Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2020

MƯA PARIS thơ Đỗ Bình, nhạc Quách Vĩnh Thiện - Đỗ Bình


             NS Quách Vĩnh Thiện

Xin mời qúy Thày, qúy Anh Chị thưởng thức một ca khúc phổ thơ. Bài thơ này tôi viết từ xúc cảm cảnh vật Paris và tâm tình tha hương. Thời gian đó nhạc sĩ Trịnh Hưng tác giả bài Lối Về Xóm nhỏ và một vài bằng hữu khác ở Mỹ cũng mới bỏ trần gian ra đi về miền miền viễn. Có thể nói đây là một trong những ca khúc phổ nhạc hay nhất của nhạc sĩ Quánh Vinh Thiện. Anh Thiện làm tặng tôi bằng cả một tâm tình vì những người bạn của tôi cũng là bạn của anh.  Cố Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện là nhà khoa học nhưng tâm hồn nghệ sĩ. Do thiên phú anh đã bước vào âm nhạc và chơi nhạc ngay khi còn học trung học vào thập niên 60 ở Sài Gòn năm xưa. Khi sang Pháp du học về ngành khoa học anh đã theo học thêm Guitare một trường âm nhạc ở Paris. 

<!>

Sau năm 2000 anh bắt đầu sáng tác nhạc và là một khuôn mặt nổi ở hải ngoại. Ngày mà nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện ra mắt tác phẩm trường ca phổ thơ Kim Vân Kiều của thi hào Nguyễn Du ở Viện Âm Nhạc Buissy Saint Georges, chúng tôi :GS Lê Mộng Nguyên, GS Nguyễn Đăng Trúc, GS Trần Quang Hải và tôi, đã giới thiệu anh Quách Vĩnh Thiện. Sau đó tôi còn viết một bài nhận định về dòng nhạc phổ thơ của anh đưa vào một số đầu sách. Để có thể viết một bài giới thiệu anh ở Viện âm nhạc Buissy Sainte Georges tôi phải mất 3 tháng để tìm cái hay những cái đặc sắc và độc đáo trong tác phẩm của anh, và tôi đã tìm thấy một số điểm mới về thể điệu và đổi nhịp trong hàng ngàn trường canh của dòng nhạc. Tôi nhận định nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện là người có công soạn thành nhạc hết tập tryện Kiều không đổi một từ, thành trường ca. Đó cũng là một đóng góp cho nghiên cứu về thơ phổ nhạc, tài sản văn hóa của dân tộc. Đây là một việc làm rất khó vì phổ mấy ngàn câu thơ Lục bát thành một giai điệu khó tránh những nốt trùng nhau ! Ngay cả nhạc sĩ Phạm Duy cũng chỉ dám phổ một đoạn ngắn thành tẩu khúc, và ở trong nưóc nhạc sĩ Lê Đình Ân cũng chỉ soạn một hợp xướng. Thơ Lục Bát khi phổ trường ca sẽ bị thanh «bằng trắc » của dòng Lục bát át «nhạc thơ » từng câu, từng đoạn thơ và làm mất " tính nhạc" nhạc thơ toàn bài,(nhạc từ những hình tượng trong bài thơ). Cấu trúc hình nốt sẽ bị lập lại (giống nhau) nhiều đoạn làm giảm giá trị của nhạc. Ở Nhạc cổ điển Tây phương Những phần lập lại là muốn nhấn mạnh diễn tả chều sâu của đoạn nhạc đó.

Mỗi đóng từ những nghiên cứu đến cảm xúc cho văn hóa đều được trân qúy. Vì một khi tác giả giã từ cuộc đời thì tên tuổi và thân xác tất cả đều tan biến, duy còn lại những sáng tác, những công trình nghiên cứu bài viết, những ân tình cho nhau là còn lưu lại với đời, với người.  

Thân kính

 Đỗ Bình 


MƯA PARIS
  Mưa Paris giọt buồn rơi thánh thót
Cơn mây chiều giăng nỗi nhớ quê hương.
Thu đến sớm lá hôm qua vàng vọt,
Gió nửa khuya rụng nhiều chiếc bên đường!
Mưa mãi dột trên phận nghèo rách tả,
Lên mảnh đời phiêu bạt trắng ước mơ!
Tháp Effel lặng yên hồn ta ngả,
Khải Hoàn Môn quen những gót ơ thờ!
Mưa trút nước Paris nhòa phong cảnh,
Trời vào thu gía buốt tiết mùa đông.
Trong quán ấm điếu thuốc tàn vẫn lạnh
Ngoài công viên rét mướt mấy nụ hồng!
Mưa thổn thức ôm nỗi lòng phố Huế
Nhìn sông Seine mà ngỡ nưuớc sông Hương
Đây thành quách vết thời gian trầm phế,
Thời hoàng kim ôi một thoáng vô thường!
Mưa Hà Nội bỗng chợp chờn lối ngõ
Phố cổ xưa màu sắc lẫn Paris.
Đã lâu lắm quên mùa xuân tuổi nhỏ,
Chưa một lần về lại chốn ra đi!
Mưa rả rích Paris càng thơ mộng
Thương Sài Gòn mưa ngập lối nhà em.
Lá me rơi con dường tình gió lộng,
Áo em bay thơ một thuở say mèm!
Rượu không uống mà hồn ta bỏng cháy
Chút tình quê nào ai hiểu lòng ta!
Sông uấn khúc ngược hai dòng vẫn chảy,
Đời quanh co, mưa vỡ trên phím ngà!  

Đỗ Bình

  

Không có nhận xét nào: