Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018

Công trường Sài Gòn tại Thủ đô Canada


Mặc dù “Sài Gòn” đã bị đổi tên, dùng một biệt danh của một đầu đảng của Cộng sản Việt Nam, nhưng tên “Sài Gòn” vẫn được hàng triệu người Việt Nam yêu mến, đặc biệt là những người phải trốn khỏi Việt Nam đi tị nạn cộng sản và tìm tự do sau năm 1975.
Công trường Sài Gòn tại ngã tư Preston-Somerset W., Ottawa, Canada. Nguồn: Google Maps<!>
OTTAWA | Tưởng trình số 29 của Ủy ban Dịch vụ Bảo vệ và Cộng đồng với Hội đồng Đô thành (Ottawa, Canada) ngày 28 tháng 2, 2018 gồm 4 điểm đề nghị:
  1. Công trường nằm ở góc tây nam của ngã tư Preston và Somerset Street West kế bên Trung tâm Thể dục Plant tại Ottawa (xem hình minh họa) sẽ được gọi là “Công trường Sài Gòn”;
  2. Một tấm bia tưởng niệm đặt trên tảng đá sẽ được dựng lên tại địa điểm này; phí tổn  sẽ do Trung tâm Người Việt Canada chi trả;
  3. Dòng chữ khắc trên bia tưởng niệm bằng tiếng Anh nghĩa là “Công trường này được đặt tên là “Sài Gòn” để ghi nhận sự đóng góp với Thành phố Ottawa của người tỵ nạn Việt Nam đến Canada tìm tự do” (“This Square was named “Saigon” in recognition of the contribution to the City Of Ottawa by the Vietnamese Refugees who came to Canada in search of freedom”);
  4. Tổng Giám đốc Dịch vụ Thể dục, Văn hoá và Cơ sở được ủy quyền a/ để thương lượng và thực hiện một hợp đồng với Trung tâm người Việt Canada trong đó mô tả chi tiết các điều khoản, điều kiện và trách nhiệm trong dự án này, b/ để phê duyệt thiết kế sau cùng và các chi tiết lắp đặt tảng đá và bia tưởng niệm và c/ tham vấn với nghị viên của Quận để chấp thuận dòng chữ sau cùng trên tấm bia tưởng niệm.
Đề nghị trên đây đã được Đô trưởng Jim Watson cùng tất cả 23 nghị viên Đô thành Ottawa biểu quyết chấp thuận.
Vị trí Công trường Sài Gòn tại ngã tư Somerset W.-Preston, Ottawa, Canada. Nguồn: Google maps
Sau Dự án 4000 do cựu Đô trưởng Marion Dewar đề xướng vào năm 1979 để đón người Việt Nam tỵ nạn cộng sản đến Ottawa, khu vực miền Tây của Trung tâm Đô thành ngày càng phát triển sắc thái của cộng đồng người Việt tại thành phố này. Từ đó cộng đồng Việt Nam ngày càng trở nên sinh động và thịnh vượng với hàng ngàn thành viên làm việc ở cả ba cấp chính quyền, trong khu vực công nghệ cao, cũng như trong những dịch vụ và các ngành kỹ nghệ khác.
Văn phòng của nghị viên Catherine McKenney, Quận 14 Somerset, đã làm việc với Trung tâm Việt Nam Canada để tìm cơ hội hợp lý hầu ghi nhận những đóng góp cùng sự có mặt của cộng đồng người Canada gốc Việt tại Ottawa.
Tại sao lại Sài Gòn giữa phố Ottawa?
“Sài Gòn” nguyên là tên của thủ đô của Việt Nam Cộng hoà trước khi cộng sản Bắc Việt đánh chiếm vào cuối tháng 4, năm 1975. Mặc dù “Sài Gòn” nay đã bị đổi tên, dùng một biệt danh của một đầu đảng của Cộng sản Việt Nam, nhưng tên “Sài Gòn” vẫn được hàng triệu người Việt Nam yêu mến, đặc biệt là những người phải trốn khỏi Việt Nam đi tỵ nạn cộng sản và tìm tự do sau năm 1975.
Tượng đài kỷ niệm Việt Nam tại Ottawa (để nhớ những người đã bỏ mình trên đường tìm tự do). Điêu khắc gia Phạm Thế Trung. Nguồn: Ottawa Citizen 16/5/1995. Nguồn: Ottawa Citizen 16/5/1995.
Công trường “Sài Gòn” 2018 tại Thủ đô Ottawa cũng là nơi cộng đồng người Canada gốc Việt đã đặt Tượng đài kỷ niệm Việt Nam (để nhớ những người đã bỏ mình trên đường tìm tự do) là tác phẩm do điêu khắc gia Phạm Thế Trung thực hiện. Việc đặt tượng đài “Thuyền nhân mẹ bồng con” này vào ngày 30 tháng 4, 1995 tại thủ đô Ottawa đã khiến chính phủ nước CHXHCN Việt Nam phải lên tiếng cực lực phản đối chính phủ Canada.
Cùng lúc ghi nhận những đóng góp của cộng đồng người Canada gốc Việt Hội, đồng Đô thành Ottawa còn xem việc đặt tên và dựng bia kỷ niệm ở Công trường Sài Gòn phản ảnh sự cam kết với tính đa dạng và đa văn hóa của chính quyền và người dân ở đây.

Không có nhận xét nào: