(
Khu-Trục-Hạm HQ4 của HQ/VNCH - Trích phần liên-hệ đến thành-tích Khu-trục-hạm Trần Khánh Dư HQ-4)
* Trích từ tài liệu "THẾ GIỚI LÊN ÁN TRUNG CỘNG XÂM LĂNG HOÀNG SA CỦA VNCH" do cục Tâm Lý Chiến- Tổng Cục CTCT- Quân Lực VNCH ấn hành vào năm 1974 (bản song ngữ Việt Anh - Chiều ngày 15-1-1974, một ghe đánh cá Trung Cộng chở người đến cắm cờ và dựng lều trên Đảo Cam Tuyền (Robert) thuộc Quần Đảo Hoàng Sa. Tuần-dương-hạm Việt Nam Cộng Hòa dùng quang hiệu đuổi họ rời khỏi đảo nhưng vô hiệu. Sáng ngày 16-1-1974, lực lượng Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (HQ/VNCH) hoạt động trong vùng Quần Đảo Hoàng Sa ghi nhận 2 chiến đĩnh Trung Cộng chạy chung quanh Đảo Duy Mộng (Drummond).
<!>
Sáng ngày 17-1-1974, chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa được lệnh đổ bộ lên Đảo Vĩnh Lạc (Money) và tìm thấy trên đảo này có 4 ngôi mộ người Trung Hoa. Ngoài ra, HQ/VNCH cũng đã ghi nhận thêm một chiến hạm của Trung Cộng di chuyển quanh Đảo Cam Tuyền.
Chiều ngày 17-1-1974, 31 đoàn viên HQ/VNCH có võ trang được đổ bộ lên đảo Cam Tuyền nhưng chỉ tìm thấy một lá cờ Trung Cộng và một bản đồ ghi bằng chữ Trung Hoa. Trong khi đó, HQ/VNCH ghi nhận có 2 chiến hạm của Trung Cộng neo tại phía Nam Đảo Cam Tuyền nhưng sau đó 2 chiếc tàu này đã nhổ neo di chuyển đi nơi khác.
Vào chiều tối cùng ngày, 2 chiến hạm Trung Cộng xuất hiện từ hướng Đảo Quang Hòa (Duncan) di chuyển đến Đảo Cam Tuyền (Robert) và dùng quang hiệu yêu cầu các tàu của ta rời khỏi hải phận của họ (?). Các chiến hạm Việt Nam Cộng Hòa vẫn ở tại chỗ chờ lệnh và sau đó các tàu Trung Cộng bỏ đi.
Lúc 19 giờ 40 phút cùng ngày, một phi cơ lạ bay ngang qua chiến hạm HQ 4 của HQ/VNCH rồi bay về hướng Đông Nam mất dạng.
Qua hôm sau tình hình không có gì đột biến ngoại trừ các chiến hạm Trung Cộng không ngừng khiêu khích.
Tàu Trung Cộng bất chấp luật Hàng Hải Quốc Tế,
khiêu khích ta bằng cách xấn ngang mũi chiến hạm HQ/VNCH
Tính đến ngày 19-1-1974, Trung Cộng đã có 14 chiến hạm đủ loại hiện diện trong khu vực Quần Đảo Hoàng Sa, kể cả 4 phi-tiễn-hạm loại Komar. Ngoài ra, phi cơ lạ cũng đã được ghi nhận xuất hiện trong vùng vào lúc hừng đông và bay mất dạng về hướng Bắc.
Kể từ ngày 18-1 đến sáng 19-1, các chiến hạm Trung Cộng không ngưng khiêu khích lực lượng HQ/VNCH trong vùng Hoàng Sa bằng cách đâm thẳng vào các chiến hạm của HQ/VNCH, nhưng các tàu ta đã cố né tránh.
Tàu Trung Cộng gây hấn bằng cách
đâm vào hông chiến hạm HQ/VNCH
Vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 19-1, hai toán Biệt Hải thuộc QLVNCH gồm 74 người, đổ bộ lên đảo Quang Hòa (Duncan) và bị hơn một đại đội Trung Cộng võ trang vũ khí đủ loại tấn công. Cuộc tấn công này đã gây cho 2 binh sĩ ta bị thiệt mạng cùng 2 người khác bị thương. Sau đó, các toán Biệt Hải được lệnh triệt thoái khỏi đảo.
Đến 10 giờ 22 phút cùng ngày, một hộ-tống-hạm Trung Cộng loại Kronstadt đã đâm ngang hông đồng thời nổ súng vào khu-trục-hạm Trần Khánh Dư của ta đang hoạt động ở ngoài Đảo Quang Hòa. Khu-trục-hạm Trần Khánh Dư phản pháo tự vệ và bắn chìm hộ-tống-hạm Trung Cộng này, khu-trục-hạm của ta bị hư hại nhẹ.
Tuần-Dương-Hạm HQ5 của HQ/VNCH
Hộ-Tống-Hạm loại Kronstadt của Trung Cộng
Vào xế trưa, lực lượng hai bên đoạn chiến. Các chiến hạm của ta tập trung về khu vực các hải đảo phía Tây của Quần Đảo Hoàng Sa và 30 đoàn viên hải quân được đổ bộ lên 2 đảo Cam Tuyền (Robert), Vĩnh Lạc (Money). Trong khi đó tại hải đảo Hoàng Sa (Pattle) đã có một trung đội Địa Phương Quân thuộc Tiểu Khu Quảng Nam và 4 nhân viên đài khí tượng trú đóng từ trước.
Trong đêm cùng ngày, 3 chiến hạm của ta bị hư hại, được lệnh trở về Căn Cứ Hải Quân Đà Nẵng.
Trong cuộc hải chiến, hộ-tống-hạm HQ 10 của HQ/VNCH bị trúng hỏa tiễn Styx của Trung Cộng và bị thiệt hại nặng trong ngày 19-1. Chiến hạm cùng thủy-thủ-đoàn gồm 82 người đã bị mất liên lạc.
Hạm Trưởng Hộ-Tống-Hạm Nhật Tảo HQ10, HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà
Hộ-Tống-Hạm HQ10 đã bị chìm trong trận Hải Chiến Hoàng Sa.
Lúc 10 giờ 20 phút ngày 20-1-74, 4 phi cơ Mig 21 và Mig 23 của Trung Cộng đã oanh tạc các hải đảo Hoàng Sa (Pattle), Cam Tuyền (Robert) và Vĩnh Lạc (Money) đồng thời quân Trung Cộng cũng đổ bộ tấn công các đơn vị ta đồn trú trên các hải đảo này. Sau 20 phút giao tranh, vô tuyến bị hư, các toán quân tuần đảo dã mất liên lạc. Bốn chiến hạm của ta còn lại trong vùng biển gồm 1 hộ-tống-hạm và 3 tuần đỉnh cũng bị trúng đạn và hư hại nhẹ.
Tuần-Dương-Hạm HQ 16 trở về bến.
Đồng bào đón tiếp các chiến sĩ vừa dự trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa.
Nữ sinh tại địa phương choàng vòng hoa cho các chiến sĩ anh hùng.
Tình quân dân thắm thiết vì bảo vệ tổ quốc chống ngoại xâm Trung Cộng là nhiệm vụ của toàn thể nhân dân.
Phái đoàn dân chính địa phương thăm viếng các chiến hạm.
tham dự trân Hải Chiến Hoàng Sa chống Trung Cộng.
Sau trận hải chiến oai hùng của Hải Quân VNCH với lực lượng Trung Cộng, tổn thất đôi bên được ghi nhận như sau:
Việt Nam Cộng Hòa Trung Cộng
19 tử thương Không được ghi nhận.
43 bị thương
101 mất tích
Nhân dân thủ đô biểu tình lên án Trung Cộng
xâm chiếm Quần Đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa,
Nhân dân thủ đô cực lực lên án tham vọng bá quyền của Trung Cộng.
Vào lúc 18 giờ 30 phút ngày 22-1-74, thương thuyền Kopionella quốc tịch Hòa Lan đã vớt được 23 thủy thủ của hộ-tống-hạm HQ 10 bị tàu Trung Cộng bắn chìm ngày 19-1-74 tại vùng 287 cây số Đông Đà Nẵng.
Sáng hôm sau, chiến ham HQ 6 của HQ/VNCH đã tiếp nhận số thủy thủ trên. Trong số này, có 2 quân nhân bị tử thương (gồm có 1 Đại Úy Hạm Phó) và 2 người khác bị thương.
Tư Lệnh Hải Quân Trần Văn Chơn đang tuyên dương chiến sĩ Hải Quân trên các chiến hạm tham dự trận hải chiến.
Tư Lệnh HQ thăm hỏi các chiến sĩ hải quân...
Phái đoàn dân chính địa phương thăm viếng và ủy lạo các chiến sĩ.
Thăm viếng và ủy lạo các chiến sĩ bị thương. Giúp đỡ các chiến sĩ bị thương trở về.
Ngoài ra, hồi 12 giờ ngày 29-1-74, ngư phủ ta đã vớt được 15 quân nhân Hải Quân gồm 1 sĩ quan, 2 hạ-sĩ-quan và 12 đoàn viên tại 55 cây số phía Đông Mũi Yên (Qui Nhơn). Tất cả 15 chiến sĩ HQ này thuộc toán đổ bộ lên Đảo Vĩnh Lạc.
Trong số 48 chiến sĩ ta bị Trung Cộng bắt giữ, 5 người gồm 2 Địa Phương Quân, 1 Công Binh, 1 Hải Quân và 1 nhân viên đài khí tượng đã được Trung Cộng trao trả tại Hương Cảng ngày 31-1-74. Do một chuyến phi cơ đặc biệt, họ đã trở về tới Sài Gòn hồi 15 giờ 30 phút và được đón tiếp vô cùng nồng hậu. 43 người còn lại cũng đã trở về tới Sài Gòn chiều ngày 17-2-74 trong sự tiếp đón tưng bừng của các đoàn thể và nhân dân thủ đô.
Đồng bào thủ đô đang chờ đón các chiến sĩ tham dự trận Hải Chiến Hoàng Sa trở về tại phi trường.
Một số chiến sĩ bị thương được trực thăng tải thương về hậu cứ.
Các chiến sĩ QLVNCH trấn đóng cùng nhóm nhân viên Đài Khí Tượng
trên đảo bị Trung Cộng tấn công và bắt giữ trái phép được trao trả cho VNCH.
Hân hoan đón các chiến sĩ trở về sau trân Hải Chiến Hoàng Sa.
Trao tặng huy chương, ủy lạo chiến sĩ trong tình chiến hữu.
Niềm vui đoàn tụ sẽ chẳng trọn khi toàn dân Việt chưa thể tái chiếm Quần Đảo Hoàng Sa vì phải tập trung nỗ lực chiến đấu chống quân tay sai Cộng Sản Bắc Việt, đang đựơc chính bọn bá quyền Trung Cộng và cả khối Cộng tích cực yểm trơ mọi mặt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét