Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2020

Những dấu mốc trong tiến trình bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ - Linda Nguyễn

 
Tổng thống Trump trên một tuần qua từ chối không chấp nhận mình thua cuộc trong khi tất cả các hãng thông tấn như Associated Press chính thức gọi cuộc chạy đua năm 2020 vào Tòa bạch Ốc thuộc về ông Biden. Tổng thống Trump từ chối nhượng bộ là chưa từng có, nhưng hiến pháp Hoa Kỳ không phải là không tiên đoán trước hay sau việc này có thể sẽ xảy ra cho nên sau đây là lộ trình đưa ứng cử viên chính thức (hợp pháp) trở thành Tổng thống đắc cử cho dù bên thua có chấp nhận nhận hay không.
<!>
Khi nào thì Hoa Kỳ bắt đầu thành lập đại cử tri (Electoral College)?
Dựa theo Tu Chánh Án thứ 12, chính thức phê chuẩn năm 1804, đã thay đổi quy trình cho phép bỏ phiếu riêng biệt để xác định Tổng thống và Phó Tổng thống. Trong hệ thống cử tri đoàn, mỗi tiểu bang có một số đại cử tri nhất định dựa trên tổng số đại diện của nó trong Quốc hội. Sau đó, mỗi đại cử tri chỉ có quyền bỏ một phiếu đại cử tri sau cuộc tổng tuyển cử và ứng cử viên có hơn một nửa tức là đạt đến con số 270 sẽ là người đắc cử.

Sau đây là những ngày rất quan trọng để xác định kết quả cuộc bầu cử năm nay:

1)Mùa thu và mùa hè năm 2020, các tiểu bang bắt đầu đề cử các đại cử tri. Mỗi đảng được đề cử đại cử tri nằm trong quy định của đảng phái mình. Thí dụ ở California có 55 đại cử tri, Cộng hòa đề cử 55 người và Dân chủ cũng đề cử 55 người cho nên sau khi có kết quả của chứng nhận (Certification) thì đảng thắng sẽ gởi 55 người của đảng mình về Hoa Thịnh Đốn.

2)Ngày 3 tháng 11 năm 2020. Khi người dân đi bỏ phiếu thì người dân bỏ phiếu thẳng cho liên danh nào mình thích chớ không bỏ phiếu cho đại cử tri. Nhưng hầu hết các đại cử tri của mỗi tiểu bang đều trung thành với đảng mà họ được đề cử. Thí dụ đại cử tri của Cộng hòa hầu hết không xé rào nhảy qua bầu cho Dân chủ.

Nhưng câu hỏi là đại cử tri có thể xé rào (Faithless Electors) được không? Không có luật liên bang (federal law) hay điều khoản hiến pháp (constitutional provision) nào bắt buộc đại cử tri phải bỏ phiếu cho đảng của mình. Năm 2016, có trường hợp 7 đại cử tri nhảy rào, nhiều nhất từ năm 1972: Trong đó có 3 đại cử tri của Dân chủ từ tiểu bang Washington đã bỏ phiếu cho Cộng hòa là Colin Powell. Một đại cử tri Dân chủ khác cũng từ tiểu bang Washington bỏ phiếu cho một người đàn bà thuộc thành viên của Yankton Sioux Nation thay vì bỏ phiếu cho bà Clinton. Một trường hợp khác ở Texas, ộng đại cử tri Cộng hòa đã bỏ phiếu cho John Kasich thay vì cho Donald Trump.

Hiện nay, phần lớn các tiểu bang đã thông qua luật đòi hỏi đại cử tri phải tuyên thệ là phải trung thành với đảng phái của mình. Dựa theo đó, có những hình phạt cho đại cử tri nếu họ quyết định nhảy rào. Xa hơn nữa, luật tiểu bang sẽ truất phế quyền đại cử tri của họ nếu họ phản lời tuyên thệ và tiểu bang sẽ thay thế bằng một đại cử tri khác. Thêm nữa, tháng 7, năm 2020, Tòa Tối Cao Pháp Viện Liên Bang đã phán quyết rằng những dự luật trên của tiểu bang là hoàn toàn hợp pháp.

Dựa theo những dữ kiện về luật pháp trên thì kết quả cuộc bầu cử năm nay, 2020, sẽ không phải chi phối bởi sự thay đổi ý kiến của các đại cử tri. Nói cách khác nếu tiểu bang nào thuộc về đảng nào với bao nhiêu đại cử tri thì khi vào Quốc hội, kết quả sẽ y như vậy. Không một ai có thể thay đổi được. Thí dụ California có 55 đại cử tri cho Dân chủ thì sẽ có 55 đại cử tri bầu cho ông Biden. Lý do cũng hợp lý là vì khi người dân bỏ phiếu cho ai thì kết quả người đại cử tri phải thực thi ý muốn của người dân chớ không thể tùy theo ý kiến riêng của họ được.

3)Thứ ba, ngày 8 tháng 12 năm 2020 sẽ là ngày cuối cùng để giải quyết tất cả các vụ tranh chấp nếu có. Nếu có bất cứ tranh chấp bao gồm cả kiện tụng nào liên quan đến kết quả cuộc bầu cử của từng tiểu bang trong đó có việc đếm phiếu lại nếu cần thì phải chấm dứt trước ngày 8 tháng 12. Phần lớn các tiểu bang sẽ chứng nhận (Certification) kết quả bầu cử của tiểu bang mình từ nay cho đến vài tuần nữa. Thí dụ:

Monday, November 16: Virginia
Tuesday, November 17: Florida
Wednesday, November 18: Massachusetts, Idaho, Arkansas
Friday, November 20: North Dakota, Georgia

Additional certification deadlines for key battleground states are as follows:
Monday, November 23: Pennsylvania, Michigan
Monday, November 30: Arizona

Ban vận động bầu cử của Trump đã kiện các tiểu bang Michigan, Pennsylvania, Arizona kêu gọi các Thẩm phán ra lịnh ngừng chứng nhận kết quả cuộc bầu cử, nhưng Tòa đã bác đơn lý do là họ không cung cấp bất cứ chứng cớ nào để chứng minh rằng bầu cử gian lận cả. Ngay cả FBI và Bộ Nội An cũng xác định rằng cuộc bầu cử năm nay là an toàn nhất trong lịch sử bầu cử Hoa Kỳ. (To be clear, there is no evidence of widespread election fraud. A joint statement released Thursday from federal agencies states the Nov. 3 election “was the most secure in American history.”)

4)Thứ Hai, ngày 14 tháng 12 ,2020. Voting day! Đây là ngày tất cả các đại cử tri sẽ bắt đầu bỏ phiếu chọn ra Tổng thống và Phó Tổng thống.

5)Thứ Tư, ngày 23 tháng 12, năm 2020. Tất cả đại cử tri phải bỏ phiếu và ngày này sẽ có kết quả. Tất cả kết quả của các đại cử tri trên khắp nước Mỹ phải được nhận bởi Tổng thống và Thượng viện trước ngày này.

5)Thứ Tư, ngày 6 tháng giêng năm 2021 Quốc hội tái hợp và tất cả phiếu bầu sẽ được đếm và kiểm chứng lần chót và Phó Tổng thống Mike Pence sẽ là người tuyên đọc kết quả cuộc bầu cử dựa theo tổng số phiếu của đại cử tri.

6)Thứ Tư, ngày 20 tháng giêng năm 2021 Tân Tổng thống Biden sẽ làm lễ tuyên thệ.

Tóm lại, dựa theo hiến pháp Hoa Kỳ, Tổng thống Trump có quyền không chấp nhận kết quả cuộc bầu cử cho đến ngày cuối cùng là ngày thứ tư, 8 tháng 12 năm 2020. Đây chỉ là ngày cuối cùng do hiến pháp quy định, nhưng nó không có nghĩa là sau khi các tiểu bang (Georgia sẽ có kết quả đếm phiếu lại ngày mai) chứng nhận (Certification) kết quả cuộc bầu cử của từng tiểu bang trong tuần tới thì kết quả sẽ là như vậy, không thay đổi chớ không cần đợi đến ngày 8 tháng 12. Kết quả sẽ là 306 cho Biden và 232 cho Trump.

Trump luôn bám víu vào những ảo thuyết cho rằng năm 2000, ông Bush đã đảo ngược tình thế ở Florida để trở thành Tổng thống. Nếu Bush làm được thì Trump sẽ làm được. Năm 2000 và 2020 có hai hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau ngay cả những luật sư biện hộ cho Bush thời ấy cũng xác định là Trump vi phạm một lầm lở quá lớn là không hiểu vấn đề. Lúc bấy giờ, Florida có 20 phiếu mà Al Gore và Bush đều đến gần con số 270. Do đó kết quả của Florida sẽ quyết định cuộc thắng bại. Năm nay, 2020, ông Biden hiện giờ đang dẫn trước 306 phiếu trong khi đó Trump chỉ có 232 phiếu. Cho dù Trump có thắng thêm một, hai hoặc là ba tiểu bang nữa thì vẫn không đủ 270. Chưa kể hiện nay tất cả các vụ kiện cáo vu khống không có bằng chứng đều đã bị tòa vứt vào sọt rác cho nên chẳng những Trump không thể thắng một tiểu bang chớ đừng nói vài tiểu bang. Trump thừa biết chuyện đó, nhưng Trump vẫn là Trump của thưở nào, vẫn cố chấp, lì lợm bất chấp hiến pháp, chà đạp công lý. Ý đồ của Trump là làm sao tạo nên sự bất ổn càng nhiều càng tốt để cho chính phủ Biden gặp khó khăn khi tiếp nhận. 

Bằng chứng là Trump đuổi Bộ trưởng quốc phòng Esper tuần qua để dọn đường cho việc Trump muốn rút quân ra khỏi Iraq và A Phú Hản. Esper và những tướng lãnh trong Ngũ giác đài không đồng ý việc rút quân này vì nó sẽ làm cho tình thế Trung đông rối loạn và phiến quân nhân cơ hội này phát triển mạnh đưa tới những hậu quả khôn lường trong tương lai.

Hãy quay về 4 năm trước, ngày 10 tháng 11 năm 2016, Tổng thống Obama mời Trump vào Tòa Bạch Ốc để chuẩn bị những tiến trình bàn giao, trong đó ông nói một câu rất để đời:”Tôi chúc mừng Tân Tổng thống và cầu chúc ông nhiều thành công vì thành công của ông là thành công cho nước Mỹ”.

Obama là một chính trị gia, cựu Thượng nghị sĩ và sau cùng trở thành Tổng thống. Ông tốt nghiệp luật tại Harvard, một trong những trường luật nổi tiếng nhất Hoa Kỳ. Chẳng những thế, bà Michell Obama cũng tốt nghiệp tại Harvard và là một luật sư rất nổi tiếng tại Chicago trước khi bà kết hôn với ông Obama.

Bây giờ Tổng thống Trump xuất thân là một người giàu, nhưng bản chất thiếu lương thiện lấy sự lừa đảo làm phương châm cho thành công (Cô Mary Trump said so). Khi đi học thì mướn người thi dùm và cấm các trường không được tiết lộ về học bạ của mình. Trong suốt những năm kinh doanh thì đã khai phá sản đến 6 lần và từ chối không tiết lộ hồ sơ tài chính và thuế vụ của mình.

Tại sao có sự so sánh?

Chúng ta là người Mỹ gốc Á châu thì nền tảng về đạo đức nhân bản vẫn in sâu vào trong tiềm thức của chúng ta cho nên ông bà thường nói:”Đức thắng tài là người quân tử còn tài (mánh mung lung tung) thắng đức là kẻ tiểu nhân”.

Có lẽ sau sự ra đi của Trump, hệ thống bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ sẽ không bao giờ thấy một tên thương buôn nào xuất hiện lần thứ hai để khuynh đảo hệ thống pháp lý cũng như Hiến pháp mà đã có trên 240 năm. Tất cả những Tổng thống trước Trump đều phục vụ vì quyền lợi của quốc gia và họ luôn kêu gọi tất cả nhân viên trung thành với Hiến pháp Hoa Kỳ thế thôi. Ngược lại, Trump là Tổng thống duy nhất (một nhiệm kỳ vì sẽ không bao giờ có Trump lớn Trump bé nào nữa xuất hiện sau lần này) dùng chức Tổng thống để phục vụ quyền lợi cá nhân của mình và tệ hại nhất là Trump bắt những nhân viên chính phủ liên bang phải trung thành với Trump bằng không thì mất chức.

Trump càng ngoan cố không chấp nhận kết quả cuộc bầu cử thì sự ra đi của Trump càng thê thảm và nhục nhã hơn vì điều này sẽ xảy ra nay mai cho dù Trump có muốn hay không.

Linda Nguyễn 


Không có nhận xét nào: