Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Lịch sử của cây bonsai

Lịch sử cây bonsai
Cây bonsai
Không một ai biết được chính xác nguồn gốc của loài cây này nhưng một sự công nhận rộng rãi rằng, Trung Quốc là nơi đầu tiên mà các phong cảnh và cây thu nhỏ - được biết đến như là bonsai hiện nay xuất hiện. Bonsai nghĩa cây trồng trong chậu và nó đã trải qua hàng nghìn năm phát triển.<!>
Một trong những truyền thuyết từ thời xa xưa về bonsai là vào đời Hán (khoảng 206 TCN – 220 SCN), hoàng đế ra lệnh tạo một phong cảnh trong sân với những ngọn đồi, thung lũng, sông, hồ nước và cây cối nhằm mục đích mô phỏng toàn bộ vương quốc của ông đang cai trị. Mỗi ngày, hoàng đế ngắm nhìn phong cảnh này như nhìn thấy cả đất nước của mình với niềm tự hào vô cùng lớn. Chính vì vậy, ông coi nó là vật sở hữu của riêng mình và bất cứ ai có những cảnh vật tương tự, cho dù đó chỉ là một phần rất nhỏ cũng bị gán vào tội chết.
Một câu chuyện được lưu truyền khác về sự ra đời của bonsai là về Guen-ming – một quan viên đồng thời cũng là thi sĩ sống ở thế kỷ thứ 4. Sau khi về hưu, ông bắt đầu trồng hoa cúc trong chậu và sự việc này được xem là cơ sở để hình thành nên xu hướng trồng bonsai của các triều thần trong cung trong khoảng 200 năm sau đó.
Tuy nhiên, trước hai truyền thuyết này, người ta cũng từng phát hiện một bằng chứng về bonsai vào năm 1972 trong lăng mộ của hoàng tử Zhang Huai – đời nhà Đường (618 – 907 SCN). Hai bức vẽ trên bức tường trong lăng mộ cho thấy dáng vẻ của cây bonsai, trong đó một bức về một phong cảnh và bức còn lại về một cây được trồng trong chậu.
Nhật bản được xem là nơi nghệ thuật Bonsai phát triển rộng rãi nhất nhưng nó cũng chỉ bắt đầu xuất hiện vào giai đoạn Heian (794 – 1185 SCN) và Kamakura (1185 – 1333 SCN) thông qua các nhà sư Phật giáo. Từ một thú chơi của những con người quyền quý, bonsai đã dần đóng vai trò quan trọng trong văn hóa giải trí của triều đình mặc dù ở thời kỳ đầu, nghệ thuật bonsai Nhật Bản vẫn có nhiều nét mang hơi hướng của Trung Quốc mãi cho đến một thời gian sau đó thì nó mới thực sự phát triển một cách rực rỡ.
Cây bonsai
Cây bonsai có nguồn gốc từ Trung Quốc

Những cây bonsai đầu tiên đến Phương Tây hầu hết đều có xuất xứ từ Nhật và Trung Quốc. Các cuộc triển lãm liên tục được diễn ra và nổi bật là triển lãm văn hóa truyền thống tại London vào năm 1910 đã gia tăng sự chú ý của đông đảo người quan tâm về bonsai. Vào những năm đầu, nhiều người Phương Tây cảm thấy bonsai có sự gò bó nhưng dần dần, họ đã công nhận và coi đây là một loại hình nghệ thuật thực sự.

Các loại bonsai

Một cách phân loại bonsai phổ biến đó là dựa vào kích thước. Theo cách này thì có 4 nhóm bonsai sau:
  • Mini bonsai: Cây dưới 15cm là loại bonsai rất nhỏ, thường được trồng trong chậu nhỏ và trưng bày trong nhà.
  • Little bonsai: Cây cao từ 16 đến 30cm là loại bonsai nhỏ.
  • Normal bonsai: Cây cao từ 31 đến 60cm là loại bonsai trung bình.
  • Big bonsai: Cây cao trên 60cm là loại bonsai lớn, thường được trồng trong chậu đặt ở sân vườn hoặc trước hàng hiên nhà.

Các thế cây bonsai phổ biến

Người xưa chia bonsai thành 5 thế cơ bản: thẳng đứng (Chokkan), thẳng đứng phóng khoáng  (Moyogi), nghiêng ( Shakan), thác đổ (Kengai) và nửa thác đổ (Han Kengai ). Tuy nhiên, khi đã trở thàng nghệ thuật thì bonsai được chia thành rất nhiều thế: rễ phủ trên đá (Sekijoju), rễ trong đá (Ishizuke), chổi ( Hokidachi), bạt phong (windswept), song thụ và tam thụ (Ikadabuki), thế lùm (clump style), văn nhân (bunjin-gi), thế cành rũ (weeping style), thế gỗ mục (dead wood) và nhóm cây hay rừng (Yose Uye)...
Ở Việt Nam thì các thế cây bonsai rất được ưa chuộng bao gồm:

Thế ngũ nhạc

Thế cây bonsai
Bonsai thế ngũ nhạc

Thế ngũ nhạc mô phỏng 5 ông già ngồi đàm đạo hoặc cảnh 5 ngọn núi trong quần thể Ngũ Hành Sơn. Năm cây được trồng trong một chiếc chậu hoặc khay to làm cảnh núi rừng, mỗi cây có một dáng riêng biệt có thể đứng hết hoặc cây xiêu, cây nằm nhưng phải có cây lớn, cây nhỏ như sơn thủy thì mới đẹp.

Thế long đàn phượng vũ

Thế long đàn phượng vũ
Bonsai thế long đàn phượng vũ

Thế long đàn phượng vũ mô phỏng hình dáng chim phượng đang múa theo tiếng đàn, thể hiện sự vui vẻ, yêu đời như chim phượng. Cây có hai rễ nổi cao lên thành 2 chân, ngọn hồi đầu làm đầu chim với cành thứ nhất xòe ra phía sau làm đuôi chim, hai cành tả hữu uốn xòe ra thành hình cánh chim đang múa. Bonsai ở thế này đẹp hay không phụ thuộc vào bàn tay của nghệ nhân, phải uốn sao cho uyển chuyển, mềm mại như cánh chim đang múa.

Thế quần thụ tam sơn

Thế quần thụ tam sơn
Bonsai thế quần thụ tam sơn

Thế quần thụ tam sơn mô phỏng 3 cây nằm chung trong một chậu to, còn gọi là thế tam tài. Ba cây đứng gần ngay hàng, cây cao chính giữa và hai cây thấp hơn ở hai bên. Ngoài ra, một số nghệ nhân còn để các cây so le, cây to có 5 tàn, hai cây còn lại có 3 tàn, có thể giao cành với nhau nhưng phải tạo sự cân đối. Thế quần thụ tam sơn thể hiện tính đoàn kết "ba cây chụm lại nên hòn núi cao" nên bớt bất kỳ cây nào cũng đồng nghĩa với vẻ đẹp không còn nữa. Thế này thường uốn với cây tùng hoặc cây bách.

Thế lưỡng long tranh châu

Thế lưỡng long tranh châu
Bonsai thế lưỡng long tranh châu

Thế lưỡng long tranh châu mô phỏng hai con rồng uốn khúc giao đầu nhau tranh hạt minh châu nằm ở giữa, thường uốn với cây mai chiếu thủy, cần thăng hay kim quýt. Hai cây trồng chung vào một chậu, các nhánh làm chân và mây, ngọn cây là đuôi xòe ra như múa. Một lưu ý là không nên đặt hòn cuội hay viên đá quá tròn vì nó sẽ khiến bonsai mất đi sự tự nhiên.

Thế long bàn hổ phục

Long bàn hổ phục
Bonsai thế long bàn hổ phục

Thế long bàn hổ phục mô phỏng rồng nằm uốn khúc và hổ cũng nằm sát đất chịu khuất phục để chầu chủ nhân, thường uốn với cây cảnh to có hai thân hoặc uốn với hai cây trồng chung một chậu. Thế này rất khó uốn và thường phải là nghệ nhân "lão làng" thì mới có thể thực hiện thành công được.

Thế trung bình ngay

Thế trung bình ngay
Bonsai thế trung bình ngay

Thế trung bình ngay là cây độc thụ, thân thẳng đứng có bộ rễ xòe ra, nổi lên trên mặt chậu, mặt đất, gốc to lồi lõm, các nhánh được uốn đan xen nhau theo thứ tự ngả về bên dương và âm. Thế này không quá khó để uốn, chỉ cần phân tàn nhánh sao cho tạo sự hài hòa, thường biểu tượng cho sự thật thà, ngay thẳng.

Thế trung bình cong

Thế trung bình cong
Bonsai thế trung bình cong

Thể trung bình cong mô phỏng thân cây cong như thân rồng. Các chi nhánh đều uốn so le, dưới to trên nhỏ nhưng ngọn phải uốn hồi đầu.

Thế trực quân tử

Thế trực quân tử
Bonsai thế trực quân tử

Thế trực quân tử là thế trực thẳng đứng, cành nhánh ngay thẳng, gọn gàng, đường nét dứt khoát, biểu tượng cho phong cách đĩnh đạc, thanh cao, nhu nhi bất nhược.
Ngoài ra còn có một số thể độc đáo khác như thế trực quân tử, thế trực liên chi, thế trực quân tử liên chi, thế nhất trụ kình thiên, thế thất hiền, thế tùng thập, thế long thăng, thế long giáng...

Thưởng thức bonsai

Yêu bonsai không có nghĩa là phủ nhận vẻ đẹp tự nhiên của những loài cây được hình thành bởi tạo hóa. Thực tế, trong thiên nhiên, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý nhưng với bonsai – loài cây đã được chăm chút, gọt giũa bởi bàn tay cần mẫn, kiên trì và tài hoa của những nghệ nhân thì vẻ đẹp đó đã bước sang một đẳng cấp khác. Người xưa có câu "người đi nhanh trên cát không để lại dấu vết gì", người chơi bonsai cũng vậy. Một nghệ nhân thực thụ là người có thể biến một cây thông thường trở thành một tác phẩm bonsai mà không hề để lại vết cắt, đục khoét hay những đường thô thiển khiến người xem dễ dàng nhận ra.
Không chỉ nghệ nhân, người chơi bonsai cũng phải có trái tim yêu cây cỏ thực sự, phải có tính kiên nhẫn để kiên trì thưởng thức bonsai, thậm chí có thể mất lên đến hàng giờ để cảm nhận được vẻ đẹp tiềm ẩn của nó. Vẻ đẹp của bonsai, không đơn thuần chỉ nằm ở gốc, rễ, thân và nhánh hay các thế cây độc mà còn ở sự sáng tạo, ý nghĩa và giá trị nhân văn mà những nghệ nhân tài ba muốn truyền tải đến người sở hữu. Chính vì lý do này mà giới trẻ hiện nay không yêu cầu khắt khe về thế của bonsai khi chọn mua nữa, thay vào đó là chú ý nhiều hơn tới những gì mà tác giả đã dày công vun đắp.
Thế nên, nếu bạn chưa bao giờ hiểu chính xác về bonsai hay vẫn còn mơ hồ về nó thì hãy tìm hiểu về nghệ thuật này trước khi quyết định mua bonsai.
Bộ sưu tập 30 cây bonsai vô cùng ấn tượng mà Khoahoc.tv muốn dành tặng cho những ai yêu thích nghệ thuật độc đáo này. Cây đẹp nhưng cũng cần một tâm hồn đẹp để thưởng thức. Hãy ngắm nhìn chúng như thể bạn đang thực sự được "chạm" vào từng lá cây, nhành cây, thân cây .
Bonsai đẹp
Bonsai cây phong vào mùa thu

Bonsai đẹp
Bonsai hoa tử đằng

Bonsai đẹp
Cây bonsai hơn 800 tuổi

Bonsai đẹp
Cây bonsai ở Hiroshima hơn 390 tuổi

Bonsai đẹp
Bonsai với thân cây thẳng đứng

Bonsai đẹp
Bonsai cây táo

Bonsai đẹp
Cây phong đỏ ở Nhật Bản

Bonsai đẹp
Hoa đỗ quyên


Bonsai độc đáo với một quả táo trên cây

Bonsai đẹp
Bonsai đẹp
Bonsai hoa tử đằng

Bonsai đẹp
Bonsai với "ngôi nhà của người Hobbit"

Bonsai đẹp
Một cây bonsai đặc biệt

Bonsai đẹp
Bonsai cây táo

Bonsai đẹp
Một cây bonsai ở Chile

Bonsai đẹp
Sakura

Bonsai đẹp
Hoa mộc lan

Bonsai đẹp
Hoa đỗ quyên

Bonsai đẹp
Cây phong vào mùa thu

Bonsai đẹp
Táo gai Pyracantha

Bonsai đẹp
Cây phong Nhật Bản

Bonsai đẹp
Bonsai gồm nhiều cây kết hợp

Bonsai đẹp
Hoa tử đinh hương

Bonsai đẹp
Cây táo

Bonsai đẹp
Hoa giấy

Bonsai đẹp
Sakura

Bonsai đẹp
Cây bonsai hơn 150 năm

Bonsai đẹp
Táo gai Pyracantha

Bonsai đẹp
Cây phong Nhật Bản

Bonsai đẹp
Hoa giấy

Bonsai đẹp
                                             Cây lựu

Inline image

Không có nhận xét nào: