Chỉ còn hơn một tuần lễ nữa, Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Người thương binh VNCH sẽ tưng bừng diễn ra tại San Jose! * Đây là một đại nhạc hội ngoài trời lớn nhất hải ngoại, với sự góp mặt của hơn 50 ca nghệ sĩ tên tuổi tại Hải ngoại, và ba ban nhạc nổi tiếng cả hai miền Nam Bắc California cùng phối hợp trình diễn! * Nhằm mục đích gây quỹ trợ giúp Thương phế binh VNCH, đang trong hoàn cảnh khốn khó tại quê nhà. * Từ 12 giờ trưa đến 8 giờ tối Chủ Nhật, 30 Tháng Bảy, tại sân vận động trường trung học Yerba Buena High School, 1855 Lucretia Ave., San Jose, CA 95122. * Giá vé đồng hạng $20, hiện có bán tại: Grand Century Mall, Ocean Supermarket Milpitas, Lion Plaza, và tại các hội đoàn.
–Chỉ còn hơn một tuần nữa thôi! Dam Jose sẽ tưng bừng với Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người thương binh VNCH, sẽ được tổ chức từ 12 giờ trưa đến 8 giờ tối Chủ Nhật, 30 Tháng Bảy, 2023 (tuần tới!) tại sân vận động trường trung học Yerba Buena High School, 1855 Lucretia Ave., San Jose, CA 95122.
Theo ban tổ chức cho biết, đây là một trong những đại nhạc hội ngoài trời lớn nhất hải ngoại! nhằm gây quỹ trợ giúp thương phế binh VNCH đang trong hoàn cảnh khốn khó tại quê nhà, mà hiện nay không còn cơ hội giúp họ nhiều. Vì ai cũng có tuổi!
(Hình: Poster Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Người thương binh VNCH tại San Jose.)
Chương trình sẽ có sự góp mặt của hơn 50 ca nghệ sĩ tên tuổi nhất Hải ngoại, và ba ban nhạc nổi tiếng cả hai miền Nam Bắc California phối hợp trình diễn.
Đài truyền hình SBTN sẽ trực tiếp truyền hình đi khắp các tiểu bang Hoa kỳ, Canada, và Úc.
Đại nhạc hội do Hội Tương Trợ Thương Phế Binh VNCH phối hợp với đài SBTN tổ chức.
Giá vé đồng hạng $20, có bán tại: Grand Century Mall, Ocean Supermarket Milpitas, Lion Plaza, và tại các hội đoàn cộng tác.
Chi phiếu yểm trợ xin đề: ĐNH CÁM ƠN ANH – Bắc Cali, và gởi về một trong hai địa chỉ sau đây: Ban Tổ Chức, PO Box 51099, San Jose, CA 95151 hoặc đài SBTN, PO Box 127, Garden Grove, CA 92842.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên lạc: Hoàng Kính (510) 798-7726, Tôn Nữ Phượng Cát (408) 823-8854, và Lê Văn Chính (510)207-6920.
THƯ MỜI HỌP
v/v Tổ Chức Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh - Người Thương Binh VNCH - Bắc Cali
Kính gởi: - Quý Tổ Chức, Hội Đoàn
-Quý Cơ Quan Truyền Thông Báo Chí
- Quý Chiến Hữu và Đồng Hương
- Quý Anh Chị Em Thiện Nguyện Viên
Kính thưa Quý vị,
Để chuẩn bị chu đáo cho việc tổ chức Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh - Người Thương Binh VNCH - Bắc Cali vào Chủ Nhật, ngày 30 tháng 7 năm 2023 sắp tới tại San Jose, chúng tôi trân trọng kính mời Quý vị bỏ chút thì giờ vui lòng đến tham dự buổi họp nhằm tường trình và kiện toàn công việc tổ chức.
• Thời gian: Chủ Nhật, ngày 23 tháng 7 năm 2023 – từ 9.30am – 12.30pm
• Địa điểm: Tully Library, 880 Tully Road, San Jose, CA 95111
Vì tính chất quan trọng của buổi họp, chúng tôi ước mong sự hưởng ứng tham dự đông đủ của Quý vị. Đặc biệt đối với các tổ chức, hội đoàn, các cơ quan truyền thông báo chí và các anh chị em thiện nguyện viên đã ghi danh hỗ trợ hoặc đã nhận nhiệm vụ đối với Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh -Bắc Cali như đã phổ biến qua thông báo trước đây.
Sự hiện diện của Quý vị không những để tiếp tay hỗ trợ và chia sẻ trách nhiệm với Ban Tổ Chức, mà còn thể hiện mối quan tâm đối với tình trạng anh em Thương Phế Binh đang trong hoàn cảnh khốn khó tại quê nhà.
Trân trọng,
San Jose, ngày 10 tháng 7 năm 2023
TM / Ban Tổ Chức
Hoàng Kính
ĐIện thoại liên lạc:
-Hoàng Kính: (510) 798-7726 - Lê Văn Chính (510)207-6920 - Tôn Nữ Phượng Cát: ( 408) 823-8854 – Hoàng Anh -Phương: (510)648- 9555 - Nguyễn Văn Tám: ( 408) 425 – 5924 - Lê Bá Nghê:: (408)464-5347 -- Bùi Phước Ty: ( 510)541-6500 - Đặng Thị Nhàn: ( 408)674-7794 - Hoàng Thưởng: (408) 219-4334 - Nguyễn Khắc Chương: (510) 499 -5823
Thông Báo Của Hội Ái Hữu Không Quân VNCH Bắc Cali
Kính chào quý Niên Trưởng và quý Chiến Hữu.
Mặc dù kỳ ĐNH này, chúng ta không có đủ nhân lực để yểm trợ, nhưng chúng ta có thể yểm trợ bằng hiện kim. Hiện giờ HAHKQ đã trích ra $200 và phần còn lại sẽ do sự hảo tâm đóng góp của quý chiến hữu.
Quý Niên Trưởng và Quý Chiến hữu, có thể gửi check or Zelle to Tiến cũng được:
Check xin ghi
RVNAF Vets Assn
Địa chỉ:
3455 Woodyend Ct
San Jose CA 95121
Zelle acct
Tiến sẽ tổng kết số tiền thu được và sẽ trao cho BTC trong ngày khai mạc ĐNH Cám Ơn Anh Bắc CA 2023
Update danh sách quý NT và các chiến hữu KQBC đã đóng góp yểm trợ cho ĐNH Cám Ơn Anh Bắc CA:
HAHKQ BC $200
NT Ng Đức Minh $100
CH Hoàng Đình Duyệt $100
CH Hồ Đắc Tiến. $100
NT Tony Đinh $500
CH Đoàn Thuấn $100.
CH Lê Văn Hải $200
………………………
Trân trọng cám ơn các mạnh thường quân và kính chúc quý NT và quý chiến hữu một cuối tuần vui vẻ và hạnh phúc bên người thân yêu.
Thân kính
Hồ Đắc Tiến.
Hoan Hô!
Cảm Tạ Quý Huynh trong Gia Đình KQ Bắc Cali,
Đã góp tay trong công tác nhân đạo đầy ý nghĩa này!
Trong tình “Huynh Đệ Chi Binh”,
Chúng ta đều là Người Lính VNCH!
Hoan Hô tinh thần “Không Bỏ Chiến Hữu, Không Bỏ Đồng Đội!”
Chúng ta không còn nhiều cơ hội để giúp những Anh Em TPB khốn khổ này đâu! Cùng chung tay! "Ba cây chụm lại, lên hòn núi cao!"
Đời Phế Binh!
Nào ai thấu hiểu cuộc đời phế binh.
Đêm đêm ngủ bụi ngủ bờ,
Áo không đủ mặc, cơm thời chẳng no.
Cơm chan nước mắt nhạt nhòa,
Dù đời tàn phế nhưng… tôi không tàn! (Vì còn Quý Chiến Hữu, Đồng Đội)
Có Ai Thấu Hiểu?
Tôi là người lính Việt không may
Xếp bút nghiên theo cuộc chiến dài
Nào ai đoán biết được ngày mai
Phần số Thương binh sau cuộc chiến!
Lết cuộc đời lê nẻo tương lai
Ngậm ngùi vợ con đà tan vỡ?
Ngẩng mặt nhìn đời ngày lại ngày
Ai ơi có thấu lời bi ai?
Tin Vui Trúng Lô An Ủi!
Về Giải Bóng Tròn Nữ Thế Giới (World Cup Nữ): Trận Đấu Lịch Sử, Người Việt Trong và Ngoài Nước Quan Tâm Nhất. Mọi Người Đã Thở Phào, vì Mỹ, Đội Vô Địch, Chỉ Thắng Việt Nam 3-0, Trong Trận Ra Quân Của Hai Đội Tối Hôm Qua.
*Trước Đó Báo Chí Quốc Tế Tiên Đoán, Ít Nhất Là 6-0! (vì Mỹ Đã Từng Thắng Thái Lan 13-0!) Ai Cũng Biết Chắc Chắn Là Thua, Nhưng Dừng Thua Quá Xa, Để Khỏi Mất Mặt! Giờ Thì Mọi Người Yên Tâm, Theo Dõi “Cuộc Chơi” Lớn Nhất Hành Tinh!
*Cũng Đỡ Phải Thấy Cảnh Quái Gở, Mừng VN Thắng, CSVN Cho Phép Phụ Nữ Cởi Truồng! Chạy Đầy Đường! (CS Mà, Chết Vẫn Nổ!)
-Đội tuyển Mỹ đã thắng Việt Nam 3-0 trong trận ra mắt tại Bảng E giải World Cup Nữ 2023 ở sân vận động Eden Park, Auckland, New Zealand, tối hôm qua, Thứ Sáu, 21 Tháng Bảy.
Diễn Tiến Trận Đấu:
Ngay từ phút 14 của trận đấu, tiền đạo Sophia Smith sút tung lưới thủ môn Kim Thanh, mở tỉ số cho Mỹ.
(Hình: Sophia Smith (số 11), người ghi bàn thắng đầu tiên cho Mỹ trong trận thắng Việt Nam 3-0 tại World Cup Nữ hôm Thứ Sáu, 21 Tháng Bảy.)
Phút 40, tiền đạo Trinity Rodman bị Hoàng Thị Loan phạm lỗi trong vòng cấm địa. Sau khi xem máy VAR, trọng tài cho Mỹ hưởng quả phạt đền.
Phút 44, tiền đạo Alex Morgan sút, thủ môn Kim Thanh bay về bên phải, nhưng bóng trúng chân Kim Thanh dội ra. Morgan nhào tới định đá bồi, nhưng bị một cầu thủ Việt Nam chặn lại, bóng đi hết sân, và Morgan bị thương.
Mỹ vẫn dẫn trước 1-0.
Phút 46 đá bù giờ, một lần nữa, tiền đạo Sophia Smith lại ghi bàn, nâng tỉ số lên 2-0 cho Mỹ.
Kể từ lúc này, các cầu thủ Mỹ tiếp tục dồn lên tấn công Việt Nam, nhưng tất cả đều bị thủ môn Kim Thanh, cản phá hoặc bắt được.
Trong trận này, về phía Việt Nam, phải nói thủ môn Kim Thanh là người chơi xuất sắc nhất.
Phút 77, trong một pha tấn công của Mỹ, hậu vệ Chương Thị Kiều chần chừ, để Sophia Smith đi bóng qua xuống sát cuối sân, gần khung thành Việt Nam, thủ môn Kim Thanh phóng người ra cản bóng, nhưng Sophia Smith đưa bóng ngược lại cho Lindsey Horan.
Trong khi đó, Kim Thanh chưa kịp lùi về khung thành trống, thế là thủ quân đội tuyển Mỹ sút bóng vào lưới, nâng tỉ số lên 3-0.
Và tỉ số này được giữ nguyên cho hết trận đấu.
Việt Nam thi đấu theo đội hình 5-4-1, như thường lệ, thủ môn Kim Thanh bắt chính.
Hoàng Thị Loan đá hậu vệ biên trái, còn nhiệm vụ ở cánh đối diện thuộc về Thu Thảo. Trần Thị Thu, Diễm My, và Thu Hương là bộ ba trung vệ của Việt Nam.
Hải Linh và Thái Thị Thảo chơi tiền vệ trung tâm.
Với đội hình như thế, huấn luyện viên Mai Đức Chung cho thấy rõ mục tiêu phòng ngự chắc chắn trước đội tuyển Mỹ.
Tuyết Dung thi đấu bên hành lang cánh trái còn Bích Thuỳ chơi ở cánh phải. Thủ quân Huỳnh Như chơi vị trí trung phong cắm trên hàng công.
Các cầu thủ Mỹ chơi áp đảo, kiểm soát gần như toàn bộ trận đấu, đối với các cầu thủ Việt Nam.
(Ảnh: Thủ môn Kim Thanh (số 14) vui mừng sau khi cản được trái phạt đền của tiền đạo Alex Morgan.)
Đội tuyển Mỹ từng bốn lần vô địch World Cup và là đương kim vô địch giải đấu. Mỹ cũng đang giữ vị trí số 1 thế giới, và được các chuyên gia thế giới nhận định là ứng viên số 1 cho ngôi vô địch World Cup 2023.
Còn đội tuyển Việt Nam chỉ mới lần đầu tiên trong lịch sử xuất hiện ở giải đấu lớn nhất thế giới.
Việt Nam nằm trong Bảng E cùng với Mỹ, Hòa Lan, và Bồ Đào Nha.
Việt Nam và Philippines là hai đội Đông Nam Á duy nhất dự World Cup Nữ năm nay.
Sau trận đấu với Mỹ, Việt Nam sẽ gặp Bồ Đào Nha vào ngày 27 Tháng Bảy tại sân vận động FMG Stadium Waikato, Hamilton, New Zealand.
Thành phần hai đội:
Việt Nam: Kim Thanh, Thu Thảo, Thu Thương, Diễm My, Trần Thị Thu, Hoàng Thị Loan, Tuyết Dung, Hải Linh, Thái Thị Thảo, Bích Thùy, Huỳnh Như.
Mỹ: Alyssa Naeher, Naomi Girma, Julie Ertz, Crystal Dunn, Emily Ann Fox, Savannah Marie Demelo, Lindsey Horan, Sophia Smith, Andi Sullivan, Trinity Rodman, Alex Morgan.
Tin Quốc Tế Đó Đây
Iraq: Người Biểu Tình Đốt Tòa Ðại Sứ Thụy Điển ở Baghdad
(Hình: Một người biểu tình giương chân dung của giáo sĩ Moqtada al-Sadr trước Tòa Ðại sứ Thụy Điển ở Baghdad, thủ đô của Iraq, ngày 20/7/2023.)
-Sáng sớm 20/7/2023, đông đảo người Iraq ủng hộ lãnh đạo tôn giáo Moqtada Sadr đã tập trung biểu tình trước Tòa Ðại sứ Thụy Điển ở Baghdad để phản đối một vụ đốt kinh Coran thứ hai, có thể đã diễn ra ở Stockholm. Vào khoảng 3 giờ sáng, họ đã đốt Tòa Ðại sứ. Cảnh sát đã sử dụng vòi rồng để giải tán đám đông. Hỏa hoạn được dập tắt nhưng hiện chưa rõ về quy mô thiệt hại.
Theo một thông tín viên của thông tấn xã AFP, những người biểu tình giương các cuốn kinh Coran và chân dung của Mohamed al-Sadr, một giáo sĩ có nhiều ảnh hưởng theo hệ phái Shia, và là cha của nhà lãnh đạo tôn giáo Moqtada Sadr nói trên để "lên án việc đốt kinh Coran" và "yêu cầu chính phủ Thụy Điển và chính phủ Iraq chấm dứt kiểu làm này". Sau nhiều tiếng đồng hồ căng thẳng, xô xát giữa người biểu tình và cảnh sát, tình hình ổn định trở lại vào buổi sáng.
Bộ Ngoại giao Thụy Điển xác nhận với thông tấn xã AFP là nhân viên Tòa Ðại sứ vẫn "an toàn". Ngoại trưởng Tobias Billström nhận định "chuyện xảy ra là hoàn toàn không thể chấp nhận được và chính phủ kịch kiệt lên án những vụ tấn công này". Đại biện Iraq tại Stockholm đã bị Bộ Ngoại giao Thụy Điển triệu lên phản đối.
Bộ Ngoại giao Iraq ra thông cáo ngày 20/7 "lên án mạnh mẽ" vụ đốt Tòa Ðại sứ Thụy Điển ở Baghdad, yêu cầu lực lượng an ninh "khẩn trương mở điều tra" và đưa ra những biện pháp cần thiết để xác định các thủ phạm, trừng trị họ theo đúng luật. Tuy nhiên, theo một thông cáo chính thức, được thông tấn xã AFP trích dẫn, Iraq đã ra lệnh trục xuất nữ Ðại sứ Thụy Điển.
Vụ tấn công vào Tòa Ðại sứ Thụy Điển tại Iraq diễn ra vào lúc cảnh sát Thụy Điển cho phép một cuộc tập hợp nhỏ tại Stockholm ngày 20/7. Một trong những người tổ chức, Salwan Momika, người Iraq tị nạn ở Thụy Điển, thông báo trên mạng Facebook là muốn đốt một cuốn kinh Coran và cờ Iraq trước Tòa Ðại sứ của nước này. Chính người này đã đốt vài trang kinh Coran hôm 28/06 trước đền thờ Hồi Giáo lớn nhất ở Stockholm vào đúng dịp lễ hiến sinh Aid al-Adha quan trọng. Cộng đồng quốc tế đã chỉ trích gay gắt hành động của Momika.
Nga Xem Các Tàu Chở Ngũ Cốc Ukraine ở Biển Đen Là "Những Mục Tiêu Quân Sự"
(Ảnh: Một góc cảng Odessa của Ukraine ngày 10/4/2023.)
-Hôm 19/7/2023, Nga thông báo sẽ coi mọi tàu chở ngũ cốc đi đến Ukraine qua Biển Đen là các mục tiêu quân sự, sau khi Mạc Tư Khoa quyết định rút khỏi thỏa thuận bảo đảm an toàn cho các tàu chở ngũ cốc tại khu vực này.
Trong khi đó, Tổng thống Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga cố tình gây tổn hại cho cơ sở hạ tầng xuất cảng ngũ cốc Ukraine, làm gia tăng rủi ro cho các nước vốn phụ thuộc nhiều vào nhập cảng lương thực. Cáo buộc được đưa ra sau khi Ðiện Cẩm Linh liên tục oanh kích thành phố Odessa, trung tâm trung chuyển ngũ cốc quan trọng nhất của Ukraine.
Kyiv đã kêu gọi các quốc gia khác trong vùng Biển Đen lên tiếng để bảo đảm an toàn cho các tàu chở hàng qua lại khu vực này. Ngoài ra, Ukraine cũng đề xuất tổ chức các tuần tra quân sự quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ để bảo đảm an ninh cho hoạt động xuất cảng ngũ cốc của nước này qua Biển Đen.
Từ Mạc Tư Khoa, thông tín viên Jean-Didier Revoin của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết thêm chi tiết:
"Sau các cuộc không kích nhắm vào cảng Odessa, phá hủy các kho chứa ngũ cốc, Mạc Tư Khoa hiện coi tất cả tàu thuyền hướng tới các cảng Ukraine ở Biển Đen đều là tàu quân sự, bất kể là tàu mang cờ nước nào. Đây là kết quả của việc không gia hạn thỏa thuận về xuất cảng ngũ cốc Ukraine, chấm dứt các hành lang phi quân sự hóa được thiết lập cách đây một năm.
Vladimir Putin đổ lỗi cho phương Tây đã để cho tình hình trở lại như trước, vì theo Tổng thống Nga, Mạc Tư Khoa đã tỏ ra hết sức kiên nhẫn, gia hạn thỏa thuận nhiều lần và đã hy vọng phương Tây thực hiện các điều khoản liên quan đến Nga.
Tổng thống Nga nhấn mạnh ông đang chờ đợi những hành động cụ thể về việc áp dụng tất cả các điều khoản liên quan đến Nga để nối lại đàm phán, chứ không phải những lời hứa mới. Ông nói thêm rằng Mạc Tư Khoa sẵn sàng thay thế số lượng ngũ cốc Ukraine xuất cảng và thậm chí cung cấp miễn phí cho các nước nghèo. Đây là cách mà Putin khiến phương Tây phải chịu trách nhiệm về tình hình đang xấu đi ở Biển Đen, đồng thời xóa bỏ mọi trách nhiệm của mình".
Nga Tập Trận Phóng Phi Đạn Chống Hạm Trên Biển Đen
(Hình: Cuộc tập trận tại Biển Đen hôm 21/7/2023. Ảnh do bộ Quốc Phòng Nga cung cấp.)
-Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng sau những lời đe dọa tấn công vào tàu hướng đến các cảng của Ukraine, Mạc Tư Khoa sáng 21/7/2023 loan báo một cuộc "tập trận" đã được lực lượng Nga tiến hành ở vùng Tây-Bắc Biển Đen, với phi đạn chống hạm đã được khai hỏa để bắn hạ một mục tiêu trên biển.
Trong thông báo Bộ Quốc phòng Nga khẳng định: "Dữ liệu đo đạc từ xa và video giám sát từ drone trên không đã xác nhận thành công của cuộc tập trận. Tàu mục tiêu đã bị cuộc tấn công bằng phi đạn phá hủy". Thông báo cũng nói thêm là lực lượng Không quân của hạm đội Nga, cùng với các chiến hạm, đã "thực hiện các hành động nhằm cô lập khu vực tạm thời cấm tàu bè qua lại" và "chặn bắt tàu".
Ngày 19/7, Mạc Tư Khoa cho biết kể từ ngày 20/7, mọi tàu đi qua Biển Đen để đến Ukraine bị coi là phương tiện có khả năng vận chuyển hàng quân sự và các quốc gia chủ nhân của tàu là bên tham chiến. Mạc Tư Khoa còn nói rõ là "một số khu vực ở phía Tây-Bắc và Đông-Nam của vùng biển quốc tế ở Biển Đen đã được xem là tạm thời không an toàn cho việc qua lại".
Chính quyền Ukraine đã phản ứng và tuyên bố rằng kể từ ngày 21/7, Kiev cũng coi bất kỳ con tàu nào ở Biển Đen hướng đến các cảng hoặc lãnh thổ bị chiếm đóng của Nga là phương tiện có khả năng chở hàng quân sự.
Căng thẳng đã gia tăng trở lại trên Biển Đen kể từ khi Nga hủy bỏ Thỏa thuận về Xuất cảng Ngũ cốc của Ukraine, vốn rất quan trọng đối với lương thực thế giới. Thỏa thuận này, được đàm phán dưới sự bảo trợ của Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc, cho phép các tàu chở ngũ cốc rời các cảng Ukraine thông qua các hành lang hàng hải được bảo vệ.
Ukraine Đã Bắt Đầu Sử Dụng Bom Chùm Do Mỹ Viện Trợ
(Ảnh: Cố vấn An ninh Quốc gia của Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan trong cuộc họp báo hôm 7/7/2023 về việc Mỹ cấp bom chùm cho Ukraine.)
-Hơn một tuần sau khi thông báo viện trợ bom chùm cho Ukraine, hôm 20/7/2023, chính quyền Mỹ cho biết quân đội Ukraine đã bắt đầu sử dụng loại vũ khí này trong cuộc phản công đẩy lùi quân xâm lược Nga.
Theo hãng tin AFP, trả lời báo giới, phát ngôn viên của Tòa Bạch Ốc John Kirby xác nhận quân đội Ukraine "đang sử dụng các vũ khí này một cách phù hợp. Họ sử dụng hiệu quả và điều này đang có tác động đến hệ thống phòng thủ của Nga". Hoa Thịnh Ðốn vẫn đang chờ thêm thông tin cập nhật từ quân đội Ukraine về hiệu quả của loại vũ khí này trên chiến trường.
Trên kênh truyền hình Mỹ CNN, tướng Ukraine, Oleksandr Tarnavsky cho biết việc có đủ đạn dược có thể làm "thay đổi hoàn toàn chiến trường". Trong khi đó, tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc trả lời phỏng vấn được phát hôm /7, khẳng định Mạc Tư Khoa dự trữ nhiều bom chùm, và sẵn sàng sử dụng nếu Kiev dùng đến loại vũ khí này.
Bom chùm khi nổ phát đi một số lượng lớn bom nhỏ, có thể không phát nổ ngay, trở thành hiểm họa lâu dài cho người dân, tương tự như mìn. Công ước Oslo năm 2008 cấm dùng vũ khí này. Anh, Pháp, Đức và nhiều đồng minh khác của Mỹ là thành viên của Công ước Oslo, nhưng Mỹ, Ukraine và Nga không tham gia.
Được Mỹ Bật Đèn Xanh Muộn Màng, F-16 Có Mang Lại Lợi Thế Cho Ukraine?
(Ảnh: Một chiến đấu cơ F-16 tại Vojens, Đan Mạch ngày 25/5/2023. Đan Mạch tham gia huấn luyện phi công Ukraine sử dụng F-16, và đang chuyển sang dùng F-35 sớm hơn dự kiến.)
-Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne được giữ lại và chuẩn bị cải tổ Nội các, Vladimir Putin phá hoại Thỏa thuận Ngũ cốc, chiến tranh Ukraine là các chủ đề được báo chí Paris đề cập nhiều hôm nay 19/7/2023. Le Figaro quan tâm đến sự kiện "Hoa Thịnh Ðốn bật đèn xanh cho việc giao chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine".
Kể từ tháng Tám, các phi công Ukraine sẽ được 11 nước đồng minh huấn luyện cách sử dụng.Theo chuyên gia Justin Bronk của RUSI, đây là dấu hiệu cam kết lâu dài của phương Tây. Việc đào tạo bắt đầu bằng các buổi học ngôn ngữ, rồi đến lý thuyết và thực hành, không chỉ dành cho phi công mà cả nhân viên bảo trì. Do có những thành phần độc hại như hydrazyne, việc bảo dưỡng rất chuyên biệt.
Tùy theo trình độ ban đầu của các phi công đã điều khiển MiG-29, có thể cần đến sáu tháng. Toàn bộ việc huấn luyện đều ở ngoại quốc, các chiến đấu cơ được đưa từ Âu Châu sang bằng cách tháo rời và sau đó lắp ráp lại ở Ukraine vào đầu năm 2024. Hòa Lan, Đan Mạch đang đẩy nhanh việc chuyển giao để thay thế bằng F-35. Một số nước trong "liên minh F-16" không sở hữu kiểu chiến đấu cơ này, nhưng cũng như xe tăng Leopard, có đến 25 quốc gia trên thế giới có F-16.
Justin Bronk giải thích, sở dĩ Hoa Kỳ đắn đo nhiều trước khi đồng ý chi viện, đó là do giá tiền F-16 quá mắc, hơn là sợ leo thang với Nga. Với cùng một số tiền, người Mỹ chủ trương gởi đạn pháo, hơn nữa hiệu quả của chiến đấu cơ chưa hẳn mang tính quyết định. Lợi ích của F-16 tùy thuộc vào vũ khí trang bị. Kyiv cần phi đạn tầm xa và chống radar, nhưng chỉ được giao nhỏ giọt, trong khi phòng không Nga hoạt động rất mạnh khiến phi cơ Ukraine phải bay thật thấp.
Hoa Kỳ đã viện trợ phi đạn HARM, nhưng vẫn chưa muốn giao những loại đời mới hơn như JASSM. Đối với Ukraine, vũ khí nào cũng quý. Một nguồn tin quân sự Pháp nhận xét, các chiến binh Ukraine hiện nay buộc phải tiến hành phản công trên bộ mà không được không lực yểm trợ, một điều mà chẳng có quân đội phương Tây nào chấp nhận.
Liên Âu Bàn Lập Quỹ 20 Tỉ Euro Hỗ Trợ Quân Đội Ukraine
-Hỗ trợ Ukraine có đủ vũ khí, đạn được về dài hạn là một mục tiêu của Ủy Ban Âu Châu.
Lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu Josep Borell, sau phiên họp các ngoại trưởng của khối 27 nước hôm 20/7/2023, thông báo Brussels đề nghị lập quỹ 20 tỉ Euro trong 4 năm để hỗ trợ quân đội Ukraine, như một phần của Cơ chế European Peace Facility (EPF). Nếu được thông qua, quỹ dự kiến đi vào hoạt động từ đầu năm 2024 tới.
Vấn đề này sẽ tiếp tục được thảo luận vào cuối tháng 8 trong phiên họp không chính thức của các Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu (EU) tại Tolède, Tây Ban Nha, dưới sự chủ tọa của Tây Ban Nha, Chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Âu Châu. Theo thông tấn xã AFP, hiện tại một số quốc gia châu Âu, trong đó có Hung Gia Lợi, có thể phản đối sáng kiến này.
Hôm 19/7, ông Mykhailo Podoliak, Cố vấn của Tổng thống Ukraine, cho biết để phá vỡ các tuyến phòng thủ của quân đội Nga, Ukraine cần từ 200 đến 300 xe bọc thép, trước hết là xe tăng", "khoảng 60 đến 80 phi cơ F-16" và "từ 5 đến 10 hệ thống phòng không Patriot" của Mỹ, hay SAMP/T của Pháp.
Wagner Huấn Luyện Lực Lượng Đặc Nhiệm Belarus: Ba Lan Sẵn Sàng Đối Phó Với Mối Đe Dọa
(Ảnh: Lính Belarus đang được Wagner huấn luyện tại Brestky gần biên giới Ba Lan.)
-Hôm 20/7/2023, Bộ Quốc phòng Belarus thông báo lính đánh thuê Wagner đã bắt đầu huấn luyện cho lực lượng đặc nhiệm của Belarus tại thao trường ở Brest, gần biên giới với Ba Lan, chỉ cách thủ đô Warsaw của Ba Lan khoảng 200 cây số.
Ba Lan cho biết họ theo dõi sát tình hình, không đánh giá thấp mối đe dọa, nhưng cũng không quá lo ngại, bởi từ lâu nay đã tăng cường lực lượng ở biên giới. Từ thủ đô Warsaw của Ba Lan, thông tín viên Martin Chabal của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình :
"Ba Lan không coi nhẹ mối đe dọa về sự hiện diện của đội quân Wagner ở Belarus, nhưng cũng không triển khai mọi phương tiện của họ ở biên giới với Belarus.
Warsaw muốn lường trước khả năng lực lượng lính đánh thuê Wagner tham gia vào các chiến dịch phối hợp hoặc các hành động khiêu khích nhắm vào Ba Lan. Chẳng hạn lính đánh thuê Wagner có thể giúp chính quyền Belarus đưa người tị nạn Trung Đông vượt biên sang Ba Lan. Đây là một hoạt động mà Nga và Belarus đã tiến hành từ vài năm nay nhằm gây bất ổn cho các nền dân chủ châu Âu.
Trong trường hợp kịch bản nói trên xảy ra, chính phủ Ba Lan muốn có khả năng phản ứng nhanh chóng. Đó là lý do tại sao vào cuối tháng 6 vừa qua, Warsaw đã điều thêm 500 cảnh sát đến biên giới với Belarus để đối phó với tình trạng ngày càng nhiều người tị nạn tìm cách vượt biên vào Ba Lan. Đây cũng là cách lường trước mối đe dọa từ các đợt huấn luyện quân sự của Wagner.
Ba Lan không mấy ngạc nhiên về các đợt huấn luyện này, bởi Warsaw trước đó đã bắt đầu củng cố biên giới dần dần từng chút một. Trong mọi trường hợp, Ba Lan cũng không lo sợ và không đẩy căng thẳng với Belarus gia tăng. Warsaw thấy rằng đợt huấn luyện quân sự lần này chính là nhằm gây áp lực tâm lý, nhưng Ba Lan muốn "tỉnh táo" và "bình tĩnh theo dõi" các hành động của Wagner".
Pháp: Lộ Tin Về Thành Phần Chính Phủ Mới
(Hình: Gabriel Attal, Bộ trưởng chuyên trách về Ngân sách, được chỉ định đứng đầu Bộ Giáo dục trong Nội các mới của Pháp, mà thành phần sẽ được công bố chính thức chiều 20/7/2023.)
-Trước thông báo chính thức của phủ Tổng thống vào chiều 20/7/2023, thành phần chính phủ mới đã được hãng tin AFP tiết lộ: Đương kim Bộ trưởng Ngân sách Gabriel Attal được chỉ định đứng đầu Bộ Giáo dục. Aurélien Rousseau, cựu chánh văn phòng của Thủ tướng Borne, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Y tế.
Cho đến sáng 20/7, Bộ trưởng Y tế mãn nhiệm François Braun tưởng là vẫn được giữ lại ở bộ này, nhưng rốt cuộc Tổng thống Emmanuel Macron quyết định chọn ông Aurélien Rousseau, 47 tuổi và là một nhân vật thân cận với nữ Thủ tướng Elisabeth Borne, thay thế. Theo giới quan sát, cử chỉ này nhằm xua tan những đồn đoán về xung khắc giữa Tổng thống Macron với Thủ tướng Borne.
Còn tại Bộ Giáo dục, Bộ trưởng Pap Ndiaye nhường chỗ cho ông Gabriel Attal, 34 tuổi, một nhân vật thân cận với Tổng thống Macron và hiện là Bộ trưởng Ngân Sách. Báo Libération nhận định, trong một năm đứng đầu bộ Giáo Dục, nhà sử học Pap Ndiaye đã tỏ ra rất "mờ nhạt" và không tạo được dấu ấn đáng chú ý nào.
Bộ Liên đới, ít được công luận biết đến hơn, cũng vừa đổi chủ. Ông Jean Christophe Combe nhường chỗ lại cho bà Aurore Bergé, hiện đang là Chủ tịch khối Dân biểu của đảng Renaissance ở Hạ viện.
Nội các mới sẽ họp hội đồng Bộ trưởng đầu tiên vào sáng mai tại điện Elysée.
Tân Tây Lan: Xả Súng ở Auckland Trong Ngày Khai Mạc World Cup Nữ
(Hình: Cảnh sát Tân Tây Lan đứng gác tại một con đường sau vụ xả súng tại Auckland, Tân Tây Lan, ngày 20/7/2023.)
-Một vụ xả súng ở trung tâm Auckland, Tân Tây Lan, khiến ba người thiệt mạng, bao gồm cả kẻ nổ súng, đã xảy ra hôm 20/7/2023, đúng ngày khai mạc Giải vô địch Túc cầu Nữ Thế giới 2023, khiến nhà chức trách thắt chặt an ninh cho giải đấu.
Từ Wellington, thông tín viên Richard Tindiller của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
Vào lúc Tân Tây Lan khai mạc Giải vô địch túc cầu nữ thế giới, hôm nay, một người đàn ông đã xông vào một tòa nhà đang xây dựng ở trung tâm thành phố Auckland sau 7 giờ sáng (giờ địa phương). Sau đó, người này đã nổ súng vào một số đồng nghiệp đang có mặt ở các tầng khác nhau của tòa nhà. Theo các công nhân, kẻ nổ súng là một nhân viên làm việc ở công trường này.
Cảnh sát và lực lượng đặc nhiệm đã nhanh chóng đột nhập vào tòa nhà và bắn hạ kẻ nổ súng. Sự việc diễn ra chỉ cách khu vực được bố trí cho cổ động viên vài mét.
Thủ tướng Chris Hipkins đã hủy bỏ các chuyến đi của ông để đến phát biểu tại Quốc hội. Ông khẳng định rằng đây là một hành động đơn lẻ và nó không đe dọa đến an ninh quốc gia. Ông cũng cho biết, đến thời điểm này, động cơ gây án của kẻ nổ súng vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Lễ khai mạc World Cup nữ và trận khai mạc trên sân Eden Park ở Auckland giữa Tân Tây Lan với Na Uy vẫn diễn ra theo kế hoạch. Tuy nhiên, nhà chức trách sẽ tăng cường an ninh cho World Cup này.
Trong trận khac mạc World Cup, đội tuyển chủ nhà Tân Tây Lan đã hạ các nữ tuyển thủ Na Uy với tỷ số 1-0.
Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Tiếp "Nhà Ngoại Giao Huyền Thoại" Kissinger
(Hình: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (P) tiếp ông Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, tại Nhà khách Điếu Ngư Đài ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 20/7/2023.)
-Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hôm 20/7/2023, đã tiếp cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, 100 tuổi, nhân vật được truyền thông Trung Quốc ca ngợi là "nhà ngoại giao huyền thoại" vì đã đưa Trung Quốc và Hoa Kỳ xích lại gần nhau trong những năm 1970.
Theo thông tấn xã AFP, cuộc gặp được truyền hình nhà nước Trung Quốc đưa tin, diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung đang ở mức thấp nhất, cho dù gần đây nhiều viên chức cao cấp của Hoa Kỳ tới thăm Trung Quốc.
Theo đài truyền hình nhà nước CCTV, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói với ông Kissinger: "Người dân Trung Quốc coi trọng tình hữu nghị và chúng tôi sẽ không bao giờ quên người bạn cũ của chúng tôi, cũng như những đóng góp lịch sử của ông trong việc thúc đẩy sự phát triển của quan hệ song phương và củng cố tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Điều đó không chỉ mang lại lợi ích cho cả hai nước, mà còn thay đổi thế giới".
Ông Tập Cận Bình cũng khẳng định rằng quan hệ Mỹ-Trung sẽ mãi mãi gắn liền với tên tuổi của Kissinger và người dân Trung Quốc sẽ luôn nhớ đến cựu Ngoại trưởng Mỹ.
Henry Kissinger từng bí mật tới Bắc Kinh vào tháng 7/1971 để nối quan hệ với Trung Quốc, mở đường cho chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Richard Nixon tới Bắc Kinh một năm sau đó. Việc Hoa Kỳ chìa bàn tay cho Trung Quốc đã chấm dứt sự cô lập của cường quốc Á Châu này và góp phần vào sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc trên thế giới, đặc biệt về mặt kinh tế.
Đất Lún Tại Bắc Kinh, 6 Tuyến Métro Bị ảnh Hưởng
(Ảnh: Tại một ga xe điện ngầm ở Bắc Kinh năm 2012.)
-Tạp chí National Geographic ấn bản tiếng Trung, hôm 18/7/2023, báo động 6 trong số hơn 20 tuyến metro tại Bắc Kinh đang bị "sụt lún".
Căn cứ vào một nghiên cứu của Đại học kỹ thuật Hồ Bắc và của Đại học Vũ Hán hồi năm 2022, các chuyên gia khẳng định đây là hậu quả của việc khai thác quá mức các nguồn nước ngầm trong khu vực và hiện tượng này đã kéo dài từ nhiều năm qua. Thông tín viên Stéphane Lagarde của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Bắc Kinh giải thích:
"Chậm nhưng đấy là tình thế không thể đảo ngược: Bắc Kinh đang bị sụt lún. Đây là điều đã có thể được báo trước. Trên thực tế, các chuyên gia đã theo dõi vấn đề này kể từ năm 1935. Nguyên nhân là khai thác quá mức các mạch nước ngầm. Theo các nghiên cứu, Trung Quốc đã hút 120 tỉ mét khối nước từ lòng đất, mức cao nhất trên thế giới. Mặc dù dân số tại thủ đô Bắc Kinh có phần giảm đi từ năm 2022, nhưng với 22 triệu dân sinh sống tại một khu vực được coi là khô cằn nhất, Bắc Kinh luôn trong tình trạng rất thiếu nước.
Thủ đô Trung Quốc đứng hạng 5 thế giới trong số những đô thị nghèo nhất về các nguồn nước ngọt. Bắc Kinh tuy nhiên đã có một số nỗ lực được truyền thông Trung Quốc hoan nghênh, chẳng hạn như công trình đưa nước từ các khu vực ở miền Nam lên miền Bắc. Nhờ vậy mà mực nước ngầm đã tăng lên được thêm đến 10 mét. Nhưng thành tích đó vẫn chưa đủ. Hiện tượng sụt lún đã tăng tốc.
Một công trình nghiên cứu của trường Đại học kỹ thuật Hồ Bắc cho thấy 6 trong số 15 tuyến metro ở Bắc Kinh (theo thông tin du lịch, Bắc Kinh có tổng cộng 24 tuyến metro) bị lún ở mức trung bình 5 milimét một năm. Hiện tượng này có nghiêm trọng không? Câu trả lời là có, bởi vì, do dưới sức nặng của các toa tàu, hiện tượng sụt lún lại càng tăng nhanh hơn. Nhưng đấy chỉ mới là dấu hiệu đầu tiên báo trước tai họa. Một số người bình luận trên các mạng xã hội cho là đã đến lúc cần thay đổi các thói quen về giao thông ở thủ đô Bắc Kinh".
Chính Trị Thái Lan: Thủ Tướng Mãn Nhiệm Kêu Gọi Hòa Dịu
(Hình: Những người ủng hộ đảng Tiến Bước (Move Forward) tập trung tại khu Tượng đài Dân Chủ trong một cuộc biểu tình ở Vọng Các, Thái Lan, ngày 19/7/2023.)
-Cả ngàn người dân Thái Lan đã phẫn nộ tập hợp tại thủ đô Vọng Các đêm qua, 19/7/2023, phản đối việc Quốc hội bác tư cách ứng viên Thủ tướng của Pita Limjaroenrat, lãnh đạo đảng Tiến Bước (Move Forward), đảng về đầu trong cuộc bầu cử hồi tháng 5/2023. Thủ tướng mãn nhiệm Paryut Chan O Cha, đã phải lên tiếng kêu gọi hòa dịu.
Theo lời phát ngôn viên của phủ Thủ tướng Thái Lan được thông tấn xã Reuters trích dẫn, tướng Chan O Cha "thông cảm" nỗi bất bình của những cử tri ủng hộ đảng Tiến Bước của ông Pita, song Thủ tướng mãn nhiệm kêu gọi mọi người "cùng nhau xây dựng một quốc gia dân chủ dưới sự dẫn dắt của hoàng gia". Trưa nay, Phó Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Pichet Chuamuangphan thông báo Quốc hội lưỡng viện sẽ họp lại vào tuần tới để bầu tân Thủ tướng, thay thế ông Paryut Chan O Cha.
Giới quan sát dự báo có nhiều khả năng đảng Pheu Thai (Vì nước Thái), về nhì trong cuộc bầu cử tháng 5, sẽ đề cử doanh nhân Srettha Thavisin, 60 tuổi, ra tranh ghế Thủ tướng. Đảng Pheu Thai, trong tay gia đình cựu Thủ tướng Thaksin, như vậy sẽ phá vỡ liên minh với đảng Tiến Bước của ông Pita. Từ thủ đô Vọng Các thông tín viên Carol Isoux của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
Họ tưởng đâu mộng đã thành. Sau cuộc bầu cử Quốc hội hôm 14 tháng 5, đảng cấp tiến Move Forward, được thành phần thanh niên ở thành thị ủng hộ, đã giành nhiều ghế nhất tại Quốc hội. Cuộc bỏ phiếu vừa qua được đánh giá là mang tính lịch sử. Thế rồi đảng này đã liên kết với Pheu Thái, đảng đối lập truyền thống chống quân đội và được thành phần cử tri ở nông thôn ủng hộ.
Thế nhưng các Thượng Nghị sĩ, do tập đoàn quân sự cầm quyền chỉ định, đã không tha thứ cho đảng Move Forward về chủ trương đòi cải tổ quân đội và cải tổ chế độ quân chủ, những vấn đề vốn được coi là bản sắc ở Thái Lan.
Sau khi Pita Limjaroenrat mất tư cách ứng cử viên Thủ tướng, đảng Pheu Thai, về nhì trong cuộc tuyển cử vừa qua, chẳng những tính đến chuyện đề cử một ứng viên ra tranh chức Thủ tướng, mà thậm chí thành lập một liên minh mới không có đảng cấp tiến của Pita. Cho dù về đầu trong cuộc bầu cử vừa qua, nhưng do thay đổi liên minh ở Quốc hội, Move Forward có thể trở thành một đảng đối lập.
Thái Lan: Đảng Tiến Bước Ủng Hộ Ứng Viên Thủ Tướng của Đảng Pheu Thai
(Hình: Doanh nhân Srettha Thavisin (trái) và nữ dân biểu Paetongtarn Shinawatra, trong cuộc họp báo của đảng Pheu Thai tại Bangkok, Thái Lan, ngày14/5/2023.)
-Đảng Move Forward/Tiến Bước (MFP), về đầu trong cuộc bầu cử Quốc hội Thái Lan hôm 21/7/2023, cho biết sẽ ủng hộ ứng cử viên Thủ tướng của đảng Pheu Thai (Vì nước Thái). Tuyên bố được đưa ra hai ngày sau khi Quốc Hội Thái Lan bác tư cách ứng viên Thủ tướng của lãnh đạo đảng Tiến Bước, ông Pita Limjaroenrat.
"Điều quan trọng nhất không phải là ông Pita trở thành Thủ tướng Thái Lan, mà là Thái Lan có thể trở thành một đất nước dân chủ hay không". Trên đây là tuyên bố của tổng thư ký đảng Tiến Bước Chaitawat Tulathon với báo giới. Tổng thư ký đảng này cho biết: "trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc Hội vào ngày 27/7, đảng Tiến Bước sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên của đảng Pheu Thai, tương tự như đảng Pheu Thai đã bầu cho ứng cử viên đảng Tiến Bước".
Đảng Pheu Thai của gia tộc Shinawatra, về nhì trong cuộc bầu cử Quốc Hội, tham gia liên minh tám đảng phái cùng với đảng Tiến Bước, từng hy vọng đưa Pita Limjaroenrat lên làm Thủ tướng. Nhưng mục tiêu bất thành. Giờ đây, doanh nhân Srettha Thavisin, 60 tuổi, một trong các nhân vật chủ chốt của đảng Pheu Thai, dường như là người có nhiều khả năng trở thành ứng viên Thủ tướng của liên minh các đảng ủng hộ dân chủ.
Đảng Tiến Bước chủ trương cải tổ chế độ Quân chủ và cải tổ quân đội. Theo thông tấn xã AFP, chính sự có mặt của đảng này trong liên minh hậu thuẫn ứng viên Thủ tướng mới có thể một lần nữa khiến phe Dân chủ thất bại. Đông đảo các thượng nghị sĩ dự kiến sẽ tiếp tục chống lại ứng viên của liên minh các đảng dân chủ. Theo thông tấn xã AFP, trong trường hợp này, đảng Pheu Thai sẽ buộc phải liên minh với các đảng có lập trường hòa dịu hơn với quân đội.
Mỹ Tích Cực Tìm Cách Hồi Hương Binh Sĩ Đã Vượt Biên Sang Bắc Hàn
(Hình: Chân dung của binh thì Travis King được đặt trên bàn trong lúc ông của anh, ông Carl Gates, kể về cháu của ông ở Kenosha, tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ, hôm 19/72023.)
-Mỹ đang tích cực tìm cách đưa người lính đã vượt biên sang Bắc Hàn về, một viên chức Mỹ cho biết hôm 20/7/2023, trước thềm cuộc họp ba bên với Nhật Bản và Nam Hàn để bàn về việc đối phó với các mối đe dọa của Bắc Hàn.
Mỹ đang nỗ lực xác minh thông tin về tình trạng của binh nhì Travis King và tìm cách 'bảo đảm cho người này được an toàn và trở về', Đặc phái viên của Mỹ về Bắc Hàn Sung Kim cho biết khi khai mạc cuộc họp.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh căng thẳng dâng cao xung quanh bán đảo Triều Tiên. Hôm 18/7, binh nhì King đã vượt biên trái phép sang Bắc Hàn, cùng ngày một tàu ngầm nguyên tử mang phi đạn-đạn đạo của Mỹ lần đầu tiên cập cảng Nam Hàn kể từ những năm 1980.
Bắc Hàn đã phóng thử hai phi đạn-đạn đạo ra biển vào sáng sớm ngày 19/7.
Đại diện chính phủ Nam Hàn Kim Gunn đã lên án các vụ phóng phi đạn này và nói về việc tăng cường quan hệ giữa ba nước.
"Hợp tác an ninh ba bên của chúng tôi đang ở mức độ chưa từng có", ông bình luận và cho biết thêm rằng ba nước sẽ thảo luận về cách đẩy mạnh hơn nữa hợp tác, bao gồm cả các biện pháp chế tài và đẩy lùi các hoạt động độc hại trên mạng của Bắc Hàn.
Liên Hiệp Âu Châu Không Thuyết Phục Được Các Nước Nam Mỹ-Caribbean Lên Án Nga Gây Chiến ở Ukraine
(Hình: Chủ tịch Hội Đồng Âu Châu Charles Michel trong cuộc họp báo nhân thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu-CELAC, Brussels, thủ đô của Bỉ, ngày 18/7/2023.)
-Sau nhiều cuộc thảo luận dài, trước và trong hai ngày họp thượng đỉnh tại thủ đô Brussels của Bỉ, Liên Hiệp Âu Châu (EU) đã không thuyết phục được các nước Nam Mỹ và vùng Caribbean (CELAC) lên án Nga gây chiến ở Ukraine và tuyên bố chung công bố ngày 18/7/2023 chỉ dừng ở mức bày tỏ "quan ngại sâu sắc".
Theo thông tấn xã AFP, Chủ tịch Hội Đồng Âu Châu Charles Michel thừa nhận "không dễ dàng" để cả 60 nước nhất trí về nhiều chủ đề như chiến tranh ở Ukraine. Nhưng "người ta thấy rằng những chủ đề gắn kết chúng tôi nhiều hơn là những chủ đề gây chia rẽ". Liên Hiệp Âu Châu và cộng đồng các nước Nam Mỹ và vùng Caribbean đã thể hiện "bước khởi đầu mới giữa những người bạn cũ" sau 8 năm tạm ngừng các cuộc họp thượng đỉnh, lẽ ra được tổ chức 2 năm một lần. Đặc phái viên Aabla Jouaidi của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình từ Brussels:
"'Quan ngại sâu sắc' thay vì lên án mạnh mẽ cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Đó là tất cả những gì mà 27 nước có thể nhận được từ 32 quốc gia ký bản tuyên bố bế mạc thượng đỉnh. Nicaragua, thân với Mạc Tư Khoa, đã không ký vào tuyên bố này. Nhưng nhìn chung, các nước Mỹ Châu la-tinh và vùng Caribbean (CELAC) cùng với Liên Hiệp Âu Châu đã vượt qua được những bất đồng để khai triển một lộ trình chung.
Ông Ralph Gonsalves, Thủ tướng nước Saint Vincent và Grenadines, hiện là Chủ tịch CELAC, trích dẫn một vài trong số nhiều chủ đề được nêu trong tuyên bố: Các nước đã không nhận được những gì họ mong muốn trong bản tuyên bố. Có những bất đồng như người ta biết, nhưng chúng tôi đã đạt được một số chủ đề như tài trợ cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, cải cách cấu trúc tài chánh thế giới hoặc phát triển xã hội toàn diện. Nhiều vấn đề khác trong lịch sử của chúng tôi vẫn còn để lại dấu vết như chế độ nô lệ hoặc buôn bán nô lệ.
Mặt khác, một câu trong bản Nghị quyết hồi tháng 11/2022 của Liên Hiệp Quốc kêu gọi chấm dứt cấm vận Cuba đã cho phép có được sự ủng hộ của Havana đối với lộ trình chung được coi là đánh dấu bước khởi đầu mới trong quan hệ giữa hai vùng".
Đánh Cầu Crimea Lần 2, Đòn Dằn Mặt của Ukraine
(Hình: Các điều tra viên khám nghiệm hiện trường trên chiếc cầu nối đất liền Nga với bán đảo Crimea qua eo biển Kertch, sau vụ nổ ngày 17/7/2023.)
-Trả lời phỏng vấn của báo Le Figaro ngày 18/7/2023, chuyên gia quân sự Joseph Henrotin nhận định "Tấn công vào cầu Crimea là cần thiết", giúp chặn con đường chuyển quân và vũ khí của Nga. Về phía Mạc Tư Khoa, La Croix cho biết "Tiền lương cao giúp Nga tuyển thêm được nhiều tân binh", nhờ đó không cần phải tung ra đợt động viên mới.
Theo Joseph Henrotin, hiện chưa thể biết được chính xác thiệt hại, nhưng về ý nghĩa chính trị đây là một minh chứng mới không thể bác bỏ, rằng Ukraine có thể tiếp tục giáng đòn vào Nga.
Có lợi gì khi lại tấn công chiếc cầu này lúc đang trong chiến dịch phản công? Ông Henrotin giải thích, "phản công" là sự phối hợp một loạt hoạt động chiến thuật để cùng tạo ra tác động về chiến lược và chính trị, từ những cuộc tấn công trên chiến địa cho đến đánh vào hậu cứ, vào những trục đường tiếp tế. Như vậy lượng quân, vũ khí và đạn dược đưa vào chiến trường sẽ giảm xuống, làm suy yếu khả năng chiến đấu của những đơn vị đang cản bước lực lượng Ukraine.
Hiện có hai xa lộ nối Nga với dải đất giữa Kherson và Donestk. Một là đường bộ từ phía Đông Mariupol, đã bị đánh phá nhiều lần. Con đường thứ hai đi qua cầu Crimea, đi xuyên qua bán đảo với cầu Chongar, cũng vừa bị tấn công. Vụ mới đây là rất ngoạn mục, nhưng cũng phải kể đến những vụ khác đánh vào đường xe lửa, có ý nghĩa quân sự. Vô số những hoạt động đánh vào hậu cứ, như phá hủy sở chỉ huy, kho đạn, kho lương sẽ tạo điều kiện cho tiền tuyến.
Nga Cảnh Báo Về Những Rủi Ro ở Biển Đen Sau Khi Rút Khỏi Thỏa Thuận Ngũ Cốc Ukraine
(Hình: Tàu TK Majestic, mang cờ Saint-Kitts-and-Nevis, chở ngũ cốc trong khuôn khổ Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, đang đợi thả neo tại cảng Bosporus Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 15/7/2023.)
-Hôm 18/7/2023, Nga đã cảnh báo những rủi ro về việc xuất cảng ngũ cốc qua Biển Đen, sau khi Mạc Tư Khoa từ chối gia hạn Thỏa thuận cho phép các tàu chở hàng qua lại an toàn từ các cảng của Ukraine.
Theo thông tấn xã AFP, cảnh báo được đưa ra vài tiếng đồng hồ sau khi Ukraine cho biết một cuộc tấn công của Nga trong đêm đã làm hư hại các cơ sở tại cảng phía Nam Odessa, một trong những trung tâm trung chuyển ngũ cốc quan trọng nhất theo thỏa thuận đã ký với Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh, Dmitry Peskov cho biết rằng "nếu không có các bảo đảm an ninh phù hợp hay nếu một thỏa thuận mới cho phép xuất cảng ngũ cốc được thông qua, mà không có sự tham gia của Mạc Tư Khoa, thì cần phải tính đến việc xảy ra các rủi ro".
Ngoài ra, Nga cũng đã thông báo với Thổ Nhĩ Kỳ là trung tâm điều phối giám sát thỏa thuận cũng sẽ bị giải tán sau khi Mạc Tư Khoa rút khỏi thỏa thuận. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói với đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan rằng quyết định từ bỏ thỏa thuận cũng có nghĩa là Nga sẽ từ bỏ "các bảo đảm an toàn hàng hải" cho các tàu chở hàng ở Biển Đen.
Mặc dù vậy, Tổng thống Volodymyr Zelensky, hôm 17/7, cho biết Ukraine vẫn sẵn sàng tiếp tục xuất cảng ngũ cốc qua Biển Đen bất chấp việc Nga ngừng tham gia thỏa thuận ngũ cốc.
Về phần mình, Chủ tịch Ủy Ban Liên Hiệp Phi Châu Moussa Faki Mahamat, hôm qua, cũng "lấy làm tiếc" về việc Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc.
Nam Phi Nói Ông Putin Đã Đồng Ý Không Tham Dự Hội Nghị Thượng Đỉnh BRICS
(Hình: Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) bắt tay Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa sau cuộc gặp với phái đoàn các nhà lãnh đạo Phi Châu để thảo luận về đề xuất đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine, tại Saint Petersburg, Nga, vào ngày 17/6/2023.)
-Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS ở Nam Phi vào tháng 8/2023 "theo thỏa thuận chung", phủ Tổng thống Nam Phi cho biết hôm thứ Tư (19/7).
Thay vào đó, Ngoại trưởng Sergei Lavrov sẽ đại diện cho Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Johannesburg, cùng với các nhà lãnh đạo của Ba Tây, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, Văn phòng Tổng thống Nam Phi cho biết trong một tuyên bố.
Nam Phi phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan trong việc đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh. Vì với tư cách là thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), về mặt lý thuyết, họ sẽ phải bắt giữ ông Putin nếu ông đến tham dự hội nghị, do ông Putin bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh.
ICC hồi tháng 3 đã ban hành lệnh bắt giữ ông Putin, cáo buộc ông phạm tội ác chiến tranh vì trục xuất trái phép trẻ em ra khỏi Ukraine.
Mạc Tư Khoa nói lệnh này vô hiệu về mặt pháp lý vì Nga không phải là thành viên của ICC.
Nga đã không che giấu một chương trình đưa hàng ngàn trẻ em Ukraine đến Nga, và nói rằng đó là một chiến dịch nhân đạo để bảo vệ trẻ mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi trong vùng chiến sự.
Một bản đệ trình của tòa án địa phương được công bố hôm thứ Ba cho thấy Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã xin phép ICC không bắt giữ ông Putin vì làm như vậy sẽ dẫn đến một lời tuyên chiến.
Hôm thứ Tư, Ðiện Cẩm Linh cho biết Nga đã không nói với Nam Phi rằng việc bắt giữ Putin theo lệnh bắt giữ của ICC có nghĩa là "chiến tranh". Tuy nhiên, phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng mọi người đều hiểu - mà không cần giải thích cho họ - một nỗ lực xâm phạm các quyền của ông Putin có nghĩa là gì.
Nam Phi nói rằng họ trung lập trong cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng bị các cường quốc phương Tây chỉ trích vì thân thiện với Nga, một đồng minh mạnh mẽ trong lịch sử của Quốc hội Phi Châu cầm quyền.
Tàu Ngầm Mỹ Cập Cảng Nam Hàn, Bắc Hàn Phóng 2 Phi Đạn
(Hình: Quốc kỳ Bắc Hàn.)
-Quân đội Nhật Bản và Nam Hàn cho biết Bắc Hàn phóng 2 phi đạn-đạn đạo về phía Đông vào sáng sớm 19/7/2023, chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi một tàu ngầm phi đạn-đạn đạo của Mỹ cập cảng Nam Hàn lần đầu tiên sau bốn thập niên.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết cả 2 phi đạn dường như đã rơi bên ngoài Vùng đặc quyền Kinh tế của Nhật Bản.
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Nam Hàn (JCS) kêu gọi Bắc Hàn ngừng các vụ phóng như vậy.
"Chúng tôi lên án mạnh mẽ các vụ phóng phi đạn đạo liên tiếp của Bắc Hàn là hành động khiêu khích nghiêm trọng làm suy yếu hòa bình và ổn định của bán đảo Triều Tiên cũng như cộng đồng quốc tế, và rõ ràng là vi phạm các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc", JCS cho biết trong một tuyên bố.
Quân đội Hoa Kỳ nói họ đã hay tin về các vụ phóng này và đang tham khảo ý kiến chặt chẽ với các đồng minh và đối tác của mình.
Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ cho biết trong một tuyên bố rằng các vụ phóng này dường như không gây ra mối đe dọa tức thời đối với Hoa Kỳ hoặc các đồng minh của Mỹ, nhưng các sự việc này cho thấy tác động gây bất ổn của chương trình vũ khí bất hợp pháp của Bắc Hàn.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukazu Hamada cho biết phi đạn đầu tiên đạt độ cao 50 cây số và có tầm bắn 550 cây số, trong khi phi đạn thứ nhì bay cao tới 50 cây số và bay xa 600 cây số.
Ông cho biết Nhật Bản đã gửi công hàm phản đối thông qua các kênh ngoại giao.
Vụ này diễn ra gần một tuần sau khi Bắc Hàn thử phi đạn-đạn đạo xuyên lục địa mới nhất Hwasong-18, một vụ phóng mà Bình Nhưỡng cho là cảnh báo tới Mỹ và các đối thủ khác.
Chính Trường Thái Lan Biến Động Khi Các Đối Thủ Đánh Bại Việc Đề Cử Ông Pita Cho Chức Thủ Tướng
(Hình: Ông Pita Limjaroenrat, lãnh đạo Đảng Move Forward, giơ căn cước tại Quốc hội sau khi Tòa án Hiến pháp Thái Lan ra lệnh đình chỉ tạm thời ông khỏi Quốc hội, vào ngày bỏ phiếu bầu Thủ tướng lần thứ hai tại Vọng Các, Thái Lan, hôm 19/7/2023.)
-Nhà lãnh đạo Đảng Move Forward giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Thái Lan đã gặp phải những trở ngại mới trong cuộc tranh cử chức Thủ tướng hôm thứ Tư (19/7/2023), khi một tòa án đình chỉ tư cách nhà Lập pháp của ông và các đối thủ đã thành công trong đánh bại việc tái đề cử ông vào Quốc hội.
Ông Pita Limjaroenrat, 42 tuổi, theo chủ nghĩa Tự do, được giáo dục tại Hoa Kỳ. Ông trải qua một con đường rất khó khăn để đi tới việc được đề cử vào chức vụ hàng đầu, và phải vượt qua sự phản kháng quyết liệt từ quân đội bảo hoàng vốn trái ngược với tham vọng chống thiết chế của đảng ông.
Sau hơn bảy giờ tranh luận về thách thức đối với việc ứng cử của ông Pita trước một cuộc bỏ phiếu Quốc hội dự kiến vào thứ Tư, các nhà Lập pháp đã hủy bỏ đề cử ông. Những người phản đối lập luận rằng việc thống nhất đề cử ông vào tư cách Thủ tướng đã bị bác bỏ khi ông thất bại trong cuộc bỏ phiếu vào tuần trước.
Trong khi cuộc tranh luận diễn ra sau đó, Tòa án Hiến pháp đã đưa ra thông báo riêng rằng ông Pita bị đình chỉ tư cách nhà Lập pháp vì bị cáo buộc đã vi phạm các quy tắc bầu cử khi nắm giữ cổ phần trong một công ty truyền thông, và cho biết sẽ xem xét vụ kiện thứ hai chống lại ông trong 6 ngày.
Việc đình chỉ không ngăn cản ông Pita tranh cử chức Thủ tướng nhưng vẫn chưa rõ liệu liên minh 8 đảng của ông có tìm cách tái đề cử ông hay không, bằng cách đệ trình một kiến nghị khác.
Ông Pita nói với thông tấn xã Reuters trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Ba (18/7) rằng ông đã dự trù về những trở ngại "đã được lên kế hoạch trước", mô tả những nỗ lực của thiết chế nhằm ngăn chặn ông trở thành một người "phá kỷ lục".
Thái Lan đang được điều hành bởi một chính quyền lâm thời kể từ tháng 3, và 65 ngày đã trôi qua kể từ chiến thắng ngoạn mục của đảng Move Forward trước các đảng được quân đội hậu thuẫn trong cuộc bầu cử hồi tháng 5, cuộc bầu cử được nhiều người coi là sự bác bỏ rõ ràng của công chúng đối với 9 năm điều hành của chính phủ do các tướng lãnh kiểm soát.
"Thái Lan không giống như trước kể từ ngày 14/5. Chúng ta đã đi được một nửa chặng đường từ chiến thắng của người dân và còn một nửa chặng đường nữa để đi", ông Pita tươi cười nói với Quốc hội khi thừa nhận lệnh đình chỉ của tòa án. Phát biểu của ông đã nhận được những tràng vỗ tay và cụng nắm tay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét