Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2023

Giới Thiệu Sinh Hoạt Tuần Này: Đại Hội Sĩ Quan Trừ Bị Tại San Jose và Kính Chuyển Tin Nóng Thế Giới Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Kính Chúc Thành Công!
Cuối tuần này, hàng trăm Niên Trưởng, Chiến Hữu, Đồng Môn “Cư An Tư Nguy”, đến từ khắp nơi, tụ về Thung Lũng Hoa Vàng, Thành phố San jose, trong cuộc Hội Ngộ, được tổ chức hai ngày, 22 & 23 tháng 7/2023. Nhân dịp này, Kính Chúc Những Người Lính VNCH, một thời mang phù hiệu “Cư An Tư Nguy” một thời, Giầy Sô, Áo Trận, Súng Đạn, lê bước khắp Bốn Vùng Chiến Thuật, bảo vệ Quê Hương Miền Nam trên 20 năm. Có những giây phút quý báu bên nhau, đầy tình Lính, đậm đà tình “Huynh Đệ Chi Binh”, cho dù “Những Người Lính Năm Xưa” qua hơn nửa thế kỷ, vẫn còn có nhau, như… “Những Ngày Xưa Thân Ái!”
<!>
Kính Chúc BTC Gặp Mọi Điều Tốt Đẹp. Thành Công!
*Xin được góp tay phổ biến Thư Ngỏ, Thông Báo và Bài Kỷ Niệm về Trường Xưa!


Thư Ngỏ:
Đại hội Thường Niên Sĩ Quan Trừ Bị ngày 23-24 tháng 7 năm 2023

Tổng Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị- QLVNCH
Quý Huynh Trưởng và quý Chiến Hữu QLVNCH
Nhân Đại hội Thường Niên ngày 22-23 tháng 7 năm 2023
Hằng năm, chúng ta hội ngộ qua các dịp 30-4; 19- 6, và đại hội thường niên để ôn lại quá khứ, kiểm điểm các công tác đã thực hiện trong thời gian qua và dự trù kế hoạch cho tương lai. Mục đích chung của Đại hội năm nay là:

1-Để nhớ về Trường Mẹ, tri ân những chiến hữu đã hy sinh vì tổ quốc.
2-Để tương thân tương aí, phát triển tình huynh đệ chi binh.
3-Để nuôi dưỡng tinh thần quyết tâm bảo vệ chính nghĩa quốc gia.
4-Để đóng góp vào công tác tái lập tự do, dân chủ, và toàn vẹn lãnh thổ cho VN, tiếp nối công trình của Tiền nhân đã dựng nước và mở mang bờ cõi từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau vì QLVNCH đã lãnh nhận trách nhiệm quản trị quốc gia từ ngày QL 19-6-1965 ngoài sứ mệnh bảo vệ biên thùy.

Các Hiệp Ước Việt-Pháp-Hoa Kỳ:

(1)-Hiệp ước Pháp-Việt ngày 5-6-1948 tại Vịnh Hạ Long công nhận VN là một quốc gia độc lập.
(2)-Hiệp Ước ngày 8-3-1949 tại điện Elysée, Pháp giúp VN thành lập quân đội quốc gia.
(3)-Hiệp Ước ngày 23-12-1950, Pháp –Việt- Mỹ ký thỏa ước hỗ tương, phòng thủ, viện trợ quân sự cho Quốc Gia Việt Nam trở thành tiền đồn chống Cộng vì Mao Trạch Đông đã chiếm Trung Hoa Lục địa năm 1949 và Tưởng giới Thạch di tản ra đào Đài Loan.

Qua Hiệp Ước 1950, Hoa Kỳ đã tài trợ Chính phủ Quốc Gia VN tăng cường binh lực bằng cách thiết lập hai trường Sĩ Quan Trừ Bị (École des Officiers de Réserve) tại hai địa điểm Nam Định, Thủ Đức từ năm 1951 và di chuyển Trường Sĩ Quan Đập Đá Huế lên Đà Lạt. Trong suốt thời gian từ tháng 10 năm 1951 đến tháng 4 năm 1975, các quân Trường Nam Định, Thủ Đức, Đồng Đế, Long Thành đã đào tạo được khoảng 80,000 sĩ quan cho QLVNCH .

Quân lực Việt Nam Cộng hoà được hình thành qua các giai đoạn:
(1) Giai đoạn 1946-1949 là giai đoạn lập các lực lượng quân sự gồm có Vệ Binh Nam Việt, Bảo Vệ Quân Trung Việt và Bảo Chính Đoàn Bắc Việt.
(2) Giai đoạn 1949-1955: Chiếu Hiệp Ước Élysée năm 1949, Quốc Gia Việt Nam được thành lập Vệ Binh Quốc Gia với quân số 60,000 người. Các đơn vị Vệ Binh Nam Việt, Bảo Vệ Quân Trung Việt và Bảo Chính Đoàn Bắc Việt được chuyển qua Vệ Binh Quốc Gia. Năm 1949, Mao Trạch Đông chiếm Trung Hoa lục địa và Tưởng Giới Thạch phải di tản ra đảo Đài Loan.

Trong thời gian 1949- 1955, Vệ Binh Quốc Gia đã tham chiến, càn quét phiến loạn Việt Minh từ Nam chí Bắc. Trong trận đánh Điện Biên Phủ, Việt Minh đã hy sinh hơn 30 ngàn quân để làm áp lực đưa vấn đề VN ra Hội Nghị Geneve. Hiệp Ước Geneve do Thực Dân và Công Sản ký kết ngày 20 tháng 7 năm 1954, chia cắt Việt Nam ra làm hai miền Nam (Quốc Gia), Bắc (Cộng Sản).

Năm 1955, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa được thành lập và quân đội Quốc Gia Việt Nam được đổi danh xưng thành Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa và từ năm 1965 được mệnh danh là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Quân Lực VNCH từ 60,000 quân năm 1950, tăng quân số đến hơn 1 triệu quân năm 1975.

Việt Nam Cộng Hòa định ngày 19 tháng 6, năm 1965 làm Ngày Quân Lực, là ngày đầu tiên trong lịch sử và pháp chế sử quân đội Việt Nam Cộng Hòa lãnh nhận trách nhiệm quản trị quốc gia. Trách nhiệm này, ngày nay sau 48 năm lui binh, chúng ta vẫn còn hai vai gánh nặng sơn hà, cho đến khi nhà nước yên “sĩ mới được thung dung”. Trách nhiệm nầy đã được minh thị trong Bản Nội Quy của Tổng Hội

(1) Duy trì, phát triển tình chiến hữu cao đẹp
(2) Tạo môi trường gặp gỡ và khích lệ sự tương trợ lẫn nhau
(3) Phát huy những nét đặc thù của nền văn hoá Việt Nam
(4) Tranh đấu cho phúc lợi chung của đồng bào quốc nội, hải ngoại
(5) Góp phần tranh đấu tái lập tự do, dân chủ và độc lập tại Việt Nam
(6) Bảo vệ các quốc gia tự do nơi người Việt cư ngụ

Cộng sản Hà nội, điên cuồng vì tham vọng lập công với Cộng Sản Quốc Tế và theo di chúc của Hồ Chí Minh, quyết xâm lăng miền Nam để dâng Việt Nam cho Nga Sô và Trung Cộng, dù phải hy sinh đến người Việt cuối cùng.

QLVNCH đã chiến đấu mãnh liệt trên mọi chiến trường nhưng đến năm 1975, vì thiếu phần tăng viện của Thế giới tự do, đành phải lui binh.

Sau 48 năm, người Việt quốc gia hải ngoại cũng như quốc nội vẫn không an lòng vì quốc dân còn sống trong cảnh lầm than, cơ cực về thể xác và cưỡng bức về tinh thần trong chế độ độc tài đảng trị của Cộng sản Hà nội, một ngụy quyền nổi tiếng “hèn với giặc và độc ác với dân”.

Đồng bào quốc gia quốc nội cũng như hải ngoại vẫn hãnh diện về cuộc chiến thần thánh chống CS vô thần vì đó là một cuộc chiến chính nghĩa (a just war) theo tinh thần thượng võ phù hợp với các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận về chiến tranh chính nghĩa.

(1) VNCH chiến đấu để bảo vệ tự do, dân chủ và phú cường cho toàn dân miền Nam Việt Nam chống lại Cộng sản Hà nội xâm lăng, là một cuộc chiến tự vệ chính đáng (just cause);
(2) VNCH là một chính phủ hợp pháp do toàn dân miền Nam tấn phong qua các cuộc bầu cử tự do nên có trách nhiệm bảo vệ sinh mạng, tài sản và các tự do căn bản do Tạo hoá ban cho con người. Chính phủ VNCH có thẩm quyền mời gọi sự hỗ trợ của các quốc gia tự do trợ lực ngăn chặn CS xâm lăng (lawful authority);
(3) Bảo vệ chính nghĩa chống quân xâm lăng là nghĩa vụ thiêng liêng của mọi công dân trong một quốc gia tự do (good intention);
(4) VNCH tiến hành cuộc chiến chống quân xâm lăng trong tinh thần người Việt cao quý, nhân đạo, về cả quân sự lẫn chính trị (đối xử nhân đạo với tù binh, chiêu hồi các cán binh lầm đường lạc lối, tái lập đời sống an cư lạc nghiệp sau khi quy chánh) (reasonable treatment);
(5) Phương tiện và cường độ chiến đấu hợp lý, tương xứng với những thiệt hại về nhân mạng và tài sản do đối phương gây nên hay chiến tranh có giới hạn. VNCH đã không tiến quân ra Bắc Việt để tiêu diệt phiến Cộng (means proportion);
(6) VNCH tôn trọng mạng sống của đồng bào, di tản thường dân ra khỏi trận địa (no innocent people harm). Trong lúc đó, cộng quân tàn sát dân chúng trong các vùng bị chiếm đóng, pháo kích bừa bãi vào các vùng đông dân cư, đô thị, trường học hay dùng dân chúng làm bia đỡ đạn cho chúng;
(7) VNCH tuân thủ lệnh hưu chiến (International Conventions obeyed). Cộng sản xâm lăng chủ trương vô độc bất trượng phu, vi phạm lệnh hưu chiến như trường hợp Tết Mậu Thân 1968, sát hại hàng chục ngàn thường dân vô tội. Ngoài ra đảng CS Hà nội vi phạm các công ước quốc tế. nhất là vi phạm Hoà Ước Ba Lê năm 1973, xâm lăng VNCH, thanh trừng, bắt bớ giam cầm trái phép dân, quân, cán, chính VNCH.

Dù quốc nội hay hải ngoại, những chiến tích oai hùng của QLVNCH vẫn được đồng bào ca ngợi. Quốc Kỳ và Quân Kỳ VNCH vẫn tung bay trong tâm hồn người Việt quốc gia khắp 5 Châu, 4 bể vì đâu đâu cũng in hình dấu vết của con cháu Lạc Hồng.

Chính nghĩa của chính phủ VNCH và danh dự của QLVNCH ngày càng tỏ rạng.

Đại hội thường niên để ghi ơn những vị anh hùng dân tộc đã vị quốc vong thân, kết chặt thân tình, kết tinh chí hướng trong đại nghiệp bảo quốc, an dân.

Xây dựng tự do, dân chủ và bảo vệ nhân quyền là chính sách cố hữu của Hoa Kỳ, miễn là được thực hiện trong tinh thần bất bạo động trong giai đoạn hiện nay vì lý do chống khủng bố, nên Hoa Kỳ không cho phép tàng trữ vũ khí, chiêu mộ quân sĩ trên lãnh thổ Hoa Kỳ, chứ không phải Hoa Kỳ không hỗ trợ các công cuộc đấu tranh tâm lý nhằm tái lập tự do, dân chủ cho quê hương gốc của các tập thể di dân đến Hoa Kỳ từ các nước độc tài, rồi chủ trương ”im lặng là vàng” trước sự tàn bạo của CS Hà Nội.

Cám ơn quý huynh trưởng, chiến hữu và thân hữu tham dự đại hội.

Mong sao cho đồng bào quốc nội sớm được sống yên bình và được hưởng mọi quyền tự do căn bản làm người, xứng danh là dân tộc Việt Nam Cao quý nhất thế giới.

Xin ơn Trên phù hộ chúng ta

Kính thư
Trần Xuân Thời
Tổng Hội CSV SQTB QLVNCH


Thông Báo:

Kính Quý Niên Huynh Trưởng, quý Chiến Hữu & quý Đồng Môn.

Tuần nầy Tổng Hội cựu SVSQTB/QLVNCH chúng ta sẽ tổ chức Đại hội Tổng hội tại San Jose vào hai ngày, Thứ Bảy 22/7 và Chủ Nhật 23 tháng 7/2023

Tin nóng: Anh em Dallas FWD đang lái xe trên đường đến San Jose.
Đã dành chỗ sẵn tại các Khách Sạn:

1.- Caravelle Inn & Suites 1310 North First St. San Jose CA 95112
Liên lạc chị Thủy Tiên (408) 687-9332 hay khách sạn (408)436-8488 hay 1-844-684-9427
2.- Best Western Lanai Garden Inn & Suites 1575 Tully road san Jose CA 95122
Liên lạc Tuấn (Manager) 408-929-8100 hay 1-800-780-7234
Nhóm Vietnamese Soldier GP. $155 (2 giường) thay vì phải trả $190.00
UBER VN: Bình Trần (408) 813-1013


Thông Báo Về Đặc San 72 Năm Nhớ Về Trường Mẹ

Sẽ phân phát tại ngày Tiền hội ngộ (22-07) và hội ngộ (23-07) giá thành mỗi cuốn là $10.50, nếu được anh em ủng hộ thêm chút đỉnh. Xin chân thành cảm ơn.

Hiện đã có gần 40 cuốn được ghi danh mua, chúng tôi đang rất bận cho việc tổ chức, sẽ gởi ra sau khi hoàn tất tổ chức Đại hội, Kính mong quý vị ghi tên cho Đặc san ở xa xin vui lòng thông cảm.

xin chân thành cảm ơn quý vị. Kính chúc quý vị được nhiều sức khỏe và hẹn gặp tại San jose trong tuần nầy..

Nguyễn hữu Nhân

(408) 224-4800


Vài Nét Về Trường Bộ Binh Thủ Đức

-Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức hoặc Liên trường Võ khoa Thủ Đức hay còn gọi là Trường Bộ binh Thủ Đức (đầu tiên ở Thủ Đức, đến cuối năm 1973 thì chuyển đến Long Thành) là một trong 6 trường đào tạo sĩ quan cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Năm trường còn lại là Trường Võ bị Quốc gia, Đại học Chiến tranh Chính trị ở Đà Lạt, Trường Sĩ quan Không quân, Trường Sĩ quan Hải quân và Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế ở Nha Trang. Trường Thủ Đức hoạt động từ năm 1951 đến năm 1975.

Lịch sử hình thành

Do sắc lệnh của Quốc Trưởng Bảo Đại ký ngày 15 tháng 7 năm 1951, kêu gọi tổng động viên: Thanh niên tuổi từ 18 đến 28 đều phải nhập ngũ. Những người có bằng từ Cao đẳng Tiểu học trở lên sẽ nhập học khóa sĩ quan trừ bị.

Vào thời điểm này Chính phủ Quốc gia Việt Nam tổ chức 2 vị trí để thành lập Trường sĩ quan trừ bị: miền Bắc lập trường tại Nam Định gọi là Trường sĩ quan trừ bị Nam Định và miền Nam lập tại Thủ Đức gọi là Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức (trường Thủ Đức được xây dựng trên đồi Tăng Nhơn Phú, xã Linh Xuân Thôn, Quận Thủ Đức, Tỉnh Gia Định, Hiện nay là phân hiệu trường ĐH GTVT cơ sở 2). Cả hai trường đều tuyển sinh và khai giảng khóa học đầu tiên cùng thời gian: 1 tháng 10 năm 1951. Khóa 1 Nam Định mang tên Lê Lợi và khóa 1 Thủ Đức mang tên Lê Văn Duyệt.

Qua năm 1952, trường Nam Định được lệnh giải tán và sáp nhập vào với trường Thủ Đức. Cũng từ thời điểm này, thí sinh trên toàn Quốc gia nhập ngũ vào sĩ quan trừ bị đều vào học tại Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Khóa 2 được khai giảng vào ngày 15 tháng 10 năm 1952.

Từ khóa 1 đến khóa 5, tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu uý, trường hợp thi tốt nghiệp với số điểm thấp hơn quy định thì ra trường mang cấp bậc Chuẩn úy hoặc Trung sĩ (hạ sĩ quan). Thiếu úy sau 2 năm được đương nhiên thăng cấp Trung úy và Chuẩn úy sau 18 tháng được thăng cấp Thiếu úy.

Từ khóa 6, khóa sinh tốt nghiệp chỉ mang cấp bậc Chuẩn úy. Sĩ quan xuất thân từ khóa này trở về sau, không được áp dụng tiêu chuẩn lên cấp tướng. Cho nên, sau này chỉ thấy cấp cao nhất là cấp Đại tá (Ngoại trừ trường hợp được xét chuyển qua ngạch hiện dịch sẽ được hưởng quy chế lên tướng. Ngoài ra, các quân nhân xuất thân từ trường Thiếu sinh quân và 4 khóa sĩ quan hiện dịch đặc biệt thụ huấn ở Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế các năm từ 1959-1963 cũng được hưởng quy chế này).

Đầu tháng 2 năm 1955, Trường gián đoạn tuyển sinh và đào tạo sĩ quan trừ bị do ảnh hưởng của Hiệp định Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954 trong điều khoản giảm trừ quân bị. Cuối tháng 2 năm 1957, Trường tái hoạt động và được cải danh thành Liên trường Võ khoa Thủ Đức.


Chút Kỷ Niệm Ngày Ra Trường!

-Một bí mật nhỏ ngày lễ mãn khóa: Vì sân Vũ Đình Trường có rất nhiều đá sạn nhỏ, rất sắc, nên trước đó một ngày, các "siêu huynh trưởng" giúp đàn em, phải chạy xuống khu gia binh "gần cổng số 9", đường ra Cầu Bến Nọc, mua .....băng vệ sinh!...để dùng! Thật ra để bó vào đầu gối, bên trong bộ đồ đại lễ! Không có mánh này, bảo đảm nếu giây phút quỳ xuống các SVSQ, mà không có giấu "đồ nghề" để quỳ, thì té xỉu là cái chắc! Cứ hỏi mấy huynh trưởng coi có đúng vậy hông?

Xin chư vị dòm cho kỹ những bức hình lễ tuyên thệ, chỗ đầu gối hàng đầu tiên ai cũng to! vì có độn đồ nghề bên trong đó!




Cảnh Nên Thơ Sáng tại Quân Trường!

"Anh ngồi đây bên giòng mương chà láng
Đêm chưa tàn anh ngỡ sáng đã lâu
Vì 4 giờ chúng anh đã gọi nhau
Đứa lượm lá đứa đốt dầu chà láng

Anh ngồi đây trong giờ ăn lót dạ
Mẩu mì đường sao cứng quá em ơi
Nuốt nó vào như nuốt cả khoảng đời
Tuần huấn nhục thì thân anh vô nghĩa ..."

Hướng về Vũ Đình Trường, lần lượt các trung đội 1,2 ,3 ,4 ...

Đàng trước co tay...đếm nhịp...chạy đều...

Hai chục vòng thì ...lết chắc em ơi!.. (chết ngắc đời trai!)


Kỷ Niệm với Trường Sỹ Quan Bộ Binh Thủ Đức – 50 cuộc đời

LỜI NÓI ĐẦU CỦA NGƯỜI VIẾT:

Đáp ứng nhu cầu cấp thiết, cần nhiều cấp chi huy trong Quân Đội Quốc Gia vừa được Pháp chính thức chia xẻ và trao dần trách nhiệm chiến đấu chống quân Việt Minh cộng sản ngay trên quê hương Việt. Từ năm 1948, Khóa sĩ quan hiện dịch được đào tạo chính quy đầu tiên là Khóa 1 và Khóa 2 Đập – Huế. Đến năm 1951 các khóa sĩ quan hiện dịch tiếp theo được dời về Trường Võ Khoa Đà Lạt.

Cùng lúc đó, để đáp ứng nhu cầu chiến tranh càng ngày càng leo thang khốc liệt, Lệnh Tổng Động Viên của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam ban hành và 2 Khóa đào tạo sĩ quan trừ bị đầu tiên được mở ra, thụ huấn tại 2 địa điểm: Nam Định và Thủ Đức cùng ngày khai giảng 9 tháng 10 năm 1951. Khóa đào tạo sĩ quan trừ bị cuối cùng bị bức tử từ ngày 30 tháng tư năm 1975.

Trong 24 năm, QLVNCH đào tạo sĩ quan trừ bị, có trên 30 cấp Tướng trong tổng số sĩ quan trừ bị lên trên dưới 80 ngàn người. Đặc biệt có khoảng 15 ngàn sĩ quan trừ bị được biệt phái trở lại ngành chuyên môn, đa số ngành giáo dục, phục vụ quốc gia. Riêng Khóa 13 Ấp Chiến Lược có trên dưới 2 ngàn sĩ quan trừ bị được phục vụ dưới màu cờ chính nghĩa quốc gia từ ngày khai giảng 15 tháng 3 năm 1962. Tính đến ngày 15 tháng 3 năm 2012, Khóa 13 Thủ Đức đã có được nửa thế kỷ tuổi đời.

Trần Văn Ngà – cựu SVSQ Khóa 13 – Ấp Chiến Lược

***

Từ Trung Tâm 3 Tuyển Mộ Nhập Ngũ – gần Trung tâm Huấn Luyện Quang Trung (Hóc Môn) chuyển đến Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức ngày 23.03.1962, nghĩa là tôi chính thức trình diện theo học Khóa 13 của Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức sau một tuần Khóa 13 đã tổ chức khai giảng, ngày 15.03.1962 và ngày tốt nghiệp mãn khóa là ngày 28.12.1962.

Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức tọa lạc trên đồi Tăng Nhơn Phú, gần khu Chợ Nhỏ Thủ Đức. Lúc bấy giờ gọi là Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, ngoài trường huấn luyện đào tạo sĩ quan trừ bị Thủ Đức, còn có Trường Thiết Giáp cũng do Trung Tá Vĩnh Lộc, Chỉ Huy Phó Liên Trường kiêm nhiệm Chỉ Huy Trưởng Trường Thiết Giáp, Trường Tài Chánh, Trường Thể Dục Quân Sự và vài trường nho nhỏ nữa.

Như mới ngày nào mà bây giờ đã qua nửa thế kỷ, thời gian trôi nhanh quá như bóng câu qua cửa.

Đại gia đình Khóa 13 Thủ Đức đã có chương trình tổ chức kỷ niệm 50 năm, đánh dấu ngày anh em chúng tôi, khoảng trên dưói 2 ngàn người, đã theo tiếng gọi của đất nước núi sông vác balô vào lò luyện thép của Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức.

Đánh dấu 50 năm, ngày đoàn tụ đại gia đình Khóa 13 Thủ Đức, chúng tôi sẽ tổ chức vào mùa hè, ngày 29.07.2012 tại miền Nam California, địa điểm sẽ được Ban Tổ Chức thông báo sau. Như vậy, ngày tổ chức chúng tôi đã có rồi chỉ chọn lựa địa điểm nữa là hoàn tất ngày tổ chức cuộc trùng phùng hội ngộ kỷ niệm nửa thế kỷ từ ngày vào Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức cho đến nay. Ngày hội ngộ quy tụ được những anh em đồng môn còn khỏe mạnh, còn những anh em đã hy sinh vì Tổ Quốc hay những anh em đồng môn đã phơi xác trong các nhà tù khổ sai nghiệt ngã của CSBV hay chết mất xác trên đường vượt biên, vượt biển tìm tự do.

Đại gia đình Khóa 13 nhân dịp này điểm danh lại coi ai còn ai mất sau 50 năm mỗi người mỗi hoàn cảnh và rồi chúng tôi cùng nhau đến điểm hẹn cuối cùng – cuộc sum họp mới tại một vùng xa xăm trong một thế giới thanh bình vĩnh cửu…không còn xa nữa. Năm 2012 là năm thứ 50 , nửa thế kỷ trôi qua, kỷ niệm của Khóa 13 với tên khóa là Khóa Ấp Chiến Lược, chính do Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm đặt cho khóa cùng với Khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia – Đà Lạt và Khóa 3 Đặc Biệt học ở Trường Hạ Sĩ Quan Nha Trang, cùng tốt nghiệp tháng 12 năm 1962, đều được Tổng Thống Ngô Đình Diệm đến chủ tọa và đích thân Tổng Thống tuyên đọc tên Khóa Ấp Chiến Lược. Đó là kỷ niệm không bao giờ quên trong suốt cuộc đời binh nghiệp của tôi và kéo dài cho đến ngày nay.

Để đánh dấu nửa thế kỷ còn có sự hiện diện của đại gia đình khóa 13, kẻ còn người mất đang sống với tuổi đời chồng chất mà ngậm ngùi than thân như tiên sinh Đặng Dung:

Quốc thù vị phục đầu tiên bạch, Kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma.Thù nước chưa trả đầu bạc trước, bao phen kiếm báu dưới trăng mài. Nay chúng tôi, những cựu sinh viên sĩ quan Khóa 13 – Khóa Ấp Chiến Lược, người trẻ nhất cũng bước vào lộ đồ thất thập cổ lai hy. Quỹ thời gian tồn tại trên thế gian quả còn quá mỏng, quá ít. Sự nghiệp bảo quốc an dân trong con đường binh nghiệp đã dở dang cũng như là bắt đầu chấm dứt từ mốc lịch sử ngày chính thể Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn bị sụp đổ bằng sự xâm lăng cưỡng chiếm toàn lãnh thổ Miền Nam của CSBV. Đó là ngày Quốc Hận 30 tháng tư năm 1975.

Với bao năm tháng bị đày đọa trong các trại tù khổ sai của cộng sản Bắc Việt, những người chiến sĩ oai hùng năm xưa đó, may mắn còn sống sót và may mắn được đến đất nước Hoa Kỳ hay các nuớc dân chủ tự do khác, diện tỵ nạn cộng sản và làm lại cuộc đời từ đầu bằng con số không. Nay là dịp may hiếm có, 50 năm mới có một ngày mang đầy đủ ý nghĩa về 2 chữ sum họp, đoàn tụ hàn huyên tâm sự cho phỉ chí tình đồng môn cùng dưới mái trường xưa từ tháng 3 năm 1962.

Kỷ niệm xưa, Khóa 13 – Ấp Chiến Lược đối với tôi là sự kiện thiêng liêng không bao giờ tôi quên được dù năm nay tôi đã vào tuổi 78, đã và đang đánh dấu sự tàn lụi của một đời người trên thế gian.

Khóa 13 có nhiều cái đáng ghi nhớ, có thể là khóa sĩ quan trừ bị quy tụ toàn thanh niên thi hành lệnh tổng động viên sau khi có Hiệp Đình Geneve 1954 chia đôi đất nước từ vĩ tuyến 17. Khóa 13 có đông sinh viên sĩ quan nhất từ ngày thành lập 9 tháng 10 năm 1951 cho đến lúc bấy giờ, có 12 đại đội chủ lực quân (1 đại đội, theo cấp số, nếu tôi nhớ không lầm, có 156 SVSQ) quy tụ toàn những người đến tuổi tổng động viên và có 3 đại đội sinh viên sĩ quan Bảo An, tổng số cả Khóa 13 có trên dưới 2 ngàn thanh niên theo thụ huấn.

Với khẩu hiệu Thao Trường Đổ Môi – Chiến Trường Bớt Đổ Máu làm cho những thanh niên bạch diện thư sinh hay những nhà giáo, công chức, sinh viên biết thế nào là huấn nhục, di hành hay những cuộc hành quân thực tập dã chiến, ban đêm… Đủ trăm thứ khổ nhọc đổ môì để khi tốt nghiệp được bổ nhậm về các đơn vị, tiết kiệm được xương máu của bản thân và các chiến sĩ dưới quyền. Chúng tôi cố gắng chịu đựng những ngày gian khổ đó để mong cho tương lai được an vui với gia đình và đất nước được thanh bình. Nhưng, than ôi! đất nước Việt Nam mến yêu chúng tôi đã phục vụ, qua lời thề trong buổi Lễ Tốt Nghiệp năm xưa, quỳ gối tại vũ đình trường, long trọng: Tôi thề sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ Tổ quốc và Đồng Bào suốt đời tôi.

Với gần 13 năm trong quân ngũ tính đến 30.04.1975, các sĩ quan tốt nghiệp Khóa 13 Thủ Đức được Quân Đội tung ra chiến đấu trên mọi lãnh vực khắp 4 Vùng Chiến Thuật, từ các đơn vị yễm trợ đến các đơn vị trực chiến tại mặt trận góp phần chung sức với mọi chiến sĩ QLVNCH làm khiếp đảm quân thù cộng sản. Nhưng, kết cục Quân Lực chúng ta bị bức tử vì người bạn đồng minh Hoa Kỳ đã phản bội bán đứng Việt Nam Cộng Hòa cho kẻ thù cộng sản Bắc Việt và cộng sản quốc tế. Thế là chúng ta đành buông súng rả ngũ, đến nay, 15.03.2012, gần đúng 37 năm.

Dù hết chiến tranh, đại đa số đồng bào vẫn còn sống trong tăm tối, nghèo khổ triền miên, ngoại trừ mấy triệu đảng viên CS và đám lãnh đạo từ cấp huyện, tỉnh đến trung ương đã trở thành những tên tư bản đỏ giàu sụ sống trên xương máu đồng bào. Hơn thế nữa, mọi quyền dân chủ, tự do cho mọi công dân và nhân quyền cũng như tự do hành đạo luôn bị chế độ cộng sàn toàn trị chà đạp thô bạo.

Cái ấn tượng kế tiếp của Khóa 13 Thủ Đức có thể nói là khóa học có ngày thụ huấn chính thức hơn 10 tháng mà có nhiều khóa trước kia, có khóa chỉ được huấn nhục quân sự vỏn vẹn 6 tháng.

Cùng có mặt trong Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức năm 1962, Khóa 12 đàn anh quy tụ đến 3 thành phần SVSQ gồm có khoảng 300 – 400 SVSQ là những trí thức tương đối lớn tuổi nhất của cả khóa được gọi nhập ngũ sau khi Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm vừa ký Sắc Lệnh ban hành lệnh tổng động viên năm 1961. Lý do, có Sắc Lệnh hay là Luật Tổng Động Viên ra đời trong bối cảnh hết sức đặc biệt, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu quân sự đòi hỏi để có đủ quân số và cán bộ căn bản chỉ huy nòng cốt bảo vệ đất nước. Từ đó, quân dân cán chính thời Đệ Nhất Cộng Hòa cùng đoàn kết đương đầu chống trả hữu hiệu với bộ máy chiến tranh của CSBV đã tiến hành trên lãnh thổ VNCH qua cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được chính thức thành lập từ tháng 12 năm 1960. Còn các SVSQ dạng thứ 2 là các thanh niên tham dự cuộc thi tuyển vào học khóa 12, cũng là khóa có SVSQ thuộc đợt thi cuối cùng để vào trường Thủ Đức, đối với chủ lực quân. Còn thành phần thứ 3 là ngành Bảo An sau này gọi là Địa Phương Quân vẫn phải dự thi tuyển vào khóa 12 và vài khóa tiếp sau nữa.

Khóa 13 chúng tôi là khóa tổng động viên đúng nghĩa, không có thanh niên tình nguyện nhập ngũ ngoại trừ 3 đại đội của ngành Bảo An. Khóa 13 có nhiều giáo chức theo học nhất từ giáo viên tiểu học, đến giáo sư trung học và đại học. Vào học được trên dưới 2 tháng, Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng Hồ Văn Tố, tốt nghiệp Thủ Khoa Khóa 2 Trường Võ Khoa Đập Đá – Huế, ông Tướng bị chết bất đắc kỳ tử mà có tin đồn đãi là ông Tướng chết vì người đẹp tên L. bán tại câu lạc bộ sĩ quan trong quân trường. Khóa Đập Đá đầu tiên có nhiều sĩ quan ra trường sau này trở thành những cấp lãnh đạo quốc gia hay những cấp chỉ huy quân sự cao cấp lỗi lạc như Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, Trung Tướng Đặng Văn Quang…và Trung Tướng Nguyễn Hữu Có tốt nghiệp Thủ Khoa.

Về thay thế Thiếu Tướng Hồ Văn Tố, là Đại Tá Lam Sơn Phan Đình Thứ, Chỉ Huy Phó Trung Tá Vĩnh Lộc, sau này làm Tư Lệnh Quân Đoàn 2 & Vùng 2 Chiến Thuật, Chỉ Huy Trưởng Trường Cao Đẳng Quốc Phòng và là Tổng Tham Mưu Trưởng cuối cùng vào giờ thứ 25 của ngày định mệnh mất nước vào tay cộng sản BV xâm lược 30.04.1975.

Đại Tá Lam Sơn Phan Đình Thứ vì không tham gia trực tiếp sớm vào cuộc đảo chánh 1.11.1963 lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa nên con đường binh nghiệp của Đại Tá Lam Sơn sau này cũng ba chìm bảy nổi và rốt cuộc ông cũng lên được cấp Tướng 1 sao và bị giải ngũ sau đó vì có một sự xô xát với một Thượng sĩ quản gia.

Sau khi miền Nam bị CSBV cưỡng chiếm, ông Tướng Lam Sơn cũng bị đi tù cải tạo dù ông đã giải ngũ trước 30.04.1975 và ông Tướng đã qua đời cách đây cũng trên 5 năm. Ông Tướng hùng Lam Sơn tạo dấu ấn tốt đẹp trong lòng mọi chiến sĩ các cấp từ khi ông còn cấp úy, cấp tá, đặc biệt khi ông là Chỉ Huy Trưởng Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức. Lúc bấy giờ Thiếu Tá Đồng Văn Khuyên là Giám Đốc Quân Huấn hay chức vụ tương đương. Thiếu Tá Đồng Văn Khuyên, sớm nghe lời kêu gọi của quân đảo chánh 1.11.1963, ông trưc tiếp tham gia, điều động các chiến sĩ cơ hữu dưới quyền định đưa về Sài Gòn tham gia đảo chánh bị Đại Tá Lam Sơn ngăn chặn kịp thời. Thiếu Tá Đồng Văn Khuyên thoát thân về trình diện Bộ Tổng Tham Mưu và sau 1.11.1963, cuộc đảo chánh thành công, ông lên Trung Tá, rồi Đại Tá, lên Tướng 1, 2 và 3 sao trong một thời gian rất ngắn. Trung Tướng Đồng Văn Khuyên từng giữ những chức quan trọng như Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận, Tham Mưu Trưởng Liên Quân…

Đại Tá tân Chỉ Huy Trưởng Lam Sơn, một cấp chỉ huy rất ngầu, nghĩa đen và nghĩa bóng, gương mặt ông rất có thần, có uy khi nói chuyện hay ra lệnh cho cấp dưới thi hành công tác mà ông giao phó, mọi người đều kính sợ. Nhiều tin đồn đại, Đại Tá Lam Sơn từng tát tai một tên Cố Vấn Mỹ khi ông này kiểm soát súng của một binh sĩ (tại 1 trung tâm huấn luyện của các chiến sĩ Dù?), lấy ngón tay quẹt vào cơ bẩm súng dơ và quệt lên mặt anh binh sĩ này làm cho Đại Tá Lam Sơn nổi sùng nên có thái độ mạnh đối với tên cố vấn chỉ muốn “giựt le”, xem thường các chiến sĩ QLVNCH.

Khi Đại Tá Lam Sơn về Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau vài tuần, ông tung ra châm ngôn Cư An Tư Nguy – cô động trích từ Hệ Từ Hạ của Đức Khổng Phu Tử – được ghi lên phù hiệu của Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức đầu tiên giai đoạn I của Khóa 13 và giai đoạn II của Khóa 12, năm 1962. Hai khóa 12 và khóa 13 chúng tôi được học tập và cán bộ giải thích ý nghĩa rõ ràng để chúng tôi từ đó hiểu ý nghĩa thâm thúy của câu châm ngôn bất hủ này:

Cư An Tư Nguy có ý nghĩa là sống yên vui phải nghĩ đến lúc khó khăn.

Câu châm ngôn này còn có nghĩa là muốn có hòa bình thì phải chuẩn bị chiến tranh, cùng với ý nghĩa với câu chữ La Tinh: Si Vis Pacem Para Bellum.

Nhiều huyền thoại được đồn đại về Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Lam Sơn, ông từng tham gia vào quân đội Pháp Tự Do chống quân phát xít Đức tại các chiến trường ở Âu Châu, Bắc Phi và ngay ở chiến trường Viễn Đông, từ cấp Hạ Sĩ Quan trước năm 1945. Khi Quân Đội Quốc Gia Việt Nam mới chính thức thành lập, ông Lam Sơn Phan Đình Thứ được điều chuyển sang Quân Đội Quốc Gia, một trong những sĩ quan đầu tiên được phục vụ dưới lá Cờ Vàng Ba Sọc, biểu tượng của hồn thiêng sông núi Việt Nam.

Khóa 13 còn có một vinh dự in sâu vào tâm trí của tất cả SVSQ khóa 13 và khóa 14, chúng tôi được tham dự buổi lễ diễn binh vô cùng trọng thể Ngày Quốc Khánh 26.10.1962, cũng là Ngày Quốc Khánh cuối cùng của nền Đệ Nhất Cộng Hòa.

Ấn tượng mà cá nhân tôi luôn nhớ mãi cho tới bây giờ, cả 2 khóa 13 và 14 – khóa 13 giai đoàn II, khóa 14 giai đọan I, chúng tôi tập cơ bản thao diễn luôn mấy tháng, ngoài giờ đi học chiến thuật ở bãi tập hay tại trường bắn, hoặc lên lớp học lý thuyết về Quốc Sách Ấp Chiến Lược.

Tôi được tuyển chọn vào toán hầu kỳ của Khóa 13 và tôi cảm thấy rất vui và phấn khởi dù tập luyện rất vất vả, cực nhọc vì tôi được đứng hàng đầu thủ kỳ sẽ có cơ may được nhìn gần rõ ràng thấy gương mặt của vị Nguyên Thủ Quốc Gia Ngô Đình Diệm. Lúc bấy giờ tôi luôn mang kiếng cận thị mà các cán bộ bảo tôi hãy cất kiếng khi đi diễn hành. Thú thật tôi phải tập bỏ kiếng để nhìn thấy vật thể trước mặt, tương đối, mắt cũng quen dần dù không được rõ ràng bằng mang kiếng cận thị. May mắn cho tôi được thủ kỳ đứng đầu đội hình nên cơ hội thấy rõ Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng là điều mong ước của tôi.

Khi chiếc jeep mui trần, bên phải tài xế là Tổng Thống Ngô Đình Diệm – Tổng Tư Lệnh Quân Đội đứng thẳng người 2 tay vịn trên thành kiếng trước, đứng phía sau có Đại tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng và một vị Tướng Chỉ Huy Trưởng Buổi Lễ. Chiếc xe Tổng Thống sắp tới đơn vị chào kính có tôi thủ kỳ. Trong thâm tâm, tôi chuẩn bị trước, mắt sẽ mở thật to nhìn cho thật kỹ lần đầu tiên được nhìn tận mặt vị Tổng Thống Tổng Tư Lệnh Quân Đội mà tôi vô cùng kính trọng. Xe lần lần lăn bánh từ 20 mét , 15 mét, 10 mét, 5 mét, mắt tôi tự nhiên chớp khép lại, chỉ mới thấy cái nốt ruồi trên mặt của Tổng Thống hình như có ánh sáng. Thế thì khi Tổng Thống đi ngang trước mặt tôi chừng hơn 1 mét rưỡi, rất gần là lúc tôi sẽ thấy Ngài rõ nhất, nhưng tôi chỉ thấy lưng, bộ com lê trắng của Ngài và thấy phía sau của chiếc xe Jeep. Tôi tự trách mình và tiếc ngẩn ngơ, ngàn năm một thuở, mới có cơ may, rất gần Ngài để chiêm ngưỡng. Chúng ta hiểu rằng, những bâc thiên tử, đế vương hay Tổng Thống, Thủ Tướng hoặc những vị chỉ huy trực tiếp đều có cái uy lực, thần sắc làm cho chúng ta kính sợ, không dám nhìn thẳng mặt hoặc nhìn lâu?

Cái mà chúng tôi, SVSQ khóa 13, nhớ sâu sắc nữa là chúng tôi vừa học quân sự vừa học lý thuyết về Quốc Sách Ấp Chiến Lược rất căng. Từ trung ương, bộ sậu lý thuyết gia về chủ thuyết nhân vị, cần lao hay Quốc Sách Ấp Chiến Lược với những cấp lãnh đạo cao cấp như ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu, ông Tổng Trưởng Văn Hóa Trương Công Cừu, Bác sĩ Mật Vụ Trần Kim Tuyến, ông Tổng Trưởng Công Dân Vụ Ngô Trọng Hiếu và nhiều học giả, cán bộ cao cấp của cấp nhà nước đến thuyết giảng. Chúng tôi có bổn phận theo dõi ghi chép cẩn thận để còn có thi sát hạch chấm điểm, nhà trường cộng với các điểm khác tính điểm thứ hạng khi ra trường để mình tự chọn đơn vị. Đậu điểm hạng cao, chọn được chỗ mình vừa ý nhất hoặc có chữ thọ lớn…

Khóa 13 Thủ Đức cũng như khóa 16 Đà Lạt và khóa 3 Nha Trang là những khóa được đào tạo đầu tiên, chính quy nhất về Quốc Sách Ấp Chiến Lược để sau khi tốt nghiệp ra trường (theo tin đồn) được tung về xã ấp làm Trưởng Ấp Chiến Lược hoặc là Xã Trưởng hay những chức vụ nòng cốt ở nông thôn để vừa có văn có võ song toàn, vừa am tường về sách lược đấu tranh chính trị và sự ích lợi của Quốc Sách Ấp Chiến Lược nhằm bẻ gãy mọi mưu toan khuynh đảo lòng dân của các cán bộ cộng sản nằm vùng hay từ miền Bắc xâm nhập. Nhưng, dù được đặt tên là Khóa Ấp Chiến Lược mà chúng tôi khi tốt nghiệp ra trường đều được chọn lựa những đơn vị tác chiến hoặc những đơn vị yễm trợ hay tình nguyện đầu quân vào các đơn vị thiện chiến như Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến… Thấm thoát đã 50 năm trôi qua với dòng lịch sử dân tộc trải qua những giai đoạn chiến tranh khốc liệt, những giai đoạn trầm luân đau khổ khi cộng sản BV đã cưỡng chiến hoàn toàn nước VNCH từ tháng tư đen năm 1975. Nay, chúng tôi còn được sống trên đất nước Hoa Kỳ, một đất nước tuyệt vời về lòng nhân đạo, sự bao dung và là cái nôi tự do dân chủ, cũng là nước giàu mạnh nhất thế giới, đó là ân huệ sau cùng của cuộc đời chúng tôi.

Hàng triệu quân cán chính của chính thể VNCH có đầy đủ chính nghĩa mà lại bị những kẻ gian manh xảo trá cộng sản bắt giam cầm tù đày ải những nơi rừng thiêng nước độc, bao nhiêu người đã chết tức tưởi hay bị bệnh tật di lụy cho đến ngày nay. Chế độ cộng sản còn đày đoạ xua đuổi biết bao gia đình quân dân cán chính đi đến những vùng kinh tế mới đìu hiu nghèo nàn lạc hậu, cơm không có đủ ăn, quần áo không có đủ mặc. Mọi nhu cầu cho đời sống của con người trở lại thời kỳ đồ đá như cộng sản thường so sánh ví von, chúng muốn đày ải mọi ngưởi từng sống trong chế độ tự do sung túc VNCH phải chết lần chết mòn vì bệnh tất đói rét…

Khóa 13 của chúng tôi còn cái đáng nhớ nữa. Thời điểm Hoa Kỳ đấy mạnh viện trợ súng đạn, phương tiện chiến tranh tân tiến để giúp Quân Đội Việt Nam có thêm phương tiện bảo vệ bờ cõi, đất nước. Chúng tôi được thực tập chiến thuật tùng thiết ngồi trên những chiếc thiết vận xa M113 mới cáu cạnh vượt sông. Thời điểm này cũng là thời điểm mới bắt đầu dạy chúng tôi cách xuống lên phi cơ trực thăng khi các phi cơ này đổ quân vào mặt trận…

Những chiếc phi cơ trực thăng đầu tiên Hoa Kỳ viện trợ cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam là những loại trực thăng từng sử dụng ở chiến trường Triều Tiên vừa chấm dứt, được chuyển cho Việt Nam mà lúc bấy giờ chưa huấn luyện kịp phi công Việt Nam để lái những trực thăng cồng kềnh và chậm chạp đó, có tên gọi là H21. Hình chiếc trực thăng như trái chuối già, hai đầu và đuôi nhô cao hơn, ở giữa lõm xuống.

Một kỷ niệm nhớ đời, khoảng tháng 4 năm 1963. Trên chiếc trực thăng H21 có khoảng 8 chiến sĩ Việt Nam và 2 phi công Mỹ. Chúng tôi là những chiến binh của Trung Đoàn 33 BB từ căn cứ hành quân ở ven rừng U Minh Hạ – có tên gọi là Chà Là, trực thăng đưa chúng tôi ra Thị xã Cà Mau. Trực thăng sắp sửa vào phi trường Cà Mau, chúng tôi nghe tiếng bạch bạch và tiếng răng rắc càng lớn dần, phi công vội cho máy bay đáp khẩn cấp giữa ruộng, may quá, chỗ đáp cũng gần bến xe mới có quán cơm của bà Sáu Mập – một quán cơm với những món ăn đồng quê ngon số 1 của Thị xã Cà Mau. Chúng tôi được lệnh thoát thân khi máy bay vừa đáp được an toàn xuống thửa đất vừa cày xong. Chúng tôi chứng kiến chiếc trực thăng H21 bị gãy làm đôi. Cả 10 người đều bình an vô sự chỉ có hoảng vía khi trái chuối già này ì ạch nặng nề đáp đại xuống chạm đất cày tưng lên nghe một cái bựt.

Lúc ấy khoảng 12 trưa, cũng là giờ ăn trưa nên bụng cũng đói, chúng tôi lội bộ vào quán Bà Sáu Mập làm cho 1 bụng “phỉ tình nước non”, trong khi vừa ngồi ăn vừa chờ đợi xe hậu trạm của Trung Đoàn biết máy bay gặp nạn, do Cố vấn Mỹ báo, và được an toàn đang “tạm trú” trong quán cơm của Bà Sáu Mập.

Nói đến khóa 13 Thủ Đức mà thiên hạ sợ số 13 xui, nhưng thú thiệt, tôi đi đến đâu gặp con số 13 đều là con số lắc ky trong suốt cuộc binh nghiệp của tôi.

Nhân ngày Đại Hội của Liên Hội Cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức, diễn ra tại New Orleans – Louisiana 3 ngày 13, 14 và 15.04.2012, tôi viết vội những kỷ niệm đầu đời binh nghiệp của cá nhân tôi – Khóa 13 Ấp Chiến Lược để các bạn đồng môn các khóa khác biết qua 1 chút lịch sử và bối cảnh Khóa 13 năm 1962.

Đại gia đình Khóa 13 Ấp Chiến Lược của chúng tôi sắp có cuộc sum họp trùng phùng 50 năm mới có 1 ngày vui – ngày 29.07.2012 tại Nam California và hy vọng ngày đó là ngày vui trọn vẹn của Khóa 13 Ấp Chiến Lược.

Sacramento ngày 13.03.
Trần Văn Ngà – Cựu SVSQ Khóa 13 – Ấp Chiến Lược


Tin Quốc Tế Đó Đây**

Nắng Nóng Tại Ý Ðại Lợi: Người Cao Tuổi Sống Neo Đơn Là Nạn Nhân Chính, Năm Ngoái, Tại Âu Châu có Trên 60.000 Người Cao Tuổi Đã Thiệt Mạng!


(Hình: Một người đàn ông lấy nước ở đài phun nước để làm mát tại quảng trường Piazza di Spagna, Roma, Ý Ðại Lợi, ngày 21/6/2023.)

-Hôm 16/7/2023, thông tấn xã AFP cho biết tại Ý Ðại Lợi có 16 thành phố trong khắp cả nước bị đặt trong tình trạng báo động đỏ vì nắng nóng, nhiệt độ đo được là 36-37°C, nhưng nhiệt độ cảm nhận được lên tới gần 40 độ C.

Nắng nóng cao độ đặc biệt ảnh hưởng đến những người cao tuổi, vốn thường sống một mình. Năm 2022, vài chục ngàn người già tại Ý Ðại Lợi đã chết vì nắng nóng. Từ Roma, thông tín viên Eric Sénanque của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) giải thích:

“Cũng giống như vào thời Covid-19, đợt nắng nóng xảy ra tại Ý Ðại Lợi trong những ngày này đã làm nổi bật tình trạng dễ bị tổn thương của nhiều người cao tuổi tại đất nước này. Đó là nhhững người thường sống neo đơn một mình.

Do đó, để đối phó với cái nắng nóng cao độ, xã hội dân sự đang huy động lực lượng, chẳng hạn như cộng đồng Công giáo Saint Egidio, vốn từ nhiều năm nay vẫn tổ chức các chiến dịch để giúp đỡ những người cao tuổi. Ông Marco Impagliazo, người đứng đầu cộng đồng này nói: “Vấn đề khẩn cấp về nắng nóng không thể tách rời khỏi vấn đề về tình trạng sống cô độc. Những người già sống neo đơn hoặc có nguy cơ phải sống đơn độc ở đất nước chúng tôi tăng mỗi năm. Hiện nay, chúng tôi ước tính số người này lên đến 9 triệu người”.

Nếu như tại nhiều bệnh viện, các khoa cấp cứu đã chuẩn bị sẵn sàng để tiếp nhận các bệnh nhân bị yếu mệt hoặc mất nước, thì thách thức hiện nay là làm sao để có thể tiếp cận được những người già sống đơn độc. Ông Silvestro Scotti, Tổng Thư ký Liên đoàn Bác sĩ của Ý Ðại Lợi, giải thích: “Chúng tôi lo ngại về những người già 80-90 tuổi sống trên tầng 5. Thay vì đợi họ ở bệnh viện thì tốt hơn là đến tận nơi với họ”.

Tại nhiều thành phố ở Ý Ðại Lợi , các hiệp hội tích cực hành động, đi gõ cửa từng nhà để phân phát nước cho những người cao tuổi nhất.

Theo tạp chí Nature Medecine, năm 2022 tại Âu Châu có đến 60.000 người cao tuổi đã chết do nhiệt độ tăng quá cao. Gần 1 phần 3 số đó là người sống tại Ý Ðại Lợi ”.


Trung Quốc: Nắng Nóng Kỷ Lục, Gay Gắt Trên 52 Độ C


(Hình: Công nhân lát gạch vỉa hè lau mồ hôi trong khi làm việc dưới cái nóng thiêu đốt ở Bắc Kinh hôm 10/7/2023.)

-Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin cho hay hôm 16/7/2023, một thị trấn hẻo lánh ở miền Tây-Bắc khô cằn của Trung Quốc nóng tới hơn 52 độ C, lập kỷ lục cho một quốc gia mà mới sáu tháng trước phải vật lộn với thời tiết âm 50 độ C.

Nhiệt độ tại thị trấn Sanbao nằm ở vùng trũng Thổ Phồn, Tân Cương, hôm 16/7 lên tới 52,2 độ C, nhật báo Tân Cương của nhà nước đưa tin hôm 17/7. Nhiệt độ kỷ lục dự kiến sẽ kéo dài ít nhất 5 ngày nữa.

Nhiệt độ hôm 16/7 đã phá vỡ kỷ lục trước đó là 50,3 độ C ghi nhận hồi năm 2015 gần Ayding ở vùng trũng, một lưu vực rộng lớn gồm các cồn cát và các hồ nước khô cạn dưới mực nước biển hơn 150 mét.

Kể từ tháng 4, các nước trên khắp Á Châu đã hứng chịu nhiều đợt nắng nóng kỷ lục, làm dấy lên lo ngại về khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu nhanh chóng của các quốc gia này. Các chuyên gia khí hậu cho biết, mục tiêu duy trì sự hâm nóng toàn cầu dưới 1,5 độ C trong dài hạn đang vượt quá tầm với.

Nhiệt độ cao kéo dài ở Trung Quốc đã thách thức lưới điện và mùa màng, đồng thời gây lo ngại về khả năng lặp lại tình trạng hạn hán như năm 2022 vốn đã là nghiêm trọng nhất trong 60 năm.

Trung Quốc không xa lạ gì với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ mùa này qua mùa khác, nhưng sự thay đổi này ngày càng rộng hơn.

Vào ngày 22/1, nhiệt độ ở Mohe, một thành phố ở phía Đông-Bắc tỉnh Hắc Long Giang, đã giảm xuống âm 53 độ C, theo cục thời tiết địa phương, phá vỡ mức thấp nhất mọi thời đại trước đó của Trung Quốc là âm 52,3 độ C vào năm 1969.

Kể từ đó, những trận mưa lớn nhất trong một thập niên đã đổ bộ vào miền Trung Trung Quốc, tàn phá những cánh đồng lúa mì ở khu vực được coi là vựa lúa của nước này.

Hoa Kỳ và Trung Quốc trong tuần này đang tìm cách vực dậy những nỗ lực chống lại sự hâm nóng toàn cầu khi đặc phái viên về khí hậu của Hoa Kỳ John Kerry tới Bắc Kinh để hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc.


Nắng Nóng Kỷ Lục Vẫn Tiếp Tục Kéo Dài Khắp Bắc Bán Cầu


(Ảnh: Một người đạp xe trên một con đường nhỏ tại Frankfurt, Đức, vào lúc mặt trời mọc, ngày 8/7/2023.)

-Phía Bắc bán cầu hôm 17/7/2023 bước vào tuần mới với cái nóng ngột ngạt. Nhiệt độ ở một số vùng ở Âu Châu được dự kiến lên trên 40°C, báo động nắng nóng được thông báo ở nhiều nước. Trong khi tại Bắc Mỹ, nắng nóng và cháy rừng tiếp tục hoành hành.

Theo dự báo của bộ phận khí tượng của Không quân Ý Ðại Lợi , đầu tuần này nhiệt độ khu vực phía Tây nước Ý Ðại Lợi , trên Địa Trung Hải có ngày lên tới 48°C. Thủ đô Roma, sau khi đạt đỉnh 40°C hôm nay, ngày mai nhiệt độ có thể lên tới 42°C.

Sau một tuần ngột ngạt vì nắng, hôm nay cơ quan khí tượng Tây Ban Nha phát báo động màu cam (trước mức cao nhất) cảnh báo nhiệt độ có thể là 42°C trên một vùng rộng gần như khắp cả nước. Ngay trong ngày 17/7, nhiệt độ ở một số địa phương Như Catalunya, vùng Andalusia rất cao, từ 42 đến 44°C.

Vùng phía Đông-Nam Pháp, nhiệt độ dự báo cũng khoảng 40°C từ ngày hôm nay. Trong khi đó, tại Trung Quốc, kỷ lục về nhiệt độ ở vào thời gian giữa tháng 7 là 52,2°C được ghi nhận trong vùng Tân Cương hôm qua.

Tại Bắc Mỹ, cháy rừng vẫn tiếp tục hoành hành ở Gia Nã Ðại từ hàng tháng qua, thiêu trụi 10 triệu ha rừng của nước này. Còn ở Mỹ, không chỉ có nhiệt độ cao bất thường, đợt không khí nóng ngột ngạt đã kéo dài hơn 2 tuần nay trên khắp miền Nam đất nước và dự báo vẫn còn tiếp tục trong những ngày tới. Thông tín viên Loubna Anaki của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại New York tường trình:

“Liên tiếp 16 ngày, nhiệt độ lên tới 43° C, đôi khi cao hơn, thành phố Phoenix, tiểu bang Arizona, nghẹt thở. Cuối tuần qua, 80% các hoạt động của các nhóm cứu hộ ở thành phố này liên quan đến tình trạng nắng nóng. Mất nước, say nắng, mặt trời chiếu gay gắt. Trong 15 tiểu bang miền Nam và Tây nước Mỹ, các trạm khí tượng ghi nhận các kỷ lục nhiệt độ liên tiếp bị phá.

Từ tiểu bang Oregon đến Florida qua tới tiểu bang Nevada và Texas, gần 100 triệu người liên quan đến các báo động về hiện tượng cực kỳ nắng nóng.

Tuy vậy, nếu như nhiệt độ ở miền Nam và Tây tăng vọt thì ở phía Đông-Bắc Mỹ mưa đang gây những thiệt hại lớn. Tại tiểu bang Pennsylvania, mưa lớn đã gây ngập lụt bất ngờ. Hàng chục người bị kẹt trong xe trên đường gặp mưa tại Philadelphia. Ít nhất đã có 4 người chết và nhiều người bị mất tích trong đợt mưa lụt này”.


Tin Cộng Ðồng

Henry Kamm, Cây Bút Hết Lòng Đấu Tranh Cho Thuyền Nhân Việt

-Về khía cạnh lịch sử có liên quan đến Việt Nam, báo Le Monde tưởng niệm nhà báo Henry Kamm của báo New York Times, đã qua đời ở Paris cách đây hơn một tuần ở tuổi 98. Ông từng được trao giải thưởng danh giá Pulitzer năm 1978 nhờ những bài phóng sự về thuyền nhân Việt.

Năm 15 tuổi, Henry Kamm đã phải cùng mẹ chạy trốn Đức Quốc xã. Nhập quốc tịch Mỹ năm 1943, ông vào quân đội và tham gia giải phóng Bỉ, Pháp, sau đó trở về học Đại học và vào làm nhân viên văn phòng tòa soạn New York Times. Dần dà trở thành một cây bút tên tuổi, Henry Kamm được bổ nhiệm làm Trưởng văn phòng tờ báo tại Tokyo năm 1977, lúc bắt đầu bi kịch thuyền nhân, những người Việt chạy trốn chế độ Cộng sản trên những chiếc tàu mong manh. Trước thái độ thờ ơ hay thù địch của các nước láng giềng, họ lang thang trên biển hết cảng này đến cảng khác mà không được cho vào bờ.

Nhà báo Kamm nằm trong số những người đầu tiên cảm nhận được thảm kịch. Không nghe lời cấp trên, ông sang Đông Nam Á cùng với người phiên dịch là một phụ nữ Việt gặp ở Tokyo, sau này trở thành bạn đời của ông. Những bài phóng sự xúc động của Henry Kamm đã mở mắt cho nhiều người ở Hoa Kỳ và các nước Đông Nam Á khác về thảm họa, qua lời kể của hàng trăm "boat people". Những con người đi tìm tự do, chịu đựng đói khát và nguy cơ mất mạng trên biển nhưng bị thế giới quay lưng, khiến ông nhớ lại thái độ của các chính phủ Âu Châu đối với người tị nạn Do Thái trong quá khứ.

Trước đó vào năm 1969, ông cũng là người đầu tiên theo đuổi cùng với nhà báo điều tra Seymour Hersh về vụ Mỹ Lai. Henry Kamm cho xuất bản cuốn "Dragon Ascending: Vietnam and the Vietnamese" (Con rồng thăng thiên: Việt Nam và người Việt) năm 1996. Báo Le Monde nhận thấy tuy chiến tranh Việt Nam được đưa tin rộng rãi vào thời đó, nhưng ít có nhà báo nào thực sự thương cảm sâu sắc cho đất nước bị tàn phá này như ông. Cây bút bình luận nổi tiếng Nicholas Kristof của báo New York Times viết: "Henry Kamm đã đưa báo chí nhân văn lên đến tuyệt đỉnh".


Mỹ Điều Máy Bay và Chiến Hạm Đến Vùng Vịnh Để Răn Đe Iran và Bảo Vệ Tàu Hàng


(Hình: Chiến đấu cơ F-35 của Không quân Hoa Kỳ tại căn cứ Không quân Yelahanka ở Bengaluru, Ấn Độ, ngày 16/2/2023.)

-Hôm 17/7/2023, Hoa Kỳ thông báo khai triển một khu trục hạm và nhiều chiến đấu cơ F-35 và F-16 trong các vùng biển khu vực Trung Đông để răn đe và đề phòng Iran bắt giữ các tàu chở hàng ngoại quốc qua vịnh Oman và eo biển Ormuz.

Thông tấn xã AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, Sabrina Singh hôm qua cho biết, "ngày 5/7, một chiến hạm Iran đã định giữ trái phép hai tàu chở hàng trong eo biển Ormuz và vịnh Oman" và quân đội Iran đã bắn vào một trong nhiều tàu chở dầu.

Bà Sabrina Singh thông báo, "trước mối đe dọa liên tiếp như vậy, phối hợp với các đối tác và và đồng minh của chúng ta, bộ (Quốc Phòng) quyết định tăng cường sự hiện diện và khả năng giám sát trong vùng eo biển và vùng biển lân cận".

Viên chức Quốc Phòng Mỹ kêu gọi Teheran "chấm dứt ngay lập tức các hành động làm mất ổn định, đe dọa tự do thông thương qua con đường hàng hải chiến lược này".

Thứ Sáu tuần trước, một viên chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đề cập đến việc Hoa Kỳ đã điều đến vùng Vịnh một máy bay được trang bị những khí tài có khả năng ứng phó nhanh với các vụ tấn công, bắt giữ tàu hàng.

Publicité

Hồi đầu tháng 7, Hải quân Mỹ cho biết đã đối mặt với vụ Iran bắt giữ hai tàu chở dầu trong hải phận quốc tế của vịnh Oman.

Cuối tháng Tư năm nay, quân đội Iran đã bắt giữ trong vịnh Oman một tàu chở dầu mang cờ hiệu quần đảo Marshall đang trên đường tới Mỹ. Một tuần sau đó, một tàu hàng mang cờ hiệu Panama khi đi qua eo biển Ormuz cũng đã bị phía Iran bắt giữ.

Từ khi Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận quốc tế về nguyên tử Iran năm 2018, trở lại trừng phạt Teheran, những sự việc như vậy liên tục xảy ra trong vùng Vịnh, một tuyến đường hàng hải quan trọng cho chuyên chở dầu của thế giới.


Nga Tấn Công Hàng Loạt Các Thành Phố Miền Nam Ukraine


(Hình: Mảnh vỡ của phi đạn liên lục địa Kalibr bên trong một tòa nhà bị tấn công ở Odessa, Ukraine, ngày 18/7/2023.)

-Vài tiếng đồng hồ sau khi Thỏa thuận Ngũ cốc Ukraine hết hạn, nhiều thành phố phía Nam Ukraine, đã bị tấn công trong đêm 17-18/7/2023. Chính quyền Kyiv cho biết, tổng cộng 36 drone Shahed và 6 phi đạn Kalibr đã tấn công miền Nam Ukraine, đa số đã bị bắn hạ. Tại Odessa, nhiều cơ sở hạ tầng ở cảng Biển Đen đã bị hư hại bởi phi đạn Nga.

Trong đêm thứ Hai, rạng sáng thứ Ba, theo thông tấn xã AFP, còi báo động phòng không vang lên khắp các thành phố phía Nam Ukraine, từ Odessa, Kharkiv, Kherson hay Zaporijjia. Riêng tại Odessa, thành phố có 3 cảng biển nằm trong danh sách các cảng được xuất cảng ngũ cốc Ukraine theo thỏa thuận vừa hết hạn ngày hôm qua. Theo thông cáo từ Bộ chỉ huy tác chiến miền Nam Ukraine, "6 phi đạn bắn từ Biển Đen nhắm vào Odessa", đã bị lực lượng phòng không tiêu diệt, nhưng mảnh vỡ và sóng xung kích đã làm hư hại hạ tầng cảng và một số tòa nhà ở thành phố cảng. 21 drone Shaheh-136 có gắn chất nổ cũng đã bị phá hủy trong vùng Odessa.

Trên Telegram, chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Andrii Iermak cho rằng các cuộc tấn công này là một bằng chứng khác cho thấy Nga muốn đe dọa "cuộc sống của 400 triệu người ở những quốc gia phụ thuộc vào nguồn lương thực mà Ukraine xuất cảng".

Cũng trong đêm thứ Hai, sáng thứ Ba, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng phòng không đã bắn hạ 28 drone Ukraine tại bán đảo Crimea mà Nga sáp nhập vào năm 2014.

Sự việc xảy ra sau khi Ukraine tấn công cầu Kerch, nối bán đảo Crimea với đất liền Nga. Ngay sau đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu tăng cường biện pháp bảo đảm an ninh đối với cây cầu chiến lược này. Nguyên thủ Nga cho biết 2 người đã thiệt mạng và một người bị thương trong vụ tấn công "khủng bố" vào cầu Crimea mà Ukraine chỉ đạo, và đe dọa đáp trả.

Kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược vào Ukraine, bán đảo Crimea thường xuyên bị tấn công bằng drone Không quân và Hải quân. Nơi đây là căn cứ hậu phương tiếp viện cho lực lượng Nga để tiến hành "chiến dịch đặc biệt" ở Ukraine.


Cộng Đồng Quốc Tế Lên Án Nga Đình Chỉ Thỏa thuận Ngũ cốc Ukraine


(Hình: Ngũ cốc sau thu hoạch ở vùng Odessa, Ukraine, ngày 23/6/2022.)

-Việc Mạc Tư Khoa từ chối gia hạn thỏa thuận về xuất cảng ngũ cốc Ukraine ngay lập tức đã gây ra những phản ứng lo ngại và phẫn nộ ở khắp nơi.

Đại diện ngoại giao của nhiều nước lên án hành động của Nga là "bắt chẹt", "tàn ác" và "không thể chấp nhận được". Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, người đã nỗ lực dàn xếp để cứu Thỏa thuận Ngũ cốc đã phản ứng gay gắt trước quyết định của Ðiện Cẩm Linh. Thông tín viên Carine Nooten của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại New York tóm lược:

Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna lên án Nga "bắt chẹt". Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, bà Linda Thomas-Greenfield thì đánh giá đây là "một hành động tàn ác mới" của Mạc Tư Khoa. Với Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres thì đây là sự lăng nhục. Ông đã đấu tranh để tránh cho Nga khỏi các trừng phạt của phương Tây và cũng hiểu rằng việc ngừng Thỏa thuận Ngũ cốc sẽ làm cho việc phân phối viện trợ nhân đạo trở nên phức tạp.

Ông nói: "Những người đang khó khăn ở khắp nơi và các nước đang phát triển không có sự lựa chọn. Hàng trăm triệu người đang phải đối mặt với nạn đói và người tiêu dùng trên toàn thế giới đang lo đối phó với khủng hoảng giá cả sinh hoạt. Họ sẽ phải trả giá đắt. Quyết định của Nga hôm nay là đòn đánh vào nhu cầu của mọi người trên khắp thế giới".

Thị trường đã có phản ứng, giá lương thực thực phẩm, hôm qua ngay lập tức đã tăng, trong khi nhờ có Thỏa thuận Ngũ cốc, từ tháng 03/2022, giá các mặt hàng này đã giảm 23%.

Tuần trước, ông Antonio Guterres đã viết thư cho Tổng thống Vladimir Putin và đề nghị một chi nhánh chính của Ngân hàng Nông nghiệp Nga, đang bị trừng phạt, được kết nối lại với hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Liên Hiệp Âu Châu cũng đã đồng ý. Nhưng thổng thống Nga thậm chí đã không trả lời.


Tổng Thống Ukraine Kêu Gọi Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ Bảo Vệ Thỏa thuận Xuất cảng Ngũ cốc



(Hình: Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky (trái) và đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 8/7/2023.)

-Trong lúc Nga từ chối triển hạn Thỏa thuận Xuất cảng Ngũ cốc qua Biển Đen, hết hiệu lực vào lúc 9 giờ tối, giờ quốc tế, ngày 17/7/2023, Tổng thống Ukraine khẳng định cần bảo vệ thỏa thuận này vì lợi ích "của toàn thế giới", bất kể Nga tham gia hay không.

Phát ngôn viên của phủ Tổng thống Ukraine, ông Serhi Nykyforov, cho biết nhiều doanh nghiệp, công ty vận tải biển đã khẳng định, "nếu chính quyền cho phép, và nếu Thổ Nhĩ Kỳ để họ ra khơi, tất cả sẵn sàng tiếp tục tham gia xuất cảng ngũ cốc". Từ Kyiv, thông tín viên Emmanuelle Chaze của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết thêm:

"Phản ứng từ phía Tổng thống Ukraine Zelensky, muốn triển hạn thỏa thuận này, là điều đáng chú ý. Tổng thống Ukraine nhắc đến quyền của các châu lục liên quan đến xuất cảng ngũ cốc Ukraine, và vấn đề an ninh lương thực. Ông Zelensky nhắc lại rằng việc không triển hạn thỏa thuận này sẽ gây tác động rất tiêu cực đến cân bằng trên quy mô toàn cầu. Đối với Kyiv, Phi Châu, Á Châu, Âu Châu có quyền được hưởng sự ổn định về nguồn cung thực phẩm.

Tổng thống Zelensky nhắc lại rằng tổng cộng đã có 33 triệu tấn lương thực Ukraine được xuất cảng, nhờ thỏa thuận có hiệu lực từ tháng 7 năm 2022. Lãnh đạo Ukraine cho biết đã tiếp xúc với Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayip Erdogan, để đề xuất một giải pháp ba bên, tức là tiếp tục Thỏa thuận Xuất cảng Ngũ cốc qua Biển Đen, cùng với các nội dung như trước, nhưng không có sự tham gia của Nga. Tổng thống Ukraine khẳng định: "Chúng tôi không sợ hãi". Kyiv sẵn sàng để tàu thuyền tiếp tục xuất cảng, và cùng lúc đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ làm tương tự".

Về phía Nga, phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh, ông Dmitry Peskov, khẳng định việc thỏa thuận nói trên bị đình chỉ hoàn toàn không liên quan đến vụ cầu Kerch bị tấn công hôm qua. Lý do chính chỉ là xuất cảng ngũ cốc và phân bón của Nga, được quy định trong thỏa thuận, bị cản trở. Ông Dmitry Peskov cho biết thêm, Nga sẽ trở lại với thỏa thuận này "ngay lập tức", nếu cản trở được dỡ bỏ.


Pháp Cải Tổ Nội các Nhưng Không Thay Thủ Tướng


(Hình: Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne (trái) và Tổng thống Emmanuel Macron tại Paris, Pháp, ngày 14/7/2023.)

-Hôm 17/7/2023, điện Elysée thông báo giữ nguyên vị trí Thủ tướng của bà Elisabeth Borne và tiến hành cải tổ Nội các, với khoảng một chục Bộ trưởng sẽ ra đi.

Tối 17/7, phủ Tổng thống Pháp xác nhận sẽ không thay đổi chức Thủ tướng của bà Elisabeth Borne là để "duy trì sự ổn định". Ngay sau thông báo này, bà Borne cho biết mong muốn thay đổi Nội các chính phủ, thay thế một số Bộ trưởng và sẽ gửi danh sách này lên Tổng thống Emmanuel Macron trong tuần này.

Theo bình luận của hãng tin AFP, Tổng thống Pháp quyết định giữ bà Borne tiếp tục làm Thủ tướng vì "không có lựa chọn nào khác". Ngoài ra, nếu thay Thủ tướng vào lúc này, thì chẳng khác nào muốn nói rằng Thủ tướng Borne phải chịu trách nhiệm một phần nào đó về các vụ bạo động cuối tháng Sáu vừa qua.

Vào ngày 22/03, trên kênh truyền hình TF1 và France 2, Tổng thống Macron đã ám chỉ đến tương lai của vị trí Thủ tướng của bà Elisabeth Borne. Theo Le Monde, bà Borne bị cho là người phải chịu trách nhiệm về thất bại trong các cuộc đối thoại với giới công đoàn liên quan đến luật cải cách hưu trí, nâng tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 64 tuổi.

Hồi tháng Tư, Tổng thống thống Emmanuel Macron đã thông báo kế hoạch 100 ngày để "hòa giải", đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bạo động và biểu tình phản đối luật cải cách hưu trí. 100 ngày đã kết thúc, báo chí Pháp nói về kết quả mơ hồ của kế hoạch (bao gồm ba nội dung chính: việc làm, công lý và trật tự của nền Cộng hòa và những tiến bộ để có cuộc sống tốt đẹp hơn).

Thông tấn xã AFP trích dẫn nhận định của tổng biên tập tạp chí Chính Trị và Quốc hội, Arnaud Benedetti, cho rằng việc bà Elisabeth Borne tiếp tục giữ vị trí Thủ tướng là một cách "để kéo dài kế hoạch 100 ngày của Macron", để có thêm thời gian. Ông Macron dự trù sẽ có bài phát biểu trước người dân Pháp vào ngày 23/7, trước khi công du châu Đại Dương.

Nhậm chức vào tháng 5/2022, vị trí Thủ tướng của bà Borne đã nhiều lần bị lung lay; đầu tiên là trong cuộc bầu cử Lập pháp cách nay hơn một năm, sau đó là vì các cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của phe đối lập ở Quốc hội vì bà sử dụng điều 49.3 của Hiến pháp để thông qua luật cải tổ hưu trí.


Liên Hiệp Âu Châu và Mỹ Châu Latinh Họp Thượng Đỉnh Lần Đầu Tiên Từ 2015



(Hình: Các nhà lãnh đạo của Liên Hiệp Âu Châu và Mỹ Châu Latinh tại hội nghị thượng đỉnh EU-CELAC ở Brussels, Bỉ, ngày 17/7/2023.)

-Liên Hiệp Âu Châu 27 thành viên và Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và vùng Vịnh Caribe (khối CELAC) bao gồm 33 nước, họp hai ngày 17/7 và 18/7/2023 tại Brussels. Âu Châu tăng cường đầu tư vào khu vực Mỹ Châu Latinh, đồng thời tìm kiếm sự ủng hộ của khối 33 nước trong việc lên án Nga xâm lược Ukraine.

Theo Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Layen, khoảng 45 tỉ Euro sẽ được đầu tư từ nay đến năm 2027, theo chương trình "Global Gateway", một kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng để đối trọng với "Các Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc". Khoảng 130 dự án được thông báo, bao gồm nhiều lĩnh vực như chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, chuyển đổi kỹ thuật số, đào tạo nghề, y tế, bao gồm sản xuất vắc-xin.

Khai thác kim loại hiếm phục vụ cho cuộc chuyển đổi sang kinh tế xanh là một lĩnh vực hợp tác chủ chốt. Theo thông tấn xã AFP, Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu cho biết Liên Hiệp Âu Châu và Á Căn Ðình đã ký một thỏa thuận khai thác kim loại hiếm, đặc biệt là lithium, cần cho sản xuất xe chạy điện. Liên Hiệp Âu Châu có kế hoạch ký với Chí Lợi hôm nay một thỏa thuận tương tự. Ba quốc gia Nam Mỹ, Á Căn Ðình, Chí Lợi và Bolivia được mệnh danh là "tam giác lithium", chiếm gần 56% trữ lượng toàn cầu.

Thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu – và khối CELAC dự kiến thông qua một tuyên bố chung. Thượng đỉnh gần như chắc chắn không đạt thỏa thuận về việc ủng hộ Ukraine chống xâm lược. Theo một số nguồn tin ngoại giao Âu Châu, quốc gia phản đối mạnh nhất là Nicaragua.

Theo Thủ tướng Ái Nhĩ Lan, Leo Varadkar, trong cuộc thảo luận tối thứ Hai 17/7, gần như tất cả các nước Âu Châu và khối CELAC đã sẵn sàng ký vào một văn bản ủng hộ rõ ràng Ukraine "trong cuộc chiến vì nền độc lập và tự do", ngoài một, hai nước phản đối dữ dội. Ngoại trưởng Chí Lợi Alberto van Klaveren đã "rất bất ngờ khi một số thành viên CELAC phản đối việc ra Nghị quyết về chiến tranh tại Ukraine, rõ ràng là một cuộc chiến xâm lăng".


Chuyện Lạ! Du Khách Mỹ Vượt Biên Vào Bắc Hàn!


(Hình: Binh lính canh gác giới tuyến quân sự phân chia hai miền Triều Tiên.)

-Một công dân Mỹ có lẽ đang bị Bắc Hàn bắt giữ sau khi vượt biên qua biên giới liên Triều trong một chuyến tham quan không được phép, Bộ Tư lệnh Liên Hiệp Quốc cho biết hôm 18/7/2023.

Du khách này đang đi tour đến Khu vực An ninh chung, ngôi làng biên giới trong khu phi quân sự ngăn cách hai miền Triều Tiên, nơi binh lính của cả hai phía canh gác.

Nhật báo Dong-a Ilbo của Nam Hàn, dẫn nguồn từ quân đội Nam Hàn, xác định du khách này là Travis King, quân nhân Mỹ với cấp bậc binh nhì.

Thông tấn xã Reuters không thể xác minh ngay lập tức danh tính của du khách này trong bản tin.

"Một công dân Mỹ trong chuyến tham quan Khu vực An ninh Chung đã vượt qua Đường phân giới quân sự vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên mà không được phép", Bộ Tư lệnh Liên Hiệp Quốc cho biết trên Twitter.

"Chúng tôi tin rằng anh ta hiện đang bị Bắc Hàn bắt giữ và đang làm việc với các đối tác của chúng tôi bên Quân đội Nhân dân Triều Tiên để giải quyết sự việc này", bản tin cho biết thêm.

Bộ Quốc phòng Nam Hàn cho biết họ chưa có bất kỳ thông tin nào về sự việc.

Hướng dẫn đi lại của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cấm công dân nước này đi vào Bắc Hàn 'do nguy cơ nghiêm trọng thường trực là công dân Mỹ sẽ bị bắt và bị giam giữ'.

Lệnh cấm được thực hiện sau khi sinh viên Otto Warmbier bị chính quyền Bắc Hàn bắt giữ khi đang đi du lịch theo đoàn đến nước này hồi năm 2015. Anh qua đời vào năm 2017, chỉ vài ngày sau khi được trả tự do và trở về Mỹ trong tình trạng hôn mê.


Nhật Bản-Trung Quốc Nối Lại Chương Trình Trao Đổi Giữa Sĩ Quan Trung Cấp


(Ảnh: Quốc kỳ Trung Quốc (phía trên) và lá cờ Nhật Bản.)

-Sau 4 năm gián đoạn, Tokyo và Bắc Kinh quyết định tiếp tục cử đoàn sĩ quan trung cấp thăm viếng quốc gia láng giềng theo một chương trình trao đổi có từ 20 năm nay. Theo đài Nhật NHK hôm 18/7/2023, đoàn 13 sĩ quan của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bắt đầu chuyến công tác 9 ngày tại Trung Quốc kể từ Chủ Nhật, 16/7.

Đoàn sĩ quan Nhật Bản đã thăm một trung tâm tư vấn của Quân đội Trung Quốc, có trụ sở tại Bắc Kinh. Đoàn Nhật đã có các trao đổi với các đồng nhiệm Trung Quốc. Một trung tướng, phó chỉ huy của Bộ Tham mưu liên hợp thuộc Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã tiếp đoàn. Đoàn sĩ quan Nhật có kế hoạch thăm một số cơ sở quân sự Trung Quốc tại Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông) và Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang).

Các trao đổi nói trên diễn ra theo chương trình do Quỹ Sasakawa vì Hòa bình tổ chức từ 20 năm nay, bị đình chỉ kể từ cuộc khủng hoảng 2019. Các giới chức Nhật cho biết, các chuẩn bị đang được tiến hành để đón đoàn Trung Quốc vào tháng 9 tới.

Giám đốc Quỹ Sasakawa vì Hòa bình, Adachi Itsu, khẳng định điều quan trọng là tạo ra một bầu không khí thuận lợi cho đối thoại mỗi khi có vấn đề nảy sinh trong quan hệ song phương.


Đức "Không Còn Ngây Thơ Trước Trung Quốc"

-Trên bình diện địa chính trị, 2 báo Les Echos và Le Monde cùng chú ý đến việc Đức có chiến lược cứng rắn hơn trước Trung Quốc. Chính quyền Đức vừa thông qua một tài liệu 64 trang, với mục tiêu giảm lệ thuộc vào Bắc Kinh tuy không cắt đứt với đối tác thương mại chủ chốt này.

Theo Ngoại trưởng Annalena Baerbock, văn bản này là "chiếc la bàn" về mối quan hệ, "Chúng ta thực tế, nhưng không ngây thơ". Tài liệu tố cáo Trung Quốc "cố tình dùng sức mạnh kinh tế để phục vụ các mục tiêu chính trị". Bá Linh "quan ngại" trước việc Bắc Kinh "gây ảnh hưởng đến trật tự quốc tế có lợi cho hệ thống độc đảng của mình", vi phạm nhân quyền, "đàn áp trong nước và hung hăng với bên ngoài".

Những vấn đề này lâu nay vẫn gây tranh luận tại Đức, nhất là sau tiết lộ về các trại cải tạo người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, căng thẳng với Đài Loan và mới đây là việc Trung Quốc ủng hộ Nga sau khi xâm lăng Ukraine. Vấn nạn gián điệp cũng được cảnh báo trong tài liệu công bố thứ Năm tuần trước.

Trong nội bộ liên minh cầm quyền, quan hệ với Bắc Kinh gây chia rẽ: Đảng Xanh của bà Annalena Baerbock và Bộ trưởng kinh tế Robert Habeck cứng rắn với Trung Quốc hơn là đảng SPD của Thủ tướng Olaf Scholz. Le Monde cho rằng đây là dấu hiệu "thức tỉnh" về địa chính trị của Bá Linh, ít nhất là quyết tâm chấm dứt việc để logic thương mại dẫn dắt mối quan hệ quốc tế của các nhà lãnh đạo.


Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Tiếp Henry Kissinger ở Bắc Kinh


(Hình: Ông Henry Kissinger năm nay đã tròn 100 tuổi.)

-Mỹ cần có phán đoán chiến lược lành mạnh trong việc đối phó với Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc nói trong cuộc gặp với nhà ngoại giao Mỹ kỳ cựu Henry Kissinger tại Bắc Kinh hôm 18/7/2023.

Trung Quốc đã cam kết xây dựng quan hệ Trung-Mỹ ổn định, có thể dự đoán và mang tính xây dựng. và hy vọng Hoa Kỳ có thể làm việc với họ để thúc đẩy sự phát triển quan hệ lành mạnh giữa quân đội hai nước, Bộ Quốc phòng dẫn lời ông Lý nói.

Phát biểu của ông Lý được đưa ra sau các chuyến công du Trung Quốc mới đây của các viên chức cấp cao Mỹ, bao gồm Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Tài chánh Janet Yellen, nhằm xoa dịu căng thẳng giữa hai siêu cường.

Các cuộc tiếp xúc này diễn ra trong bối cảnh đối thoại quốc phòng cấp cao giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn bị đóng băng và trên khắp Đông Á diễn ra tình trạng tăng cường khai triển quân sự.

Cuộc gặp của ông Lý với ông Kissinger đã giải thích về mối quan hệ Trung-Mỹ. Ông Lý nói 'một số người bên phía Mỹ đã không đi cùng hướng với phía Trung Quốc, dẫn đến quan hệ Trung-Mỹ lơ lửng ở mức thấp kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao", theo tuyên bố từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc.

"Chúng tôi luôn cam kết xây dựng quan hệ Trung-Mỹ ổn định, có thể dự đoán và mang tính xây dựng, và chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ làm việc với Trung Quốc để thực thi đồng thuận của nguyên thủ hai nước và cùng nhau thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và ổn định mối quan hệ giữa hai quân đội".

Ông Kissinger nói: "Mỹ và Trung Quốc nên loại bỏ những hiểu lầm, chung sống hòa bình và tránh đối đầu. Lịch sử và thực tiễn đã liên tục chứng minh rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều không đủ khả năng xem bên kia là kẻ thù".

Ông Kissinger, năm nay 100 tuổi, từng là Ngoại trưởng Mỹ và Cố vấn An ninh Quốc gia trong chính quyền của các Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford. Ông đóng vai trò ngoại giao chủ chốt trong việc bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Thịnh Ðốn và Bắc Kinh trong những năm 1970.


Đặc Sứ John Kerry: Hợp Tác Về Khí Hậu Có Thể Giúp Mỹ-Trung Thúc Đẩy Quan Hệ Song Phương


(Hình: Đặc sư khí hậu Hoa Kỳ John Kerry (trái) và lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 18/7/2023.)

-Lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tiếp đặc sứ khí hậu Hoa Kỳ John Kerry hôm 18/7/2023. Đặc sứ Mỹ bày tỏ hy vọng hợp tác về khí hậu "có thể là khởi đầu cho việc định nghĩa lại về quan hệ hợp tác song phương, về khả năng giải quyết các bất đồng".

Theo thông tấn xã AFP, trong cuộc gặp ông Vương Nghị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc sứ Mỹ hối thúc Trung Quốc hành động nhanh chóng hơn trong lĩnh vực khí hậu, bởi "khí hậu là một vấn đề toàn cầu, chứ không phải là một vấn đề song phương. Đây là một đe dọa đối với toàn nhân loại". Về phần mình, lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cũng khẳng định "hợp tác về khí hậu Trung-Mỹ đang tiến triển", tuy nhiên, để hợp tác được siết chặt, "cần phải có một quan hệ lành mạnh, ổn định và bền vững Trung-Mỹ".

Sau cuộc gặp với ông Vương Nghị, đặc sứ Mỹ John Kerry đã được Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (Li Qiang) tiếp. Nhân dịp này, đặc sứ khí hậu Mỹ một lần nữa nhấn mạnh đến tính cấp thiết của việc tăng cường hợp tác giữa hai nước để có thể "đạt được những tiến bộ ngay trước hội nghị Khí hậu của Liên Hiệp Quốc COP28, tháng 12 tới, tổ chức tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất".

Chuyến công du của đặc sứ khí hậu Mỹ diễn ra đúng vào lúc nhiệt độ tăng vọt tại nhiều nơi ở Bắc bán cầu, trong đó có Mỹ và Trung Quốc. Tại thung lũng tử thần ở California, hôm 16/7, nhiệt độ lên đến 53°C. Cùng ngày, nhiệt độ tại Tân Cương, Trung Quốc, có nơi lên đến 52,2°C.



(Hình: Phó Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức phát biểu trong cuộc họp báo ở Đài Bắc, Đài Loan, ngày 12/04/2023.)

-Đài Loan thông báo hôm 17/7/2023, Phó Tổng thống Lại Thanh Đức (William Lai) sẽ đến dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống Paraguay, và sẽ quá cảnh tại Hoa Kỳ. Ngay lập tức, Trung Quốc phản đối chuyến quá cảnh, trong khi đó, Hoa Thịnh Ðốn cho rằng Bắc Kinh không nên lấy cớ này để tiếp tục gây hấn với Đài Loan.

Paraguay là một trong những nước hiếm hoi tại Mỹ Châu La Tinh công nhận Đài Loan là một nước độc lập. Thông tin về chuyến thăm của Phó Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức đến quốc gia Nam Mỹ này được đưa ra 1 tuần sau khi Tổng thống đắc cử Antiago Pena đến Đài Bắc và khẳng định sẽ sát cánh cùng Đài Loan trong nhiệm kỳ 5 năm của ông.

Thông tấn xã AFP trích dẫn nhận định của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đài Loan Du Đại Lôi (Alexander Yui), cho biết chuyến thăm của ông Lại Thanh Đức vào ngày 15/08, là để cho thấy Đài Loan "coi trọng mối quan hệ ngoại giao với Paraguay".

Không chỉ với tư cách là Phó Tổng thống, ông Lại Thanh Đức cũng là ứng viên Tổng thống "sáng giá", thay thế vị trí của bà Thái Anh Văn trong lần bầu cử vào năm 2024. Khi quá cảnh tại Hoa Kỳ, thông tấn xã AFP cho rằng ông Lại Thanh Đức nhân dịp này, có khả năng sẽ thảo luận về chương trình tranh cử của mình với các đại diện Hoa Kỳ.

Chính phủ Trung Quốc, ngay trong ngày, đã lên tiếng phản đối chuyến quá cảnh này. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh khẳng định Trung Quốc phản đối "những chuyến thăm lén lút của những kẻ ly khai Đài Loan vì bất cứ lý do gì, phản đối tất cả các hình thức thông đồng của Hoa Kỳ để hỗ trợ những kẻ ly khai Đài Loan".

Đây cũng không phải là lần đầu tiên một lãnh đạo cấp cao của Đài Loan quá cảnh tại Hoa Kỳ khi đến thăm một số ít các nước còn có quan hệ ngoại giao với hòn đảo.

Vào đầu năm nay, chuyến quá cảnh của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tại Hoa Kỳ khi đến Guatemela và Belize đã khiến Trung Quốc phẫn nộ. Trung Quốc đã ngay lập tức đáp trả bằng các cuộc tận trận quân sự trong nhiều ngày xung quanh Đài Loan, mà Bắc Kinh vẫn luôn coi là một phần lãnh thổ của mình.

Về phía Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Antony Blinken thì cho rằng các chuyến quá cảnh này là chuyện rất bình thường và Trung Quốc không có lý do nào để "sử dụng chuyến quá cảnh này làm cái cớ để thực hiện các hành động gây hấn với Đài Loan".


Nga Tố Cáo Ukraine Tập Kích Cầu Crimea


(Hình: Ảnh chụp từ video do Ủy ban Điều tra Nga công bố vào ngày 17/7/2023, cho thấy các nhà điều tra làm việc tại một cây cầu nối bán đảo Crimea vào lãnh thổ Nga, bắc qua eo biển Kerch.)

-Hôm 17/7/2023, chính quyền Nga cáo buộc Ukraine tấn công cây cầu nối lục địa Nga với bán đảo Crimea, đồng thời cho biết vụ tập kích đã gây hư hại cây cầu và làm 2 người thiệt mạng.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova thông tin trên Mạng Xã hội Telegram: “Vụ tấn công hôm nay trên cầu Crimea do chế độ Kyiv thực hiện”. Về phần mình, một nguồn tin của mật vụ Ukraine SBU cho thông tấn xã AFP biết lực lượng đặc nhiệm và Hải quân Ukraine đã tiến hành vụ tập kích cầu Crimea bằng xuồng không người lái.

Những hình ảnh không kiểm chứng loan truyền trên Mạng Xã hội cho thấy một đoạn đường trên cây cầu bị nứt và nghiêng sang một bên, thanh chắn kim loại bị cong vênh. Chính quyền bán đảo Crimea cho biết giao thông đường bộ qua cầu bị tạm thời gián đoạn. Phần đường sắt không bị hư hại, giao thông đã trở lại bình thường ngay trong ngày.

Bán đảo Crimea là phần lãnh thổ của Ukraine đã bị Nga sáp nhập năm 2014, hiện là căn cứ hậu cần cho quân đội Nga để phục vụ chiến dịch quân sự tại Ukraine. Được khánh thành năm 2018, cây cầu dài 19 cây số, nối phần lục địa Nga với bán đảo qua eo biển Kerch. Hồi tháng 10/2022 một vụ đánh bom bằng xe gài thuốc nổ đã gây hư hại cầu. Mạc Tư Khoa đã cáo buộc mật vụ Ukraine đứng sau vụ tấn công này.

Về tình hình chiến sự tại Ukraine, Các cuộc giao tranh tiếp tục diễn ra ác liệt. Cuộc phản công của Ukraine vẫn khặp nhiều khó khăn. Kyiv hôm nay khẳng định đã giành lại thêm 18 cây số vuông lãnh thổ trong một tuần, trong đó có 7 cây số vuông xung quanh thành phố Bakhmut. Tuy nhiên các cuộc phản công của Ukraine đang vấp phải tuyến phòng thủ kiên cố của Nga với những bãi mìn dày kín cùng hỏa lực cực mạnh. Thông tín viên Emmanuelle Chaze của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Kyiv tóm lược tình hình:

Tại Ukraine, theo Thứ trưởng Quốc phòng Hanna Maliar, các cuộc giao tranh đang gia tăng cường độ ở phía Đông của đất nước, với các cuộc tấn công cực kỳ khốc liệt của Nga xung quanh Kupyansk ở khu vực Kharkov.

Mặt khác xung quanh Bakhmut, quân đội Ukraine đang cố gắng giữ các vị trí và hàng ngày giành lấn thêm lãnh thổ ở phía Nam. Đồng thời, lực lượng Ukraine phải kháng cự trước các cuộc tấn công liên tục vào các vị trí của họ ở phía Bắc thành phố.

Ở miền Nam, các cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn xung quanh Berdyansk và Melitopol, hai thành phố đang bị Nga chiếm đóng, và một lần nữa, theo Kyiv, quân đội Ukraine đã tiến hơn 1 cây số về phía Berdyansk. Mọi bước tiến của Ukraine đều gặp khó khăn do các bãi mìn của quân Nga cài kín trong vùng đất chiếm đóng.

Về phía dân thường, các cuộc oanh tạc của Nga hôm 16/7 đã khiến 2 người thiệt mạng ở vùng Donetsk, 7 người bị thương ở Kharkov, một phụ nữ thiệt mạng và 2 trẻ em bị thương ở vùng Kherson, nơi vẫn bị oanh kích nhiều lần trong ngày”.



Ðiện Cẩm Linh Thông Báo Ngừng Tham Gia Thỏa Thuận Về Xuất Cảng Ngũ Cốc Ukraine


(Hình: Nhân viên nhà máy ngũ cốc Comvex của Lỗ Ma Ni giám sát việc dỡ ngũ cốc của Ukraine ở cảng Constanta, Lỗ Ma Ni, ngày 21/6/2022.)

-Hôm 17/7/2023, Phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh tuyên bố, Thỏa thuận về xuất cảng ngũ cốc Ukraine “coi như chấm dứt”, tức là Nga ngưng tham gia vào thỏa thuận này. Tuy nhiên, ông Dmitri Peskov khẳng định Mạc Tư Khoa sẵn sàng quay trở lại thỏa thuận “ngay lập tức” một khi hội đủ các điều kiện do Nga đưa ra.

Sau thông báo của phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh, các hãng thông tấn Nga cho biết là Bộ Ngoại giao Nga cũng đã báo cho Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Liên Hiệp Quốc rằng họ không chấp nhận triển hạn thỏa thuận.

Qua trung gian của Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, vào tháng 07/2022, Nga và Ukraine đã đạt được thỏa thuận về xuất cảng ngũ cốc qua ngả Biển Đen cho dù đang có chiến tranh, nhằm tránh cho thế giới gặp khủng hoảng lương thực.

Sau khi được triển hạn hai lần, thỏa thuận Biển Đen sẽ hết hạn vào nửa đêm nay. Từ nhiều tuần qua, Mạc Tư Khoa vẫn tuyên bố là các điều kiện để triển hạn thỏa thuận vẫn không hội đủ. Phía Nga cho rằng xuất cảng ngũ cốc và phân bón của họ vẫn bị cản trở, cho dù không trực tiếp bị nhắm tới trong các lệnh trừng phạt mà phương Tây ban hành sau khi Tổng thống Putin phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine. Vào cuối tuần qua, Tổng thống Vladimir Putin cũng khẳng định rằng thỏa thuận Biển Đen đã không đạt được mục tiêu chính, tức là cung cấp ngũ cốc cho những nước nghèo nhất. Từ Mạc Tư Khoa, thông tín viên Jean-Didier Revoin của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:

“Từ nhiều tháng qua, Mạc Tư Khoa vẫn không xác định rõ ý định của họ khi được hỏi về việc triển hạn thỏa thuận xuất cảng ngũ cốc Ukraine. Trong những ngày gần đây, Ðiện Cẩm Linh tỏ ra dứt khoát hơn. Bất bình vì thấy phương Tây không làm đúng lời hứa, chính quyền Mạc Tư Khoa đã ra quyết định sáng nay: Kể từ đêm nay, thỏa thuận sẽ hết hiệu lực. Nhưng Ðiện Cẩm Linh đã nói ngay là phía Nga sẽ tuân thủ ngay lập tức toàn bộ các nghĩa vụ của mình nếu các điều khoản thuận lợi cho họ được thực thi.

Như vậy là Mạc Tư Khoa đã thực hiện lời đe dọa bằng cách đẩy quả bóng qua bên sân của phương Tây. Kể từ nay, phương Tây phải cho phép các tàu chở ngũ cốc và phân bón của Nga trung chuyển qua các cảng ở Biển Đen, bảo đảm an toàn cho các kiện hàng đó, hoặc để cho ngân hàng nông nghiệp của Nga Rosselkhozbank được kết nối trở lại với hệ thống thanh toàn toàn cầu SWIFT.

Một cuộc đọ sức mới vừa bắt đầu và đối với Nga, chính phương Tây phải chịu trách nhiệm về bế tắc, nhưng hoàn toàn có đủ phương tiện để giải quyết vấn đề”.

Hôm 17/7, một phát ngôn viên của chính phủ Đức đã kêu gọi Nga triển hạn Thỏa thuận xuất cảng ngũ cốc Ukraine. Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen thì “mạnh mẽ” lên án quyết định mà bà xem là “vô liêm sĩ” của Mạc Tư Khoa. Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm nay vẫn tin tưởng là Tổng thống Putin muốn tiếp tục thực hiện thỏa thuận này.


Liên Hiệp Âu Châu và Tunisia Ký Nghị định Thư “Đối Tác Chiến Lược” Về Kinh Tế và Chính Sách Di Dân


(Hình: Tổng thống Tunisia, ông Kais Saied bắt tay Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen, trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Hòa Lan Mark Rutte (trái) và Thủ tướng Ý Ðại Lợi

Giorgia Meloni, tại dinh Tổng thống ở Carthage, Tunisia, ngày 16/7/2023.)

-Hơn một tháng sau chuyến công du đến Tunis, ba nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu (EU) - Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu, Ursula von der Leyen, Thủ tướng Ý Ðại Lợi Giorgia Meloni, cùng Thủ tướng Hòa Lan Mark Rutte - trở lại Tunisia và ngày 16/7/2023 đã ký với Tổng thống Tunisia, Kaïs Saïed, một Nghị định thư với trọng tâm là hợp tác kinh tế và hồ sơ di dân quốc tế. Tunisie vốn là một ngả di dân vượt Địa Trung Hải vào Liên Hiệp Âu Châu.

Từ thủ đô Brussels của Bỉ, thông tín viên Pierre Benazet của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) giải thích:

“Nghị định thư ký kết giữa Liên Hiệp Âu Châu và Tunisia bao gồm các hợp tác khoảng một tỉ Euro. Theo Thủ tướng Hòa Lan Mark Rutte, văn bản này nhằm tạo tăng trưởng, việc làm và mở ra triển vọng tương lai cho Tunisie. Đây là một lập luận có trọng lượng vào thời điểm Tunisialâm vào cảnh nợ ngoại quốc trầm trọng và Tổng thống TunisiaKaïs Saïed từ chối các điều kiện hỗ trợ tài chánh của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mà ông coi là độc đoán.

Trong khi chờ Tunisia đáp ứng được các điều kiện để được hỗ trợ tài chánh, Liên Hiệp Âu Châu sẽ cấp khoản viện trợ ngân sách khẩn cấp lên đến 150 triệu Euro. Liên Hiệp Âu Châu cũng sẽ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, hàng không, kỹ thuật số hoặc du lịch với ý định giúp đỡ Tunisiathu hút các nhà đầu tư tư nhân.

Nhưng Liên Hiệp Âu Châu cũng hành động vì lợi ích của chính mình, chẳng hạn với khoản đầu tư 300 triệu Euro vào dự án kết nối điện ELMED, một tuyến cáp quang ngầm dưới đáy biển, để dẫn điện sang Ý Ðại Lợi . Và trên hết, trọng tâm là hồ sơ di dân với 100 triệu Euro từ quỹ của Liên Hiệp Âu Châu nhằm đấu tranh chống nạn buôn người, cải thiện việc kiểm soát biên giới hoặc đưa di dân trở lại điểm xuất phát nếu họ không được tiếp nhận vào Liên Hiệp Âu Châu”.


Khủng Hoảng Nợ Bao Trùm Hội Nghị Bộ trưởng Tài Chánh G20


(Hình: Bộ trưởng Tài chánh Hoa Kỳ Janet Yellen (trái) và Bộ trưởng Tài chánh Ấn Độ Nirmala Sitharaman phát biểu trước truyền thông, bên lề Hội nghị G20, tại Gandhinagar, Ấn Độ, ngày 17/7/2023.)

-Hôm 17/7/2023, hội nghị các Bộ trưởng Tài chánh và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của nhóm G20 khai mạc tại Ấn Độ với trọng tâm là tái cơ cấu nợ, cải cách các ngân hàng đa phương và chi phí cho đấu tranh chống biến đổi khí hậu. Mục tiêu nhằm hỗ trợ kinh tế thế giới đang chững lại.

Theo AFP, tại thành phố Gandhinagar thuộc tiểu bang Guajarat (Tây Ấn Độ) Bộ trưởng Tài chánh Ấn Độ, bà Nirmala Sitharaman chủ trì phiên khai mạc các cuộc thảo luận tại hội nghị, nhấn mạnh hội nghị sẽ bàn về các vấn đề chủ chốt của toàn cầu như củng cố các ngân hàng phát triển đa phương và thông qua hành động có phối hợp về vấn đề khí hậu.

Bộ trưởng Tài chánh Mỹ, bà Janet Yellen đề cập đến khai triển nỗ lực đối phó với tình trạng nợ nần chồng chất của các nước nghèo nhất thế giới, nhiều tiến bộ đã đạt được trong việc tái cơ cấu nợ cho Zambia mà bà đã thảo luận với Trung Quốc trong chuyên công du Bắc Kinh cách đây ít ngày.

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đồng thời là chủ nợ của nhiều nước nghèo ở Á Châu và Phi Châu.

Bên lề các cuộc thảo luận của G20, hôm Chủ Nhật (16/7), Bộ trưởng Tài chánh Mỹ cũng nhấn mạnh là bà hy vọng sớm tìm được giải pháp giải quyết nợ cho Ghana và Srilanka như trường hợp của Zambia.

Theo một viên chức Ấn Độ, nước chủ trì G20, Bắc Kinh không thấy có phản ứng mặn mà lắm đối với các vấn đề nợ của các nước nghèo.Tại hội nghị lần này, G20 cũng sẽ thảo luận về cải cách các ngân hàng phát triển đa phương, về quy định đối với tiền ảo và cấp bách tạo điều kiện cho các nước nghèo được tiếp cận nguồn tài chánh để hạn chế các hậu quả cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tuần trước, 138 nước đã thông qua thỏa thuận ban đầu về việc phân chia nguồn tiền thu từ thuế bảo vệ bầu khí hậu đánh vào các công ty đa quốc gia. Vấn đề tiếp theo là thực thi thỏa thuận.


Em Gái Kim Jong Un Cảnh Cáo Mỹ Chớ ‘Hành Động Dại Dột’


(Hình: Em gái của lãnh đạo Bắc Hàn, bà Kim Yo Jong, nói Mỹ nên tránh bất kỳ ‘hành động dại dột’ nào có thể gây nguy hiểm cho an ninh của mình.)

-Em gái của lãnh đạo Cộng sản Bắc Hàn, bà Kim Yo Jong, nói Mỹ nên tránh bất kỳ ‘hành động dại dột’ nào có thể gây nguy hiểm cho an ninh của mình, đồng thời từ chối đề nghị đàm phán và coi đó như một mưu đồ, hãng thông tấn nhà nước Bắc Hàn KCNA đưa tin.

Phát biểu của bà Kim được đưa ra sau khi Cố vấn An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan tuyên bố Hoa Kỳ vẫn lo ngại rằng Cộng sản Bắc Hàn sẽ thực hiện một vụ thử phi đạn-đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) khác, sau khi Bình Nhưỡng bắn một phi đạn ICBM ngoài khơi bờ biển phía Đông vào tuần trước.

“Mỹ nên chấm dứt hành động ngu xuẩn khiêu khích CHDCND Triều Tiên thậm chí bằng cách gây nguy hiểm cho an ninh của nước này”, bà Kim nói trong một tuyên bố do KCNA đăng tải.

Bà chỉ trích kế hoạch của Hoa Kỳ đưa một tàu ngầm phi đạn-đạn đạo có trang bị vũ khí nguyên tử đến thăm Nam Hàn và nói rằng những nỗ lực nhằm tăng cường ‘răn đe mở rộng’ như vậy sẽ chỉ đẩy Bình Nhưỡng ra xa bàn đàm phán.

Bà Kim, một viên chức quyền lực của đảng cầm quyền, cũng từ chối lời kêu gọi đàm phán vô điều kiện của Hoa Kỳ và nói rằng Hoa Thịnh Ðốn đã sai nếu tin rằng có thể giải trừ nguyên tử Bắc Hàn.

“Thật là mơ mộng khi Mỹ nghĩ rằng họ có thể ngăn chặn bước tiến của CHDCND Triều Tiên và hơn nữa, đạt được giải trừ quân bị không thể đảo ngược thông qua việc đình chỉ tạm thời các cuộc tập trận quân sự chung, ngừng khai triển các tài sản chiến lược và dỡ bỏ lệnh trừng phạt có thể đảo ngược”, bà Kim nói.

Bắc Hàn gần đây tố cáo các máy bay do thám của Mỹ bay qua vùng đặc quyền kinh tế của Bắc Hàn, lên án chuyến thăm của một tàu ngầm phi đạn liên lục địa chạy bằng năng lượng nguyên tử của Mỹ tới Nam Hàn và tuyên bố sẽ có các bước đáp trả.

Không có nhận xét nào: