Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

Tùy Bút: Đến Thăm Bích Câu - Lê Tuấn.

Trong năm 2014. Có một lần tôi về thăm VN đúng vào dịp tết, tôi đã ra thăm Hà Nội. Tôi đi lang thang thăm viếng 36 phố phường Hà Nội xưa và Hà Nội hôm nay. Tôi đến phố Nguyễn Khuyến thuộc Phường Văn Miếu, Hà Nội, nơi đây có ngôi chùa Ngọc Hồ. Tôi đã quên mất câu chuyện tình Bích Câu Kỳ Ngộ. nơi Tú Uyên gặp tiên nữ ở chùa Ngọc Hồ. Câu chuyện về chàng thư sinh Tú Uyên, tình cờ nhặt được một chiếc "lá hồng" có đề một bài thơ. Chàng định họa lại bài thơ này, thì thấy một thiếu nữ tuyệt đẹp đang đứng trước cửa tam quan, liền đi theo, nhưng đi đến đình Quảng Văn thì thiếu nữ bỗng biến mất. Về nhà, chàng ngày đêm tưởng nhớ người đẹp đến sinh bệnh. Để từ đó chuyện tình Bích câu Kỳ Ngộ bắt đầu.
<!>

Thành phố Hà Nội là một thành phố cổ xưa, bước ra khỏi nhà là đụng đầu với lịch sử của “Thăng Long Thành Hoài Cổ” từ khi Vua Lý Thái Tổ (tức Lý Công Uẩn) cho di dời cố đô Hoa Lư về Thành Thăng Long, rồi từ đó đổi tên thành Hà Nội.
Ngày Tết đến trên những gánh hàng rong bán trái cây của các cô gái từ quê đem lên, những thúng cam Bố Hạ vỏ ửng vàng như tà áo công nương, rồi từ phố Huế mùi bánh chưng phảng phất bay trong không gian, những chiếc bánh chưng vuông vắn, gói gọn trong nếp lá xanh tươi. Những gánh hàng hoa bày bán trên vệ đường dọc theo các khu phố, những cành hoa đào, màu hồng tươi, đẹp như những thiếu nữ mới lớn, nhẹ nhàng bước đi trong tà áo thướt tha bay trong gió xuân. 

Dư ảnh của lớp người xưa, những danh sĩ vẫn ẩn hiện trong không gian bàng bạc còn thơm mùi trầm hương cố nhân.
Một hoài niệm xưa, lãng đãng với Thi nhân Nguyễn Du qua Truyện Kiều, Thuý Kiều phải trôi nổi, tan nát đời hoa, trong suốt 15 lăm năm trong lầu xanh. Bóng dáng của của người Chinh Phụ, sống cô đơn tủi hờn, và độc thoại trong Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, với tài năng của Nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm.
Rồi người cung nữ khi xưa, tủi hờn, cô đơn trong cung cấm, ngồi độc thoại với ngọn đèn dầu le lói, đã làm rung động tâm hồn thi nhân Nguyễn Gia Thiều phải viết lên bản tình ca bất hủ (Cung Oán Ngâm Khúc). Còn những cô lái đò trên sông Hồng, đã làm vương vấn bao thi nhân. Không đâu xa ngay tại Hồ Tây, Huyện Nghi Tàm hình bóng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương vẫn còn đó, Xuân Hương Nghi Đình Quán vẫn còn thoang thoảng mùi rượu đào và văng vẳng những câu thơ gợi tình.

Dường như Hà Nội vẫn còn để lại trong một góc khuất nào đó, để cô đọng lại hương xưa, cho những hương hồn cổ nhân một nơi chốn trú ngụ, ẩn hiện trong làn sương mù, trong đám mây khi tan mất khi tụ lại và không bao giờ mất đi cái nét văn nhân cổ xưa của Hà Nội

Ngày cuối năm tôi ghé thăm Bích Câu, như lạc vào giấc mơ của người xưa, tuy chẳng được như Từ Thức lạc vào cõi Thiên Thai, hay chàng thư sinh Tú Uyên gặp Giáng Kiều, rồi nên duyên vợ chồng. Tôi đi lạc vào tâm tưởng của chính mình và lang thang với nàng thơ trong một ngày Xuân đến thăm Hà Nội. Tôi viết vần thơ lục bát gửi tặng đôi uyên ương trong câu chuyện Bích Câu Kỳ Ngộ
Cảm Tác. Bích Câu Kỳ Ngộ
Thơ Lê Tuấn

Chùa Ngọc Hồ lá thư bay
Bài thơ chép vội trải bày tình riêng
Nhờ cơn gió nhẹ đưa duyên
Rơi vào tay nải Tú Uyên là chàng.

Lá hồng gió nhẹ bay sang
Mở xem thơ ý, mơ màng như say
Hữu duyên thiên lý ai hay
Sinh vừa tựa liễu chau mày nhìn quanh.

Thần tiên trước cổng tam quan
Theo sau thấp thoáng nữ hoàn nhởn nhơ
Ngập hồn đôi mắt người thơ
Hoa đào phong nhụy ỡm ờ vấn vương.

Cửa không chứa mấy đoạn trường
Đã gần bể sắc khôn lường hư hao
Kỳ duyên nỡ hẹp hòi sao
Tiên duyên xin vái trời cao tâm thành.

Bóng trăng chênh chếch trên cành
Ơn trời đã tỏ ngọn ngành tình chung
Giáng Kiều không chút ngại ngùng
Bích Câu Kỳ Ngộ trùng phùng trao duyên.

Lê Tuấn
Cảm tác câu chuyện Bích Câu Kỳ Ngộ.

Bích câu Kỳ Ngộ

Không có nhận xét nào: