Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2024

I' AM ĐÀN BÀ, tập truyện của Y BAN Nhân Bản hay Dâm Thư (?) - Trần Yên Hòa

nhà văn Y Ban
Các tác phẩm xuất bản trong nước của các tác giả nữ dạo này rộ lên quá nhiều. Một thời là Bóng Đè của Đỗ Hoàng Diệu bị kết án là sex, bôi xấu chế độ, rồi đến Cánh Đồng Bất Tận của Nguyễn Ngọc Tư bị lên án “sao tả nhiều cái xấu ở vùng quê nam bộ quá”, cũng bị kết án gắt gao. Nay thì I’m Đàn Bà, tập truyện mới phát hành của nhà văn nữ Y Ban, đã làm xôn xao dư luận. Tác phẩm này được nhà xuất bản Phụ Nữ in và phát hành. Sau đó được in lại. Rồi bị cấm phổ biến và bị tịch thu, nên tác phẩm tự nhiên nỗi tiếng và làm nhiều độc giả tò mò muốn đọc tập truyện, coi thử Y Ban đã viết cái gì trong đó mà bị kết án là dâm thư, là sex, nên mới bị tịch thu và cấm phát hành như vậy.
<!>
Chuyện này gây xôn xao dư luận trong nước và hải ngoại, nên sách bán khá chạy. Không biết đó là cách quảng cáo để bán sách hay là sự thật. Vì vậy, tôi cũng cố tìm mua một cuốn để đọc. Ở nam Cali, sách bán ở tiệm Tú Quỳnh với giá 6 đô la, so với sách viết từ hải ngoại, giá sách như vậy là rất rẻ.

Trước tiên, nói về hình thức in ấn. Cuốn sách nhỏ, mỏng, như loại sách bỏ túi, độc giả thường dùng để đọc trong những lúc đi xe buýt hay ngồi chờ đợi việc gì. Sách trình bày luộm thuộm, nhìn không bắt mắt vì in trên giấy xấu, lay-out dở, nhiều chữ đánh máy sai chính tả, nên khi đọc có hơi bực mình.

Tập truyện I’m đàn bà của Y Ban gồm 10 truyện ngắn: I’m đàn bà, Gà ấp bóng, Cái Tý, Tự, Người đàn bà đứng trước gương, Sau chớp là dông bão, Tôi và gã, Cuộc chiến tranh giữa các nền văn hóa, Hàng khuyến mãi, Hai bảy bước chân là thiên đường.

Truyện đầu tiên là “I’m đàn bà”, tác giả lấy tên truyện này làm chủ đề cho toàn tập truyện.


“I’m đàn bà” viết về một nhân vật nữ được xưng là “thị”, “thị” là từ để chỉ một người đàn bà nào đó trong muôn ngàn người đàn bà Việt Nam. “Thị” này sinh sống ở một vùng rừng núi miền bắc. Một hôm thị đi kiếm mật ong trong rừng thì gặp một đứa bé mới sinh, bị bỏ rơi, thị thấy thương, vì lòng từ tâm, nên thị bế về nhà, cứu sống và nhận làm con luôn, dù nhà thị rất nghèo, thị và chồng đã có một lũ con đang sống trong cảnh cùng cực nghèo đói.

Sau đó, chuyện những người đàn bà ở Việt Nam, vì muốn thoát cảnh nghèo nên xin đi xuất khẩu để làm osin (người giúp việc) cho những gia đình ở Đài Loan, đang cần người để săn sóc cho những người bị bịnh. Thị đã xin đi sau khi tốn một số tiền khá lớn cho đám dịch vụ, thị được phân chia đến ở một gia đình của một cặp vợ chồng, mà người chồng sau một tai nạn xe cộ, bị liệt cả thân thể, chỉ còn nằm một chỗ. Người vợ đi làm, giao cả trách nhiệm săn sóc người chồng cho thị, từ công việc vệ sinh, tắm rửa, đến ăn uống, thị đã làm công việc một cách xuất sắc và được người vợ, tức người chủ thuê thị rất tin cậy.

Sau những lần tắm, thay đồ cho người đàn ông, và bắt gặp thân thể của người đàn ông trần truồng trước mắt thị, với “cái đó” xụi lơ, cũng vì lòng từ tâm, nên thị bèn mọi cách kích thích người đàn ông, nhờ sự kiên nhẫn kèm theo tấm lòng của thị, người đàn ông bị liệt đó từ từ hồi phục, và “cái đó” hoạt động trở lại. Cũng vì lòng thương người kèm với sự khao khát tình dục (vì xa chồng đã gần 2 năm) nên thị tự động (chủ động) cởi quần áo làm tình với người đàn ông. Không ngờ, người vợ trước khi đi làm đã để camera thu hình, và đã có bằng chứng quả tang thị làm tình với người bịnh. Thế là thị bị cảnh sát bắt giam và chờ ngày ra tòa. Trong sự lo âu trong đêm vắng, thị suy nghĩ khôn nguôi, cuối cùng thị đã tìm ra một câu để biện hộ cho hành động của thị trước quan tòa, mà thị thấy là ổn nhất, là sẽ trả lời quan tòa trong ngày xét xử: I’m đàn bà. Tôi là đàn bà.

Đọc qua truyện “I’m đàn bà” tôi thấy đề tài cũng rất cũ, nhưng Y Ban đã dùng nó để nói lên tính cách nhân bản trong một con người. “Nhân chi sơ, tính bản thiện". Dù trong những dục vọng thân xác, cũng còn có những ý thức về con người, giúp đỡ một người từ bị bại liệt để có thể sinh hoạt bình thường.

Nhưng kèm theo những ý nghĩ tốt đó, Y Ban đã đi sâu vào việc mô tả những hình ảnh sex rất hiện thực. Xin trích một số đoạn sau:

“Mà cái sự rỗi việc bây giờ nó khác cái lúc thị mới đến, chỉ nhớ chồng và nhớ con rồi khóc. Cái sự rỗi việc bây giờ làm thị nghĩ đến một cái. Một cái, nó đã như nỗi ám ảnh thị. Nó ám ảnh thị ghê gớm. Nó đẩy cảm giác thị thành sự thèm khát. Thị thèm khát. Thời gian như kẻ đồng lõa với thị. Nó hối thúc thị.

Thị mộng mị đi vào phòng ông chủ. Cái ánh mắt của ông chủ như thúc vào tim thị. Cái ánh mắt mừng rỡ. Thị nhìn sâu vào cái ánh mắt mừng rỡ đấy rồi thị trút bỏ quần áo của thị. Thị lấy chiếc khăn mỏng đắp trên người ông chủ. Con giống con má đang cất cao đầu chờ thị. Như giấc mơ đêm hôm nào thị cầm lấy nó đưa vào cơ thể thị. Thị đã không phải thức giấc trong sự thèm khát cháy bỏng nữa. Thị đã thỏa mản.”

Vì những hành động đó của thị đã thâu vào camera, nên thị bị người vợ báo với cảnh sát và thị đã bị bắt, thị chỉ có một lý luận để bào chữa cho mình:

“Thị lại còn nghĩ được những điều to tát chứ. Trên thế giới mênh mông có nhiều miền quê của các dân tộc khác cũng ra nước ngoài làm ăn như thị. Họ là những phụ nữ nghèo.”

Ôi, một đất nước quá nghèo như đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa như hiện nay, đã có biết bao hoàn cảnh đau thương xảy ra cho các người đàn bà, bị bán vào các nhà chứa ở Đông Nam Á, đi làm dâu (như một nô lệ tình dục) cho những đàn ông ở Đài Loan, Đại Hàn. Y Ban đã tố cáo thảm trạng đó như sau:

“Thêm một khẩu ăn nhưng nhà thị không được chia thêm mảnh đất nào. Ông chủ tịch xã nói: Không nuôi được thì đem vào rừng mà trả cho cây chứ có đất đâu nữa mà chia thêm cho nhà chị. Người đẻ được chứ đất có đẻ được đâu…

Khi thằng Đức lên năm thì làng quê thị ở có một sự thay đổi lớn. Ấy là cái thứ đàn bà bao đời quanh quẩn xó bếp bỗng đâu được xuất ngoại đi ra nước ngoài làm ăn. Nhìn người trong làng trong xóm tiễn đưa nhau lên máy bay, rồi lại đưa nhau ra bưu điện lĩnh tiền. Có tiền thì xây nhà, mua ti vi. Vợ chồng thì thi thoảng cũng được mời lên ăn liên hoan. Đêm vợ chồng nằm với nhau cũng có mơ. Mơ con Sáng, con Láng được đi xuất khẩu. Thân con gái ở với cha mẹ nghèo khổ quá rồi, mơ cho con bớt khổ một chút. Còn thằng Nhân thằng Đức thì thôi, ở lại quê cày ruộng cũng được…

Nhưng con Sáng, con Láng, không đi được, nên phải đến thị:

“Lại một đợt người ta đi về làng tuyển phụ nữ sang Đài Loan làm nghề giúp việc.

Chồng thị bảo:
- Hay u em cứ đi tuyển xem nào. Xa cách hai năm nhanh mà. Cái nhà dột quá rồi
chẳng trụ nỗi mấy mùa mưa dông nữa đâu.
- Ừ, tôi cứ thử đi tuyển xem. Nhưng lấy đâu ra tiền đặt cọc cho người ta.
- Thì cứ đi tuyển đã, rồi tính sau.

Người đàn bà hay làm, bắp chân to như cây chuối hột, bàn tay to như cái quạt nan, nước da nâu rám, hàng răng hạt na đều tăm tắp, mắt bồ câu đen láy. Ai mà không chọn người đàn bà như thế. Cái khó là ở khoản tiền đặt cọc. Nhà thị mà có khoản tiền to thế thì thị đã sửa được nhà, khỏi phải đi Đài Loan. Có một người trong đoàn đi tuyển đến nhà thị xem ngó rồi đưa ra giải pháp, họ cho thị vay tiền đặt cọc, rồi hàng tháng thị gởi tiền về trả dần. Thị rứt ruột ra đi.”

Và chuyện đã xảy ra như trên. Cuối cùng thì cuộc đời của người đàn bà ở Việt Nam vẫn là nô lệ và sau cùng là tù tội. Cái cùng khổ đó, chế độ cộng sản bây giờ phải trả lời trước lịch sử và lương tâm ra sao?.

*
Những truyện sau, có một truyện mà tôi cho là Y Ban đã viết quá bạo, đã trở thành một thứ “dâm thư”.

Đó là truyện Tự.

“Nhân vật xưng tôi, có tên là Tự, là một người đàn bà đang làm tại một cơ quan nhà nước, coi như là một công chức của chế độ. Trong lúc cùng với các nhân viên trong cơ quan tổ chức đi Lạng Sơn để “tham quan và mua sắm”, Tự đã tách phái đoàn đi đến đến cửa hàng của người Tàu mua một con “chim giả”, đó là dụng cụ để đàn bà thủ dâm. Suốt những đoạn sau, Y Ban đã kể về lý do tại sao Tự phải đi mua thứ này, đó là vì người chồng Tự vì bị bất lực nên không đáp ứng được đòi hỏi của vợ nên đã bỏ đi, rồi Tự qua tay người đàn ông thứ hai, thứ ba, thứ tư…Ai cũng làm nàng không thỏa mản, hay chỉ thoả mản nửa vời. Nên cách tốt nhất, Tự nghĩ, là nên dùng “chim giả”, loại có điện chạy bằng pin để kích thích. Y Ban viết:

“Nó bằng plastic màu đỏ, trông như món đồ chơi của trẻ con. Dầu vậy tôi cũng bắt đầu nóng bừng. Nhưng cái đầu tôi lại tỉnh táo đến kỳ lạ, tạnh không, có một sự liên hệ. Chỉ còn lại một vài hình ảnh trong phim mà tôi đã từng được xem qua. tôi đến trước gương. Tấm gương to, rất sáng. Tôi nhìn thấy trước tiên là khuôn mặt dài dại. Có kẻ khôn nào mà hành động như vậy không. Rồi ánh mắt cũng dài dại. Đôi tay dài dại run rẫy cởi bỏ áo quần. Trong gương thịt da sáng loáng. Một tấm thân tròn mình cá trắm, với hai cái vú bánh dày, một đôi chân dài và cái bụng đã qua một lần sinh nở mà vẫn thon, tịnh không có vết nứt. Cái tấm thân cha mẹ sinh ra thế là quý lắm, khối người đã mất bao nhiêu tiền để thẩm mỹ mà có nổi tấm thân đó đâu…

Tôi lấy catalog để đọc hướng dẫn sử dụng: Nằm ngửa trong tư thế thật thoải mái trên giường. Người nào có đầu óc tưởng tượng thì cứ nghĩ đến một cảnh thật lãng mạn, sau đó dùng hai tay tự kích thích vào các điểm nhạy cảm như hai núm vú và âm vật. Như vậy sẽ tạo hưng phấn để cửa mình mở ra. Trường hợp nếu không thể tự làm được thì như đã hướng dẫn thì sẽ dùng dầu bôi trơn xoa lên dụng cụ rồi đưa từ từ vào cửa mình. Chú ý: Phải thật từ từ nếu không sẽ gây tổn thương, khó lường.
Tôi làm theo hướng dẫn của catalog. Tôi nằm thật thoải mái trên giường và tôi tưởng tượng. Gì chứ điều này thì thật là sở trường của tôi. Nếu tôi không có sự tưởng tượng và lãng mạn thì tôi sẽ không lụy đến vậy…

Và sau đó, tôi nghe trong người có một sự chuyển động. Vẫn là cái hành trình đó, đầu tiên là hai bầu vú co lại, hai núm vú săn nhỏ lại. Tôi dùng hai tay mân mê hai núm vú. Như được truyền một dòng điện, luồng điện chạy dọc suốt cơ thể tạo một sự ngây ngất, sau tập trung lại tại một cứ điểm. Tôi lần tay xuống khu rừng rậm, nước đã thấm ướt cỏ. Thời điểm đã đến. tôi lấy món đồ chơi đưa nó vào mình. Nước rất trơn, nó liền chui tọt vào trong. Tôi bấm nút cho nó chuyển động. Cái đầu nó ngoái như con sâu đo tạo cảm giác buồn buồn. Tôi nằm rất lâu để chờ cảm giác nó mang đến. Rất lâu chỉ có thế, cái cảm giác buồn buồn chuyển nên rát vì không còn nước nữa. Tôi chán ngán rút nó ra. Thế là bao nhiêu háo hức của tôi đã chuyển sang thất vọng. Sự tự lực của tôi đã không đem lại kết quả nào. Và sau đó là cảm giác thật ê chề, lại vẫn là cảm giác ê chề.”

Quả truyện này là một dâm thư. Trong suốt những đoạn, những trang sách tiếp theo, nhân vật nữ tên Tự đã kể lại chuyện tình dục của mình với chồng, và với những người đàn ông sau đó. Có người đang giữ chức vụ cao trong bộ máy nhà nước, hay những người nhân danh văn hóa… bằng một giọng văn sống sượng, trần tục. Y Ban đã tả một cách…như ta thấy “chuyện trên giường” trước mặt.

Nếu xét về mặt viết “dâm thư” thì Y Ban đã thành công.

Sau đây xin đọc những ý kiến Y Ban đã trả lời trong một bài phỏng vấn của trang
báo trong nước:
- Các nhà văn hiện đại viết về tình dục một cách táo tợn, theo chị đó là sự ám ảnh của bản năng hay là một sự câu khách?
- Không chỉ các nhà văn Việt Nam hiện nay, mà cả một số nhà văn nữ của Trung Quốc như Vệ Tuệ cũng phá cách bằng cách khai thác về cuộc sống tình dục. Đối với các nhà văn nữ trẻ, họ đang trong giai đoạn sung sức, tình dục đối với họ là dĩ nhiên, bởi vậy họ đưa nó vào trong tác phẩm. Còn đối với các nhà văn nữ đã quatuổi thanh xuân, bắt đầu vào tuổi trung niên, thì họ lại hồi tưởng lại một thời son trẻ. Tuy có thể bề ngoài của họ đã già đi, nhưng ẩn chứa trong đó vẫn là một tâm hồn lãng mạn, tinh tế và nồng nhiệt. Bởi vậy, họ cũng bị ám ảnh nhiều về sex.
- Trong truyện của chị cũng như của các nhà văn nữ khác nói rất nhiều về những người phụ nữ ngoại tình, họ hạnh phúc đớn đau trong những căn nhà thuê tạm bợ để hưởng thụ những cuộc tình ngắn ngủi, chồng chị nghĩ gì khi đọc chúng?
- Chồng tôi hiểu tôi và hiểu những câu chuyện của tôi, thỉnh thoảng bảo tôi là ngày càng ghê gớm. Những gì viết ra được lắng đọng lại từ chính cuộc sống của tôi và của những người xung quanh, hoặc có thể cũng chỉ từ một câu chuyện vu vơ với bạn bè. Tuy vậy, thỉnh thoảng lão ấy cũng đột nhiên xưng xỉa với vợ khi bạn bè bình phẩm về một bài phỏng vấn nào đó về tôi. Rồi mọi chuyện cũng qua, chúng tôi duy trì cuộc sống gia đình yên ổn với những đứa con ngoan ngoãn.

Những nhà văn nữ miền nam trước 75 như Nguyễn thị Thị Vũ, Túy Hồng, Trùng Dương, viết cũng bạo, nhưng họ viết trên nền tảng văn học, còn Y Ban, nhà văn miền bắc bây giờ, chỉ khai thác tình dục để gợi sự tò mò của độc giả mà thôi.

Vài nét về Y BAN:

Y Ban, tên thật là Phạm Thị Xuân Ban. Sinh ngày 1 tháng 7 năm 1961, hiện đang ngụ tại Hà Nội. Y Ban tốt nghiệp Đại học Y khoa, đã từng dạy học tại Trường Cao đẳng Y tại Nam Định.

Tác phẩm:
- Người đàn bà có ma lực (truyện ngắn, 1983)
- Người đàn bà sinh ra trong bóng đêm (truyện ngắn, 1995).
- I am đàn bà (truyện ngắn, 2006)

TRẦN YÊN HÒA

Không có nhận xét nào: