Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2023

Người Thượng Ở Mỹ Biểu Tình, Lên Án CSVN! và Kính Chuyển Tin Thế Giới & Việt Nam Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Cuộc Biểu Tình Đấu Tranh Hiếm Thấy Từ Sau 75! Đang Được Dư Luận Chú Ý! Người Thượng ở Hoa Kỳ, Rầm Rộ Biểu Tình, Lên Án và Kêu Gọi Cộng Sản Việt Nam Chấm Dứt Đàn Áp Đồng Bào Tây Nguyên! *Hàng trăm người thượng biểu tình, tay cầm khẩu hiệu viết bằng tiếng Anh và hô vang bằng cả ba ngôn ngữ Việt, Anh và tiếng bản địa với nội dung: “Cộng sản Hà Nội, hãy chấm dứt diệt chủng người bản địa Dega!”, “Hãy trả lại vùng đất mà CSVN cưỡng chiếm của người Dega!”, và “Cộng sản Hà Nội lập mưu kế, có âm mưu để diệt chủng người bản địa Dega!” 
<!>….


*Từ năm 1975 đến nay, nửa thế kỷ, người Thượng vẫn còn đối mặt với sự đàn áp, cướp bóc đất đai, tù đày, và tra tấn dã man! chính vì thế mà những ngày qua, đã “tức nước vỡ bờ!”

*Người thượng với bản tính hiền hòa, thay vì đề cập, giải quyết đến các khiếu nại của chúng tôi, chính quyền CS Việt Nam liên tiếp đánh đập và tra tấn chúng tôi, kết án chúng tôi với bản án nhiều năm tù! còn bị…thủ tiêu!

*Phía Bộ Công an CSVN nói “các tổ chức phản động lưu vong người Việt, liên kết với các phần tử theo chủ nghĩa cực đoan, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo trú chân tại một số quốc gia thiết lập cơ sở, chân rết, tổ chức huấn luyện cho số đối tượng trong nước và cử người xâm nhập Việt Nam, chỉ đạo thực hiện hành động khủng bố ở Việt Nam!”.


(Hình: Người Thượng biểu tình ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn ngày 10/7/2023.)

-Ngày 10/7/2023, vài trăm người Thượng ở tiểu bang North Carolina (Hoa Kỳ) tập trung ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, Hoa Kỳ biểu tình kêu gọi Chính phủ Việt Nam chấm dứt đàn áp người bản địa ở Tây Nguyên, đặc biệt từ sau sự kiện nổ súng ở hai xã của huyện Cư Kuin (tỉnh Đắc Lắc) vào rạng sáng ngày 11 tháng 6 vừa qua.

Cuộc biểu tình do Tổ chức Dega Tây Nguyên (Dega Central HighLands Organization) tiến hành với sự tham dự của hơn 200 người Thượng gốc Việt Nam, bắt đầu từ 9 giờ sáng ở gần tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ.

Người biểu tình, trong trang phục truyền thống của dân tộc bản địa Tây Nguyên, tay cầm khẩu hiệu viết bằng tiếng Anh và hô vang bằng cả ba ngôn ngữ Việt, Anh và tiếng bản địa với nội dung: “Cộng sản Hà Nội, hãy chấm dứt diệt chủng người bản địa Dega!”, “Hãy trả lại vùng đất của người Dega!”, và “Cộng sản Hà Nội lập mưu kế để diệt chủng người bản địa Dega” ….

“Từ năm 1975 đến nay, người Thượng đối mặt với sự đàn áp, cướp bóc đất đai, tù đày, và tra tấn. Năm 2001, 2004 và 2008, người Thượng đã tụ tập ôn hòa ở năm tỉnh của Tây Nguyên. Thay vì đề cập đến các khiếu nại của chúng tôi, chính quyền Việt Nam liên tiếp đánh đập và tra tấn chúng tôi, kết án chúng tôi với bản án nhiều năm tù, và cấm các gia đình thực hành tự do tôn giáo”, ông Y-Duen Buondap, Giám đốc điều hành của Tổ chức Dega Tây Nguyên, nói trong thông cáo báo chí ngày 8/7.

Thông cáo nói hàng trăm người Thượng đã bị cầm tù một cách bất công chỉ vì thực hiện các quyền bất đồng chính kiến ôn hòa và thực thi quyền tự do tôn giáo. Kết quả của sự đàn áp có hệ thống của Việt Nam là dòng tị nạn của hàng trăm người Thượng sang Thái Lan trong nhiều năm qua.

Sau sự kiện trụ sở Uỷ ban Nhân dân hai xã ở huyện Cư Kuin (tỉnh Đắc Lắc) bị tấn công và có 4 sĩ quan công an địa phương cùng 2 lãnh đạo xã bị bắn chết mà một nhóm 30-40 người Thượng bị tình nghi là thủ phạm, lực lượng an ninh Việt Nam đã mở chiến dịch trấn áp, bắt giữ hơn 80 người và một số người bị cho là tự sát. Công an đang truy nã 6 người bị tình nghi tham gia vụ tấn công.

Nhiều người Thượng đã bị bắt và đánh đập khi họ đi chợ hay đi làm rẫy, nhiều người trong số họ bị tấn công chỉ vì họ mặc bộ quần áo rằn ri, giống trang phục của những người bị tình nghi thực hiện vụ tấn công rạng sáng ngày 11/6.

Đại diện ban tổ chức của cuộc biểu tình, ông Y Bion Mlo nói trong thông cáo: “Chúng tôi đề nghị Liên Hiệp Quốc và các nước dân chủ trên thế giới gây áp lực lên Việt Nam để buộc họ tôn trọng nhân quyền của người Thượng bản địa ở Việt Nam. Hoa Kỳ không nên nâng cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam cho đến khi Hà Nội cải thiện trong việc tôn trọng quyền đất đai và tài sản của chúng tôi cũng như cho phép chúng tôi được tự do thực hành tôn giáo”.

Một người Thượng từng ở Đắc Lắc và bị cơ quan chức năng Cộng sản Việt Nam giam nhiều năm tù chỉ vì tham gia biểu tình ôn hòa năm 2002, nói với RFA trong cuộc biểu tình:

“Chúng tôi đến đây để bày tỏ quan điểm và sự phẫn nộ, đưa ra một thông điệp cho Chính phủ Việt Nam vì họ đã giết người dân Dega Tây Nguyên một cách tàn bạo và vô tổ chức trong cái vụ ngày 11/6/2023 đã diễn ra ở vùng Đắc Lắc, ở hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur.

Đến đây chúng tôi muốn chứng minh rằng chúng tôi chỉ là nạn nhân. Mình xin cộng đồng quốc tế hãy lắng nghe tiếng nói của chúng tôi. Xin Chính phủ Việt Nam hãy ngừng giết những người chúng tôi như chúng tôi biết được qua truyền thông là hơn 50 người bị giết, 80 người bị bắt, và có một số người đang bị truy nã.

Người này cho biết thường xuyên liên lạc với người thân và bạn bè ở Đắc Lắc để cập nhật tình hình của người Thượng ở đây. Ông được cho biết rằng trong vụ tấn công vào trụ sở Uỷ ban Nhân dân của hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur của huyện Cư Kuin, người dân địa phương không hề biết chuyện gì.

Ông cho biết trong nhiều thập niên qua, người Thượng là nạn nhân của sự đàn áp:

“Từ xưa tới nay họ dùng nhiều hình thức khác nhau, đàn áp bắt bớ và mời Mục sư người truyền đạo trong làng, rồi những thành phần tham gia biểu tình bị mời và bắt tù nhưng họ đàn áp một cách chừng mực vì họ chưa có cớ.

Bây giờ họ truy bắt không có bắt nữa, giết luôn, đánh đập ngay tại hiện trường, đánh đập trong rẫy, trên đường, máu chảy tè le, có người họ đạp nằm ở dưới đất luôn.

Luật pháp Việt Nam nói mọi công dân có quyền tự do bình đẳng, nhưng qua vụ này họ dựng ra để kích hoạt xung đột sắc tộc giữa người Kinh và người Thượng, Chính phủ Việt Nam đã kích hoạt”.

Ông bày tỏ nguyện vọng với cộng đồng quốc tế về tình trạng của người Thượng ở Việt Nam:

“Chúng tôi muốn quốc tế làm rõ sự việc đó, chúng tôi cần phái đoàn quốc tế khai triển ở Việt Nam để điều tra việc đó để biết ai đứng đằng sau vụ đó”.

Ông cũng kêu gọi người Kinh không theo chính quyền địa phương để truy sát người Thượng bản địa:

“Người Kinh dân thường hãy hiểu rằng vùng đất (Tây Nguyên- PV) là vùng đất tổ tiên chúng tôi để lại hàng ngàn năm rồi. Người Kinh vô Tây Nguyên chỉ mới đây thôi. Cần phải tôn trọng người bản địa. Cần chung sống với nhau và cũng cần tôn trọng người bản địa.

Hỡi người dân thường, đừng hận thù với người Thượng, người Thượng chỉ là nạn nhân. (Đừng vì) Chính quyền đã giết người dân bản địa mà người dân thường cũng làm theo”.

Là người trong ban tổ chức cuộc biểu tình, ông Y-Duen Buondap, lên tiếng kêu gọi quyền bình đẳng cho người Thượng bản địa tại Tây Nguyên:

“Chúng ta là con người có quyền con người, chúng ta có quyền sống. Chúng ta là con người như bạn và tôi. Nó không khác. Vậy tại sao họ ghét chúng ta? Đó là lý do tại sao chúng tôi ở đây để đứng ra ngăn chặn người Việt Nam giết người của chúng tôi, để cho chúng tôi có quyền và cộng đồng quốc tế khác giúp đỡ người dân của chúng tôi, để gây áp lực lên Chính phủ Việt Nam”.

Mục sư Y Hin Nie, Hội trưởng Hội thánh Tin lành Đấng Christ tại Hoa Kỳ, nói với phóng viên RFA trong thời gian diễn ra biểu tình:

“Người Dega không ghen ghét anh em người Kinh. Tất cả 54 dân tộc chúng ta đều bị áp bức. Tôi kêu gọi tất cả anh em 54 thứ tiếng ở Việt Nam, hãy nêu lên không muốn chế độ Cộng sản kéo lâu dài trên đất nước Việt Nam của chúng ta nữa. Chúng ta đều một lòng kêu gọi hòa bình, bình an, công lý và phát triển thịnh vượng như ngoại quốc”.

Mục sư Y Hin Nie cho biết ông gặp một số Thượng Nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ từ tiểu bang North Carolina trong trưa cùng ngày để kêu gọi họ quan tâm đến tình trạng của người Thượng ở Tây Nguyên.

Sau cuộc biểu tình gần Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ, đoàn người tham gia tuần hành đến Tòa Bạch Ốc, rồi đến trước trụ sở của Tòa Đại sứ Việt Nam tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn biểu tình tiếp!


Vụ Đắc Lắc: Trên 200 Người Thượng ở Mỹ, Rầm Rộ Biểu Tình, Kêu Gọi Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc ‘Nhập Cuộc!’ Phải Có Biện Pháp Cứng Rắn với CSVN!


*Tây Nguyên tình trạng đàn áp dã man ‘Tồi Tệ Hơn Bao Giờ Hết!’



*Người biểu tình cầm trên tay cờ Mỹ và cờ của người Thượng, cùng những biểu ngữ như “Tự do cho Tây Nguyên!”, “Chính quyền CS Việt Nam phải ngừng giết người Dega!”, “Tây Nguyên thuộc về người Dega!”, “Nước Mỹ hãy cứu người Dega!”….

*Chính quyền Cộng sản Việt Nam cho tới nay đã khởi tố gần cả trăm nghi phạm, trong đó có 75 người về tội ‘Khủng bố chống chính quyền nhân dân!’ với nhiều mức án lên đến tử hình!


(Hình: Cộng đồng người Thượng ở Mỹ biểu tình trong khu vực Quốc hội Hoa Kỳ ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn vào ngày 10/7/2023.)

-Hôm 10/7/2023, Cộng đồng người Thượng ở Mỹ tổ chức một cuộc tuần hành trước Quốc hội Mỹ, Tòa Bạch Ốc và Tòa Ðại sứ Cộng sản Việt Nam tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn để phản đối nhà cầm quyền Hà Nội đàn áp người Thượng ở Tây Nguyên, đặc biệt sau vụ tấn công ở Đắc Lắc, và kêu gọi chính phủ Mỹ và Liên Hiệp Quốc tiến hành điều tra độc lập sự việc và giúp đỡ những người thiểu số đang gánh chịu tình trạng bị “dồn đến đường cùng”.

Tây Nguyên ‘Tồi Tệ Hơn Bao Giờ Hết’

Người biểu tình cầm trên tay cờ Mỹ và cờ của người Thượng, cùng những biểu ngữ như “Tự do tôn giáo cho Tây Nguyên”, “Chính quyền Việt Nam hãy ngừng giết người Dega”, “Tây Nguyên thuộc về người Dega”, “Nước Mỹ hãy cứu người Dega”….


(Hình: Một số biểu ngữ trong cuộc biểu tình, yêu cầu “Chính quyền Việt Nam ngừng giết hại người Dega”.)

Cuộc biểu tình, do Tổ chức Dega Tây Nguyên (Dega Central HighLands Organization) thực hiện với sự tham dự của hơn 200 người Thượng gốc Việt, diễn ra một tháng sau khi xảy ra vụ tấn công ngày 11/6 ở trụ sở chính quyền hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắc Lắc, khiến 9 người thiệt mạng, trong đó có 4 công an, 2 cán bộ và một số dân thường.

Chính quyền Cộng sản Việt Nam cho tới nay đã khởi tố 84 nghi phạm, trong đó có 75 người về tội ‘Khủng bố chống chính quyền nhân dân’ với mức án lên đến tử hình, truy nã 6 người, đồng thời tiếp tục mở rộng điều tra, truy nã thêm những người liên quan được cho là đã bỏ trốn.

Một số nhà hoạt động và người Thượng ở Mỹ có liên hệ chặt chẽ với người Thượng ở Tây Nguyên nói với Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) rằng sau khi xảy ra vụ tấn công ở Đắc Lắc, tình trạng chính quyền đàn áp người Thượng ở Tây Nguyên càng trở nên nặng nề hơn. Nhiều buôn làng bị canh gác nghiêm ngặt.

“Tôi biết rằng cuộc đàn áp ở Tây Nguyên, Việt Nam, hiện nay tồi tệ hơn bao giờ hết, đặc biệt là tình trạng chống Thiên Chúa giáo. Tôi biết ngay cả trẻ em cũng đang bị chính quyền Việt Nam tra tấn và giết hại”, Mục sư Gene Lathan thuộc Giáo hội Tin Lành ở Charlotte, tiểu bang North Carolina, nói với VOA trong cuộc biểu tình.


(Hình: Mục sư Gene Lathan thuộc Hội thánh Tin Lành ở thành phố Charlotte, tiểu bang North Carolina, tham gia cuộc biểu tình trong trang phục của người Thượng gốc Việt.)

Ông cho biết ông từng đến Việt Nam năm 2019 và tiếp xúc với người Thượng ở Tây Nguyên, tận mắt chứng kiến cuộc sống khốn khổ của họ, chứng kiến việc họ bị đối xử bất công, bị tước đoạt tài sản, tước quyền tự do tôn giáo và bị dồn đến đường cùng.

“Đây là một điều rất đáng buồn và tình trạng này phải đánh thức cả nước Mỹ. Đây là những người đã chiến đấu với chúng tôi (người Mỹ) trong Chiến tranh Việt Nam. Họ là những người mà nhiều người trong số họ đã hy sinh để bảo vệ những người lính Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Và vì vậy, tôi tin rằng chúng tôi có một món nợ lớn mà chúng tôi phải trả cho những người này. Đó là lý do tại sao tôi ở đây ngày hôm nay”, Mục sư Lathan nói thêm.

Không Tin Cáo Buộc của Việt Nam

Trong khi một số nhà hoạt động và giới quan sát cho rằng vụ tấn công có thể bắt nguồn từ tình trạng “kỳ thị sắc tộc” đối với người Thượng ở Tây Nguyên, chính phủ Việt Nam hôm 6/7 bác bỏ nguyên nhân này và cho rằng đây là một khủng bố có tổ chức.


(Hình: Phụ nữ, trẻ em cũng tham gia biểu tình.)

Phía Bộ Công an CSVN nói “các tổ chức phản động lưu vong người Việt, các phần tử theo chủ nghĩa cực đoan lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo trú chân tại một số quốc gia thiết lập cơ sở, chân rết, tổ chức huấn luyện cho số đối tượng trong nước và cử người xâm nhập Việt Nam chỉ đạo thực hiện hành động khủng bố ở Việt Nam”.

Tuy nhiên, cộng đồng người Thượng ở Mỹ không tin vào cáo buộc này. Thậm chí, có người còn cho rằng đây có thể là một “âm mưu” của chính quyền Cộng sản nhằm có cớ đàn áp người Thượng mạnh tay hơn.

“Theo mình nghĩ chuyện câu kết với ngoại quốc chắc là không có. Không có chuyện như vậy. Cá nhân mình khẳng định không có chuyện như vậy. Chắc là mưu mẹo của Đảng Cộng sản làm ra. Chắc có lẽ như vậy. Mình không biết chắc nhưng có lẽ là như vậy. Tại sao họ có súng ống, AK, CKC, M16? Dân làng đâu có những loại đó đâu? Dứt khoát là không có…. Người Thượng không bao giờ có xe Jeep, có xe. Ai cho xe đó để chạy? Hai chiếc xe Jeep đó ai đã cho họ?”, ông Jep Jabin nêu ý kiến cá nhân với VOA về vụ tấn công mà ông nói là “đẫm máu” ở Đắc Lắc.

Kêu Gọi Mỹ, Liên Hiệp Quốc “Vào Cuộc”


(Hình: Tại địa điểm trước Tòa Bạch Ốc.)

Ông Jabin cho biết ông tham gia cuộc biểu tình với mong muốn là những vấn đề của người Thượng ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam được các cơ quan, tổ chức quốc tế để tâm và giúp đỡ.

“Bởi vì chính quyền Cộng sản Việt Nam đàn áp, thu hồi đất đai, tôn giáo và tất cả những gì đời sống của họ không được tự do…. Tất cả điều đó là sự đau thương đối với người bản địa, tức người Thượng. Sự sống của họ rất phức tạp. Không có đất, không có chỗ trồng trọt, ruộng vườn…. Tất cả đều bị viên chức Cộng sản thu hồi hết, (họ) phải chịu sự đối xử rất tồi tệ như vậy. Cho nên vụ xảy ra mình chẳng biết lý do gì, nhưng chắc chắn về đời sống cực khổ như vậy (của người Thượng Tây Nguyên) nên chúng tôi đến đây để giúp họ, để đời sống họ đỡ cực khổ hơn một tí, để có cơ quan nào đó chăm sóc, giúp họ”.

Andy Eya, một thành viên ban trong tổ chức cuộc biểu tình hôm 10/7, nói thêm với VOA:

“Mục đích là kêu gọi nhà nước Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc vào Tây Nguyên để điều tra cho rõ, chứ không để Cộng sản tự làm như vậy thì thiệt thòi cho người dân, đã nghèo khổ rồi bây giờ bị nó canh gác. Làng nào, buôn nào cũng canh gác nên không đi làm được”.


Sau cuộc biểu tình ở khu vực tòa nhà Quốc hội Mỹ, ông Andy Eya và các thành viên ban tổ chức đã có buổi tiếp xúc với một số Thượng Nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ. Ông cho biết: “Mình vô đó báo cáo cho họ về vụ xảy ra ở Đắc Lắc. Nó rất phức tạp. Đầu đuôi mình không biết cho nên mình cần nhà nước Mỹ giúp mình thôi vì rất nhiều người đang bị bắt, bị giết…”.

Mục sư Lathan nói với VOA rằng mặc dù ông không biết sự thật là ai đã thực hiện vụ tấn công, “nhưng tôi biết rằng kể từ khi chuyện đó xảy ra, đã có sự ngược đãi khủng khiếp và hàng ngàn người Thượng đang chết đói. Hiện tại họ sắp chết đói vì buôn làng của họ bị đối xử như nhà tù và họ bị giam giữ ở đó”.

Ông kêu gọi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hãy thay đổi quan điểm và một số chính sách, có thái độ dung chấp người Thượng hơn và cho họ được hưởng các quyền của con người, thì mọi vấn đề và xung đột tự nhiên sẽ được giải quyết.

Ngoài địa điểm tòa nhà Quốc hội, cuộc biểu tình của người Thượng ở Mỹ sau đó tiếp tục diễn ra ở Tòa Bạch Ốc và Tòa Ðại sứ Cộng sản Việt Nam tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn.

Tòa Ðại sứ Cộng sản Việt Nam im lặng! không lập tức phản hồi yêu cầu phỏng vấn của VOA.


Công An Quảng Ngãi Bắt Giữ Chủ Tài Khoản Facebook Ủng Hộ Việt Tân, Người Thượng!


(Hình: Công an tỉnh Quảng Ngãi thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với P.V.L.)

-Vào ngày 11/7/2023, thanh niên P.V.L. - sinh năm 2002 ngụ tại thị trấn Sông Vệ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi - bị Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Công an Quảng Ngãi bắt và khám nhà với cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán thông tin tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự.

Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Công an tỉnh Quảng Ngãi cho rằng thanh niên P.V.L. dùng tài khoản Facebook cá nhân đăng, chia sẻ và bình luận các bài viết với nội dung mà theo An ninh Điều tra là “có nội dung xuyên tạc, nói xấu, chống đối, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; xúc phạm lãnh tụ; ủng hộ tổ chức Việt Tân, Đề Ga; đặc biệt sau vụ nổ súng ở Đắc Lắc hồi rạng sáng ngày 11/6 vừa qua”.

Trường hợp thanh niên P.V.L. bị bắt với cáo buộc nói xấu lãnh tụ, Đảng, Nhà nước như vừa nêu là mới nhất trong những vụ bắt giữ theo hai điều 117 và 331 tại Việt Nam suốt thời gian qua.

Hôm 28/6, ông Lê Thạch Giang - 66 tuổi, ngụ tại Thành phố Phan Rang, bị bắt theo cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước” theo điều 331 Bộ luật Hình sự.

Theo các Luật sư tại Việt Nam thì cơ quan chức năng CSVN tùy nghi sử dụng 2 Điều 117 và 331; nếu họ muốn giảm nhẹ trường hợp bị cáo buộc chống đối Đảng và Nhà nước thì dùng Điều 331, còn nếu muốn tăng mức xử phạt thì dùng Điều 117.

Thống kê của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho thấy từ đầu năm 2023 đến nay, có hơn chục người trong nước bị bắt với hai điều vừa nêu.


Mỹ Muốn Tăng Cường Hợp Tác Với CSVN, Chống Nạn Mua Bán, Buôn Người Việt Nam!

*Trong bản báo cáo về tình trạng buôn người trên thế giới hôm 15/6, Việt Nam đã được đưa lên hạng hai, nằm trong danh sách cần phải theo dõi gắt gao tệ trạng này!


(Hình: Một poster trên đường phố ở Sài Gòn kêu gọi mọi người cảnh giác và ngăn chặn tệ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em.)

-Hôm 10/7/2023, Tòa Ðại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội bày tỏ “mong muốn được hợp tác với chính phủ Việt Nam” để chống lại nạn mua bán người.

Dẫn báo cáo về nạn mua bán người năm 2023 của Bộ Ngoại giao Mỹ, cơ quan đại diện ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng Việt Nam “đã thể hiện nỗ lực đáng kể” trong việc chống lại nạn mua bán người.

Tòa Ðại sứ Hoa Kỳ nói rằng “chính phủ Việt Nam đã tăng cường các nỗ lực truy tố và bảo vệ, xác định và hỗ trợ nhiều nạn nhân bị mua bán hơn, đồng thời thực hiện các biện pháp bảo vệ cho người Việt Nam lao động tại ngoại quốc trong năm 2022”.

“Vẫn còn nhiều việc quan trọng phải hoàn thành và Tòa Ðại sứ Hoa Kỳ mong muốn được hợp tác với Chính phủ Việt Nam để tiếp tục đà phát triển tích cực này trong năm tới”, Tòa Ðại sứ viết trên Facebook.

Như VOA tiếng Việt đã đưa tin, trong bản báo cáo về tình trạng buôn người trên thế giới hôm 15/6, Việt Nam đã được đưa từ hạng ba (tức hạng cuối) lên hạng hai nhưng vẫn nằm trong danh sách cần phải theo dõi.

Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, các nước thuộc hạng hai và trong danh sách cần theo dõi “có chính phủ không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu của Đạo luật Bảo vệ Nạn nhân Buôn người [của Mỹ] nhưng đang có những nỗ lực đáng kể để tuân thủ các tiêu chuẩn đó”.

Sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra báo cáo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng “Việt Nam ghi nhận phía Mỹ đã có đánh giá tích cực hơn” trong báo cáo năm 2023 về tình hình mua bán người trên thế giới.

Theo báo chí trong nước, bà Hằng nói tiếp rằng Việt Nam “mong muốn hai bên tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong thời gian tới, để phía Mỹ có đánh giá khách quan, chính xác, toàn diện hơn nữa về tình hình, nỗ lực thực chất của Việt Nam”.

“Việt Nam cũng sẵn sàng trao đổi với phía Mỹ cũng như các bên liên quan về những vấn đề hợp tác cụ thể để cùng triển khai hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người”, bà Hằng nói, theo báo Tuổi Trẻ.


Tin Cần Chú Ý, Không Phải Gây Án, Rồi Trốn Về VN, Là An Toàn! Công An Vừa Bắt Giữ 2 Người Quốc Tịch Mỹ, Có Lệnh Truy Nã Về Tội Giết Người!


(Hình: Phan Polie và Nguyen Vu Jaidan thời điểm bị Cảnh sát Việt Nam bắt giữ.)

-Hai đối tượng bị truy nã về tội giết người, mang quốc tịch Mỹ, có tên Phan Polie và Nguyen Vu Jaiden đã bị Công an Việt Nam bắt giữ.

Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, trong ngày 10/7/2023 cho truyền thông hay đã bàn giao hai đối tượng truy nã quốc tế đặc biệt trên cho Cảnh sát Hoa Kỳ theo quy định.

Cơ quan Cảnh sát điều tra-Bộ Công an cho hay, từ 16/6 đến 22/6, trinh sát của Phòng truy nã, truy tìm, Cục Cảnh sát hình sự tại Tp. HCM đã bắt giữ 4 đối tượng truy nã quốc tế. Trong đó có Phan Polie và Nguyen Vu Jaidan. Hai người này có lệnh truy nã do tòa án quận, hạt Harris, Texas, Hoa Kỳ ban hành ngày 15/3/2023; lệnh truy nã quốc tế do Ban Tổng Thư ký Intrerpol ban hành ngày 18/4 (Tội danh giết người, khung hình phạt: Tử hình!).

Theo Cục Cảnh sát hình sự, Phan Polie và Jaidan sau khi nhập cảnh vào Việt Nam đã chia làm hai hướng khác nhau để lẩn trốn, cắt đứt mọi liên lạc, nhằm tránh bị lực lượng chức năng phát giác.

Tuy nhiên, sau khi nhận được sự chỉ đạo Phòng truy nã, tổ công tác của Phòng truy nã, truy tìm đã bắt giữ thành công hai đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm trên và bàn giao lại phía Hoa Kỳ.


Tin Quốc Tế Đó Đây

Càng Ngày càng Nguy Hiểm! Nắng Nóng Gay Gắt: Âu Châu Hơn 61 Ngàn Người Chết Năm 2022!


(Hình: Nhiệt kế tại một hiệu thuốc ở thành phố Nantes, Pháp, báo 45°C, ngày 13/7/2022.)

-Những đợt nắng nóng kỷ lục hồi mùa Hè năm 2022 tại Âu Châu có thể là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 61 ngàn người trên châu lục. Đây là kết quả một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Medincine ngày 10/7/2023. Nghiên cứu nhấn mạnh đến sự thiếu chuẩn bị của nhiều chính phủ trước hệ quả của biến đổi khí hậu.

Theo thông tấn xã Reuters, nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc nhiều Viện Sức khỏe Âu Châu khác nhau thực hiện trong giai đoạn từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 9/2022. Những đợt nắng nóng liên tiếp trong giai đoạn này đã làm cho hơn 61 ngàn người chết.

Nắng nóng gay gắt có thể dẫn đến hiện tượng thân nhiệt cao, làm trầm trọng thêm các chứng bệnh tim mạch hay hô hấp. Phần đông những người trên 75 tuổi là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Tỷ lệ tử vong cao được ghi nhận chủ yếu ở Hy Lạp, Ý Ðại Lợi, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Riêng tại Pháp, cơ quan Y tế Công Quốc gia hôm 23/6 công bố báo cáo cho biết, tổng cộng có tới 33 ngàn ca tử vong trong đó, hơn 2/3 là người cao tuổi, trong các mùa Hè, từ 1/6 đến 15/9, của các năm từ 2014 đến 2022.

Joan Ballester, đồng tác giả nghiên cứu và là Giáo sư Viện Y tế Thế giới tại Barcelona (Tây Ban Nha) trên tạp chí nhận xét, các nước nằm xung quanh vùng biển Địa Trung Hải là bị ảnh hưởng nhiều nhất “do hiện tượng sa mạc hóa, những đợt nắng nóng còn gay gắt hơn trong suốt mùa Hè do những điều kiện khí hậu quá khô”.

Hiện tượng nắng nóng không chỉ xảy ra ở Âu Châu, năm nay có xu hướng lan rộng trên khắp hành tinh. Những khảo sát chuỗi nhiệt độ trung bình từ ngày 3-7/7/2023 do Đài Quan sát Âu Châu Copernicus thực hiện cho thấy Trái Đất vừa trải qua một tuần lễ nóng kỷ lục, trong đó mức nhiệt độ trung bình của ngày 6/7 là 17,08°C, cao hơn mức kỷ lục 16,80°C được ghi nhận vào tháng 8/2022, năm được cho là nóng nhất do hiện tượng El Niño.

Thông cáo của Tổ chức Khí tượng Thủy văn Quốc tế (OMM) ngày 10/7, được thông tấn xã AFP trích dẫn, hiện tượng nóng kỷ lục được ghi nhận gần đây trong chuỗi quan sát 6 tháng đầu năm 2023, đều được ghi dấu bởi nạn khô hạn chưa từng có ở Tây Ban Nha, đợt nắng nóng gay gắt ở Trung Quốc, Đông Nam Á, hay ở Mỹ cũng như là những trận cháy rừng ở Gia Nã Ðại.

Ông Christopher Hewitt, Giám đốc của OMM, lưu ý thêm rằng sẽ còn nhiều kỷ lục khác do việc “El Nino sẽ tiếp tục phát triển và tác động của chúng sẽ còn cảm nhận được đến tận năm 2024”.


Chung Quanh Thượng Đỉnh Nato:
Nga Đe Dọa Đáp Trả Nếu NATO Kết Nạp Ukraine


(Hình: Phát ngôn của Tổng thống Nga Dmitri Peskov tại Mạc Tư Khoa, Nga, ngày 22/12/2022.)

-Trước khi thượng đỉnh Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) khai mạc, phát ngôn viên điện Kremli, ông Dmitri Peskov hôm 10/7/2023 đã khẳng định lại lập trường của Mạc Tư Khoa kiên quyết chống lại việc Ukraine gia nhập NATO và dọa sẽ có phản ứng đáp trả cứng rắn.

Thông tín viên Jean-Didier Revoin của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) từ Mạc Tư Khoa cho biết thêm chi tiết:

“Ðiện Cẩm Linh cho rằng việc Ukraine gia nhập NATO có thể sẽ gây hậu quả rất tiêu cực cho cấu trúc an ninh Âu Châu tồn tại từ khi kết thúc Đệ nhị Thế chiến.

Phát ngôn viên phủ Tổng thống Nga, Dmitri Peskov nhấn mạnh thêm rằng Ukraine gia nhập NATO hiển nhiên là mối đe dọa cho Nga, Mạc Tư Khoa sẽ cần có phản ứng rõ ràng và kiên quyết. Lập trường để biện minh cho cuộc can thiệp quân sự tại Ukraine như vậy đã được Mạc Tư Khoa nhiều lần công khai.

Theo một số phương tiện truyền thông có xu hướng dân tộc chủ nghĩa thì thượng đỉnh NATO lần này đã báo hiệu như là một sự sỉ nhục đối với Kyiv. Một số người còn cho đó như là một cú dao đâm sau lưng Ukraine khi nhắc đến thái độ bực tức của ông Volodymyr Zelensky.

Quả thực, họ nhận thấy Tổng thống Ukraine đã rất khó chịu với các tuyên bố của Mỹ và Đức, theo đó việc Ukraine gia nhập Liên minh hiện tại không có trong trường trình nghị sự. Còn lại, cần phải chờ thông cáo cuối cùng của thượng đỉnh để biết được phản ứng mới của Nga


Nga Dùng Drone Tấn Công Kyiv và Odesa Trước Hội Nghị Thượng Đỉnh NATO


(Ảnh: Phòng không Ukraine chặn một máy bay không người lái của Nga vào thủ đô Kyiv vào ngày 30 tháng 5 năm 2023.)

-Nga đã tấn công Kyiv và cảng phía Nam Odesa của Ukraine bằng máy bay không người lái (drone) vào sáng sớm thứ Ba (11/7/2023), các viên chức Ukraine cho biết, vài tiếng đồng hồ trước khi hội nghị thượng đỉnh Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Lithuania khai mạc và thảo luận về các mối đe dọa an ninh từ Mạc Tư Khoa.

Thống đốc khu vực Oleksandr Prokudin cho biết lực lượng Nga cũng bắn pháo vào một số khu vực ở phía Nam Kherson, giết chết một phụ nữ ở làng Sofiivka.

“Kẻ thù đã tấn công Kyiv từ trên không lần thứ hai trong tháng này”, ông Serhiy Popko, người đứng đầu chính quyền quân sự Kyiv, viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram.

Ông không đề cập đến bất kỳ thương vong nào ở thủ đô, nhưng quân đội Ukraine cho biết các mảnh vỡ rơi xuống đã làm hư hại một số ngôi nhà trong khu vực sau khi máy bay không người lái bị bắn hạ.

Lực lượng Không quân cho biết 26 trong số 28 máy bay không người lái kamikaze Shahed do Iran sản xuất được Nga phóng trong đêm đã bị bắn hạ.

Thống đốc khu vực Oleh Kiper cho biết 22 máy bay không người lái đã bị bắn hạ ở Odesa trên Biển Đen, mặc dù một tòa nhà hành chính ở cảng đã bị hư hại và đám cháy tại một kho chứa ngũ cốc gần cảng đã nhanh chóng được dập tắt.

Tại thủ đô Vilnius của Lithuania, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết liên minh quân sự phương Tây sẽ gửi cho Ukraine một “thông điệp tích cực” trên con đường trở thành thành viên.

Mạc Tư Khoa viện dẫn việc NATO mở rộng về phía Đông là một yếu tố dẫn đến quyết định đưa quân vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, và nói rằng việc di chuyển cơ sở hạ tầng của liên minh về phía biên giới của Nga là một sai lầm.

Nga đã tiến hành các cuộc không kích thường xuyên vào Ukraine, bao gồm một cuộc tấn công hôm Chủ Nhật mà các viên chức cho biết đã đánh vào một điểm phân phối viện trợ nhân đạo ở thị trấn Orikhiv phía Đông-Nam, giết chết 7 người.

Bộ Nội vụ cho biết Nga đã tiến hành một cuộc tấn công khác khi chiến dịch tìm kiếm và cấp cứu vẫn tiếp tục.

Thông tấn xã Reuters không thể xác minh các báo cáo chiến trường.

Nga phủ nhận việc cố ý nhắm mục tiêu vào thường dân.


Pháp Cung Cấp Phi Đạn Liên Lục Địa Tầm Xa Cho Ukraine


(Hình: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông đã quyết định tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine để giúp nước này phản công.)

-Pháp sẽ cùng với Anh cung cấp cho Ukraine các phi đạn liên lục địa tầm xa, có thể bay tới 250 cây số (155 dặm), một động thái cho phép các lực lượng Ukraine tấn công quân đội và tiếp tế của Nga ở sâu phía sau tiền tuyến, các viên chức Pháp cho biết hôm thứ Ba (11/7).

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông đã quyết định tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine để giúp nước này phản công khi ông đến dự hội nghị thượng đỉnh của Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) gồm 31 thành viên ở Lithuania.

“Tôi đã quyết định tăng cường chuyển giao vũ khí và thiết bị để Ukraine có khả năng tấn công sâu”, ông Macron nói, đồng thời từ chối cho biết sẽ gửi bao nhiêu phi đạn.

Một nguồn tin ngoại giao Pháp cho biết đó là 50 phi đạn SCALP do nhà sản xuất Âu Châu MBDA sản xuất.

Một nguồn tin quân sự Pháp nói với các phóng viên rằng các phi đạn này sẽ được lấy từ các kho dự trữ quân sự hiện có của Pháp, đồng thời cho biết thêm rằng đó sẽ là một “số lượng đáng kể”.

Paris trước đây đã cung cấp phi đạn phòng không vác vai Mistral cho Ukraine và phi đạn phòng không tầm ngắn Crotale, được sử dụng để đánh chặn phi đạn và máy bay bay thấp.

Ukraine đã yêu cầu cung cấp phi đạn tầm xa trong nhiều tháng nhưng Mỹ, nhà cung cấp chính của nước này, vẫn chưa đồng ý cung cấp.

Anh cho biết vào tháng 5 rằng họ đang cung cấp phi đạn Pháp-Anh, do MBDA sản xuất, được gọi là Storm Shadow.

Phiên bản của Pháp, được gọi là SCALP, có tầm bắn khoảng 250 cây số, gấp ba lần khả năng phi đạn hiện có của Ukraine.

Các phi đạn đã được tích hợp vào các máy bay chiến đấu Ukraine do Nga sản xuất, nguồn tin quân sự Pháp cho biết.

Nguồn tin bác bỏ ý kiến cho rằng các phi đạn là một sự leo thang, nói rằng việc sử dụng chúng là tương xứng và lưu ý rằng Nga đang sử dụng phi đạn liên lục địa phóng từ khoảng cách hàng ngàn cây số.

“Nó tái cân bằng mọi thứ và cho phép Ukraine tấn công sâu vào phòng tuyến của Nga và có thể xâm nhập các mục tiêu khó khăn hơn”, ông nói.

Ông Macron cho biết việc chuyển giao sẽ tuân thủ chính sách của Pháp trong việc hỗ trợ Ukraine bảo vệ lãnh thổ của mình, ngụ ý rằng Paris đã nhận được sự bảo đảm từ Kyiv rằng phi đạn sẽ không được bắn vào Nga.

Nguồn tin quân sự cho biết: “Có những bảo đảm (hạn chế) việc sử dụng các phi đạn này tới các biên giới được quốc tế công nhận của Ukraine”.


NATO Ủng Hộ Ukraine Nhưng Chưa Đề Ra Lịch Trình Kết Nạp
(Thanh Phương)


(Hình: Tấm biển ghi NATO và Ukraine gắn trên nóc một tòa nhà ở Vilnius, thủ đô của Lithuania, vào ngày 10/7/2023.)

-Hôm 11/7/2023, lãnh đạo của các nước thành viên Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) họp thượng đỉnh tại thủ đô Vilnius của Lithuania trong hai ngày, chủ yếu nhằm bày tỏ sự ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga, nhưng sẽ không đề ra lộ trình kết nạp Kyiv.

Được mời dự thượng đỉnh, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã kêu gọi các nước phương Tây ngay từ bây giờ đưa ra những cam kết về việc kết nạp Ukraine vào NATO, tuy ông nhìn nhận là Ukraine khó có thể được thâu nhận ngay do đang có chiến tranh với Nga.

Theo hãng tin AFP, tuyên bố với các phóng viên bên lề thượng đỉnh ở Vilnius, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan cho biết khối NATO sẽ vạch ra một “con đường các cải tổ” mà Ukraine phải thực hiện để có thể gia nhập Liên minh, nhưng sẽ không đề ra một “lịch trình” cho việc thâu nhận Kyiv.

Ông Sullivan nhắc lại lập trường của Hoa Thịnh Ðốn là trong lúc đang có chiến tranh với Nga, Ukraine không thể được kết nạp vào NATO, vì làm như vậy sẽ kéo NATO vào một cuộc chiến với Nga. Cố vấn An ninh Quốc gia của Tòa Bạch Ốc nhân dịp này thông báo, ngày mai Tổng thống Joe Biden sẽ gặp Tổng thống Zelensky tại Vilnius.

Về phần Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg, ông khẳng định là các lãnh đạo của Liên minh sẽ gởi một tín hiệu “rõ ràng” và “tích cực” đến Ukraine trong viễn cảnh gia nhập NATO. Vấn đề là trong bản Dự thảo thông cáo kết thúc thượng đỉnh, lãnh đạo các nước thành viên NATO hiện chưa tìm ra được một công thức nào thể hiện cam kết với Kyiv mà có thể làm hài lòng tất cả các bên.

Trên mạng Twitter hôm nay, Tổng thống Zelensky đã có phản ứng, xem thái độ “do dự” của NATO là một sự “yếu kém”, chỉ khuyến khích Nga “tiếp tục cuộc khủng bố Ukraine”. Ông cũng cho rằng việc NATO không đề ra lịch trình cho việc kết nạp Ukraine là một điều “phi lý”.

Người dân Ukraine dĩ nhiên là theo dõi sát diễn tiến thượng đỉnh NATO lần này, như tường trình của thông tín viên Emmanuelle Chaze của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) từ thủ đô Kyiv:

“Bộ máy tuyên truyền của Nga đã dùng việc Ukraine xin gia nhập NATO để biện minh cho cuộc chiến xâm lược của Mạc Tư Khoa. Nhưng người dân Ukraine dứt khoát không từ bỏ tham vọng trở thành thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương.

Vào lúc thượng đỉnh Vilnius khai mạc, tại Kyiv, mọi con mắt đang hướng về phương Tây. Một người dân nói: “Chúng tôi có nhiều hy vọng, hy vọng là cuối cùng sẽ có một chút gì đó của Ukraine trong NATO”. Một người khác thì tỏ vẻ bi quan: “Tôi nghĩ là chúng tôi sẽ không đạt được gì thêm ngoài những gì đã có, bởi vì thế giới đâu có muốn đánh nhau với Nga, đâu quan tâm đến vấn đề của những người khác”. Người thứ ba thì mong ước: “Tôi hy vọng là sự yểm trợ cho nền độc lập của chúng tôi sẽ lên đến đỉnh điểm và thế giới sẽ thấy chúng tôi biết ơn về sự yểm trợ đó như thế nào, và chúng tôi sẽ tỏ ra xứng đáng với sự yểm trợ đó”.

Trong khi chờ kết quả thượng đỉnh NATO, chiến tranh càng kéo dài, người dân Ukraine càng mất kiên nhẫn trước sự lưỡng lự của phương Tây về việc có kết nạp Ukraine vào Liên Minh hay không. Ukraine nay đã trở thành một quân đội mạnh ở lục địa Âu Châu, đủ sức bảo vệ lãnh thổ của mình trong cuộc chiến này. Thay vì nhận được những bảo đảm về an ninh, gần 90% người dân Ukraine muốn nước họ được thâu nhận vào NATO.


Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Đồng Ý Để Thụy Điển Gia Nhập NATO
(Anh Vũ)


(Hình: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (phải) và Thủ tướng của Thụy Điển, Ulf Kristersson, trong cuộc họp báo tại thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 8/11/2022.)

-Tối 10/7/2023, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cuối cùng đã chấp nhận để Nghị viện Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn quyết định liên quan đến việc Thụy Điển gia nhập Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Sau nhiều tiếng đồng hồ thảo luận với Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson, tại Vilnius, Tổng Thư ký khối NATO Jens Stoltenberg đã vui mừng tuyên bố với báo chí rằng Tổng thống Erdogan đã chấp nhận chuyển tới Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, thủ tục gia nhập NATO của Thụy Điển, đồng thời ông hứa sẽ phối hợp sát sao để bảo đảm Nghị Viện sẽ phê chuẩn. Tổng Thư ký khối NATO đánh giá, đây là “bước tiến lịch sử”. Ngay sau đó, Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Anh và Ngoại trưởng Pháp đã tỏ vui mừng bước tiến bộ quan trọng trong tiến trình kết nạp Thụy Điển vào NATO. Về phần mình Thủ tướng Thụy Điển đánh giá đây là “bước tiến lớn” trên con đường gia nhập NATO.

Trong bối cảnh chiến tranh tại Ukraine, năm 2022 Thụy Điển đã xin gia nhập liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, cùng lúc với Phần Lan. Sự kiện được đánh giá là bước ngoặt trong chính sách an ninh của hai quốc gia Bắc Âu. Tháng 4 vừa qua, Phần Lan được chấp thuận, trong khi đó Thổ Nhĩ Kỳ và Hung Gia Lợi vì những lý do riêng, vẫn không chấp thuận trường hợp Thụy Điển. Tuần trước Hung Gia Lợi cho biết sẽ không ngăn cản Thụy Điển nữa. Stockholm đã nhiều lần cố gắng để có được kết quả cụ thể về khả năng gia nhập Liên Minh tại thượng đỉnh Vilnius lần này. Như vậy kết của bỏ phiếu phê chuẩn của Nghị Viện Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là yếu tố quyết định.

Thông tín viên Carlotta Morteo của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) ghi nhận tình hình tại Stockholm về cách mà người dân thủ đô Thụy Điển nhìn nhận về tiến trình gia nhập NATO của nước Bắc Âu này.

“Dân chúng không đến nỗi quá hân hoan, nhưng trong quán bar ở phía Nam thủ đô Stockholm này người ta vẫn cụng ly chúc mừng. Một thanh niên nói: “Tôi nghĩ là ở Thụy Điển mọi người đều biết đó chỉ là vấn đề thời gian và thời điểm đó đã tới”.

Lúc này đã 10 giờ tối, Julia và người em trai của mình vẫn dán mắt vào chiếc điện thoại của họ. Julia cho biết:

“Tôi vừa được tin và gọi cho bố, mẹ tôi. Tôi rất hài lòng bởi vì từ lâu này Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chặn chúng tôi. Giờ đây, tôi thấy nhẹ người, lý do vì tất cả những gì đang diễn ra ở Ukraine..”.

Người em trai của cô nói: “Cùng nhau chúng ta sẽ mạnh hơn, đúng là điều đó tạo cảm giác được an toàn, nhưng với Thụy Điển cũng là thêm trách nhiệm khi có điều gì xảy ra ở Âu Châu”.

Cách đó không xa, một nhóm thanh niên lại tỏ ra khó quên chính sách đối ngoại không liên kết của Thụy Điển đã kéo suốt từ 400 năm qua.

Một cô gái nói: “Chúng tôi hơi thất vọng với tin này. Chúng tôi muốn lẽ ra nên có trưng cầu dân ý”.

Một phụ nữ khác nói thêm “Như thế là Chiến tranh Lạnh đang trở lại. Chúng tôi sẽ tăng cường quân đội của mình, chúng tôi sẽ tốn rất nhiều tiền, rồi chúng tôi rơi vào chiến tranh hoảng loạn”

Bà Marritte,72 tuổi, người gốc Phần Lan nghe mọi người và thở dài, bà nói: “Tôi muốn ở trong NATO hơn. Chúng tôi không có sự lựa chọn. Nga quá hung hăng. Putin, đó là một Hitler mới”.


Vì Sao Tổng Thống Erdogan Bật Đèn Xanh Cho Thụy Điển Gia Nhập NATO?
(Anh Vũ)


(Hình: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bắt tay Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersso bên lề thượng đỉnh của NATO tại Lithuania, ngày 10/7/2023.)

-Một ngày trước khi thượng đỉnh khối NATO khai mạc tại Vilnius, Lithuania, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã bất ngờ thay đổi lập trường, sẵn sàng mở đường cho Thụy Điển gia nhập Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO). Lý do gì khiến Ankara, vốn vẫn kiên quyết phản đối từ gần một năm nay, đơn xin gia nhập Liên minh quân sự của Stockholm, lại nhanh chóng chuyển hướng?

Tối 10/7, Tổng Thư ký khối NATO Jen Stoltenberg vui mừng thông báo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, sau nhiều tháng ngăn cản, cuối cùng đã đồng ý ủng hộ tiến trình gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Thông tin ngay lập tức đã khiến Hoa Kỳ, Anh Quốc và Liên Hiệp Âu Châu thở phảo nhẹ nhõm, hy vọng Thụy Điển sớm trở thành thành viên thứ 32 của NATO, cho dù chưa có lịch trình nào được ấn định cụ thể.

Tín hiệu đèn xanh của Tổng thống Erdogan mới chỉ là sự chấp thuận về nguyên tắc, còn phải chờ những lá phiếu ở Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn nhưng dù gì thì đây cũng là dấu hiệu tích cực cho những mong đợi của Thụy Điển. Đối với Ankara, đây có lẽ là kết quả của một quá trình gây áp lực với Stockholm cũng như cuộc đọ sức với phương Tây kể từ khi Thụy Điển, do những lo ngại về an ninh từ cuộc chiến tranh do Nga phát động tại Ukraine, đã phá vỡ truyền thống trung lập, nộp đơn xin gia nhập Liên minh quân Bắc Đại Tây Dương hồi tháng 5/2022. Ngay lập tức Thổ Nhĩ Kỳ là nước duy nhất đặt điều kiện cho Thụy Điển nếu muốn trở thành thành viên của NATO.

Trước hết bởi Thổ Nhĩ Kỳ có những bất đồng lớn với Thụy Điển xung quanh vấn đề người Kurdistan. Ankara yêu cầu chính quyền Stockholm chấm dứt hậu thuẫn cho Đảng Công nhân người Kurdistan (PKK) lưu vong tại Thụy Điển mà chính quyền của Tổng thống Erdogan vẫn coi là khủng bố. Stockholm phải cấm đảng này biểu tình, kết nạp thành viên, quyên góp quỹ hoặc dẫn độ các cá nhân của PKK bị truy nã về Thổ Nhĩ Kỳ. Thụy Điển sau nhiều lần thương lượng đã lần lượt chấp nhận một loạt nhượng bộ như điều chỉnh luật pháp, cam kết nỗ lực hợp tác liên quan đến chống khủng bố nhằm đối phó với đảng PKK. Về những đòi hỏi dẫn độ, Tư pháp Thụy Điển hứa sẽ nghiên cứu từng trường hợp cụ thể, tuy nhiên hồ sơ các đối tượng mà Ankara cung cấp không mấy thuyết phục Stockholm.

Thụy Điển cũng đồng ý sẽ khởi động lại việc xuất cảng vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ vốn đã bị đình chỉ vào năm 2019 sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân sang Syria để tấn công lực lượng dân quân người Kurdistan.

Thêm vào đó, Thụy Điển với tư cánh là một thành viên của Liên Hiệp Âu Châu (EU), hứa sẽ ủng hộ tích cực nguyện vọng của Tổng thống Erdogan muốn Brussels mở lại các cuộc đàm phán về việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên Hiệp Âu Châu.

Cuộc Dàn Xếp, Mặc Cả của Thổ Nhĩ Kỳ

Theo giới phân tích, bên cạnh việc thanh toán những bất đồng với Thụy Điển về vấn đề người Kurdistan, Tổng thống Erdogan còn muốn dùng hồ sơ gia nhập NATO của Thụy Điển để mặc cả với phương Tây, chẳng hạn như việc mua sắm vũ khí. Chuyên gia Soner Cagaptay, lãnh đạo các nghiên cứu về Thổ Nhĩ Kỳ tại Viện Washington nhận định “Erdogan là một nhà lãnh đạo đã quen với các vụ mặc cả dàn xếp trong quan hệ với phương Tây”.

Hồ sơ xuất cảng chiến đấu cơ Mỹ sang Thổ Nhĩ Kỳ vẫn được giới quan sát nhắc tới như một hướng giải pháp cho hồ sơ Thụy Điển gia nhập NATO. Sau thương vụ Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO, đơn phương mua phi đạn đất đối không S-400 của Nga, Mỹ đã ngừng bán chiến đấu cơ F-35 và F-16 cho Ankara. Hôm qua, ngay sau những chuyển hướng tích cực trong tiến trình Thụy Điển vào NATO, phát ngôn viên Ngoại Giao Mỹ Matthew Miller cho biết Hoa Thịnh Ðốn ủng hộ việc cung cấp F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ cũng như ủng hộ nguyện vọng gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của Ankara. Tổng thống Mỹ Joe Biden trước cuộc gặp đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ vào hôm 11/7, đã tuyên bố “sẵn sàng hợp tác với Tổng thống Erdogan”.

Tối 10/7, sau cuộc họp với Tổng Thư ký NATO và Thủ tướng Thụy Điển, Tổng thống Recep Erdogan đã có cuộc thảo luận với Chủ tịch Hội Đồng Âu Châu Charles Michel. Lãnh đạo Âu Châu cho biết, trong cuộc họp hai bên đã nhất trí “tạo lại động lực” cho quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu. Cũng cần nhắc lại là từ năm 1987 Thổ Nhĩ Kỳ đã nộp đơn xin gia nhập Cộng đồng Kinh tế Âu Châu và năm 1999 xin gia nhập Liên Hiệp Âu Châu, nhưng các cuộc đàm phán về việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU khởi động từ năm 2005 đã bị bỏ lửng từ nhiều năm nay.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã biết tận dụng một hồ sơ mang tính chiến lược để có được nhượng bộ của Thụy Điển và của các cường quốc phương Tây. Trong quá khứ gần đây, đã có không ít các cuộc đọ sức giữa Thổ Nhĩ Kỳ với phương Tây, cuối cùng hầu như phần thắng đều nghiêng về Ankara.


Liên Hiệp Quốc Cảnh Báo Các Mục Tiêu Phát Triển Nhân Loại “Lâm Nguy”


(Hình: Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres trong cuộc họp báo tại Port-au-Prince, Haïti, ngày 1/7/2023.)

-Nghèo khổ cùng cực, thiếu nguồn nước sạch, bất bình đẳng nam-nữ… những mục tiêu mà thế giới từng ấn định nhằm cải thiện số phận nhân loại giờ “đang lâm nguy”. Đây là lời báo động của Liên Hiệp Quốc trong bản báo cáo công bố hôm 10/7/2023.

Cách nay 15 năm, các nước thành viên Liên Hiệp Quốc đã đặt ra 17 mục tiêu phải đạt được trước năm 2030 để đẩy lui tình trạng đói nghèo. Thế nhưng, đến giữa chặng đường, thay vì tiến gần đến các mục tiêu thì thế giới bị đình trệ, thậm chí bị lùi. Đến mức, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guterres phải kêu gọi lãnh đạo các nước, chính phủ trên thế giới phải cứu lấy các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten và Victoire Thierry của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) giải thích:

“Cứ 3 người thì có 1 người rơi vào cảnh không được bảo đảm lương thực hay bị đói. Cứ tám người thì có một phải sống chen chúc trong những khu dân cư nghèo. Sự chậm trễ của các Mục tiêu Phát triển Bền vững trên phương diện chống đói nghèo còn nghiêm trọng hơn là đáng báo động.

Đối với lãnh đạo Liên Hiệp Quốc, khi nhìn lại thì những mục tiêu này đang biến mất cũng như cả hy vọng và các quyền của các thế hệ hiện tại và tương lai.

Một lĩnh vực khác mà ở đó những tiến bộ mong muốn đang bị thoái lui: Bình đẳng nam-nữ. Theo báo cáo được Liên Hiệp Quốc công bố hôm 10/7, có lẽ phải mất đến 300 năm để chấm dứt nạn tảo hôn trên toàn thế giới, và 286 năm nữa để xóa bỏ tất cả các đạo luật phân biệt đối xử đối với nữ giới.

Đại dịch Covid-19 đã gây ra tình trạng trì trệ hoặc những thất bại này. Nhưng đối với Liên Hiệp Quốc, cần phải quan tâm đến những rào cản do hệ thống tài chánh gây ra, nhấn chìm nhiều nước đang phát triển và chặn đà tiến của những nước đó.

Liên Hiệp Quốc muốn cứu lấy những mục tiêu phát triển bền vững đang “gặp nguy” này, đồng thời hy vọng rằng các nhà lãnh đạo có thể sẽ có những cam kết cụ thể vào tháng 9/2023 tới đây”.


Chiến Tranh Ukraine: Nga Lại Tấn Công Kyiv Bằng Drone


(Hình: Lực lượng cấp cứu tại tòa nhà bị phá hủy trong cuộc tấn công của Nga tại Orekhov, vùng Zaporozhye, Ukraine, ngày 10/7/2023.)

-Ngay trước khi diễn ra thượng đỉnh Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO), đêm 10/7/2023, thủ đô Kyiv của Ukraine lại bị Nga oanh kích bằng drone.

Theo thông báo của chính quyền thành phố Kyiv trên mạng Telegram, cuộc tấn công được tiến hành với các drone Shahed do Iran sản xuất, rất có thể là được phóng đi từ vùng Krasnodar của Nga. Kyiv khẳng định là toàn bộ các drone đó đều đã bị hệ thống phòng không của Ukraine bắn hạ, nên đã chỉ gây những hư hại nhẹ cho các căn nhà.

Đêm qua, thành phố cảng Odessa ở miền Nam Ukraine cũng đã bị tấn công bằng drone, theo thông báo của một viên chức chính quyền địa phương.

Hôm 10/7, Kyiv khẳng định quân đội Ukraine đã chiếm được các vị trí thiết yếu xung quanh Bakhmut ở miền Đông và như vậy có thể đe dọa lực lượng Nga đang chiếm đóng thành phố này.

Còn theo tổng kết mới nhất, đã có tổng cộng 7 người thiệt mạng trong một vụ oanh kích của Nga vào một trung tâm phân phối hàng cứu trợ nhân đạo ở Orikhiv, miền Trung Ukraine hôm 9/7 vừa qua.

Trong khi đó, các nước phương Tây tiếp tục yểm trợ Ukraine về quân sự. Theo hãng tin AFP, tại thượng đỉnh của Vilnius hôm nay, Tổng thống Emmanuel Macron thông báo là Pháp sẽ giao cho Kyiv các phi đạn tầm xa “Scalp”. Phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh Dmitri Peskov đã ngay lập tức có phản ứng, xem việc Pháp cấp phi đạn tầm xa cho Ukraine là một “sai lầm”, sẽ buộc Nga “có biện pháp đáp trả”.

Cũng tại thượng đỉnh NATO, một nguồn tin từ chính phủ Đức cho biết Bá Linh sẽ cấp thêm cho Ukraine gần 700 triệu Euro vũ khí, bao gồm hệ thống phòng không Patriot, xe thiết giáp Marder, xe tăng Leopard 1 A5 và các đạn pháo.


Khủng Hoảng Miến Điện Vẫn Là Chủ Đề Chính Trong Cuộc Họp Các Ngoại Trưởng ASEAN


(Hình: Cuộc họp của các Ngoại trưởng thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Jakarta, Nam Dương, ngày 11/7/2023.)

-Hôm 11/7/2023, các Ngoại trưởng Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) họp tại Jakarta, Nam Dương, với trọng tâm là khủng hoảng ở Miến Điện, một hồ sơ đang gây chia rẽ các nước thành viên.

Kể từ sau cuộc đảo chính quân sự tháng 2/2021, lật đổ chính phủ dân sự của bà Aung San Suu Kyi, Miến Điện đã rơi vào khủng hoảng với các vụ bạo động gây chết người và những vụ đàn áp đẫm máu nhắm vào phe đối lập.

Miến Điện đã bị loại khỏi các cuộc họp cao cấp của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) do chính quyền quân sự vẫn không thực hiện kế hoạch gọi là bản “đồng thuận 5 điểm” đạt được cách đây 2 năm, nhằm chặn đứng bạo lực và mở lại đàm phán để giải quyết khủng hoảng.

Các nỗ lực của ASEAN để thúc đẩy việc thực hiện “đồng thuận 5 điểm” vẫn không thành, trong khi tập đoàn quân sự Miến Điện vẫn phớt lờ những chỉ trích của quốc tế và từ chối mở đối thoại với phe đối lập.

Cho tới nay, các thành viên của ASEAN vẫn chưa nhất trí về việc có nên nối lại đối thoại với tập đoàn quân sự cầm quyền ở Miến Điện hay không, cũng như bất đồng về các giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở nước này.

Theo hãng tin AFP, sự chia rẽ này được thể hiện qua bản Dự thảo thông cáo chung, mà trong đó phần nói về Miến Điện bị bỏ trống, do các nước ASEAN cho tới nay chưa đạt được đồng thuận về một lập trường chung.

Một nhà ngoại giao Đông Nam Á cho thông tấn xã AFP biết, trong những ngày trước cuộc họp ở Jakarta, đã có thêm những nỗ lực để cố đạt được đồng thuận về vấn đề Miến Điện, nhưng nhà ngoại giao này không mấy lạc quan về kết quả các cuộc thảo luận, do “một số nước thành viên có quan điểm rất khác biệt về cách thức giải quyết vấn đề”.

Sau khi họp trong hai ngày, đến 13/7, các Ngoại trưởng Đông Nam Á sẽ có các cuộc họp ASEAN + 3, với Trung Quốc, Nam Hàn và Nhật Bản, trước khi diễn ra cuộc họp với đại diện 18 quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga.

Theo thông tấn xã AFP, tuyên bố với báo chí hôm 8/7, ông Daniel Kritenbrink, nhà ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ đặc trách Đông Á, cho biết Mỹ và các nước ASEAN sẽ tìm cách “đẩy lùi” các hành động của Trung Quốc ở vùng Biển Đông. Bản Dự thảo thông cáo chung của ASEAN kêu gọi các bên kiềm chế, tôn trọng tự do hàng hải ở Biển Đông, đồng thời ghi nhận là đàm phán về bộ quy tắc ứng xử ở vùng biển tranh chấp này đã có một “đà tiến tích cực”.


Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Rút Lui Khỏi Chính Trường, 9 Năm Sau Cuộc Đảo Chính


(Hình: Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha.)

-Hôm thứ Ba (11/7/2023), Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha tuyên bố rút lui khỏi chính trường, 9 năm sau khi ông lên nắm quyền từ một cuộc đảo chính quân sự và hứa vào thời điểm đó rằng ông chỉ nắm quyền tạm thời.

Tuyên bố của ông đã được nhiều người mong đợi, sau khi đảng Quốc gia Thái Lan Thống nhất do quân đội hậu thuẫn của ông bị đánh bại trong cuộc bầu cử vào ngày 14/5, khi đảng này chỉ giành được 36 trong số 500 ghế Hạ viện. Ông Prayuth Chan-ocha sẽ vẫn là Thủ tướng tạm quyền cho đến khi chính phủ mới được thành lập.

Cựu chỉ huy quân đội, một người trung thành với chủ nghĩa bảo hoàng, đã lãnh đạo chính quyền quân sự cho đến cuộc bầu cử vào năm 2019 và được Quốc hội chọn làm Thủ tướng trong 4 năm sau đó, một kết quả mà các đối thủ của ông khẳng định đã được định trước.

Ông Prayuth, 69 tuổi, phủ nhận điều đó và hôm thứ Ba nói rằng ông đã “đạt được nhiều thành tựu”.

“Tôi, với tư cách là Thủ tướng, đã làm việc chăm chỉ để bảo vệ quốc gia, tôn giáo, chế độ quân chủ vì lợi ích của những người dân yêu quý. Điều đó hiện đang mang lại kết quả cho công chúng”, ông nói trong một tuyên bố.

“Tôi đã nỗ lực củng cố đất nước trong mọi lĩnh vực vì sự ổn định và hòa bình, đồng thời vượt qua nhiều trở ngại trong nước và quốc tế”.

Trong 9 năm kể từ cuộc đảo chính, ông Prayuth đã vượt qua nhiều thách thức thông qua các phiên tòa, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và các cuộc biểu tình trên đường phố của những đối thủ coi ông là kẻ cơ hội và thiếu sự ủy nhiệm của công chúng.

Thông báo của ông được đưa ra khi tân Quốc hội chuẩn bị triệu tập vào thứ Năm để tổ chức bỏ phiếu xem ai sẽ là Thủ tướng tiếp theo, một kết quả được xem là không hề chắc chắn.


Tin Việt Nam Hôm Nay

Các Cựu Viên Chức Chính Phủ Việt Nam Ra Tòa Vụ “Chuyến Bay Giải Cứu”


(Hình: Phiên tòa xét xử 54 bị cáo vụ “chuyến bay giải cứu” tại Hà Nội hôm 11/7/2023.)

-Phiên tòa xử 54 người trong vụ “chuyến bay giải cứu” trong đại dịch COVID-19 bắt đầu vào sáng ngày 11/7/2023 tại Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội. Đây là một trong các vụ án thuộc diện được Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam theo dõi và gây chú ý trong dư luận Việt Nam.

Theo thống kê từ truyền thông nhà nước, các bị cáo bị truy tố về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Bộ Ngoại giao và một số tỉnh, thành phố.

Trong số bị cáo, 25 người là các cựu viên chức Chính phủ bao gồm: 21 người bị cáo buộc lội “Nhận hối lộ”, 4 người bị cáo buộc tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Tổng số tiền nhận hối lội được xác định gần 165 tỉ đồng. Số tiền gây thiệt hại do lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hơn 10 tỉ đồng.

23 bị cáo là đại diện các doanh nghiệp bị truy tố về tội “Đưa hối lộ” với số tiền được xác định là hơn 226 tỉ đồng.

Đáng chú ý trong vụ án này là các cựu viên chức cấp cao của Chính phủ như cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên, người bị cáo buộc nhận hối lộ nhiều nhất với 253 lần nhận, tổng cộng 42,6 tỉ đồng trong 11 tháng.

Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng bị cáo buộc 37 lần nhận hối lộ của 12 doanh nghiệp với số tiền là 21,5 tỉ đồng.

Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao) bị cáo buộc 32 lần nhận hối lộ của 8 đại diện các doanh nghiệp, tổng số tiền 25 tỉ đồng, nhiều thứ ba trong số các bị cáo nhận hối lộ’.

Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, từ tháng 4/2020, Chính phủ cho phép thực hiện chuyến bay giải cứu đưa công dân hồi hương, người dân chỉ phải trả tiền vé máy bay, không mất chi phí cách ly. Sau đó là các chuyến bay combo, người dân tự nguyện trả chi phí toàn bộ. Doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức chuyến bay combo phải xin chủ trương của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố - nơi thực hiện cách ly công dân về nước. Hồ sơ sau đó được gửi về Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao để đơn vị này tổng hợp, lấy ý kiến tổ công tác 5 bộ (Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông-Vận tải và Quốc phòng).

Từ đầu năm 2020 đến giữa năm 2021, cơ quan chức năng đã cấp phép và tổ chức hơn 1.000 chuyến bay, đưa hơn 200.000 công dân từ 62 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước. Riêng Bộ Ngoại giao đã đề xuất Chính phủ phê duyệt 772 chuyến bay đưa công dân về nước, trong đó có 400 chuyến bay giải cứu, 372 chuyến bay combo. Nhóm 20 doanh nghiệp với hơn 100 pháp nhân đã nâng giá vé, “chế” nhiều chi phí phát sinh với khách hàng có nhu cầu về nước giữa đại dịch.

Liên quan đến vụ án này, theo báo của Bộ Công an, cựu Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn (cựu Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội) đã nhận 2,65 triệu Mỹ kim (tương đương khoảng 61,6 tỉ đồng) để chạy án cho 2 đại diện doanh nghiệp tư nhân trong vụ án. Ông Tuấn khai đã giữ lại 400.000 Mỹ kim, số tiền 2,25 triệu Mỹ kim đã đưa cho ông.


Xử Vụ ‘Chuyến Bay Giải Cứu’: Tác Động Tuyên Truyền Hơn Là Hiệu Quả Thực Chất, Lâu Dài
(Quốc Phương)


(Hình: Công dân Việt Nam trên một chuyến bay giải cứu từ Vũ Hán, Trung Quốc, về phi trường Vân Đồn, Quảng Ninh ôm 10/2/2020.)

-“Vụ xét xử vụ chuyến bay giải cứu có thể tạo ra hiệu quả tuyên truyền cho chiến dịch ‘đốt lò’ chống tham nhũng, nhưng về mặt thực chất có thể không đạt gì nhiều, số lượng người bị đưa ra xét xử trong vụ án, trong đó có các viên chức ‘cao kỷ lục’, nhưng so với con số cả triệu viên chức của đảng và chính quyền trong cả nước còn rất nhỏ, nếu không sửa được lỗi của toàn bộ hệ thống, thì nói chống tham nhũng ‘chỉ là nói chơi’, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và phản biện chính sách độc lập (IDS - đã tự giải thể), bình luận về phiên tòa vụ “Chuyến bay giải cứu” khởi sự ngày 11/7 ở Hà Nội..

Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội vào ngày 11/7 bắt đầu phiên xét xử vụ “chuyến bay giải cứu” thời kỳ đại dịch COVID-19 dự kiến kéo dài 30 ngày với số lượng 54 bị cáo trong đó có đến 21 người là cựu viên chức chính phủ bị cáo buộc tội nhận hối lộ. Số tiền hối lộ được cho biết lên đến hơn 160 tỉ đồng.

Ông Phạm Viết Đào, cựu chuyên viên cấp Vụ về thanh tra thuộc Bộ Văn hóa, Thông tin, Du lịch và Thể thao của Việt Nam thời kỳ trước đây, nêu quan điểm cá nhân với RFA Tiếng Việt về vụ xử, cho rằng việc xét xử là cần thiết, có tính răn đe do kỷ cương, phép nước đã bị ‘buông tuồng’ quá đáng, nhưng một câu hỏi đặt ra là tòa án thu hồi lại được bao nhiêu tiền vi phạm và việc giải quyết tiền thu hồi đó thế nào, có hoàn trả cho người dân bị thiệt hại hay không”.

‘Vỗ Về’, An ủi Người Dân, Nhưng Chỉ Giải Quyết Phần ‘Ngọn’

Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A bình luận tiếp với Đài Á Châu Tự Do (RFA):

“Tôi nghĩ về mặt chính trị, về mặt dư luận, vụ xử như thế làm cho người dân cảm thấy bớt áy náy một chút, tức là có được vỗ về về sự trừng trị những kẻ thực sự là vô lương tâm, ăn cướp của dân trong hoàn cảnh hết sức đau lòng. Về mặt chống tham nhũng, tôi nghĩ nó chỉ có kết quả phần nào mà thôi. Tất nhiên việc trừng trị những kẻ tham nhũng là một điều tốt, nhưng phòng tham nhũng, chuyện mà người ta vẫn hay nói là phải ‘nhốt quyền lực’ vào trong ‘lồng’ rồi làm cho không thể tham nhũng, hay là không muốn tham nhũng v.v…, chỉ là những giải quyết ở phần ngọn mà thôi, không giải quyết được ở phần gốc”.

Theo ông Nguyễn Quang A, bản thân hệ thống và thể chế chính trị ở Việt Nam là nguồn gốc sinh ra vấn nạn tham nhũng, muốn chống được tham nhũng một cách cơ bản, theo ông, phải có ít nhất bốn yếu tố: thứ nhất, quốc gia có một nền pháp trị nghiêm minh khiến không ai có thể đứng trên pháp luật, thứ hai quốc gia phải có sự minh bạch, thứ ba là phải có một nền báo chí độc lập, nhất là nền báo chí điều tra, ông nhấn mạnh, và thứ tư là các viên chức nhà nước phải có đồng lương (thu nhập) xứng đáng, chứ không phải là hưởng lương kém quá xa so với khu vực tư nhân.

Đánh giá về tác động tuyên truyền và bình luận thêm hiệu quả thực chất phiên tòa đang diễn ra nói trên, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A nói:

“Tôi nghĩ rằng tác động về tuyên truyền (cho Đảng và Nhà nước, chiến dịch ‘đốt lò’) rất là tốt, nhưng về mặt thực chất thì không được mấy, chỉ được một ít thời gian, rồi lại đâu vào đấy mà thôi…. Số lượng người bị xét xử trong vụ án cao kỷ lục, nhưng so với cả triệu những viên chức thì đó là một con số rất nhỏ…

Vấn đề ở đây là ở hệ thống, thiết kế của hệ thống, như tôi nói có bốn điểm chính, nếu trong đó thiếu bất kể một điểm nào đấy, thì việc nói là chống tham nhũng chỉ là nói chơi mà thôi. Rất đáng tiếc là Việt Nam thiếu cả bốn điểm đó, cho nên nếu không giải quyết tận gốc, chẳng bao giờ chống được tham nhũng cả”.

‘Một Bài Toán Pháp Lý Sòng Phẳng: Liệu Thu Hồi Được Tiền và Trả Lại Cho Dân?’

Ông Phạm Viết Đào bình luận với RFA Tiếng Việt:

“Tôi cho đây là việc cần thiết, mang tính răn đe, bởi vì vụ này cho thấy kỷ cương phép nước bị buông tuồng quá, bây giờ xét xử thì mọi người đều ủng hộ, phải xử đến nơi đến chốn…, nhưng xét xử là đúng thôi. Về kết quả, phải chờ tòa tuyên án, nhưng bây giờ phải xem họ thu hồi được bao nhiêu, và tiền giải quyết sau thu hồi thế nào, cái đó phải chờ tòa tuyên án. Xưa nay, những vụ án hối lộ… tiền (vi phạm) nhiều hơn, nhưng thu hồi không đáng bao nhiêu.

Kết quả mà bây giờ người ta theo dõi là xử như thế phải thu hồi những tài sản ấy, và vấn đề nữa là có trả lại tiền cho người dân, tức là những người đã phải đóng tiền trong vụ đó, thì (nhà nước) có trả lại cho người dân hay không. Đó là một bài toán pháp lý, mà theo tôi muốn sòng phẳng thì phải trả lại tiền cho dân”.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao được truyền thông nhà nước trích dẫn, từ đầu năm 2020 đến giữa năm 2021, cơ quan chức năng đã cấp phép và tổ chức hơn 1.000 chuyến bay, đưa hơn 200.000 công dân từ 62 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước. Riêng Bộ Ngoại giao đã đề xuất Chính phủ phê duyệt 772 chuyến bay đưa công dân về nước, trong đó có 400 chuyến bay giải cứu, 372 chuyến bay combo. Nhóm 20 doanh nghiệp với hơn 100 pháp nhân đã nâng giá vé, “chế” nhiều chi phí phát sinh với khách hàng có nhu cầu về nước giữa đại dịch.

Theo ông Phạm Viết Đào, nếu không hoàn trả ngay được hết cho người dân bị thiệt hại trong sự việc, cũng cần phải trao trả trước một phần cho họ, ông nói tiếp:

“Một cái vé máy bay lên tới 4.000-5.000 Mỹ kim như thế thì thực là quá đáng, bây giờ nhà nước có trả lại cho người dân không? Nếu làm nghiêm phép nước và công bằng, tiền ấy thu về rồi phải trả lại cho dân, như thế mới động viên được người dân và người ta mới thấy rằng pháp luật nghiêm minh. Chỗ ấy tôi nghĩ là chỗ người ta đang chờ đợi và hiệu quả của phiên tòa là phải thu lại tiền, rồi tiến ấy trả lại cho những người đã bỏ ra mua vé mà đã chịu đắt đến như thế, như vậy theo tôi mới là sòng phẳng”.


Hà Nội Làm Việc Với Google Về Bản Đồ Trường Sa Lớn Thiếu Cờ Việt Nam

-Cục Phát thanh-Truyền hình và Thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có buổi làm việc với Google về vụ bản đồ vệ tinh của Google không hiển thị quốc kỳ Việt Nam ở đảo Trường Sa lớn.

Vào chiều ngày 11/7/2023, cơ quan chức năng này của Việt Nam thông báo tin vừa nêu và cho biết Google phúc đáp rằng hãng không làm mờ hay thay đổi hình ảnh vệ tinh do bên thứ ba cung cấp. Hình ảnh hiển thị là bởi chất lượng ảnh kém và Google đang tiến hành các bước cần thiết để thay thế bằng ảnh có chất lượng tốt hơn.

Cục Phát thanh-Truyền hình và Thông tin điện tử Việt Nam có yêu cầu Google khắc phục một cách nhanh chóng sự việc liên quan.

Trong mấy ngày nay, sau khi một người dùng mạng xã hội phát giác ảnh vệ tinh liên quan của Google không hiển thị lá quốc kỳ Việt Nam bằng gốm tại đảo Trường Sa lớn. Thông tin này khiến nhiều người dùng mạng xã hội tại Việt Nam bất bình.

Lá cờ Việt Nam bằng gốm kích thước 12,4 x 25 mét trên mái nhà hội trường đảo Trường Sa Lớn được thực hiện vào năm 2012 theo ý tưởng của họa sĩ Nguyễn Thu Thủy.

Với kích thước lớn như thế, lá cờ có thể quan sát trên ảnh vệ tinh.


Netflix Gỡ Phim Có “Đường Lưỡi Bò” Khỏi Nền Tảng Cho Việt Nam


(Hình: Hình ảnh có bản đồ đường đứt khúc chín đoạn ở Biển Đông trong phim “Hướng gió mà đi”.)

-Vào ngày 10/7/2023, Netflix đã gỡ phim nhiều tập “Flight to you (Hướng gió mà đi) của Trung Quốc khỏi nền tảng tại khu vực Việt Nam.

Truyền thông nhà nước loan tin cho biết việc gỡ khỏi Netflix như vừa nêu là do yêu cầu của Cục Điện ảnh Việt Nam sau khi phim bị khán giả phát giác có “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tự vẽ ra ở Biển Đông để tuyên bố chủ quyền.

Theo truyền thông nhà nước, phim “Flight to you” không còn xuất hiện tại Netflix khu vực Việt Nam nhưng vẫn được chiếu ở những nơi khác.

Vào ngày 9/7, Cục phó Cục Điện ảnh Việt Nam, ông Đỗ Quốc Việt, đã ký ban hành hai công văn, một gửi Netflix và một gửi Công ty Cổ phần Viễn thông FPT, yêu cầu hai nơi này gỡ bỏ phim “Flight to you” sau khi xác nhận thông tin bị khán giả phát giác về “đường lưỡi bò”.

Cục Điện ảnh Việt Nam cho rằng việc thể hiện hình ảnh đường lưỡi bò và những nội dung trong lời thoại, phụ đề trong phim là không đúng, xâm phạm chủ quyền quốc gia của Việt Nam, cũng như vi phạm Luật Điện ảnh của Việt Nam.


BlackPink Không Biểu Diễn ở Sài Gòn


(Hình: Một người đang xem một quảng cáo của nhóm nhạc BlackPink trên máy điện toán năm 2018.)

-Ban nhạc Nam Hàn BlackPink sẽ không đến Sài Gòn trình diễn vào tháng 9 như tin đồn, đơn vị tổ chức buổi biểu diễn cho ban nhạc tại Hà Nội cho báo chí biết như vậy hôm 11/7/2023.

BlackPink sẽ có hai đêm biểu diễn tại Hà Nội vào cuối tháng 7 và theo thông tin từ Công ty iME Việt Nam – đơn vị tổ chức sự kiện cho ban nhạc tại Việt Nam – “Hà Nội sẽ là điểm dừng chân cuối cùng tại châu Á trong khuôn khổ chương trình lưu diễn toàn cầu Born Pink của nhóm”.

Báo Nhà nước dẫn thông tin từ iME Việt Nam cho biết, còn có nhiều đơn vị đình đám trong ngành sự kiện tham gia tổ chức concert (buổi biểu diễn). Ban tổ chức đang tích cực phối hợp, triển khai theo chỉ dẫn của các cơ quan chức năng để đưa ra các phương án tổ chức an toàn, hiệu quả nhất, theo tiêu chuẩn toàn cầu và đảm bảo sự kiện sẽ ghi dấu ấn đậm nét trong lòng người hâm mộ.

Buổi biểu diễn của BlackPink hiện cũng tạo nên cơn sốt vé tại Hà Nội những ngày qua. Theo truyền thông trong nước, giá vé được đánh giá cao so với mặt bằng chung, khi chỗ ngồi VIP lên tới gần 10 triệu đồng nhưng ít quyền lợi theo kèm. Tuy nhiên, trên mạng xã hội và báo chí những ngày qua cũng đồng thời xuất hiện các thông tin về tình trạng những người buôn vé của đêm nhạc “kêu cứu” vì ôm vé mà không có người mua và phải bán vé với giá rẻ để cắt lỗ.

Ngoài ra, ban tổ chức của BlackPink cũng vướng vào vụ dẫn link có bản đồ “đường lưỡi bò” trên Biển Đông của Trung Quốc vốn bị Việt Nam phản đối. Ban tổ chức sau đó đã phải xin lỗi và cam kết thay đổi những hình ảnh này.


Vụ Cây Xanh: Ông Nguyễn Đức Chung Bị Truy Tố Về Tội “Lợi Dụng Chức Vụ Quyền Hạn Trong Khi Thi Hành Công Vụ”


(Hình: Ông Nguyễn Đức Chung tại phiên tòa trong một vụ án khác trước đây.)

-Truyền thông nhà nước loan tin cho hay vào ngày 10/7/2023, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ban hành cáo trạng truy tố cựu Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, liên quan đến sai phạm trong việc trồng, thay thế cây xanh trên địa bàn Hà Nội.

Ngoài ông Chung, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cũng truy tố 15 người khác về năm tội danh gồm: Buôn lậu; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; mua bán trái phép hóa đơn.

Theo cáo trạng, việc trồng mới, thay thế, bổ sung cây xanh ở Hà Nội được bắt đầu đấu thầu từ năm 2014. Tuy nhiên, đến năm 2016, sau khi ông Chung được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, với động cơ cá nhân, ông Chung đã chỉ đạo tạm dừng toàn bộ việc đấu thầu, chuyển sang đặt hàng theo từng quý.

Ông Chung đã chỉ đạo miệng Giám đốc Sở Xây dựng phải khai triển cho cấp dưới tại Sở Xây dựng đặt hàng dịch vụ cây xanh từ Công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển Sinh Thái Xanh (Công ty Sinh Thái Xanh). Bên cạnh đó, theo chỉ đạo của ông Chung, từ năm 2016-2019, mặc dù việc trồng mới cây xanh trên địa bàn hoàn toàn đủ điều kiện đấu thầu nhưng Ban Duy tu các Công trình Hạ tầng Kỹ thuật Đô thị (Sở Xây dựng Hà Nội) không tổ chức đấu thầu mà lại đặt hàng Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội (Công ty Cây xanh).

Cũng theo thông tin từ cáo trạng, với mục đích “rút ruột” ngân sách, các bị can tại Công ty Cây xanh câu kết với các bị can tại Công ty Sinh Thái Xanh và Công ty trách nhiệm hữu hạn Vì Nhân Dân để nâng khống giá đầu vào các loại cây, gây thiệt hại hơn 34 tỉ đồng.

Cáo trạng xác định, ông Chung đã nhận hối lộ tổng cộng 2,6 tỉ đồng từ bị can Vũ Kiên Trung (cựu Chủ tịch Công ty Cây Xanh). Ông Chung trước đó đã bác bỏ cáo buộc này từ phía công an.

Cũng theo cáo trạng được báo Nhà nước trích dẫn, bị can Bùi Văn Mận (cựu Giám đốc Công ty Sinh Thái Xanh) đã chi hơn 1,5 tỉ đồng mua cây tặng ông Chung, trông tại nhà thờ chú ruột, nhà ở và nhà thờ của cha mẹ, trường học cạnh nhà cha mẹ đẻ của ông Chung ở Phú Thọ. Ông Chung cũng đã bác bỏ lời khai này của ông Mận và khẳng định ông đã thanh toán điền đầy đủ.

Ông Nguyễn Đức Chung hiện đang thi hành án 12 năm tù tại ba vụ án khác liên quan đến các sai phạm khi ông còn là Chủ tịch Hà Nội.


Gia Lai: Khởi Tố, Bắt Phó Giám Đốc Trung Tâm Đăng Kiểm 81-03D Vì Nhận Hối Lộ


(Hình: Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 81-03D, nơi bị điều tra về việc đưa và nhận hối lộ.)

-Ông Vũ Văn Tiên, Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 81-03D, cùng nguyên Phó Giám đốc Trung tâm và một nguyên đăng kiểm viên đã bị khởi tố, bắt tạm giam.

Cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an tỉnh Gia Lai cho truyền thông hay trong ngày 11/7/2023, ngoài khởi tố những người trên, Công an cũng thi hành quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú với ông Nguyễn Ngọc Phước, người mua bán xe hơi, có liên quan đến vụ án.

Những người trên được Công an cho biết, bị khởi tố để điều tra tội “nhận hối lộ, đưa hối lộ”.

Kết quả điều tra của công an thể hiện, từ năm 2021-2022, trong quá trình kiểm định xe cơ giới, các bị can Vũ Văn Tiên, Đỗ Văn Xuân (nguyên Phó Giám đốc trung tâm) và Phan Văn Hùng (nguyên đăng kiểm viên) đã nhận tiền của Nguyễn Ngọc Phước và nhiều cá nhân nhằm hợp thức hóa hồ sơ nghiệm thu chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới đã qua cải tạo trái quy định của pháp luật.

Liên quan đến các Trung tâm Đăng kiểm vi phạm, đây là trung tâm thứ 2 của tỉnh Gia Lai có nhân sự bị khởi tố.

Trước đó, ngày 30/5, cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Gia Lai - đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Giám đốc Trần Minh Lượng, Phó Giám đốc Lê Đình Vượng, Trung tâm đăng kiểm 81-05D xã Diên Phú (thành phố Pleiku) để điều tra về hành vi “nhận hối lộ”. Hiện cả hai vụ án đang được tiếp tục điều tra theo quy định của pháp luật.

Ngành đăng kiểm Việt Nam đang đối mặt với vụ án lớn gây phẫn nộ trong dư luận liên quan đến các viên chức gồm cục trưởng và nguyên cục trưởng Cục Đăng kiểm. Hiện cả hai đang bị bắt giam, chờ ngày ra tòa xét xử về tội nhận hối lộ.

Bộ Giao thông-Vận tải vào đầu tháng 6 báo cáo với Quốc hội rằng, từ tháng 10/2022 đến nay, cơ quan chức năng đã khởi tố và bắt giam gần 600 lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của các trung tâm đăng kiểm qua 68 vụ án theo bảy tội danh.

Có 49 đảng viên bị khai trừ, 24 đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt, và 10 chi bộ trong ngành này bị cảnh cáo do những vi phạm về đăng kiểm.


Cựu Thiếu tá Tông Chết Nữ Sinh Lớp 12 Sắp Hầu Tòa Tại Nha Trang


(Hình: Hiện trường vụ tai nạn khiến nữ sinh lớp 12 chết thương tâm ở tỉnh Ninh Thuận.)

-Ông Hoàng Văn Minh, ngụ Ninh Thuận, cựu Thiếu tá thuộc Sư đoàn 370 liên quan vụ nữ sinh lớp 12 bị xe tông chết, sẽ hầu Tòa Sơ thẩm trong ngày 19/7/2023.

Phiên tòa xét xử Sơ thẩm sẽ diễn ra tại Tòa án Quân sự khu vực 2 - Quân khu 5 (thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).

Hôm 10/7, ông Hồ Hoàng Hùng, cha của nữ sinh tử nạn, cho truyền thông hay đã nhận giấy triệu tập tham gia phiên xét xử Sơ thẩm.

Cùng hầu tòa với ông Minh, còn có các bị cáo Huỳnh Thị Kim Hằng (30 tuổi, vợ của Minh) và Phạm Văn Võ (50 tuổi, chú của Minh) cùng bị truy tố về tội “khai báo gian dối” quy định tại khoản 1, điều 382 Bộ luật Hình sự.

Trước đó, hôm 20/6, Tòa án Quân sự khu vực 2 đã mở phiên tòa hình sự Sơ thẩm đối với Hoàng Văn Minh về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” nhưng phiên tòa tạm hoãn. Lý do tình trạng sức khỏe của ông Hồ Hoàng Hùng (62 tuổi, cha của nữ sinh lớp 12 chết) không ổn định nên ông đã gửi đơn xin hoãn phiên tòa và đề nghị Tòa án Quân sự khu vực 2 - Quân khu 5 chuyển sang xét xử vào ngày khác.

Như tin đã loan trước đó, sự việc xảy ra vào khoảng 8 giờ 10 phút sáng ngày 28/6 khi quân nhân Hoàng Văn Minh (Thiếu tá, Phụ tá Tài chánh thuộc Trung đoàn 937 / Sư đoàn 370 / Quân chủng Phòng không-Không quân) lái xe hơi biển số 85A-074.xx chạy trên đường 16 Tháng 4, theo hướng từ biển Bình Sơn đi quảng trường "16 Tháng 4".

Khi đến gần một ngân hàng, ông Minh chuyển hướng sang phải để vào ngân hàng.

Theo thông báo, “Quá trình chuyển hướng đã va chạm với xe môtô biển kiểm soát 85R9-12xx do Hồ Hoàng Anh điều khiển đi cùng chiều, làm Hồ Hoàng Anh bị ngã xuống đường, va vào trụ đèn chiếu sáng trước cổng ngân hàng. Hậu quả Hồ Hoàng Anh chết.

Đến ngày 7/8, Cơ quan điều tra hình sự khu vực 3 đã ra quyết định khởi tố vụ án”.


Chiến Hạm Ấn Độ Tặng Việt Nam Cập Cảng Cam Ranh


(Ảnh US Navy, minh họa: INS Kirpan.)

-Ấn Độ mới cho biết rằng tàu hộ vệ phi đạn INS Kirpan mà nước này thông báo tặng cho Việt Nam đã cập cảng Cam Ranh ở tỉnh Khánh Hòa.

Hôm 9/7/2023, Hải quân Ấn Độ thông báo rằng chiến hạm mà nước này chế tạo trong nước đã được viên chức Hải quân Việt Nam “đón tiếp trọng thể” một ngày trước đó, và điều này “đánh dấu mối quan hệ Hải quân song phương mạnh mẽ và sống động”.

Phía Ấn Độ cho biết rằng INS Kirpan sẽ được bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào cuối tháng 7 sau khi hoàn thành công tác huấn luyện nhân sự cho phía Việt Nam.

Theo tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ, trong chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 17 đến 19/6 vừa qua của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã công bố việc tặng cho Việt Nam INS Kirpan.

Sau đó, hôm 28/6, Bộ này cho biết rằng INS Kirpan đã khởi hành tới Việt Nam, và đây là lần đầu tiên Ấn Độ trao tặng một tàu hộ tống vẫn thuộc biên chế của Hải quân nước này cho “bất kỳ quốc gia ngoại quốc thân thiện nào”.

Việc chuyển giao tàu hộ tống phi đạn INS Kirpan do Ấn Độ chế tạo cho Việt Nam “phản ánh cam kết của Ấn Độ trong việc hỗ trợ các đối tác cùng chí hướng nâng cao năng lực và khả năng của họ”, Bộ Quốc phòng Ấn Độ nói trong một tuyên bố.

Bộ này cũng nói rằng Ấn Độ và Việt Nam “chia sẻ các mối liên kết lịch sử và các mối quan hệ hiện thời mạnh mẽ, trên nhiều mặt và bắt nguồn từ các trụ cột văn hóa và kinh tế”.

Trong một cuộc phỏng vấn với VOA tiếng Việt mới đây, Giáo sư Deo Muni từ Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng ở Tân Ðề Ly nói rằng “Việt Nam từ lâu đã đàm phán với Ấn Độ về việc cung cấp phi đạn” và món quà tàu hộ vệ phi đạn INS Kirpan “là một cử chỉ hữu nghị và hợp tác giữa hai người bạn lâu năm”.

“Nó sẽ tăng cường khả năng phòng thủ của Việt Nam ở Biển Đông và nâng cao hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng với Ấn Độ. Cả hai đều đang đối mặt với một mối quan tâm an ninh chung là Trung Quốc”, ông Muni nói thêm.

Không có nhận xét nào: