Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2024

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT :14/09/2024 - Mỹ Loan


Olympic 2024: Pháp trao huân chương cho các vận động viên sau mùa thi đấu thành công Hôm nay, 14/09/2024, các vận động viên Olympic và Paralympic của Pháp sẽ diễu hành trên đại lộ Champs-Elysées tại Paris và tham gia vào buổi hòa nhạc ở quảng trường Etoile. Đây là lễ hội cuối cùng để vinh danh các vận động viên của đội tuyển Pháp sau mùa Thế Vận Hội thành công. Ảnh minh họa : Đại lộ Champs-Elysées, Paris, nơi diễn ra lễ "Diễu hành của các nhà vô địch" Pháp tại Olympic Paris, ngày 14/09/2024. © AFP Minh Phương
<!>
Sau lễ diễu hành trên đại lộ Champs-Elysées, khoảng 300 vận động viên sẽ tới quảng trường Etoile. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng với các nhà vô địch Pháp được nhận huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh trước đó sẽ trao huân chương khen thưởng cho khoảng 170 vận động viên vì những nỗ lực trong suốt mùa Thế vận hội Paris 2024, giúp nước chủ nhà hoàn thành mục tiêu lọt vào top 5 và giành được tổng cộng 64 huy chương các loại.

Tiêu biểu trong số đó có võ sĩ judo Teddy Riner, người đã giành tấm huy chương vàng cá nhân thứ ba tại Olympic. Vận động viên này sẽ được thăng lên tước hiệu Chỉ huy theo Huân chương Công trạng Quốc gia của Pháp.

Sau lễ trao tặng huân chương, một buổi hòa nhạc lớn sẽ diễn ra tại quảng trường Étoile, với sự góp mặt của một số nghệ sĩ đã tham gia vào buổi lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội, như Marc Cerrone, bộ đôi Amadou và Mariam, cùng nữ ca sĩ Axelle Saint-Cirel, người đã hát quốc ca Pháp trong lễ khai mạc Olympic hôm 26/07. Tổng cộng, có khoảng 8.000 đến 10.000 người, bao gồm các tình nguyện viên, thành viên ban tổ chức và các quan chức chính quyền sẽ tham gia buổi lễ cùng các vận động viên.

Để đảm bảo an ninh cho lễ hội, hơn 4.000 cảnh sát và hiến binh đã được huy động. Các cửa hàng trên đại lộ Champs-Elysées cũng sẽ đóng cửa trong thời gian diễn ra lễ diễu hành.

Lãnh đạo Anh, Mỹ hoãn quyết định cho phép Ukraina dùng tên lửa phương Tây để tấn công Nga

Sau cuộc hội đàm hôm qua, 13/09/2024, tại Nhà Trắng, thủ tướng Anh Keir Starmer và tổng thống Mỹ Joe Biden đã tạm hoãn quyết định cho phép Ukraina sử dụng các tên lửa do phương Tây cung cấp để tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga.


Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng, Washington, Mỹ, ngày 12/09/2024. AP - Manuel Balce Ceneta
Thanh Phương
Theo lời thủ tướng Anh, vấn đề này sẽ được đem ra thảo luận với các nước đồng minh khác bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong tháng này.

Từ Miami, thông tín viên David Thomson tường trình:

“Vấn đề này đã là trọng tâm chuyến thăm của ông tại Nhà Trắng, nhưng thủ tướng Anh Keir Starmer đã không thuyết phục được tổng thống Joe Biden bật đèn xanh ngay cho Ukraina sử dụng các tên lửa tầm xa để tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga.

Tuy vậy, sau cuộc hội đàm, thủ tướng Starmer cho thấy là ông chờ đợi Mỹ sẽ ra quyết định trong những tuần hay những tháng tới. Hiện giờ Washington vẫn tỏ ra thận trọng. Tổng thống Joe Biden muốn tránh mọi nguy cơ leo thang với điện Kremlin sau lời cảnh cáo của tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Năm (12/09) rằng cho phép Ukraina sử dụng tên lửa phương Tây để tấn công Nga “đồng nghĩa với việc các nước thành viên NATO tham chiến chống Nga”.

Hoa Kỳ rất quan ngại trước lời đe dọa đó, theo lời phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby nói trước cuộc gặp giữa thủ tướng Keir Starmer và tổng thống Joe Biden. Tổng thống Putin tuyên bố trong quá khứ ông đã từng chứng tỏ khả năng “tấn công” và “leo thang”. Ông John Kirby cho biết tổng thống Joe Biden hiện vẫn không thay đổi lập trường về việc sử dụng tên lửa phương Tây để oanh kích vào lãnh thổ Nga.”

Nhà Trắng chỉ trích đe dọa nguy cơ chiến tranh Nga-NATO của tổng thống Putin
Phát ngôn viên của Nhà Trắng Karine Jean-Pierre hôm qua đã chỉ trích những lời lẽ “vô cùng nguy hiểm” của tổng thống Putin về nguy cơ chiến tranh giữa khối NATO với Nga nếu phương Tây cho phép Ukraina dùng tên lửa tầm xa để tấn công Nga.

Về phần tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, hôm qua ông thông báo trong tháng này sẽ đến gặp tổng thống Mỹ Biden để trình bày “một kế hoạch giành chiến thắng” cho Ukraina. Ông Zelensky còn chê trách phương Tây “sợ” nêu lên khả năng giúp Ukraina bắn hạ các tên lửa và drone của Nga như đang giúp Israel.

Về tình hình chiến sự, tổng thống Ukraina khẳng định cuộc tấn công của lực lượng Kiev vào vùng biên giới Kursk của Nga đã đạt được kết quả mong muốn, đó là làm chậm lại đà tiến của quân Nga ở miền đông Ukraina, tuy ông thừa nhận tình hình tại vùng Donetsk còn “rất khó khăn”.

Mỹ tố cáo kênh truyền hình Nga RT phá hoại dân chủ, gây bất ổn trên thế giới

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm qua, 13/09/2024, đã tố cáo kênh truyền hình RT (Russia Today) của Nga thực hiện các hoạt động gây bất ổn trên thế giới, trở thành một "chi nhánh" của tình báo Nga. Ông cũng kêu gọi các đồng minh khởi động chiến dịch chống lại kênh truyền hình này.


Ảnh minh họa: Xe tác nghiệp của Đài truyền hình Nga RT trên Quảng trường Đỏ, Matxcơva, Nga, ngày 18/03/2018. AFP - MLADEN ANTONOV
Minh Phương
Phát biểu trước báo chí, ông Blinken khẳng định các cơ quan truyền thông được điện Kremlin hậu thuẫn không chỉ “phá hoại nền dân chủ ở Hoa Kỳ mà còn can thiệp vào vấn đề chủ quyền của nhiều nước trên thế giới” như Moldova, Achentina, Pháp, Đức và cả một số quốc gia châu Phi. Ngoài ra, ngoại trưởng Mỹ còn nhấn mạnh RT đang tham gia vào “các hoạt động bí mật nhằm thu thập thiết bị quân sự” để trang bị cho binh lính Nga ở Ukraina.

Trong khi đó, ông Jamie Rubin, đứng đầu một trung tâm chống tin giả thuộc bộ Ngoại Giao Mỹ, cho biết RT không chỉ là "một kênh loan truyền tin giả, mà còn là một thành viên chính thức trong hệ thống tình báo của chính phủ Nga".

Theo AFP, Washington cũng đã công bố các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào tập đoàn Rossia Segodnia của Nga, mà RT là thành viên, do tập đoàn này cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ.

Đáp lại, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga, bà Maria Zakharova đã châm biếm trên mạng Telegram rằng : "Tôi nghĩ ở Mỹ nên có một nghề mới: chuyên gia về các biện pháp trừng phạt Nga".

Kênh truyền hình RT của Nga, ra đời năm 2005, vẫn luôn bị phương Tây coi là cơ quan tuyên truyền cho điện Kremlin. Trang web và các kênh truyền hình của RT được viết và phát sóng bằng nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Ả Rập.

Tàu Đức đi qua eo biển Đài Loan, Trung Quốc lên án Berlin đe dọa an ninh

Hôm nay, 14/09/2024, Bắc Kinh cáo buộc Berlin làm gia tăng rủi ro an ninh tại eo biển Đài Loan, sau khi hai tàu của Đức đi qua khu vực nhạy cảm ngăn cách Đài Loan và Trung Quốc này.


Ảnh minh họa: Chiến hạm Mỹ USCGC Calhoun (P), tàu hộ tống Đức FGS Baden-Württemberg, (G) và chiến hạm Mỹ USS Bataan (T), trên sông Hudson ở New York, Mỹ, nhân dịp Tuần lễ Hạm đội, ngày 22/05/2024. AP - Yuki Iwamura
Minh Phương
Theo hãng tin Reuters, trong một thông cáo, phát ngôn viên quân đội Trung Quốc Lý Hy tuyên bố hành động của phía Đức đã “làm gia tăng rủi ro về an ninh và gửi đi những tín hiệu sai lạc”. Ông cũng khẳng định rằng lực lượng quân đội Trung Quốc hiện diện trong khu vực sẽ "kiên quyết đối phó với mọi mối đe dọa và mọi hành động khiêu khích".

Về phần mình, bộ trưởng Quốc Phòng Đức Boris Pistorius đã xác nhận hôm 13/09 rằng tàu hộ vệ Baden-Württemberg, cùng với một tàu tiếp tế, đang đi từ Hàn Quốc đến Philippines. Theo hải trình, tàu này sẽ đi qua eo biển Đài Loan, vì theo ông Pistorius "đây là tuyến đường an toàn nhất xét theo điều kiện thời tiết. Và đây là vùng biển quốc tế, vì vậy chúng tôi sẽ đi qua đó". Khi được hỏi về các tàu này, thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ông “không có điều gì để nói, vì đây là tuyến hàng hải quốc tế”.

Chính phủ của thủ tướng Olaf Scholz có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế và địa chính trị gia tăng. Nhưng Berlin cũng đang cố cân bằng giữa việc bảo vệ các lợi ích chiến lược với việc duy trì các mối quan hệ kinh tế với Bắc Kinh, đối tác thương mại quan trọng của Đức.

Đầu tuần này, Đài Loan đã hoan nghênh các hành động của Đức, Hoa Kỳ, Canada và Hà Lan, giúp chứng minh eo biển Đài Loan là vùng biển quốc tế, đồng thời bảo vệ tự do hàng hải và duy trì hòa bình trong khu vực.

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên cam kết tăng cường hơn nữa quan hệ với Nga

Theo hãng tin chính thức của Bắc Triều Tiên KCNA hôm nay, 14/09/2024, lãnh đạo chế độ Bình Nhưỡng Kim Jong Un đã cam kết tăng cường hơn nữa quan hệ với Matxcơva khi hội đàm với thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu tại Bắc Triều Tiên hôm qua.


Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Sergei Shoigu (T) bắt tay lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un khi phái đoàn Nga rời khỏi Bắc Triều Tiên, ngày 13/09/2024. © AP - North Korean government
Thanh Phương
Nơi diễn ra cuộc gặp giữa ông Kim Jong Un với ông Shoigu, cựu bộ trưởng Quốc Phòng Nga không được xác định, nhưng theo các chuyên gia, cuộc họp có thể đã diễn ra tại Cung điện Mặt trời Kumsusan, nơi mà tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được đón tiếp.

Trong cuộc hội đàm với lãnh đạo Hội đồng An ninh Nga, ông Kim Jong Un đã tuyên bố Bắc Triều Tiên sẽ tăng cường hợp tác với Matxcơva trong khuôn khổ hiệp ước phòng thủ chung mà hai đồng minh này đã ký vào tháng 6 vừa qua, nhân chuyến thăm Bắc Triều Tiên của tổng thống Putin.

Theo hãng tin AFP, trên trang mạng của Hội đồng An ninh Nga, hội đồng này cũng khẳng định cuộc gặp giữa ông Kim Jong Un với ông Sergei Shoigu sẽ giúp mang lại “một đóng góp quan trọng vào việc thực hiện” hiệp ước nói trên.

Bình Nhưỡng và Matxcơva là hai đồng minh lâu đời, nhưng quan hệ giữa hai nước đã được tăng cường kể từ khi nổ ra chiến tranh Ukraina.

Hoa Kỳ và Hàn Quốc vẫn cáo buộc Bình Nhưỡng đã cung cấp đạn pháo và tên lửa cho Nga để sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina. Ngày 12/09, Bắc Triều Tiên đã bắn nhiều tên lửa tầm ngắn ra biển. Đây được xem là các cuộc thử nghiệm những tên lửa “sẽ được xuất khẩu sang Nga”.

Mưa lũ do bão Yagi : Chính quyền quân sự Miến Điện kêu gọi quốc tế cứu trợ

Lãnh đạo tập đoàn quân sự Miến Điện Min Aung Hlaing đã kêu gọi quốc tế cứu trợ, sau khi các trận lũ lụt đã khiến ít nhất 33 người chết, theo số liệu thống kê chính thức và buộc khoảng 235.000 người phải rời bỏ nhà cửa, theo tin của báo chí nhà nước hôm nay, 14/09/2024. Hiếm khi nào tập đoàn quân sự Miến Điện phải kêu gọi đến sự trợ giúp của quốc tế.


Ảnh minh họa : Bão Yagi gây mưa lũ, ngập lụt ở miền bắc Việt Nam, làng An Lạc, Hà Nội, Việt Nam, ngày 13/09/2024.. AP - Hau Dinh
Thanh Phương
Các trận lũ lụt do ảnh hưởng của bão Yagi làm trầm trọng thêm cảnh khốn cùng của một quốc gia đang gặp khủng hoảng về an ninh, chính trị và nhân đạo kể từ sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ chế độ dân cử của bà Aung San Suu Kyi.

Theo nhật báo Global New Light of Myanmar, hôm qua 13/09, lãnh đạo tập đoàn quân sự Min Aung Hlaing cho biết các quan chức của chính phủ phải liên lạc với nước ngoài để nhận cứu trợ cho nạn nhân lũ lụt. Trong quá khứ, chính quyền quân sự Miến Điện vẫn ngăn chận viện trợ của quốc tế, hoặc phá hỏng các chương trình trợ giúp của nước ngoài.

Vào giữa tháng 6/2023, họ đã ngưng cấp phép đi lại cho các nhân viên một tổ chức phi chính phủ đang tìm cách cứu trợ cho khoảng 1 triệu nạn nhân của cơn bão Mocha ở miền tây Miến Điện. Trước đó, vào năm 2008, sau cơn bão Nargis khiến 138.000 người thiệt mạng, tập đoàn quân sự cầm quyền vào thời đó bị cáo buộc đã ngăn chận cứu trợ khẩn cấp và ban đầu không chịu cấp phép cho các nhân viên hoạt động nhân đạo và hàng viện trợ nhân đạo.

Còn tại Việt Nam, theo số liệu thống kê mới nhất được đăng trên báo trong nước, tính đến 6 giờ sáng nay, bão Yagi và các trận mưa lũ đã khiến tổng cộng 262 người thiệt mạng, 83 người còn mất tích. Lào Cai là địa phương thiệt hại nặng nề nhất sau bão Yagi, mưa lũ với 111 người chết và 61 người mất tích.

Tại Lào, nước dâng cao từ sông Mekong cũng gây ngập lụt ở thủ đô Viêng Chăn.

Blinken! Go home! Về nhà đi! — Thành viên Quốc hội EU từ Ba Lan

 
Trong thời gian Ngoại trưởng Mỹ Blinken thăm Ba Lan hôm Thứ Năm 12/9, Grzegorz Braun, Thành viên Quốc hội EU (MEP) của Ba Lan nói rằng ông Blinken hãy về nhà đi, người Ba Lan không muốn trả tiền và đi chết vì các cuộc chiến tranh của Mỹ, theo video đăng tải trên mạng xã hội.

Blinken! Go home! Về nhà đi! Càng sớm càng tốt. Get lost! Hãy biến đi! Chúng tôi không muốn ông ở đây! Chúng tôi không muốn!

Chúng tôi không muốn người Ba Lan trả tiền và đi chết cho các cuộc chiến tranh của ông.” Grzegorz Braun nói to và dõng dạc ngay trong cuộc họp báo.

Sáng Thứ Năm ngày 12/9, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đặt chân tới Ba Lan, chặng cuối cùng trong chuyến công du vì chiến tranh Ukraine của mình. Điểm dừng chân trước đó của ông là tại Kiev, nơi ông tuyên bố gói viện trợ mới của Mỹ dành cho Ukraine cùng cam kết sát cánh vì chiến thắng, đồng thời đề cập tới vấn đề dùng vũ khí tầm xa tấn công vào lãnh thổ Nga.

Ngay sau đó, trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình trong nước, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng dùng vũ khí tầm xa tấn công lãnh thổ Nga, thực chất chính là NATO trực tiếp tham chiến, trực tiếp tuyên chiến với Nga.

Theo ông Putin, luận điệu cho phép Ukraine hay không dùng vũ khí tầm xa kỳ thực không phải bản chất vấn đề, đó chỉ là cách “tráo đổi khái niệm” của phương Tây để che đậy sự thật. Trong tình huống đó, bản chất của chiến tranh Ukraine sẽ thay đổi, trở thành NATO tiến hành chiến tranh trực tiếp với Nga. Trước đó, phe Nga miêu tả chiến tranh Ukraine là chiến tranh ủy nhiệm của NATO do Mỹ đứng đầu.

Nga đưa quân vào Ukraine vào cuối tháng 2/2022 với lý do để bảo vệ an ninh của chính mình trước sự bành trướng của NATO, Hiện nay Nga đã sáp nhập khoảng 18% lãnh thổ của Ukraine vào Liên bang Nga rồi.

Phương Tây gọi đó là chiến tranh xâm lược, và sự trợ giúp của phương Tây đối với chính quyền Kiev là bảo vệ nền tự do dân chủ. Phương Tây, đứng đầu bởi Mỹ, nhiều lần khẳng định rằng họ không trực tiếp tham gia chiến tranh, chỉ là giúp Ukraine trước quân xâm lược Nga.

Giới chức phương Tây nhiều lần tỏ ra quan ngại trước điều mà họ miêu tả là “chủ nghĩa đế quốc” của Nga, cùng với tham vọng của ông Putin tái hiện Đế chế Nga thời Pyotr Đại đế.
Công nhân nhà máy Boeing ở Bờ Tây Hoa Kỳ đình công


Công nhân nhà máy Boeing ở Bờ Tây Hoa Kỳ đã đình công vào sáng sớm thứ Sáu (13/9, giờ địa phương) sau khi 96% bỏ phiếu ủng hộ đình công, dừng sản xuất máy bay phản lực bán chạy nhất của hãng. Cuộc đình công này xảy ra trong thời điểm Boeing đang phải vật lộn với tình trạng chậm trễ sản lượng kinh niên và nợ nần chồng chất.

Cuộc đình công đầu tiên của công nhân Boeing kể từ năm 2008 bắt đầu chỉ vài tuần sau khi ông Kelly Ortberg được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành (CEO) mới trong tháng Tám để khôi phục niềm tin vào hãng sản xuất máy bay hàng đầu này sau khi xảy ra sự cố một tấm cửa của một chiếc máy bay 737 MAX gần như mới bị thổi bay giữa không trung vào tháng Một.

Khoảng 30.000 thành viên của Hiệp hội Công nhân Cơ khí và Hàng không Vũ trụ Quốc tế (IAM) sản xuất máy bay phản lực 737 MAX và các máy bay phản lực khác của Boeing tại khu vực Seattle và Portland đã bỏ phiếu về hợp đồng tập thể đầu tiên của họ sau 16 năm, phần lớn từ chối thỏa thuận này và ủng hộ đình công.

“Đây là về sự tôn trọng, đây là về việc giải quyết quá khứ và đây là về việc đấu tranh cho tương lai của chúng ta“, ông Jon Holden, người đứng đầu các cuộc đàm phán cho công đoàn lớn nhất của Boeing và là người đồng ý với thỏa thuận thất bại này, cho biết trước khi công bố kết quả bỏ phiếu vào tối thứ Năm (12/9).

“Chúng tôi đình công vào lúc nửa đêm“, ông Jon Holden nói, khi các thành viên trong hội trường công đoàn reo hò và hô vang: “Đình công! Đình công! Đình công!”

Boeing cho biết vào cuối ngày thứ Năm (12/9) rằng cuộc bỏ phiếu đã gửi một thông điệp rõ ràng rằng thỏa thuận tạm thời mà họ đạt được với ban lãnh đạo IAM là không được các thành viên chấp nhận.

“Chúng tôi vẫn cam kết thiết lập lại mối quan hệ của mình với nhân viên và công đoàn, và chúng tôi sẵn sàng quay lại bàn đàm phán để đạt được một thỏa thuận mới“, Boeing phát đi tuyên bố cho hay.

Thỏa thuận thất bại vừa rồi bao gồm mức tăng lương chung là 25%, tiền thưởng khi ký kết là 3.000 USD và cam kết chế tạo máy bay thương mại tiếp theo của Boeing tại khu vực Seattle, với điều kiện chương trình được triển khai trong vòng bốn năm của hợp đồng.

Mặc dù ban lãnh đạo IAM hôm Chủ Nhật tuần trước đã khuyến nghị rằng các thành viên công đoàn này đã chấp nhận hợp đồng tập thể, nhưng nhiều công nhân đã phản ứng giận dữ, yêu cầu phải tăng lương 40% như kiến nghị ban đầu và than thở về việc mất tiền thưởng hàng năm.

“Chúng tôi sẽ quay lại bàn đàm phán nhanh nhất có thể“, ông Holden nói với các phóng viên, nhưng không nói ông nghĩ cuộc đình công sẽ kéo dài bao lâu hoặc khi nào các cuộc đàm phán sẽ được nối lại. “Đây là việc mà chúng tôi sẽ thực hiện từng ngày, từng tuần một“, ông Holden nói về việc đàm phán hợp đồng lao động tập thể.

Công nhân hiện đã đang biểu tình suốt tuần tại các nhà máy của Boeing ở khu vực Seattle, nơi lắp ráp máy bay MAX 777 và MAX 767 của Boeing.

Cổ phiếu Boeing hôm thứ Năm (12/9) đóng cửa tăng 0,9% trước khi kết quả bỏ phiếu được công bố nhưng tính chung trong cả năm nay đã giảm 36% do lo ngại về vấn đề an toàn, sản xuất và gánh nặng nợ 60 tỷ USD.

Theo một lưu ý trước cuộc bỏ phiếu từ TD Cowen, một cuộc đình công kéo dài 50 ngày có thể khiến Boeing thiệt hại khoảng 3 tỷ đến 3,5 tỷ USD tiền mặt.

Cuộc đình công gần đây nhất của công nhân Boeing vào năm 2008 đã đóng cửa các nhà máy trong 52 ngày và khiến doanh thu ước tính của hãng giảm 100 triệu USD mỗi ngày.

Không có nhận xét nào: