Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2021

MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM - Tỳ Khưu Thích Chân Tuệ

<!>

Điều 9: Điều thứ chín trong "Mười Điều Tâm Niệm" dạy rằng: "Thấy lợi đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động. Hãy lấy sự xả lợi làm vinh hoa". Tại sao vậy?  Bởi vì lợi lộc trên đời thường do tranh đấu, giành giựt, bon chen, bất chấp mọi thủ đoạn, bất chấp nhơn nghĩa, bất chấp đạo lý, mới có được. Lợi lộc không từ trên trời rơi xuống, không ở dưới đất trồi lên. Khi thấy có lợi lộc, cả khối người nhào vô, sẵn sàng chà đạp, gạt gẫm, loại trừ, giết hại lẫn nhau để chiếm đoạt cho bằng được.

Nhiều khi lợi lộc quá lớn lao, có thể khiến cho con người đánh mất lương tri, sẵn sàng thanh toán người thân lẫn kẻ thù, chỉ nhằm đoạt được mục tiêu mà thôi. Chẳng hạn như một thái tử âm mưu sát hại phụ hoàng để chiếm ngai vàng, con cái giết hại cha mẹ để đoạt gia tài, bạn bè cáo gian để hại nhau, chiếm đoạt tài sản, vợ con người khác. Con người vì ham lợi lộc cho nên chuyện gì cũng dám làm, coi lợi lộc như vinh hoa phú quí cần phải có trên thế gian, để ngẩng mặt nhìn đời cho có oai phong ngon lành. Chính vì thế tâm si mê phải động, sai khiến con người làm tất cả mọi chuyện để thỏa mãn lòng tham lam của mình. Con người khi thấy lợi lộc liền nhúng tay vào, mà chẳng cần biết hậu quả ra sao?  Đó chính là tâm si mê vậy.

Các sòng bạc được mở ra khắp nơi, chính là những cái bẩy khổng lồ nuốt tiền của những người nhẹ dạ ham vui tham tiền, hình như ai ai cũng biết vậy, nhưng có rất nhiều người nuôi tham vọng là mối lợi to lớn ở các sòng bạc đó, biết đâu may mắn đến với mình, cho nên mạnh mẽ nhào vô … lãnh đủ. Có nhiều người tán gia bại sản, nợ nần tứ tung, nhưng vẫn không chừa, vẫn không không biết sợ. Tục ngữ có câu: "Cờ bạc là bác thằng bần. Cửa nhà bán hết nợ nần tứ tung". Có cửa nhà để bán trả nợ là còn có phước đó. Người nào muốn tu tâm dưỡng tánh thì phải xả bỏ tâm tham lợi, tâm si mê, phải biết sống cuộc đời thiểu dục tri túc, ít muốn và biết thế nào là đủ, tâm mới được khinh an, thơi thới, nhẹ nhàng, cuộc sống mới được an lạc, cuộc đời mới được hạnh phúc.


Trong Kinh Di Giáo, Đức Phật có dạy:

Tri túc chi nhơn tuy ngọa địa thượng du vi an lạc.

Bất tri túc giả thân xử thiên đường diệc bất xứng ý.

Nghĩa là người biết thế nào là đủ, không tham lợi lộc, thấy lợi lộc không nhúng tay vào, tuy nằm trên đất nhưng vẫn thấy an lạc hạnh phúc, bình yên vui vẻ.  Chỉ cần "biết" đủ, thì đã quá đủ rồi. Trái lại, người nào không "biết", thì không bao giờ thấy đủ, tấm thân tuy được ở trên thiên đường, tiền rừng bạc biển, giàu sang sung sướng, nhưng tâm ý vẫn chưa thỏa mãn, cố gắng kiếm cho thiệt là nhiều tiền vẫn chưa chịu thôi, chưa chịu ngưng, chưa chịu an hưởng tuổi già gần đất xa trời.  Sách cũng có câu:

Tri túc tiện túc đãi túc hà thời túc.

Tri nhàn tiện nhàn đãi nhàn hà thời nhàn.


Nghĩa là "biết" thế nào là đủ, tức thời được đầy đủ ngay lập tức, không cần phải đợi đến lúc có thiệt nhiều tiền mới thấy đủ. Bao nhiêu mới gọi là nhiều đối với người không biết đủ? "Biết" thế nào là nhàn, tức thời được nhàn nhã ngay lập tức, không cần phải đợi đến già, hay lúc nào hết. Nói tóm gọn là "biết" đủ thì đủ, "biết" nhàn thì nhàn.  Không "biết" thì cực khổ tấm thân vậy thôi.

Không có nhận xét nào: