Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2020

Vì sao không thể xóa việc chạy chức, chạy phiếu vào nhân sự Đại hội 13? Diễm Thi, - RFA

 Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (giữa) và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (phải). Ảnh chụp tại Hà Nội hôm 12/11/2020 - “Giảm hẳn tình trạng chạy chức” Hôm 19 tháng 11 năm 2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị cán bộ toàn quốc tổng kết Đại hội Đảng bộ các cấp tại Hà Nội. Nhận định về việc chuẩn bị nhân sự Đại hội 13, ông Trọng phát biểu rằng: “Nhân sự được chuẩn bị kỹ lưỡng ở tất cả các khâu, góp phần nâng cao chất lượng nhân sự cấp uỷ các cấp và chuẩn bị cho nhân sự trung ương. Những hiện tượng vận động, tranh thủ phiếu bầu cơ bản được khắc phục; tình trạng chạy chức, chạy quyền, cục bộ, địa phương, lợi ích nhóm đã giảm hẳn.”

<!>

Ông Trọng nói thêm là có nơi chuẩn bị nhân sự chưa thật kỹ, còn bố trí người nhà, người thân chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện, uy tín tham gia cấp ủy. Tuy vậy, ông vẫn khẳng định đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã thành công tốt đẹp, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra, để lại những dấu ấn nổi bật và những tình cảm tốt đẹp trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Với cái nhìn của một nhà quan sát thời cuộc, blogger Nguyễn Ngọc Già nêu nhận định về phát biểu của ông Trọng về tình trạng chạy chức, chạy quyền giảm hẳn:

Thứ nhất, ông Trọng nên đưa ra con số rõ ràng chứ không nên nói chung chung như vậy. Phải có số tuyệt đối là bao nhiêu con người và số tương đối là chiếm bao nhiêu phần trăm. Ổng phải làm một phép so sánh với các kỳ đại hội đảng trước đây thì mới phát ngôn như vậy được.

Thứ hai, tất cả các đại hội đảng hàng chục năm qua họ đều nói là thành công. Như vậy có phải họ đã nói dối hay không khi đại hội nào họ cũng bảo là chọn ra những người xứng đáng, đủ tiêu chuẩn. Nhưng thực tế chứng minh ngược lại. Tham nhũng rồi bỏ trốn ra nước ngoài trở thành chuyện nghiêm trọng.

Vậy qua các kỳ đại hội vừa ra, nhân sự của họ đã bị ở tù, bị kỷ luật, bị khai trừ khỏi đảng là những người có chạy chức, chạy phiếu hay không, phải điểm ra cho rõ ràng. Nếu kỳ này gọi là giảm hẳn, thì cũng phải đưa ra những kẻ nào đã chạy chức chạy quyền ra cho dân biết.”

Vậy qua các kỳ đại hội vừa ra, nhân sự của họ đã bị ở tù, bị kỷ luật, bị khai trừ khỏi đảng là những người có chạy chức, chạy phiếu hay không, phải điểm ra cho rõ ràng  - Blogger Nguyễn Ngọc Già

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà phân tích chính trị, thì cho rằng cách nói của ông Trọng là tự khen, là ‘nói chỉ để mà nói’ thôi chứ làm sao mà biết là giảm hay tăng, bởi chính các ông ấy còn không biết ai chạy ai!

Đây không phải lần đầu ông Nguyễn Phú Trọng nói đến việc chạy chức, chạy quyền hay chạy phiếu cho nhân sự Đại hội 13. Hôm 26 tháng 4 năm nay, ông Trọng có một bài viết được đăng trên truyền thông trong nước có tựa 'Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội 13 của Đảng'.

Trong phần nói về tầm quan trọng của công tác chuẩn bị nhân sự cho đại hội có đoạn: Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy phiếu bầu, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội..., trong đó có cả cán bộ cấp cao, tuy đã được ngăn chặn nhưng vẫn chưa hoàn toàn bị đẩy lùi. Làm việc gì, giữ chức vụ gì cũng chỉ tính đến lợi quyền, bổng lộc cho cá nhân mình, gia đình mình trước nhất, quên cả thanh liêm, danh dự.”

Vì sao chỉ giảm mà không dứt?

Tệ nạn chạy chức, chạy quyền, thậm chí chạy phiếu trước mỗi kỳ đại hội đảng không là chuyện lạ trong xã hội Việt nam từ nhiều năm qua. Các cấp lãnh đạo trong Đảng, trong Chính phủ cũng từng nhiều lần đề cập thậm chí ra những quy định rõ ràng. Chẳng hạn như Quy định 205-QĐ/TW do Bộ Chính trị ban hành ngày 23 tháng 9 năm 2019.

Đây là Quy định của Bộ Chính trị về việc “Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền”. Một trong những điểm nổi bật của Quy định này là đề cao trách nhiệm của người đang được xem xét, thực hiện các quy trình trong công tác cán bộ cũng như đề cao trách nhiệm của những cá nhân có thẩm quyền quyết định nhân sự. Đây được cho là chìa khóa để kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền.

Theo một số nhà quan sát thì chuyện xóa bỏ hoàn toàn nạn chạy chức, chạy quyền là chuyện không thể có. Còn chuyện giảm hay giảm hẳn như lời ông Trọng nói thì không có căn cứ.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cũng khẳng định như vậy. Ông giải thích:

Không bao giờ hết vì đây là chế độ chỉ có một đảng mà lại không công khai minh bạch gì cả. Do đó, cái nền tảng để đưa chuyện tham nhũng chính trị, chuyện chạy chọt, mua quan bán chức về số 0 là chuyện không thể có được. Với cái thể chế như thế nào thì không bao giờ chuyện đó xảy ra. Lý do thứ nhất là không có sự minh bạch; thứ hai là không có một chính sách rõ ràng để bầu cử; thứ ba là người ta làm việc theo cảm tính và theo kiểu tiến cử cá nhân.”

Không bao giờ hết vì đây là chế độ chỉ có một đảng mà lại không công khai minh bạch gì cả. Do đó, cái nền tảng để đưa chuyện tham nhũng chính trị, chuyện chạy chọt, mua quan bán chức về số 0 là chuyện không thể có được. - Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp

Trong lần trò chuyện với RFA về vấn đề này hôm 6 tháng 5 năm 2020, tức hai tuần trước khi bị bắt, nhà báo Phạm Thành cho rằng, lời kêu gọi mà Chính phủ Hà Nội mỗi lần họp bàn nhân sự đại hội đảng đều nêu ra thể hiện ý muốn duy ý chí và không thể thực hiện được:

“Mồm nói như vậy nhưng cơ chế vận hành của chủ nghĩa xã hội lại không đảm bảo cho việc đó đạt được kết quả. Do thể chế chính trị, cơ cấu vận hành của thể chế chính trị tạo ra vòng xoáy cơ hội cho những phần tử ham muốn quyền lực, chỉ biết lợi ích riêng của mình mà không biết đến lợi ích cộng đồng chui vào bộ máy nhà nước vì mục đích quyền, tiền. Làm gì có cơ hội cho những người liêm chính, sống vì mục đích cộng đồng, dám hy sinh cái tôi của mình để cống hiến cho xã hội. Tuy nhiên cũng có tác dụng với người không hiểu biết và vẫn tin tưởng vào đảng.”

Những năm gần đây, thông tin về việc những quan chức lạm dụng chức vụ, quyền hạn đưa người thân vào giữ các vị trí quan trọng trong các cơ quan công quyền; chuyện cả nhà làm quan, cả họ làm quan không còn là hiện tượng đơn lẻ đã được truyền thông nhà nước Việt Nam nhiều lần công khai đăng tải.

Một trong những lãnh đạo nổi tiếng trên mạng xã hội với việc ‘cả họ làm quan’ là ông Triệu Tài Vinh ở tỉnh Hà Giang. Gia đình ông có ít nhất 8 người thân ruột thịt và họ hàng làm công chức nhiều ban ngành, địa phương trong tỉnh. Có thể kể những người ruột thịt của ông Vinh là bà Phạm Thị Hà, vợ ông, giữ chức Phó giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Em trai ông Vinh là Triệu Tài Phong giữ chức Bí thư Huyện ủy huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang; Triệu Sơn An giữ chức Phó chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì; Triệu Tài Tân là Phó phòng Hành chính Viễn thông tỉnh Hà Giang. Em gái ông Vinh là Triệu Thị Giang giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Hà Giang…

Nhằm kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, Khoản 6, Điều 3 Quy định 205-QĐ/TW nêu rõ: Không bố trí những người có quan hệ gia đình (vợ, chồng, bố, mẹ của vợ hoặc chồng, con, anh chị em ruột) cùng đảm nhiệm các chức danh có liên quan như: Bí thư, phó bí thư, trưởng ban tổ chức, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra cùng cấp uỷ; chủ tịch Ủy ban nhân dân và người đứng đầu cơ quan nội vụ, thanh tra cùng cấp ở một địa phương; thành viên trong cùng ban cán sự đảng, đảng đoàn; người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cùng địa phương, cơ quan, đơn vị.

Việt Nam nói gì vụ 'bà Hồ Thị Kim Thoa bị bắt ở Pháp'?

20 tháng 11 2020

Bà Hồ Thị Kim Thoa từng bị kỷ luật hồi đầu năm 2017

Tại họp báo thường kỳ chiều 19/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN lên tiếng trước thông tin cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa bị bắt giữ ở Pháp.

Theo đó, khi được yêu cầu xác minh về việc báo chí phương Tây nói rằng bà Hồ Thị Kim Thoa đã bị bắt ở Pháp và có thể bị dẫn độ về Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định: "Tôi không có thông tin về việc bà Hồ Thị Kim Thoa bị bắt giữ tại Pháp".

Trước đó 2 ngày, Chánh văn phòng, người phát ngôn của Bộ Công an, Tô Ân Xô cho biết Bộ không nhận được thông tin chính thức về việc bà Hồ Thị Kim Thoa bị bắt và sẽ sớm được dẫn giải về Việt Nam, nên chưa xác nhận nguồn tin là đúng hay sai.

Như BBC đưa tin trước đó, nguồn tin riêng của BBC cho biết bà Kim Thoa đang sống tại Paris, thủ đô nước Pháp từ lúc bị Việt Nam phát lệnh khởi tố để điều tra về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Đây là vụ việc liên quan đến vi phạm xảy ra tại Tổng công ty Bia rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) làm thất thoát 2.700 tỉ đồng và bà Thoa cũng bị truy nã từ tháng 7.

Cụ thể, ngày 10/7 Bộ Công an Việt Nam ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và Lệnh khám xét về hành vi trên đối với bà Thoa và cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.

Tuy nhiên, cơ quan công an đã tạm đình chỉ phần vụ án với bà Thoa vì xác định bị can đã bỏ trốn, khi nào bắt được sẽ tiếp tục xử lý theo quy định.

Dựa theo các nguồn tin riêng của BBC, dường như vào thời điểm này bà Kim Thoa đang đi du lịch Pháp, trong đó có ghé trung tâm thiền tập Làng Mai, Pháp.

Sau khi nghe tin khởi tố, bà Thoa đã ở lại Pháp bằng visa du lịch.

Hồi giữa tháng 7 năm nay, Bộ Công an cho biết, khi cảnh sát điều tra đã xác định bà Thoa đã ra nước ngoài thì đã xúc tiến các thủ tục tương trợ tư pháp với Interpol ra lệnh quốc tế, kế hoạch là sẽ phối hợp với cảnh sát nước bạn để bắt bị can về nước.

Giữa Việt Nam và Pháp đã có hiệp định dẫn độ nên nhiều luồng ý kiến cho rằng việc bắt bà Thoa sẽ dễ dàng hơn so với vụ Trịnh Xuân Thanh ở Đức hồi năm 2017.

Dư luận về việc bắt bà Thoa khá đa chiều. Có người cho rằng Pháp hay những quốc gia khác không phải là nơi chứa chấp cho quan tham Việt Nam lánh nạn nên cần phải bắt bà Thoa về quy án. Số khác cho rằng việc bắt giữ bà Thoa cần đúng luật pháp quốc tế chứ không nên 'bắt cóc', nhất là khi giữa Pháp và Việt Nam có hiệp định dẫn độ.

Hồ Thị Kim Thoa là ai?

Bà là Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam từ năm 2010 - 2017.

Bà từng là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang và gắn bó với công ty này 18 năm.

Khi nắm giữ chức vụ Thứ trưởng, bà Thoa vẫn là cổ đông lớn của Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang khi có trong tay 1.161..446 cổ phiếu DQC, tương đương với 5,30% vốn.

Theo đó, năm 2010, khi bà Thoa được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng tại Bộ Công Thương thì ghế Chủ tịch và Tổng Giám đốc Bóng đèn Điện Quang được bàn giao lại cho em trai bà là ông Hồ Quỳnh Hưng cho đến nay.

Bà Hồ Thị Kim Thoa cũng là Chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam. Năm 2016, bà từng lọt top những người phụ nữ giàu nhất Việt Nam năm 2016.

Năm 2017, ái nữ của bà Thoa là bà Nguyễn Thái Nga (sinh năm 1984) là 8X duy nhất lọt top 15 người phụ nữ giàu nhất Việt Nam với tổng tài sản là 394 tỷ đồng. Bà Nga hiện giữ vị trí Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang.

Không có nhận xét nào: