Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2023

“Đồ Tể!” Của Cuộc Tàn Sát, Chôn Sống! Đẫm Máu Tết Mậu Thân, Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường Vừa Qua Đời Ở Tuổi 86 và Kính Chuyển Tin Việt Nam Hôm Nay Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải

-“Đồ tể khát máu!” Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa qua đời ở tuổi 86, mang theo nhiều ‘bí mật’ về cuộc tàn sát, chôn sống hàng ngàn người dân, trong trận Mậu Thân ở Huế! -Hoàng Phủ Ngọc Tường từ trần ở tuổi 86, hôm 24/7 ở thành phố TP.HCM, báo chí Việt Nam cho biết, dẫn thông tin từ bà Hoàng Dạ Thư, con gái cả của ông Tường. Các báo, bao gồm cả VNExpress, Thanh Niên, Tuổi Trẻ…, viết rằng ông Tường, lâu nay được ca ngợi ở Việt Nam là nhà văn tài hoa và thành công, đã “ra đi tự nhiên, thanh thản”, theo lời kể của bà Thư. Chỉ mới hơn 2 tuần trước, vợ ông, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, đã tạ thế, hưởng thọ 74 tuổi.
<!>

(Hình: Kẻ nợ máu với người dân Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Bà Thư và một đại diện của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế cho báo chí trong nước biết rằng, hài cốt của hai vợ chồng nhà văn, nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường và Lâm Thị Mỹ Dạ, sẽ được đưa về Huế vào ngày 30/7. Huế là nơi sinh của ông Tường, trong khi quê gốc của ông là Quảng Trị.



Vào tối 30/7, giới văn nghệ sĩ sẽ tổ chức đêm thơ để tưởng nhớ hai ông bà. Vợ chồng ông Tường sẽ được an táng tại một nghĩa trang thuộc phường Hương Hồ, thành phố Huế, cách sông Hương khoảng 2 kilomet, gần đồi Vọng Cảnh, tin cho hay.

Điểm lại cuộc đời ông Tường, báo chí Việt Nam viết rằng ông đã “hăng say tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ trong kháng chiến chống Mỹ Ngụy! cứu nước!”, từng giữ các chức vụ Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên-Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.

Giới văn chương trong nước ghi nhận rằng ông Tường là nhà văn thành công với thể loại bút ký và có những đồng nghiệp đánh giá rằng ông một trong số rất ít nhà văn viết bút ký nổi tiếng Việt Nam trong vài chục năm, theo các bài báo trong nước viết về ông sau khi ông qua đời. Năm 2007, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

VNExpress dẫn lời nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, một người bạn của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, nói rằng ông Tường là “một nhà văn hóa hành văn vô cùng độc đáo” và cũng là “một cuốn từ điển sống về Huế trong cuộc chiến”.

Dưới góc nhìn của ông Tạo, khi đọc văn của ông Tường, “người ta không chỉ thâu nhận đời sống, lịch sử, triết học, kinh tế, hay chính trị mà còn cảm nhận được cả một tình yêu lớn đối với con người, dân tộc và nồng cháy máu cách mạng".


Nhiều trang mạng xã hội ở Việt Nam, trong đó có NXB Trẻ, VTV24, Đài Phát Thanh, Chuyện Của Hà Nội, Hà Nội Của Tôi, Thả Mình Vào Văn Học, Học Văn Cô Sương Mai, Theanh28 Entertainment, Weibo Việt Nam…, cũng lên tiếng “chia buồn” về việc ông Tường đã trút hơi thở cuối cùng. Các bài đăng đó nhận được hàng chục nghìn phản ứng “yêu”, “thích”, “thù hận”, “quan tâm”.

Tuy nhiên, theo quan sát của VOA, cũng xuất hiện ý kiến của một số người và trang mạng xã hội như datviet.com, Hữu Vinh Ba Sàm, JB Nguyễn Hữu Vinh, Lâm Bình Duy Nhiên…, cho rằng cái chết của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường đồng nghĩa là có những “sự thật” về “vụ thảm sát kinh hoàng” ở Huế vào Tết Mậu Thân 1968 “mãi mãi ra đi” theo ông vào lịch sử!


Nói với báo chí Việt Nam trong những dịp khác nhau, ông Tường cho rằng mình bị “vu oan” là “đồ tể khát máu!” khi các lực lượng cộng sản đánh vào Huế hồi Tết Mậu Thân 1968, thực hiện chuyện này, mà ông thì bị tai tiếng, như là một “bi kịch cuộc đời” đeo bám ông trong hàng chục năm trời.

Đầu tháng 2/2018, trùng dịp kỷ niệm 50 năm trận Mậu Thân, ông Tường, khi đó 81 tuổi, công bố một thư ngỏ bày tỏ rằng ông sắp “về trời” và “có một điều nếu không nói ra tôi sẽ không yên tâm nhắm mắt”, đó là câu chuyện Mậu thân 1968. Các trích đoạn thư của ông được nhiều cơ quan báo chí của Việt Nam và nước ngoài đăng lại, trong đó có VOA, BBC…còn báo chí trong nước thì không được phép đăng!

Trong thư, ông cải chính rằng, nhưng chẳng ai tin! “Mậu Thân 1968 tôi không về Huế!” nhưng nói thêm rằng ông đã mắc “sai lầm” khi trả lời phỏng vấn cho đoàn làm phim "Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình” hồi năm 1981, với tư cách một nhân chứng thật Mậu Thân Huế 1968, trong khi ông nói ông “là kẻ ngoài cuộc!”.

“Để chứng tỏ mình là người trong cuộc, tôi đã dùng ngôi thứ nhất ‘tôi’, ‘chúng tôi’ khi kể một vài chuyện tàn sát ở Huế Mậu Thân 68”, theo một trích đoạn từ thư ngỏ.

Ông Tường khẳng định rằng các chi tiết ông đưa ra trong cuộc phỏng vấn “không sai”, nhưng cái sai là ở chỗ những người chứng kiến các chi tiết đó, không phải là ông Tường và ông chỉ “nghe những người bạn kể lại”. “Ở đây tôi là kẻ mạo nhận, một việc rất đáng xấu hổ”, ông viết trong thư ngỏ.

Một sai lầm khác, theo lời ông Tường, là việc “khi nói về thảm sát Huế, tôi đã hăng hái bảo vệ cách mạng, đổ hết tội cho Mỹ!”.


Ông lý giải về động cơ này của mình: “Đó là năm 1981, khi còn hăng say theo cách mạng, tôi đã nghĩ đúng như vậy”. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau, ông Tường đã nhận ra lối tư duy và phát ngôn đó là “sai lầm”. Ông viết: “Đó là sự nguỵ biện. Không thể lấy tội ác của Mỹ để che đậy những sai lầm đã xảy ra ở Mậu thân 1968".

Cuối bức thư ngỏ, ông Tường kết luận rằng “Từ hai sai lầm nói trên tôi đã tự rước họa cho mình, tự tôi đã đánh mất niềm tin yêu của nhiều người dân Huế đối với tôi, tạo điều kiện cho nhiều kẻ chống cộng cực đoan, vu khống và quy kết tôi như một tội phạm tàn ác chiến tranh!” và ông bày tỏ “Tôi xin thành thật nhìn nhận về hai sai lầm nói trên, xin ngàn lần xin lỗi”.

Trong những lời chia buồn, bình luận về việc ông Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời, không ít người cho rằng dù ông ra đi vĩnh viễn, sẽ vẫn luôn có những đánh giá ngược chiều nhau về ông, nhưng cũng có thể là một số điều gắn với quá khứ của ông “đồ tể Tết Mậu Thân” sẽ đi vào quên lãng.

Đó là điều ông ước được quên thôi, còn thân nhân các nạn nhân sẽ không bao giờ quên! CS mà, “mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời CS mà thương đân mình!” và “giặc từ miền Bắc vô đây, bàn tay vấy máu đồng bào!” Tội ác nào, mà CS không làm!


Dù Qua Hơn Nửa Thế Kỷ, Nhưng Không Bao Giờ Quên! Một Trong Những Cuộc Trả Thù Đẫm Máu, CS Tàn Sát, Chôn Sống Kinh Hoàng Nhất Trong Cuộc Chiến!



Bối Cảnh Tết Mậu Thân Tại Huế

*Theo tác giả Matthew White ghi lại trong cuốn sách "Tàn khốc! Bi thảm: tàn sát tại Huế, là một trong hàng 100 sự kiện tử vong cực cao, trong lịch sử nhân loại!" thì vụ thảm sát ở Huế năm 1968 được ông trích dẫn từ các nguồn khác nhau, cho rằng đã có 4.800 người chết và 3.000 người mất tích! Thật ra mỗi bên, Cộng sản hay Quốc gia đều đưa ra con số khác nhau, nhưng chia đều con số, thì khoảng từ 5 đến 6 ngàn người tử vong, trong cuộc tàn sát đẫm máu này!


-Sáng sớm ngày 31 tháng 1 năm 1968, trong dịp Tết Nguyên Đán, Quân đội Cộng Sản Nhân dân Việt Nam hợp với Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, cùng lúc tấn công bất thình lình tại nhiều thành phố và địa phương trên miền Nam Việt Nam, trong đó có Sài Gòn và Huế. Sau các thành công quân sự ban đầu, họ bị đối phương áp đảo và đẩy lui khắp nơi, trừ Huế. Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân tuy được xem là một thất bại chiến thuật, nhưng lại là một chiến thắng có tầm vóc lớn về chiến lược.

Với mục đích giành giật chủ quyền tại Huế, trận chiến 28 ngày giữa Quân CS và Giải phóng miền Nam Việt Nam với Quân đội Hoa Kỳ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa, đã diễn ra và kết quả là 40% thành phố bị phá hủy, 116.000 người mất nhà ở. Quân đội Hoa Kỳ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa chịu khoảng 4.400 lính thương vong, trong khi Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân đội CS Nhân dân Việt Nam cũng tổn thất trên 4.000 quân. Cũng trong cuộc tái chiếm này, quân đội Mỹ đã sử dụng tối đa vũ khí hạng nặng như bom napalm, đại bác, pháo xe tăng và súng không giật cỡ lớn. Trong số 17.134 ngôi nhà tại Huế, 9.776 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn, 3.169 bị hư hỏng nặng; số thường dân thiệt mạng theo ước tính đầu tiên của chính phủ Việt Nam Cộng hòa là 3.776 người. Tài liệu Quân CS Giải phóng miền Nam Việt Nam cho biết họ đã chôn cất khoảng 4.000 nạn nhân do bom đạn tại các khu mộ tập thể cùng với binh sĩ tử trận của chính họ!


Số liệu kinh hoàng về các hố chôn tập thể!

Trong những tháng và những năm tiếp theo sau Trận Mậu Thân tại Huế, bắt đầu từ ngày 31 tháng 1 năm 1968, và kéo dài tổng cộng 26 ngày, hàng vài chục ngôi mộ tập thể được phát hiện trong và xung quanh Huế. Nạn nhân bao gồm, thanh niên, phụ nữ, nam giới, trẻ em và… trẻ sơ sinh.

Theo Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân biểu VNCH khu vực Thừa Thiên, trong 22 địa điểm tìm được các mồ chôn tập thể, người ta đếm được 2.326 sọ người. Sau tết, các gia đình kê khai có người chết hoặc mất tích là trên 4.000 gia đình. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thì đưa ra danh sách 4.062 nạn nhân được họ xác định là đã bị mất tích, bắt cóc hoặc bị giết! Theo các báo cáo của Việt Nam Cộng Hòa, nhiều thi thể được tìm thấy ở tư thế bị trói buộc bằng dây thép gai, bị đánh đập tra tấn và đôi khi bị đập vỡ sọ trước khi chôn sống.


Võ Văn Bằng, quan chức VNCH, Trưởng ban Cải táng nói với đài Á Châu Tự Do (RFA) năm 2008: "Các hố cách nhau. Mỗi hố vào khoảng từ 20 người, đến hàng trăm người. Trong các hố, người thì đứng, người thì nằm, người thì ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đã rã mát. Trên thi hài còn thấy những dây lạt trói lại, dây điện thoại, thép gai nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng, bửa vào…"

Theo báo cáo tổng kết của Douglas Pike, lúc bấy giờ là nhân viên Cục Tâm lý chiến của cơ quan thông tin Hoa Kỳ, năm 1970:

"Câu chuyện (về Huế) chưa chấm dứt. Nếu ước đoán của giới chức Huế được coi như gần đúng là khoảng từ 5 ngàn đến 6 ngàn người bị chôn sống trong các hố chôn tập thể, chưa kể khoảng 2.000 người vẫn còn mất tích. Tổng kết về người chết và mất tích như sau:


• Tổng số dân sự tử vong: 7.600 - chết lẫn mất tích
• Chiến trường: - 1.900 bị thương vì chiến cuộc; 944 thường dân chết vì chiến cuộc
Nạn nhân trong những ngôi mộ tập thể:
1.173 - số tử thi tìm trong đợt đầu sau cuộc chiến, 1968
809 - số tử thi tìm trong đợt nhì, kể cả tìm thấy ở đụn cát, tháng 3-7 năm 1969
428 - số tử thi tìm trong đợt thứ ba, trong khe Đá Mài (khu Nam Hoa) - tháng 9 năm 1969
300 - số tử thi tìm trong đợt thứ tư, khu Phu Thu, tháng 11 năm 1969
100 - số tử thi tìm thấy các nơi trong năm 1969
1.946 - mất tích (tính đến năm 1970)"

Theo soạn giả Matthew White ghi lại trong cuốn sách "Tàn khốc: 100 sự kiện tử vong cực cao trong lịch sử nhân loại" thì vụ thảm sát ở Huế năm 1968 được ông trích dẫn từ các nguồn khác nhau cho rằng đã có 4.800 người chết và 3.000 người mất tích.

Mark Woodruff ghi rằng một bản báo cáo của Mặt trận CS Dân tộc Giải phóng bắt được ngày 25 tháng 4 năm 1968 ghi đã "loại khỏi vòng chiến đấu 1.892 nhân viên hành chánh, 58 cảnh sát, 790 tên ác ôn, sáu đại uý, 1 trung uý, 40 thiếu uý và nhiều sĩ quan trừ bị…" trong trận đánh ở Huế, tuy nhiên "loại khỏi vòng chiến đấu" là một khái niệm khá rộng (từ chết, chôn sống, bị thương, đầu hàng cho tới bắt làm tù binh).


Dã Man Hơn Loài Cầm Thú! Không Giết Mà Chôn Sống Hàng Ngàn Người Dân! Tội Đồ Hoàng Phủ Ngọc Tường ở Huế Tết Mậu Thân!

(Bùi Vân Phú),


-Cộng sản cố chối, không bao giờ thừa nhận tội ác tại Huế vào Tết Mậu Thân 1968

Qua những tài liệu, có thể suy ra rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường có mặt ở Huế trong khoảng thời gian từ tuần đầu đến giữa tháng 2/1968.

Hoàng Phủ Ngọc Tường, sau khi trả lời truyền hình Mỹ là ông có mặt ở Huế vào Tết Mậu Thân, đến năm 1997 ông lại phủ nhận chuyện đó khi trả lời phóng viên Thụy Khuê của đài RFI. Bài phỏng vấn được in lại trong sách “Giải khăn sô cho Huế” có câu hỏi liên quan đến sự kiện đó như sau:

Thụy Khuê: Như vậy thì anh đã làm gì trong thời gian Tết Mậu Thân? Anh ở đâu? Anh làm những chức vụ gì?

Hoàng Phủ Ngọc Tường: Có một tổ chức chính trị của các lực lượng đấu tranh của phong trào Huế ra đời trong bối cảnh xuân Mậu Thân, ấy là Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Thành Phố Huế, do anh Lê Văn Hảo làm Chủ tịch, Hòa Thượng Thích Đôn Hậu và bà Nguyễn Đình Chi làm Phó chủ tịch. Với tư cách Tổng thư ký, tôi luôn luôn có mặt bên cạnh các vị kể trên để làm công tác chính trị của Liên Minh, tuyệt nhiên không dính líu gì đến chuyện nhúng tay vào máu ở Huế. Trụ sở chiến dịch của Liên Minh là một địa đạo Trường Sơn, thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, Huế. Trụ sở này, đã được mô tả đầy đủ trên báo Lao Động, ở trong nước cách đây hai tháng.


Tập sách Huế Xuân 68 (Nhà xuất bản Thành ủy Huế. 1988) là nguồn tài liệu qua nhiều bài bút ký chiến tranh ở Huế Tết Mậu Thân của những người đã trực tiếp tổ chức và tham gia vào cuộc tổng tấn công như Thượng tướng Trần Văn Quang, Thiếu tướng Lê Chưởng, Lê Minh, Ngô Kha, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Văn Hảo, Nguyễn Đình Chi, Lê Thị Mai…

Sách do Nguyễn Huy Ngọc chịu trách nhiệm xuất bản và ban biên tập gồm Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tô Nhuận Vỹ, và Nguyễn Đắc Xuân.

Bài “Bước ngoặt vào xuân” của Lê Cảnh Trân là sĩ quan bí thư của tỉnh trưởng Thừa Thiên Huế Phan Văn Khoa và là một cán bộ nằm vùng, có đoạn viết:

“Theo các nguồn tin từ xa qua đài Tiếng nói Việt Nam, đài Phát thanh Giải phóng…. Bao nhiêu gương mặt quen thuộc, thân yêu cũng đã đến với tôi: Thượng tọa Thích Đôn Hậu trụ trì chùa Thiên Mụ, giáo sư Hoàng Phủ Ngọc Tường từng giảng văn học cho tôi, giáo sư Lê Văn Hảo, bà Tùng Chi, rồi Nguyễn Đắc Xuân người bạn trong phong trào trước đây, rồi Đoan Trinh, con gái cụ Nguyễn Đoá, từng là đoàn sinh gia đình Phạt tử của tôi. Nhiều, nhiều người lắm… cùng xuất hiện trên một trận tuyến giải phóng thành phố Huế.” (tr. 332)


Giáo sư Lê Văn Hảo qua bài “Bước ngoặt của đời tôi” ghi lại sự kiện ông rời thành lên núi, tức vào chiến khu, từ hôm 25 tháng Chạp, đi theo một cô giao liên tên Gái dẫn đường. Tối 29 tháng Chạp ông gặp Hoàng Phủ Ngọc Tường, cùng với Hoàng Phương Thảo và Nguyễn Đức Hân. Sáng 30 Tết ông tham khảo với Tường để sửa chữa lời kêu gọi của ủy ban liên minh các tổ chức để trưa hôm đó ghi âm. Ông và Thảo, Hân cùng Hoàng Phủ Ngọc Tường theo dự kiến sẽ xuống núi sau vài ngày.

Sau khi tổng tấn công nổ ra ông Hảo ghi lại như sau:

“Đến ngày 15 tháng 2 thì Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên Huế ra mắt đồng bào cố đô. Tôi được cử làm chủ tịch, anh Hoàng Phương Thảo, chị Nguyễn Đình Chi làm phó chủ tịch. Cũng trong những ngày Huế giải phóng, trên đường phố tại nhiều địa điểm có loa phóng thanh đã vang lên Lời Kêu gọi của Ủy ban Liên Minh các lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hoà bình Việt Nam…” (tr. 242)

Sự kiện Lê Văn Hảo đã có mặt ở Huế ngày 15-2-1968 và theo lời Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời Thụy Khuê là ông “luôn luôn có mặt bên cạnh các vị kể trên” thì điều đó chứng minh ông Tường đã xuống núi cùng với giáo sư Lê Văn Hảo và Hoàng Phương Thảo và lúc đó cũng đang có mặt ở Huế cùng với Hoà thượng Thích Đôn Hậu và bà Nguyễn Đình Chi là những người đứng đầu Liên minh.

Cũng theo bài viết của Lê Văn Hảo, khoảng nửa tháng sau khi Huế được giải phóng, nhiều người rời thành phố ra vùng giải phóng tham gia cách mạng có Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Nguyễn Đình Chi (tên thật là Đào Thị Xuân Yến), Nguyễn Đoá, Tôn Thất Dương Tiềm. (tr. 244)



Bà Nguyễn Đình Chi trong bút ký “Thoát Ly” kể rằng ngày 9-2-1968, lúc bà còn ở Huế, thì Hoàng Phương Thảo đã gặp bà để bàn về việc gia nhập Liên minh và ủy ban nhân dân cách mạng và bà đã đồng ý.

Sau đó bà thoát ly lên núi, vào một nơi dành cho các vị trong ủy ban nhân dân và liên minh thì “gặp ngay những nhân sĩ trí thức Huế đã lên trước tôi chẳng hạn như bác Nguyễn Đoá, anh Tôn Thất Dương Tiềm, anh Lê Văn Hảo, anh Thành, anh Hoàng Lê (tức Hoàng Phương Thảo”. Hôm đó là ngày 18-2-1968.


Khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3 ở chiến khu bà Chi bị sốt rét và có Lê Văn Hảo cùng Thuyết, bí danh của Hoàng Phủ Ngọc Tường, ghé thăm. Đó là lời bà Chi kể lại trong bút ký.

Qua những tài liệu trên, có thể suy ra rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường có mặt ở Huế trong khoảng thời gian từ tuần đầu đến giữa tháng 2/1968. Vì sau đợt tấn công đầu tiên chiếm được Huế, bộ đội cộng sản không giữ được và quần chúng không nổi dậy, cũng như tại nhiều tỉnh thành khác lúc bấy giờ, nên bộ chỉ huy bắt đầu tính đến kế hoạch rút lui sau các đợt phản kích bắt đầu một tuần sau đó của lính Việt Nam Cộng hòa và Mỹ. Sau 26 ngày chiếm Huế thì bộ đội cộng sản hoàn toàn rút khỏi.

Trong giao tranh nhiều người bị tử thương vì bom đạn hai bên. Chết vì bị tấn công nhầm, vì bom lửa như đã được ghi lại trong nhiều sách, tài liệu.

Nhưng còn hàng nghìn cái chết của những người đã ra đầu hàng, những người bị đập vỡ sọ, bị trói tay thành từng nhóm, bị nhét giẻ vào miệng trước khi bị đẩy xuống hố, xuống mương chôn sống. Đó là thảm sát.

Theo tài liệu lưu hành nội bộ có tên “Chiến trường Trị-Thiên-Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước toàn thắng” [dự thảo] (Nxb Thuận Hóa, Huế. 1985), khuyết điểm trong các giai đoạn đấu tranh trước tổng tiến công Mậu Thân, từ 1959 đến cuối năm 1967, là cán bộ “chưa quán triệt sâu sắc quan điểm bạo lực cách mạng và tư tưởng chiến lược tấn công”.

Và bạo lực đã xảy ra cho Huế: “Khí thế cách mạng sôi nổi rầm rộ nhất là khu Gia Hội. Tại đây nhân dân đã bắt và trừng trị nhiều tên phản động, ác ôn, mật vụ từ các nơi trong thành phố chạy trốn tụ tập về; hằng trăm tên lính ngụy ra đầu hàng, đầu thú với cách mạng”.


Với chủ trương dùng bạo lực cách mạng mà những bộ đội và cán bộ cộng sản đã quán triệt thì dù có hay không những Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đóa, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Huế cũng không tránh khỏi thảm sát như đã xảy ra.

Một lần tôi đến Huế, đi ăn cơm Âm Phủ và nghe một bạn trẻ nói rằng Huế mỗi khi Tết về rất là buồn. Tôi hiểu được nỗi buồn đó của Huế. Người dân Huế từ bao năm qua vẫn mong có một ngày giỗ chung để cho hương hồn những người chết oan nghiệt của năm Mậu Thân được giải thoát.



Hoàng Phủ Ngọc Tường chết, gợi lại cho công luận, người Việt Nam trong và ngoài nước, nhắc đến hình ảnh tội ác CS dã man, kinh tởm, cuộc thảm sát và chôn sống kinh hoàng Mậu Thân, Huế!



(Hình: Hoàng Phủ Ngọc Tường)

-Hoàng Phủ Ngọc Tường chết hôm 25/7/2023, trong lúc ông này bị coi là tội đồ trong vụ thảm sát Mậu Thân 1968.

“Mậu Thân 1968 tôi không về Huế… Tôi xin thành thật nhìn nhận về hai sai lầm, xin ngàn lần xin lỗi. Tôi đã tự rước họa cho mình, tự tôi đã đánh mất niềm tin yêu của nhiều người dân Huế đối với tôi, tạo điều kiện cho nhiều kẻ chống cộng cực đoan vu khống và quy kết tôi như một tội phạm chiến tranh.”

Đó là lời của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong một lá thư “giãi bày” mang tên “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn” được đăng tải trên Facebook Nguyễn Quang Lập hôm 10 Tháng Hai, 2018.

Từ nhiều năm nay, ông Tường bị chỉ trích vì ông đã trả lời phỏng vấn của đài truyền hình WGBH hồi năm 1981 cho loạt phóng sự về cuộc chiến Việt Nam với tư cách “nhân chứng Mậu Thân.”

Trong lá thư nêu trên, ông Tường xác nhận “clip tung lên mạng là bản gốc cuộc phỏng vấn,” đồng thời thú nhận: “Sai lầm của tôi là nhận lời ông Burchett và đoàn làm phim ‘Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình’ trả lời phỏng vấn với tư cách một nhân chứng Mậu Thân Huế 1968, trong khi tôi là kẻ ngoài cuộc.”

Cuộc thảm sát Mậu Thân là nỗi ám ảnh kinh khiếp, khôn nguôi của dân Huế

Bức thư viết tiếp: “Để chứng tỏ mình là người trong cuộc, tôi đã dùng ngôi thứ nhất – ‘tôi,’ ‘chúng tôi’ khi kể một vài chuyện ở Huế mậu thân 68. Đó là những chuyện anh em tham gia chiến dịch kể lại cho tôi, tôi đã vơ vào làm như là chuyện do tôi chứng kiến. Đặc biệt, khi kể chuyện máy bay Mỹ đã thảm sát bệnh viện nhỏ ở Đông Ba chết 200 người, tôi đã nói: ‘Tôi đã đi trên những đường hẻm mà ban đêm tưởng là bùn, tôi mở ra bấm đèn lên thì toàn là máu… Nhất là những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra…’ Chi tiết đó không sai, sai ở chỗ người chứng kiến chi tiết đó không phải là tôi, mà là tôi nghe những người bạn kể lại. Ở đây tôi là kẻ mạo nhận, một việc rất đáng xấu hổ, từ bé đến giờ chưa bao giờ xảy ra đối với tôi.”


Ông Tường cũng viết thêm: “Trong cuộc trả lời phỏng vấn này, khi nói về thảm sát Huế, tôi đã hăng hái bảo vệ cách mạng, đổ tội cho Mỹ. Đó là năm 1981, khi còn hăng say cách mạng, tôi đã nghĩ đúng như vậy. Chỉ vài năm sau, tôi đã nhận ra sai lầm của mình. Đó là sự ngụy biện. Không thể lấy tội ác của Mỹ để che đậy những sai lầm đã xảy ra ở Mậu Thân 1968.”

Có thể hiểu phát ngôn của ông Tường là cách ông phủ nhận việc mình đã có mặt ở Huế trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân và bác cáo buộc ông “can dự vào các vụ thảm sát ở Huế thời điểm đó.”

Tuy nhiên, dù bác bỏ cáo buộc “can dự vào các vụ thảm sát ở Huế thời điểm đó,” và dù thừa nhận “những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân,” nhưng trong bức thư, ai, kẻ nào là thủ phạm cuộc thảm sát Mậu Thân ở Huế thì ông Tường không nên đích danh.

Trong bối cảnh dư luận chưa hết phẫn nộ về việc nhà cầm quyền CSVN tổ chức sự kiện Mậu Thân rầm rộ ở Sài Gòn, lời “tự thú muộn màng và thiếu chân thành” của ông Tường càng khiến cộng đồng mạng dấy lên sự phẫn nộ.


Nhà báo tự do Mạnh Kim bình luận: “Tôi không lên án sự chọn lựa chỗ đứng lịch sử của các ông trong thời điểm đó. Thái độ và sự chọn lựa cách thức để nhìn lại mình của các ông hàng chục năm qua mới là điều cần quan tâm. Tôi không chỉ trích sự chọn lựa quá khứ. Tôi chỉ thắc mắc sự chọn lựa hiện tại và cách nhìn hiện tại khi nhắc lại quá khứ. Hàng chục năm qua, các ông vẫn chỉ gỡ tội cho cá nhân mình chứ không phải giải oan cho hàng ngàn nạn nhân, tiếp tục nhất mực rằng những ‘mất mát’ đó là ‘ngoài ý muốn’ và Mậu Thân vẫn là một ‘chiến thắng lịch sử’ – như lời lặp đi lặp lại của Nguyễn Đắc Xuân.

Thái độ hậu chiến và nhãn quan về tội ác chiến tranh của những người như Nguyễn Đắc Xuân đã khiến những kẻ hậu sinh như tôi xin được mạn phép thưa rằng, cho tôi gạt qua sự kính trọng cần có đối với người cao niên để thay bằng một cảm giác đối ngược.”


Tin Việt Nam Hôm Nay
Việt Nam: Người Ngoại Quốc Không Khai Báo Tạm Trú Có Thể Bị Trục Xuất


(Hình: Khách ngoại quốc đi tham quan bằng xích lô tại Việt Nam. Công an CSVN nói số lượng lớn người ngoại quốc đang lưu trú tại Sài Gòn gây áp lực cho công tác quản lý cư trú người ngoại quốc của họ.)

-Người ngoại quốc đến Việt Nam có thể bị trục xuất, nếu bị phát giác không khai báo tạm trú với cơ quan công an địa phương, truyền thông Việt Nam dẫn thông tin từ Phòng Quản lý xuất-nhập cảnh (PA08), Công an Tp. HCM, cho biết hôm 19/7/2023 giữa lúc thành phố này chuẩn bị kiểm tra tất cả các cơ sở lưu trú kể từ đầu tháng tới.

Theo quy định của Việt Nam, người ngoại quốc đến tạm trú tại Việt Nam phải được người trực tiếp quản lý, điều hành cơ sở lưu trú khai báo tạm trú với công an địa phương. Nếu sở hữu hay thuê nhà dài hạn mà chủ nhà không hỗ trợ khai báo, thì người nước ngoại có thể tự khai báo tạm trú trực tuyến.

Theo PA08, nếu chủ cơ sở lưu trú không khai báo tạm trú cho người ngoại quốc tạm trú, họ có thể bị phạt từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng (khoảng 850-1.690 Mỹ kim). Còn người ngoại quốc vi phạm về việc khai báo, đăng ký tạm trú có thể bị áp dụng hình thức trục xuất khỏi Việt Nam, tuỳ theo mức độ vi phạm, báo Thanh Niên đưa tin.

Thông báo được đưa ra giữa lúc thành phố Sài Gòn, nơi có lượng người ngoại quốc cư trú đông nhất ở Việt Nam, đang chuẩn bị kiểm tra tất cả các cơ sở lưu trú từ ngày 1/8-1/9.

Hiện nay có khoảng 80.000 cơ sở lưu trú và khoảng 100.000 người ngoại quốc đang cư trú tại Sài Gòn. Giới hữu trách địa phương nói con số này đã tạo áp lực rất lớn cho công tác quản lý cư trú người ngoại quốc của lực lượng công an địa phương, tạo điều kiện cho nhiều hoạt động tội phạm diễn ra.

Thống kê chính thức của PA08 cho biết trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, lực lượng này đã phát giác 5.311 vụ vi phạm từ hành chính đến hình sự trong lĩnh vực nhập cảnh trái phép, lừa đảo kỹ thuật, tổ chức cá cược, cho vay nặng lãi qua internet...

Người ngoại quốc nhập cảnh Việt Nam khá đa dạng về quốc tịch, mục đích và nghề nghiệp. Những nước có nhiều công dân đến Việt Nam nhất là Trung Quốc, Nam Hàn, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đài Loan và Nga.

Theo số liệu thống kê Bộ Công an CSVN, trong các năm 2015-2018, công dân Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất với gần 14,8 triệu người, chiếm hơn 30% trong tổng số người ngoại quốc đến Việt Nam.


CSVN Muốn Chuyển Đổi Năng Lượng, Nhưng Gạt Bỏ Các Nhà Hoạt Động Môi Trường


(Hình: Pin mặt trời tại trung tâm Sao Mai, An Giang, Việt Nam. Ảnh ngày 25/09/2022.)

-Báo Le Monde ra ngày 21/7/2023 có bài viết mang tựa đề "Việt Nam muốn chuyển đổi năng lượng, nhưng không cần các nhà hoạt động môi trường".

Hàng chục tổ chức phi chính phủ quốc tế và các nhà bảo vệ môi trường đã kêu gọi trả tự do cho nhà hoạt động môi trường Việt Nam Hoàng Thị Minh Hồng, bị bắt vào ngày 30/5/2023 vì tội "trốn thuế". Nhà hoạt động Thụy Điển Greta Thunberg đã viết trên Twitter rằng đây là một "vụ bắt giữ mang tính chính trị". Les Verts (đảng Xanh của Pháp) thì trách Paris im lặng. Một bức thư ngỏ có chữ ký của 65 tổ chức quốc tế cũng đã kêu gọi cựu tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama giúp đỡ. Bà Hồng, 51 tuổi, từng nhận học bổng của Quỹ Obama vào năm 2018.

Nghịch lý thay, khi nói đến quá trình chuyển đổi năng lượng, Việt Nam lại là một trong các nước có thành tích xuất sắc nhất trong số các quốc gia ở Nam bán cầu, sau khi cam kết tại hội nghị COP26 ở Glasgow, Scotland, vào năm 2021, là Hà Nội sẽ thực hiện mục tiêu đạt trung hòa carbon vào năm 2050.

Các cam kết về giảm thiểu khí gây ô nhiễm đã giúp Việt Nam trở thành quốc gia thứ ba vào tháng 12/2022 ký kết thỏa thuận về chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với những quốc gia, bao gồm các nước thuộc Liên Hiệp Âu Châu (EU), Hoa Kỳ, Anh Quốc, Pháp, Đức hay Nhật Bản. Theo thỏa thuận, các quốc gia này đã cam kết tài trợ số tiền lên tới 15,5 tỷ đô la trong vòng 3 đến 5 năm tới để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng xanh của Việt Nam. Sáng kiến JETP đáp ứng yêu cầu của các quốc gia phía Nam, do những nước này đang cần được giúp đỡ trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

Tuy nhiên, có những mâu thuẫn rõ ràng giữa mục tiêu chuyển đổi năng lượng xanh, đi kèm với tham vọng tăng trưởng kinh tế của chính quyền Hà Nội và nỗi ám ảnh của chế độ Cộng sản cần phải gạt bỏ các nhà hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường dân sự, kể cả những người được quốc tế công nhận.


Đắc Lắc: Công An Nói Đã Thu Hồi Hơn 4.500 Loại Vũ Khí Từ Người Dân Sau Vụ Nổ Súng Chết Người Tháng Trước


(Hình: Lãnh đạo Công an Đắc Lắc kiểm tra vũ khí thu hồi từ trong dân.)

-Công an tỉnh Đắc Lắc hôm 20/7/2023 cho biết cơ quan này đã thu hồi được 4.576 vũ khí các loại từ người dân sau 40 ngày (từ ngày 12/6 đến 20/7) khai triển kế hoạch mở đợt cao điểm vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật.

Việc phát động thu hồi vũ khí trong dân tại Đắc Lắc diễn ra ngay sau khi xảy ra vụ nổ súng hôm 11/6 tại trụ sở hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kui, tỉnh Đắc Lắc - nơi có nhiều người Thượng bản địa sinh sống - khiến ít nhất 9 người thiệt mạng bao gồm 4 công an, 2 cán bộ xã và 3 người dân.

Bộ Công an sau đó khởi tố vụ án "khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm và tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh". Đã có hơn 90 người bị bắt giữ với cáo buộc tham gia vụ tấn công.

Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Lê Quốc Hùng vào ngày 12/7 nói trước Quốc hội rằng vụ tấn công có sự chỉ đạo, tiếp tay của các thế lực thù địch ngoại quốc.

Các tổ chức người Thượng tại ngoại quốc được Ðài Á Châu Tự Do (RFA) phỏng vấn khẳng định họ không có liên quan gì đến vụ tấn công, đồng thời đã lên án việc sử dụng bạo lực.

Theo thông báo mới nhất từ Công an Đắc Lắc được truyền thông nhà nước loan tải, trong 40 ngày phát động chiến dịch thu hồi vũ khí, các lực lượng Công an tỉnh Đắc Lắc đã thu hồi được 4.576 vũ khí (gồm: 1.278 súng các loại, 2.666 viên đạn…), vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo; 5,2 kg đạn chì; 1,7kg thuốc nổ.

Thiếu tướng Lê Vinh Quy - Giám đốc Công an tỉnh Đắc Lắc - nói công an địa phương đã vận động người dân tự giao nộp vũ khí, thậm chí công an đã đem nhu yếu phẩm, lương thực đến để đổi lấy vũ khí của người dân.

Trong buổi báo cáo về chiến dịch hôm 20/7, ông Lê Vinh Quy cũng nhắc đến vụ tấn công hôm 11/6 đồng thời khẳng định hành vi tàng trữ vũ khí hết sức nguy hiểm, là nguyên nhân xảy ra những sự việc giết người, cố ý gây thương tích. Ông cho biết, dù công an đã có nhiều đợt cao điểm vận động, thu hồi, nhưng tình hình tàng trữ, sử dụng, mua bán vũ khí ở địa bàn còn phức tạp.


Hơn 150.000 Tỉ Đồng Phải Thu Hồi Trong Các Vụ Án Tham Nhũng Kinh Tế


(Hình: Tiền đồng của Việt Nam.)

-Hôm 20/7/2023, Bộ Tư pháp cho biết số tiền phải thi hành án trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống Tham nhũng, Tiêu cực theo dõi, chỉ đạo là hơn 152.000 tỉ đồng. Trong số này, còn một nửa vẫn chưa được thu hồi.

Thông báo này được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác Tư pháp 6 tháng đầu năm 2023 và khai triển công tác Tư pháp 6 tháng cuối năm 2023 do Bộ Tư pháp tổ chức.

Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Tư pháp, số đã thi hành xong là hơn 75.000 tỉ đồng, còn phải thi hành là hơn 77.000 tỉ đồng (từ ngày 1/10/2022 đến 30/4/2023, các cơ quan thi hành án dân sự đã thi hành xong hơn 18.000 tỉ đồng).

Các đại án tham nhũng hiện được dư luận chú ý vào khi Ban Chỉ đạo về Phòng, chống Tham nhũng ở trung ương và các địa phương đẩy mạnh theo dõi, chỉ đạo việc điều tra và đưa ra xét xử các vụ án tham nhũng lớn.

Mới đây nhất là vụ án "chuyến bay giải cứu" xảy ra thời đại dịch COVID-19 với 54 bị cáo trong đó có 25 người là các viên chức Chính phủ bị cáo buộc các tội "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Vụ án đang được xét xử tại Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội và dự kiến kéo dài 30 ngày.

Tổng số tiền nhận hối lội trong vụ án được xác định là gần 165 tỉ đồng. Số tiền gây thiệt hại do lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hơn 10 tỉ đồng.

Ngoài vụ án này, Ban Chỉ đạo về Phòng, chống Tham nhũng Trung ương cũng đang thúc giục việc đưa ra xét xử một vụ án tham nhũng lớn khác xảy ra thời đại dịch là vụ mua bán bộ xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á. Liên quan đến vụ án này, theo báo cáo của Bộ Công an, các cơ quan điều tra đã khởi tố 30 vụ án, 107 bị can.


Hải Dương: Phó Ban Dân Vận Tỉnh Uỷ Bị Đình Chỉ Công Tác Để Điều Tra Cáo Buộc Tham Ô Tài Sản


(Hình: Ông Mai Xuân Anh thời điểm tái cử chức danh Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương.)

-Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương vừa quyết định tạm đình chỉ công tác 90 ngày đối với ông Mai Xuân Anh - Phó ban Dân vận Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương - để phục vụ công tác điều tra, làm rõ về tội tham ô tài sản. Quyết định có hiệu lực từ ngày 19/7/2023.

Theo truyền thông nhà nước, đi kèm quyết định này là quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng đối với ông Xuân Anh do đã bị Cơ quan an ninh điều tra, Công an tỉnh Hải Dương khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra theo quy định của pháp luật.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Hải Dương cũng quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa 17, nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Xuân Anh để cơ quan Tư pháp thực hiện quy trình tố tụng theo quy định.

Trước đó, Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Hải Dương vào ngày 14/7 đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét nơi ở và làm việc đối với ông Mai Xuân Anh.

Cùng bị bắt tạm giam và khởi tố với ông Anh là bà Phạm Thị Nhung - Trưởng ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ Lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương.

Cả hai cùng bị khởi tố để điều tra về tội tham ô trong vụ án "Tham ô tài sản" xảy ra tại Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương.


Sài Gòn: Kiều Hối Đạt Trên 4 Tỉ Mỹ Kim Trong 6 Tháng Đầu Năm


(Hình: Một người đang nói chuyện điện thoại tại một cửa hiệu nơi nhận đổi ngoại tệ trên đường phố Hà Nội.)

-Lượng kiều hối chuyển về Sài Gòn trong 6 tháng đầu năm đã đạt trên 4,3 tỉ Mỹ kim, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2022, theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp. HCM.

Truyền thông nhà nước hôm 20/7 dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp. HCM, cho biết, riêng quý hai, lượng kiều hối chuyển về đạt hơn 2,2 tỉ Mỹ kim, tăng 4,5% so với quý trước.

Ông Lệnh nói với báo Nhà nước rằng, lượng kiều hối chuyển về thành phố tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực, quý sau tăng trưởng cao hơn quý trước.

Lượng kiều hối chủ yếu về từ khu vực Á Châu, chiếm 47% tổng lượng kiều hối, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước.

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, lượng kiều hối trong quý hai từ khu vực Á Châu và Phi Châu tăng trưởng cao so với cùng kỳ và so với quý một.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định, kiều hối là nguồn lực vàng cho phát triển kinh tế-xã hội. Nhận diện và đánh giá cao ý nghĩa của nguồn lực này, Ủy ban Nhân dân Tp. HCM đã chỉ đạo xây dựng đề án Chính sách thu hút và phát huy nguồn lực kiều hối trên địa bàn thành phố.

Chính quyền thành phố lớn nhất Việt Nam đặt ra kế hoạch phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kiều hối chuyển về thành phố ít nhất 10% mỗi năm giai đoạn 2023-2025 và duy trì tốc độ này trong giai đoạn 2025-2030.

Lượng kiều hối về Sài Gòn trong 5 năm qua luôn đạt mức cao, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước. Năm 2018, lượng kiều hối chuyển về đạt 4,7 tỉ Mỹ kim. Con số này tăng đều trong các năm và đạt 7,07 tỉ Mỹ kim vào năm 2021. Năm 2022, do tác động của đại dịch COVID-19, kiều hối về thành phố đạt 6,6 tỉ Mỹ kim, giảm 7% so với năm trước đó.

Ông Nguyễn Đức Lệnh được báo chí trong nước trích lời nói để huy động kiều hối, chính quyền thành phố "tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, lòng yêu nước và tự hào Việt Nam của kiều bào và cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và lao động tại ngoại quốc để đóng góp vào sự phát triển của Thành phố, của đất nước".


ADB Hạ Dự Báo Tăng Trưởng của Việt Nam Xuống 5,8% Cho Năm 2023


(Hình: Sài Gòn - trung tâm tài chánh lớn nhất Việt Nam.)

-Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB) vừa giảm dự báo tăng trưởng của Việt Nam từ 6,5% xuống 5,8% cho năm nay, và từ 6,8% xuống 6,2% cho năm 2024, theo Báo cáo Triển vọng Phát triển Á Châu (ADO) tháng 7/2023 vừa được công bố ngày 19/7.

Báo cáo nói nguyên nhân là do nhu cầu bên ngoài suy yếu tiếp tục gây áp lực lên lĩnh vực sản xuất công nghiệp và chế tạo của Việt Nam khiến sản lượng bị kìm hãm chỉ còn ở mức 0,4%, con số nửa năm thấp nhất trong cả chục năm qua.

Theo phân tích trong báo cáo, tình trạng tăng trưởng thương mại yếu đi kể từ tháng 3/2023 đã khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất định hướng xuất cảng.

Ngoài ra, lĩnh vực công nghiệp sản xuất cũng bị ảnh hưởng bởi sự việc mất điện gần đây ở khu vực miền Bắc và những vấn đề phức tạp trong lĩnh vực bất động sản.

Cuộc khủng hoảng tín dụng nhằm đối phó với thị trường trái phiếu doanh nghiệp và ngân hàng tiếp xúc với rủi ro tài sản tăng cao đã siết chặt ngành xây dựng. Tuy vậy, tình hình du lịch nội địa bắt đầu phục hồi đã thúc đẩy tiêu dùng, với bán lẻ doanh số bán hàng tăng 11% so với cùng kỳ năm 2022 trong nửa đầu năm 2023.

Lạm phát của Việt Nam được dự báo sẽ chậm lại ở mức 4% trong năm 2023 và 2024, vẫn theo báo cáo của ADB.

ADB không phải là tổ chức duy nhất hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay.

Việt Nam đặt ra mục tiêu GDP 6,5% cho năm 2023. Tuy nhiên, một số tổ chức tài chánh lớn cho rằng đây là một mục tiêu đầy thách thức.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo GDP Việt Nam năm nay khoảng 4,7%, thấp hơn 1,1 điểm% so với dự báo trước đó, vì lý do tổng cầu bên ngoài giảm mạnh trong nửa đầu năm đã tác động đến xuất cảng.

Hồi đầu tháng này, Ngân hàng UOB (Tân Gia Ba) cũng cho rằng Việt Nam sẽ rất khó đạt được mức tăng trưởng 6% mà họ đưa ra hồi đầu năm và hạ mức dự báo này xuống còn 5,2%. UOB dự báo nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ có thêm đợt cắt giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng.


Hoa Kỳ: Việt Nam Là Đối Tác Chủ Chốt Trong "Chuỗi Cung ứng Giữa Các Nước Bạn"
 

(Hình: Bộ trưởng Tài chánh Mỹ Janet Yellen hội kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 20/7/2023.)

-Bộ trưởng Tài chánh Mỹ Janet Yellen có chuyến công du 3 ngày tại Việt Nam, từ 19/7 đến 21/7/2023. Hôm nay, trong ngày cuối của chuyến đi, lãnh đạo Bộ Tài chánh Mỹ bày tỏ mong muốn nhiều quốc gia đang trỗi dậy, như Việt Nam, tham gia tích cực vào chiến lược "friend-shoring" của Mỹ, tức chiến lược ưu tiên đặt cơ sở sản xuất tại các quốc gia bằng hữu.

Thông tấn xã Reuters cho hay, trong bài phát biểu tại Hà Nội hôm 21/7, Bộ trưởng Tài chánh Mỹ Janet Yellen nhấn mạnh chiến lược "friend-shoring" của Mỹ không dành cho "một câu lạc bộ khép kín" giữa các đồng minh lâu năm, mà là một chính sách mở ra với "các nền kinh tế tiên tiến, các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển", bao gồm Việt Nam.

Trước đó, trong một phát biểu gửi đến Hội đồng Thương mại Hoa Kỳ-ASEAN về quan hệ hợp tác kinh tế Mỹ-Việt được đăng tải hôm 20/7, Bộ trưởng Tài chánh Mỹ ghi nhận "Việt Nam đã trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng linh kiện bán dẫn toàn cầu". Bà Yellen còn cho biết trao đổi thương mại song phương Mỹ-Việt đã tăng trung bình 25%/năm trong vòng hai thập niên qua, và "không hề có dấu hiệu nào cho thấy xu thế này chững lại".

Theo Bộ trưởng Tài chánh Mỹ, "Việt Nam và Hoa Kỳ đã hợp tác để củng cố chuỗi cung ứng bền vững với nhiều quốc gia khác", và là hai trong số hơn chục quốc gia tham gia Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (Indo-Pacific Economic Framework – IPEF), được thành lập mùa Hè 2022, với một trong các mục tiêu chính là xây dựng các chuỗi cung ứng an toàn.

Trong chuyến công du 3 ngày tại Việt Nam, Bộ trưởng Tài chánh Mỹ đã gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, cùng nhiều lãnh đạo chính trị, kinh tế Việt Nam.

Theo thông tấn xã Reuters, chuyến công du của bà Yellen là một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ với Việt Nam nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, tuy nhiên, theo các chuyên gia, những nỗ lực này "đã vấp phải một số phản đối ở Hà Nội, do lo ngại bị Trung Quốc coi là thù địch".

Chiến lược ưu tiên đặt cơ sở sản xuất tại các quốc gia bằng hữu, mở rộng sản xuất trong nước và thúc đẩy thương mại với các đối tác đáng tin cậy đã được bộ trưởng Yellen công bố hồi tháng 4/2022, ngay sau khi Nga tấn công Ukraine.

Không có nhận xét nào: