Dân biểu AfD đã siết chặt hàng ngũ và bầu lại ban lãnh đạo AfD với tỉ lệ phiếu cao hơn đáng kể. Đảng cực hữu AfD đã đạt được kết quả cao nhất so với những bầu cử vừa qua với 16% số phiếu của cử tri và là lực lượng chính trị mạnh nhất tại 3 vùng miền Đông nước Đức, nơi sẽ diễn ra bầu cử Lập pháp vào tháng 9 tới đây.
Bà Alice Weidel khẳng định: "Chúng tôi muốn lãnh đạo, trước hết là ở miền Đông, rồi đến miền Tây và ở cấp liên bang". Đối với chính trị gia này, sứ mệnh trung tâm của nhiệm kỳ đồng Chủ tịch của bà lần này là phá tan rào cản mà các đảng phái chính khác dựng lên nhằm loại đảng cực hữu AfD khỏi các liên minh chính trị".


Tỷ Lệ Cử Tri Đi Bỏ Phiếu ở Pháp Tăng Vọt


(Hình REUTERS: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đi bỏ phiếu.)
-Hôm 30/6/2024, các cử tri Pháp đã đổ đến các điểm bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội sớm đầu tiên với số lượng chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ và đảng cực hữu của bà Marine Le Pen có thể lên nắm quyền lần đầu tiên trong lịch sử.
Tổng thống Emmanuel Macron đã gây sốc cả nước Pháp khi kêu gọi tổ chức các cuộc bỏ phiếu sớm sau khi đảng Tập hợp Quốc gia (RN) cực hữu đánh bại lực lượng trung dung của ông trong cuộc bầu cử Nghị viện Âu Châu trong tháng này.
Nhưng canh bạc này có nguy cơ phản tác dụng, khi liên minh của ông Macron được dự đoán trong các cuộc thăm dò dư luận là sẽ chỉ đứng thứ ba sau RN và nhóm cánh tả mới là Mặt trận Bình dân Mới (NFP).

Bộ Nội vụ cho biết, trong khi người Pháp phải đối mặt với những lựa chọn phân cực nhất trong lịch sử gần đây, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đã tăng vọt, với 59,39% đã bỏ phiếu tính tới 5 giờ chiều, cao hơn khoảng 20 điểm so với cùng giai đoạn trong cuộc bầu cử gần đây nhất vào năm 2022.
Điều này sẽ tương đương với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cuối cùng là 67,5-69,7% khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa vào buổi tối, mức tham gia cao nhất trong cuộc bầu cử Lập pháp theo thể thức thông thường ở Pháp kể từ năm 1981, theo dự đoán của một số tổ chức về bầu cử.
Tỷ lệ cuối cùng về số cử tri đi bỏ phiếu vào năm 2022 chỉ là 47,5%.
Với cuộc chiến của Nga tại Ukraine đã bước sang năm thứ ba và giá năng lượng, lương thực cao hơn nhiều, sự ủng hộ dành cho đảng RN, vốn chống nhập cư và hoài nghi về Liên Hiệp Âu Châu, đã tăng lên bất chấp những cam kết của ông Macron nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của đảng này.
Cuộc bỏ phiếu kéo dài hai vòng có thể đưa phe cực hữu lên nắm quyền ở Pháp lần đầu tiên kể từ khi Đức Quốc xã chiếm đóng trong Ðệ nhị Thế chiến và mang lại cho lãnh đạo 28 tuổi của đảng RN là Jordan Bardella, người được lãnh đạo lâu năm là Marine Le Pen hỗ trợ, cơ hội thành lập chính phủ.


Mưa Lớn Làm 11 Người Chết ở Thủ Đô Ấn Độ, Các Chuyến Bay Bị Gián Đoạn


(Hình AP: Một đường cao tốc bị ngập gần phi trường ở thủ đô Tân Ðề Ly hôm 28/6/2024.)
-Tờ Times of India đưa tin, số người chết vì trận mưa lớn bất ngờ trong tuần này đã lên tới 11 người ở Tân Ðề Ly, trong đó có 4 người chết đuối trong các đường hầm bị ngập nước, trong khi các chuyến bay ở thủ đô Ấn Độ bị gián đoạn.
Thủ đô Tân Ðề Ly, nơi phải hứng chịu một trong những đợt nắng nóng tồi tệ nhất trong lịch sử hồi đầu tháng này, đã phải đối mặt với trận mưa lớn nhất trong nhiều thập kỷ vào ngày 28/6/2024, với lượng mưa trong một ngày vượt qua mức trung bình của thành phố trong cả tháng.

Trận mưa xối xả đã gây sập mái, gây tử vong tại một trong 3 nhà ga của phi trường chính Delhi, làm gián đoạn các chuyến bay, làm ngập các đường hầm và dẫn đến ùn tắc giao thông nghiêm trọng, gây mất điện và nước ở nhiều nơi trong thành phố.
Theo dữ liệu từ trang web theo dõi chuyến bay Flightaware, gần 60 chuyến bay đã bị hủy tại phi trường chính của Tân Ðề Ly trong 24 tiếng đồng hồ qua.
Một viên chức phi trường cho biết các hoạt động gần như diễn ra bình thường hôm 30/6, với hầu hết các chuyến bay từ nhà ga bị ảnh hưởng đã chuyển hướng sang hai ga còn lại, nhưng không loại trừ khả năng hủy các chuyến bay trong ngày.
Phi trường Delhi là một trong những phi trường lớn nhất và bận rộn nhất đất nước.
Nhà ga số 1, nhà ga hiện đã đóng cửa, chủ yếu được sử dụng bởi các hãng hàng không giá rẻ như IndiGo và SpiceJet, và hiện có khả năng tiếp đón 40 triệu hành khách mỗi năm.
Phát ngôn viên của IndiGo không bình luận về việc hủy chuyến bay và phát ngôn viên của SpiceJet cũng không trả lời ngay lập tức cuộc gọi điện thoại.


Hoa Kỳ và Đồng Minh: Bắc Hàn Bán Phi Đạn Cho Nga Vi Phạm Lệnh Trừng Phạt


(Hình AP - Seth Wenig: Phó Ðại sứ Mỹ Robert Wood phái biểu trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, ngày 28/6/2024.)
-Hôm 28/6/2024, Hoa Kỳ và các nước đồng minh cáo buộc Cộng sản Bắc Hàn vi phạm các biện pháp kiểm soát vũ khí khi bán cho Nga những phi đạn mà theo Hoa Thịnh Ðốn đang được sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine.
Theo hãng tin AFP, trước một cuộc họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về vấn đề này, Phó Ðại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Robert Wood đã tố cáo những " vụ chuyển giao bất hợp pháp vũ khí " từ Bắc Hàn sang Nga, trong bối cảnh hai nước đang thắt chặt quan hệ. Theo ông Robert Wood, việc cung cấp vũ khí và đạn dược của Bắc Hàn là vi phạm các Nghị quyết của Hội Đồng Bảo An.
Ông Jonah Leff, thuộc cơ quan Nghiên cứu Vũ khí Xung đột (CAR), chuyên theo dõi việc sử dụng vũ khí trong chiến tranh, khẳng định với Hội Đồng Bảo An rằng ông đã tìm thấy bằng chứng về việc Nga sử dụng các phi đạn-đạn đạo của Bắc Hàn ở Ukraine.

Ðại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vasily Nebenzia đã bác bỏ các cáo buộc nói trên và phản đối sự tham dự của đại diện Ukraine và Liên Hiệp Âu Châu (EU) tại cuộc họp của Hội Đồng Bảo An.
Nhân chuyến thăm của Tổng thống Vladimir Putin tới thủ đô Bắc Hàn cách đây 10 ngày, Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng đã ký một thỏa thuận phòng thủ chung. Ðại sứ Bắc Hàn tại Liên Hiệp Quốc, Kim Song, nói với Hội Đồng Bảo An rằng "không có lý do gì phải lo ngại", vì theo ông, thỏa thuận được ký kết chỉ nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai nước.
Theo thông tấn xã AFP, hai đồng minh của Hoa Kỳ là Pháp và Anh cũng lên án việc Bắc Hàn chuyển giao vũ khí cho Nga là vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Về phần mình, Tổng thống Vladimir Putin chỉ trích việc Mỹ hỗ trợ quân sự cho Ukraine và vào tuần trước cho biết ông không loại trừ khả năng gửi vũ khí tới Bắc Hàn.

Bắc Hàn Tố Cáo Mỹ-Nhật-Hàn Lập Một Liên Minh Quân Sự Tại Á Châu

(Hình AP - do Hải quân Mỹ cung cấp: Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol phát biểu tại Busan, Nam Hàn, ngày 25/6/2024, trên hàng không mẫu hạm lớp Nimitz USS Theodore Roosevelt (CVN 71) tham gia cuộc tập trận Freedom Edge.)
-Vài tiếng đồng hồ sau khi chiến dịch tập trận chung ba bên Mỹ -Nhật-Hàn Freedom Edge, ngoài khơi đảo Jeju, miền Nam Nam Hàn kết thúc, trong thông cáo ngày Chủ Nhật (30/6/2024), Bình Nhưỡng "mạnh mẽ lên án (...) hành vi khiêu khích" của ba quốc gia nói trên nhắm vào Bắc Hàn. Chính quyền Kim Jong Un đe dọa, mọi ý đồ thành lập một phiên bản Á Châu của Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ nhận lấy những "hậu quả thảm khốc".

Hoa Kỳ và hai đồng minh tại Đông Bắc Á là Nam Hàn và Nhật Bản đã khởi động chương trình tập trận chung trong ba ngày từ 27-29/6/2024. Trong cuộc tập trận Freedom Edge đầu tiên, xuất phát từ các cuộc tập trận Freedom Shield giữa Hoa Kỳ với Nam Hàn và Keen Edge giữa Hoa Kỳ với Nhật Bản, các bên đã nhắm tới mục tiêu "tăng cường khả năng phòng thủ trên không, đẩy mạnh khả năng chống tàu ngầm, chống phi đạn-đạn đạo".

Hãng tin Anh Reuters nhắc lại chiến dịch Freedom Edge đã được Tổng thống Mỹ Joe Biden, đồng cấp Nam Hàn Yoon Suk và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida thông qua tại thượng đỉnh ở Camp David, hồi tháng 8/2023. Cũng năm 2023, Hải quân của ba quốc gia này từng tập trận với bài tập chống phi đạn tàu ngầm, nâng cao khả năng đối phó với mối đe dọa xuất phát từ Bắc Hàn.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Bắc Hàn được hãng tin KCNA tại Bình Nhưỡng loan tải đánh giá chiến dịch Freedom Edge là một "hành vi khiêu khích quân sự", "liên hệ Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn là một phiên bản Á Châu của Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO)". Bắc Hàn báo trước "sẽ không bao giờ dung túng cho Mỹ và đồng bọn tăng cường khối quân sự" tại Á Châu và trong trường hợp đó thì những nước này "sẽ lãnh lấy những hậu quả thảm khốc".

Cũng thông tấn xã Reuters cho biết lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un đã chủ trì một cuộc họp của đảng Lao Động cầm quyền trong hai ngày 28 và 29/6 vừa qua và trong ngày thứ nhì lãnh tụ Bắc Hàn đã đề ra một số ưu tiên phát triển kinh tế từ nay đến cuối năm 2024. Cuộc họp diễn ra vài ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin công du Bình Nhưỡng.


Nam Hàn: Nhiều Người Bị Hành Quyết ở Bắc Hàn Vì Nghe Nhạc K-Pop


(Hình AFP - Jung Yeon-Je - minh họa: Ban nhạc K-pop RIIZE Nam Hàn biểu diễn tại thủ đô Hán Thành, ngày 17/6/2024.)
-Trong một báo cáo được công bố ngày 27/6/2024, Nam Hàn tố cáo Bắc Hàn đã hành quyết nhiều người chỉ vì nghe nhạc K-pop, bị xem là sản phẩm văn hóa đồi trụy, phản động.
Theo nhật báo Le Monde của Pháp, đây là báo cáo của Bộ Thống nhất Nam Hàn về những vi phạm nhân quyền ở miền Bắc, dựa trên lời chứng của 649 người tị nạn Bắc Hàn đã đào thoát được sang miền Nam trong những năm gần đây.
Một nhân chứng kể lại là vào năm 2022 đã chứng kiến vụ hành quyết công khai một công nhân nông nghiệp 22 tuổi, bị bắt vì đã nghe 70 bài hát và xem 3 bộ phim của miền Nam, đồng thời đã phát tán các nội dung này cho 7 người khác.

Một người tị nạn khác, đến miền Nam Hàn cùng với gia đình vào năm 2023, thì đã nhìn thấy 3 người quen bị hành quyết công khai do đã xem các bộ phim nhiều tập của Nam Hàn và bị chế độ xem là những kẻ "quản quốc".
Đây là lần đầu tiên chính phủ Hán Thành công khai tố cáo chế độ Bình Nhưỡng hành quyết những người bị kết án tử hình chiếu theo "luật chống tư tưởng và văn hóa phản động", được thông qua năm 2020. Bản án nghiêm khắc nhất là đối với những người nghe nhạc Nam Hàn, xem phim Nam Hàn và phát tán những nội dung đó. Thậm chí chỉ cần đeo kiếng mát, mặc áo cô dâu màu trắng là đủ để bị xem là bắt chước "bù nhìn" của Mỹ, tức là phạm luật và bị đưa đi trại lao động cải tạo.
Nhưng theo lời một người Bắc Hàn đã đào thoát sang Nam Hàn, rất khó mà ngăn chận ảnh hưởng của văn hóa Nam Hàn tại quốc gia dù là khép kín nhất thế giới này. Phát biểu tại buổi giới thiệu báo cáo của bộ Thống Nhất Nam Hàn, bà nói: "Ảnh hưởng này lan tỏa rất nhanh. Giới trẻ Bắc Hàn theo dõi và sao chép văn hóa Nam Hàn, họ thật sự thích những gì đến từ Nam Hàn. Sau khi xem các phim nhiều tập của Nam Hàn, nhiều thanh niên Bắc Hàn tự hỏi tại sao họ cứ phải sống khổ như vậy. Riêng tôi thì thà chết còn hơn là tiếp tục sống ở Bắc Hàn".


Trung Quốc Quy Định Bảo Vệ Đất Hiếm Để "Bảo Đảm An Ninh Quốc Gia"


(Ảnh AP, tư liệu: Một mỏ đất hiếm đang được khai thác trong tỉnh Giang Tây, miền Trung của Trung Quốc.)
-Ngày 29/6/2024, Trung Quốc ban hành quy định nhằm bảo vệ nguồn cung đất hiếm với lý do bảo đảm an ninh quốc gia. Bắc Kinh thiết lập các quy tắc về khai khoáng, luyện kim và kinh doanh các vật liệu quan trọng, được sử dụng để chế tạo các sản phẩm, từ nam châm cho xe điện đến các mặt hàng điện tử dân dụng.
Đất hiếm là nhóm 17 khoáng sản đặc biệt quan trọng, được dùng để chế tạo thiết bị điện tử, nam châm trong động cơ xe điện và tua-bin điện gió, thiết bị quân sự... Theo thông tấn xã Reuters, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất đất hiếm chính trên thế giới, sản xuất gần 90% sản lượng đất hiếm tinh chế trên toàn cầu.
Các quy định, được công bố vào thứ Bảy (29/6), ghi rõ là các nguồn đất hiếm thuộc sở hữu của Nhà nước, và chính phủ sẽ giám sát sự phát triển của ngành công nghiệp đất hiếm. Quy định mới của Trung Quốc sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2024.

Chính phủ Trung Quốc sẽ khai triển một hệ thống thông tin về truy vết nguồn gốc sản phẩm có chứa đất hiếm. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác, luyện kim và tinh lọc đất hiếm cũng như các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất cảng các sản phẩm được làm từ đất hiếm sẽ phải khai triển một hệ thống theo dõi luồng sản phẩm, ghi chép "trung thực" dữ liệu và tích hợp các dữ liệu này vào hệ thống truy xuất nguồn gốc.
Quy định bảo vệ nguồn cung đất hiếm lần này của Bắc Kinh được ban hành trong khi Liên Hiệp Âu Châu đang chuẩn bị áp thuế hải quan bổ sung tạm thời nhắm vào xe điện Trung Quốc kể từ ngày 4/7/2024 để chống việc chính quyền Trung Quốc cạnh tranh không lành mạnh, khi trợ giá cho các hãng xe.
Tầm mức quan trọng của đất hiếm đối với lĩnh vực chuyển đổi sinh thái khiến Liên Hiệp Âu Châu đã đề ra mục tiêu đầy tham vọng là đến năm 2030 phải sản xuất được một số đất hiếm chính yếu phục vụ quá trình chuyển đổi sinh thái. Theo ước tính, nhu cầu đất hiếm của Liên Hiệp Âu Châu sẽ tăng gấp 6 trong thập kỷ này và đến năm 2050 sẽ tăng gấp 7 lần.

Thông tấn xã Reuters nhắc lại là Trung Quốc hồi năm 2023 cũng đã ra quy định hạn chế xuất cảng germanium và gallium, 2 kim loại hiếm được sử dụng nhiều trong sản xuất chip điện tử, với lý do bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia. Bắc Kinh cũng đã cấm xuất cảng kỹ thuật sản xuất nam châm từ đất hiếm, cũng như kỹ thuật khai thác và tinh chế đất hiếm.
Những quy định này đã làm dấy lên lo ngại về sự leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc và phương Tây, nhất là sau khi Hoa Kỳ cáo buộc Bắc Kinh sử dụng biện pháp mang tính ép buộc kinh tế, gây ảnh hưởng tới các nước khác nhưng Trung Quốc bác bỏ.


Trung Quốc Khuyến Khích Du Khách Đài Loan Tiếp Tục Đến Hoa Lục


(Hình AP - Wally Santana, tư liệu, minh họa: Du khách Trung Quốc tại Đài Bắc. Hình chụp ngày 16/3/2009.)
-Một ngày sau khi chính quyền Đài Bắc khuyến cáo các công dân Đài Loan "cẩn thận" khi sang Trung Quốc du lịch, Bắc Kinh hôm 29/6/2024 vừa chỉ trích hành động của các giới chức Đài Bắc, vừa trấn an du khách Đài Loan là họ vẫn "có thể an tâm đến Hoa Lục".
Tuần trước Trung Quốc công bố một quy định mới cho phép "kết án tử hình" những đối tượng "đặc biệt nghiêm trọng", những người chủ trương đòi độc lập cho Đài Loan. Trước mối đe dọa nói trên, chính quyền Đài Loan hôm 28/6/2024 kêu gọi công dân "tránh đến Hoa Lục và Hồng Kông" nếu không phải là một chuyến đi "cần thiết".

Đài Bắc đồng thời cũng đã nâng mức báo động về Trung Quốc lên nấc cao thứ nhì. Bắc Kinh coi đây là một cái cớ đảng Dân Tiến "bịa đặt ra để gây trở ngại trong cac hoạt động trao đổi" với Hoa Lục, "xúi giục các hành vi đối đầu" với Trung Quốc.
Phát ngôn viên văn phòng đặc trách quan hệ với Đài Loan tại Bắc Kinh, bà Chu Phượng Liên (Zhu Fenglian) được thông tấn xã AFP trích dẫn hôm 29/6 giải thích quy định mới được công bố tuần trước "chỉ liên quan đến một số rất ít những người chủ trương đòi độc lập cho Đài Loan và liên quan đến ai có hành vi hay lời lẽ mang ý xấu. (...) Đại đa số đồng bào ở Đài Loan tham gia vào những chương trình trao đổi, hợp tác giữa hai bờ eo biển Đài Loan không có gì phải sợ khi họ đến hay rời khỏi Hoa Lục".
Thông tấn xã AFP ghi nhận phát ngôn viên Trung Quốc sử dụng cụm từ "đồng bào ở Đài Loan" do đến nay Bắc Kinh vẫn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời. Hiện có nhiều người Đài Loan sống tại Hoa Lục.


Màn Tranh Luận của Tt Biden Khiến Đảng Dân chủ Lo Lắng Về Khả Năng Chiến Thắng của Ông


(Hình REUTERS: Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden gặp gỡ mọi người khi ông nhận phần ăn ở Waffle House tại Marietta, tiểu bang Georgia, sau khi tham gia cuộc tranh luận Tổng thống ở Atlanta vào ngày 28/6/2024.)
-Các đồng minh của Joe Biden muốn ông thể hiện sức mạnh và nghị lực trên diễn đàn tranh luận tuần này để giúp giải đáp những câu hỏi về sự nhạy bén về thể chất và tinh thần của ứng cử viên Đảng Dân chủ 81 tuổi. Tuy nhiên trên diễn đàn lớn nhất của chính trường Hoa Kỳ vào tối 27/6/2024, ông Biden đã không đáp ứng được kỳ vọng khiêm tốn của họ.
Vào cuối cuộc tranh luận kéo dài 90 phút, các đồng minh của Tổng thống Đảng Dân chủ - các chiến lược gia của đảng cũng như các cử tri cấp cao - đã lo lắng về cơ hội của ông trước cựu Tổng thống Donald Trump vào mùa Thu này.
Họ dẫn chứng màn trình diễn tranh luận bị ngắt quãng vì những lần vấp lặp đi lặp lại, những khoảng dừng và kiểu nói nhỏ gây khó hiểu. Bày tỏ công khai lẫn riêng tư, các đảng viên Dân chủ đã đặt câu hỏi liệu đảng này có thể hoặc nên thay thế ông hay không.


Bầu Cử Tổng Thống Mỹ: Báo New York Times Kêu Gọi Biden Rút Khỏi Cuộc Đua Vào Tòa Bạch Ốc


(Hình AP - Rebecca Blackwell: Những người ủng hộ đảng Dân chủ theo dõi cuộc tranh luận giữa hai ứng viên Tổng thống Mỹ Joe Biden và Donald Trump trên truyền hình, ngày 27/6/2024 tại Overtown, Miami, Mỹ.)
-Ban biên tập của tờ nhật báo rất có uy tín của Mỹ New York Times ngày 28/6/2024 đã kêu gọi Tổng thống Joe Biden rút khỏi cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc sau cuộc tranh luận truyền hình đầu tiên với đối thủ Cộng hòa Donald Trump.
Trong cuộc tranh luận tối thứ Năm, ứng cử viên Dân Chủ, năm nay đã 81 tuổi, đã tỏ ra rất yếu kém, nói không rõ lời, không hết câu và nhiều lúc đôi mắt thất thần, trong khi cựu Tổng thống Trump thì rất năng động.

Trước tình hình này, tờ New York Times, vốn vẫn ủng hộ đảng Dân chủ, đã thẳng thừng kêu gọi ứng cử viên Biden nên rút lui, nếu ông thật sự muốn "phục vụ đất nước". Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
"Cử tri không thể không nhìn thấy một điều hiển nhiên: Joe Biden không còn giống như cách đây 4 năm. Trong bài xã luận, thông điệp của tờ New York Times gởi đến Tổng thống Mỹ và đảng Dân chủ là rất rõ ràng. Phe của Tổng thống vừa mất đi một nguồn hậu thuẫn quan trọng, cho dù tờ báo này khẳng định, nếu cuối cùng buộc phải chọn lựa giữa Joe Biden và Donald Trump, họ sẽ vẫn ủng hộ Biden.

New York Times ca ngợi những thành quả trong nhiệm kỳ của một vị Tổng thống Dân Chủ mà họ cho là rất đáng nể phục, nhưng bài xã luận của tờ báo này nhấn mạnh cuộc tranh luận tồi tệ tối thứ Năm không thể là do ông bị cảm cúm, khó ở trong người.
Tờ nhật báo Mỹ cho rằng, nếu vẫn cứ tranh cử, Tổng thống Biden "lấy một rủi ro vô trách nhiệm". Không gì có thể biện minh cho việc gây nguy hại cho ổn định của đất nước khi buộc cử tri Mỹ phải chọn giữa giữa Biden và Trump, hai ứng cử viên đều có những khiếm khuyết.
Tờ báo kết luận: " Nếu mối nguy hiểm thật sự lớn như Joe Biden vẫn nói và thực tế đúng là như thế, vậy thì ông chỉ có một chọn lựa nếu nghĩ đến tương lai của quốc gia, đó là rút lui khỏi cuộc tranh cử".

Ngoài New York Times, tối thứ Năm vừa qua, nhiều nhà bình luận và nhiều cơ quan truyền thông như hai kênh truyền hình CNN và CNBC, bình thường vẫn ủng hộ đảng Dân chủ, cũng đã ra lời kêu gọi tương tự".
Trong cuộc mít tinh hôm qua tại tiểu bang North Carolina, Tổng thống Biden đã cố trấn an những người ủng hộ. Ông nhìn nhận mình "không còn tranh luận tốt như trước đây", nhưng khẳng định hoàn toàn có đủ khả năng tranh cử cho nhiệm kỳ hai. Joe Biden đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cựu Tổng thống Barack Obama, hiện vẫn là một trong những nhân vật có uy tín nhất trong đảng Dân chủ

Không có nhận xét nào: