Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2020

Bầu cử Mỹ: Phản ứng quốc tế về kết quả kiểm phiếu - BBC News

 A man sells newspapers with front page articles about the US election along a street in Taipei

Nguồn hình ảnh, Reuters - Cả thế giới đang trông đợi kết quả xem ai sẽ là người dẫn dắt nước Mỹ trong bốn năm tới. Trên thực tế, quyết định của nhân dân Mỹ trong các kỳ bầu cử được tổ chức bốn năm một lần này có thể làm thay đổi chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và cách tiếp cận của Washington tới các đồng minh cũng như kẻ thù. Do vậy, không ngạc nhiên gì khi các nước trên thế giới theo dõi sát sao kết quả cuộc đua vào Nhà Trắng. BBC Monitoring tổng hợp một số phản ứng trên truyền thông quốc tế cho đến nay.

<!>

Trung Quốc

Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai nước vốn là đối thủ từ lâu nay và là hai cường quốc kinh tế thế giới, đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ nhiều thập niên qua.

Cả hai ứng viên tranh cử lần này đều cam kết sẽ cứng rắn trong quan hệ với Bắc Kinh.

Do vậy, có lẽ không ngạc nhiên gì khi truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi đây là một "kỳ bầu cử chia rẽ, căng thẳng và hỗn loạn", sự kiện "bị làm hoen ố bởi tình trạng bạo loạn, mờ ám và thứ chính trị kim tiền".

"Nhiều kênh truyền thông và người dân lo lắng rằng nếu kỳ bầu cử này bị khiếu nại, nó sẽ tạo nên những hỗn loạn, thậm chí bất ổn xã hội," Tân Hoa Xã tường thuật hôm thứ Ba.

"Tình trạng căng thẳng và hỗn loạn dần hiện lên quanh ngày bầu cử Hoa Kỳ" là nội dung dòng tin chính chạy trên trang nhất của tờ Hoàn Cầu Thời Báo.

Trong lúc đó, kênh truyền hình quốc gia CCTV phát phóng sự tập trung vào những nỗi lo sợ về tình trạng bạo lực hậu bầu cử giữa lúc số người nhiễm bệnh và tử vong do Covid-19 tăng cao kỷ lục. "Có những quan ngại sâu sắc về tình trạng bạo loạn xã hội đang diễn ra," phóng sự này nói.

Việt Nam

Báo Nikkei Asian Review của Nhật Bản trích dẫn cuộc điều tra dư luận mạng của hai tờ báo ở Việt Nam gần đây, viết:

Trung Nguyễn

Nguồn hình ảnh, Trung Nguyễn

Chụp lại hình ảnh, 

Sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế, ĐH KHXH-NV theo dõi 'live' bầu cử Mỹ ở Trung tâm Văn hóa Mỹ, TPHCM ngày 04/11

"Với hơn 49.000 bạn đọc tham gia điều tra online của VnExpress hôm 18/09, thì ông Trump được 79% ủng hộ, còn ông Biden chỉ được 21%.

"Báo Tuổi Trẻ cho hay ông Trump dẫn trước ông Biden với 78% trên điều tra mạng của họ..."

Tờ báo Nhật nhận định "thái độ cứng rắn của ông Trump với Trung Quốc thu hút nhiều người Việt Nam quan tâm đến bầu cử Mỹ, và họ ủng hộ ông."

Mỹ Latin

Truyền thông Mỹ Latin đặc biệt chú ý tới sự thành công của ông Donald Trump tại tiểu bang Florida, được củng cố nhờ có sự ủng hộ của các nhóm cử tri nói tiếng Tây Ban Nha.

Image shows Latinos for Trump t-shirts

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, 

Ông Donald Trump giành được sự ủng hộ từ các cử tri gốc Mỹ Latin ở bang Florida

"Chiến thắng của ông Trump tại Florida chôn vùi viễn cảnh thắng lợi của phe Dân chủ," nhật báo Folha de Sao Paulo của Brazil chạy dòng tít chính. "Lá phiếu của người gốc Venezuela, Cuba và những người theo phái Phúc Âm đã củng cố vị thế của đương kim Tổng thống," báo này viết trong bài.

Các nhà bình luận trong khu vực nhắc nhiều tới chiến thắng của ông Trump tại Florida. Các báo nói điều này cho thấy chiến lược của Tổng thống thuộc phe Cộng hòa, theo đó gán đường hướng của đối thủ Joe Biden thuộc phe Dân chủ với chủ nghĩa xã hội, đã gây được tiếng vang trong cộng đồng các cử tri gốc Cuba và Venezuela lưu vong.

"Ông Trump đã giành được một nhóm cử tri quan trọng nữa ở Florida: những người Mỹ gốc Cuba và các nhóm sắc tộc khác nói tiếng Tây Ban Nha được thuyết phục rằng chỉ có ông tổng thống mới giúp đảm bảo để họ không rơi vào tay một chính phủ xã hội chủ nghĩa," nhật báo El Espectador của Colombia nói.

Châu Âu

Tại Nga, kênh truyền hình thời sự của nhà nước Rossiya 24 đã đưa tin kiểu "chúng ta đang tiếp tục theo dõi một sự điên loạn," theo như lời một trong các người dẫn chương trình của kênh này.

Đáng lưu ý là cơ quan tình báo Hoa Kỳ tin rằng Nga đã tìm cách làm thay đổi kết quả bầu cử năm 2016 theo hướng có lợi cho ông Trump, một cáo buộc mà Moscow liên tục bác bỏ.

Hai người đọc bản tin thời sự trên kênh Rossiya 24 trong lần tranh cử này nói đùa về các cáo buộc sắp tới có thể có, trong chuyện thiên vị tổng thống đương nhiệm.

"Một số đồng chí... sẽ lắng nghe những gì chúng ta nói vào lúc này và sẽ kết luận rằng chúng ta nói ông Trump là người chiến thắng," một người dẫn chương trình nói, rồi người kia đáp lời: " Đó là vấn đề toán học thuần túy, không có gì khác."

Tại những nơi khác ở châu Âu, nhiều tờ báo đã chạy dòng tin chính về cuộc rượt đuổi sát sao và sự chưa rõ ràng quanh kết quả bầu cử.

"Ngày càng có nhiều các nhà quan sát, những người trước đây cho rằng ông Joe Biden rõ ràng sẽ giành chiến thắng, nay đang đặt câu hỏi là liệu ông Trump có thể về đích được không?" tờ báo lá cải Bild của Đức viết.

"Chiến trường so kè sát sao hơn nhiều so với trông đợi: không có làn sóng dân chủ," hãng tin Pháp Inter tường thuật. "Ông Donald Trump đã giành chiến thắng ở hầu như mọi tiểu bang nơi ông được cho là sẽ thắng," báo này viết thêm.

Trong lúc đó, tờ Il Giornale của Italy cảnh báo về nguy cơ có thể có bạo loạn dân sự. 

Trung Đông

Báo chí nơi này đưa tin về sự chưa rõ ràng về kết quả, với kênh truyền hình Al Arabiya do Ả-rập Saudi tài trợ lặp đi lặp lại rằng có thể sẽ cần nhiều ngày nữa mới biết kết quả cuối cùng.

Tờ báo của Ai Cập trong lúc đó lại nhắc tới điều mà họ miêu tả là "tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao kỷ lục trong lịch sử".

Với việc kết quả kiểm phiếu dần đang được công bố, kênh truyền hình Press TV của nhà nước Iran chuyên phát ra quốc tế đã bỏ bản tin thời sự thường lệ để chạy chương trình tường thuật đặc biệt về kỳ bầu cử Hoa Kỳ.

"Mối đe dọa có nội chiến" là điểm thường xuyên được lặp lại, với một người dẫn chương trình của kênh này nói rằng, đối với những nhà quan sát từ bên ngoài thì kỳ bầu cử Mỹ "trông rất đáng sợ".

Kênh thời sự quốc gia Iran IRINN cũng nói rằng kỳ bầu cử đã được tổ chức "dưới sự bao trùm của bóng đen về nỗi sợ bất ổn". 

https://www.bbc.com/

Không có nhận xét nào: