Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2023

4 biểu hiện khi chân bạn “già” đi – 5 cách bảo vệ chân - Kiện Khang (TTVN)


Đối với cơ thể người, chân có vai trò vô cùng quan trọng. Có câu rằng: “Cây già rễ cằn cỗi trước, người già chân thoái hóa trước.”Theo thời gian, khi tuổi tác ngày càng cao, cơ thể lão hóa cũng nhanh hơn. Lúc này, chân là bộ phận có dấu hiệu “già” đi đầu tiên. Do sự ma sát mài mòn của khớp gối, nên một lượng lớn canxi ở xương chân bị mất đi, chức năng của cơ xương suy giảm, những điều này đều sẽ khiến chân ngày càng suy yếu.đau đầu gối, thoái hóa chân 
<!>

Đặc biệt là sau tuổi 40, cơ thể chúng ta sẽ có dấu hiệu lão hóa rõ rệt hơn, chân yếu đi rất nhanh cũng như xuất hiện nhiều căn bệnh ở chân. Vì vậy, việc làm thế nào để bảo vệ chân trở thành điều quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe.

Vậy thì cơ thể sẽ có những biểu hiện gì khi chân bắt đầu “già” đi?

4 biểu hiện khi chân bắt đầu lão hóa

1. Số lần bị chuột rút tăng lên rõ rệt

Chuột rút có rất nhiều kiểu, thông thường thì chúng ta sẽ bị chuột rút nếu xương thiếu canxi. Hoặc chuột rút có thể xảy ra khi vận động mạnh, đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị chuột rút khi tập thể dục hàng ngày thì cần phải lưu ý, đây có khả năng là dấu hiệu của bệnh loãng xương. đau chân, đau khớp, chân thoái hóa


2. Lạnh chân

Ngay cả khi thời tiết rất nóng bức, nhưng vẫn cảm thấy lạnh ở chân, người lớn tuổi gặp phải hiện tượng này là rất bình thường. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra ở người trung niên hoặc thanh niên thì cần phải lưu ý, bởi vì có khả năng cao là do vấn đề lưu thông máu ở chân hoặc bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng.

3. Thường xuyên đau khớp

Xương, đặc biệt là khớp sẽ bị mòn sau một thời gian dài sử dụng, cũng giống như máy móc vậy. Đặc biệt là khi tuổi càng cao, chất lượng xương càng giảm, xương dễ gãy và khớp hông, khớp gối chịu lực trở nên yếu ớt hơn, gặp tình trạng khó chịu khi ngồi xổm hoặc nhảy v.v… Trong trường hợp nghiêm trọng, sẽ có cảm giác đau dù không di chuyển. Nữ giới có thể cảm thấy đau lưng và tê chân nếu đứng trong một thời gian dài. Điều này cho thấy sự lão hóa ở chân đã bắt đầu và các khớp xương đã xuất hiện nhiều vấn đề.


4. Chân giảm độ linh hoạt

Theo thời gian, có rất nhiều người sẽ nhận ra mình không còn linh hoạt khi vận động như trước nữa, hai chân lại không chịu nghe lời, cứ chậm hơn một nhịp, thậm chí là vài nhịp. Do độ ẩm trong bắp chân thấp, khiến các khớp bị cứng và không đủ linh hoạt.

Vì sao đau khớp gối? 9 phương pháp bảo vệ khớp gối

5 cách bảo vệ chân hữu hiệu nhất

1. Thường xuyên mát xa lòng bàn chân

Ở lòng bàn chân có rất nhiều huyệt đạo. Thường xuyên chà xát bàn chân và xoa bóp lòng bàn chân không chỉ giúp loại bỏ mệt mỏi, mà còn tăng cường sức khỏe và cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên ngâm chân bằng nước ấm, nhằm thúc đẩy lưu thông máu ở chân và có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện chức năng của chân. mát xa chân, bảo vệ chân


2. Thường xuyên xoa bóp bắp chân

Bắp chân có nhiều cơ bắp và mỡ hơn những nơi khác của chân, sự lưu thông máu cũng kém hơn. Do đó, xoa bóp bắp chân có tác dụng rất tốt để ngăn ngừa lão hóa ở chân.

Cách thực hành cụ thể như sau: Cúi người hoặc ngồi, hai chân thả lỏng, nhẹ nhàng vỗ nhẹ bắp chân bằng hai tay, liên tục vỗ nhiều lần, cuối cùng nắm cả hai tay trên bắp chân và xoa tròn lặp đi lặp lại.

3. Chú ý giữ ấm

Khi trời lạnh, tốt nhất là nên chú ý bảo vệ đầu gối. Bảo vệ khớp gối khỏi chấn thương và ngăn ngừa cảm lạnh, hỗ trợ lưu thông máu, phòng ngừa các bệnh về khớp.



4. Đừng vận động quá sức

Thông thường, người trung niên và người cao tuổi nên kiểm soát bước đi trong khoảng 6.000 bước, tương đương với 5 km là đạt được hiệu quả của việc tập thể dục. Đồng thời, giúp tránh tổn thương khớp hoặc xương và các bệnh thoái hóa xương.

5. Thường xuyên kéo dãn các ngón chân

Ngồi trên ghế, duỗi thẳng chân, gập người về phía trước và dùng hai tay kéo ngón chân về phía sau 30 lần. Động tác này có thể tăng cường lực ở chân và ở eo hông giúp ngăn ngừa lão hóa.

Kiện Khang

Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.

Không có nhận xét nào: