Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

Buổi hội luận bàn tròn bằng tiếng Anh tại SBTN về bộ phim “The Vietnam War”

Buổi hội luận bàn tròn bằng tiếng Anh tại SBTN về bộ phim “The Vietnam War”
Sau khi đài truyền hình PBS của Hoa Kỳ trình chiếu hết 18 giờ của bộ phim tài liệu The Vietnam War của hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick, đài truyền hình SBTN đã tổ chức một cuộc hội luận bàn tròn cho những thành viên cộng đồng Mỹ gốc Việt chia sẻ ý kiến về bộ phim, và ảnh hưởng của nó với cộng đồng vào ngày Chủ Nhật  15/10.
<!>
Buổi hội luận bàn tròn lần thứ hai sẽ diễn ra từ 1 giờ đến 2 giờ 30 chiều Thứ Tư ngày 25 tháng 10 năm 2017, tại trụ sở đài SBTN ở số 10517 Garden Grove Blvd, Garden Grove, CA 92843. Hội luận lần 2 sẽ tiến hành bằng tiếng Anh, được thu hình và phát sóng trên hệ thống SBTN ở Hoa Kỳ và Canada, cũng như trên các diễn đàn của SBTN trên truyền thông xã hội.
Những người tham gia hội luận bao gồm nhà làm phim Đức Nguyễn, nhà nghiên cứu Jason R. Nguyễn, kỹ sư Linh Kochan, bác sĩ Quân Nguyễn, nghị viên Steve Lê, nghệ sĩ Mai Trinh, và người điều hợp chương trình là diễn viên Quyên Ngô.
Nhà làm phim tài liệu Đức Nguyễn là từng thắng giải Emmy cho những cuốn phim tài liệu về người tị nạn như Mediated Reality, Bolinao 52, Stateless và mới đây nhất, Nothing Left to Lose. Ông Jason R. Nguyễn là một nhà nghiên cứu về nhạc dân tộc đang theo hai chương trình tiến sĩ tại Đại Học Indiana. Kỹ sư nhu liệu Linh Kochan làm việc thiện nguyện trong lãnh vực bảo tồn nghệ thuật và lịch sử của người Việt bằng cách tham gia hội đồng cố vấn của Mạng Lưới NGO Mỹ gốc Việt và Viet Stories Project tại UC Irvine. Bác sĩ da liễu Quân Nguyễn ngoài hoạt động 20 năm trong nghề y còn từng là chủ tịch của Bảo Tàng Lịch Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại thành phố Westminster, tiểu bang California. Nghị viên Steve Le của thành phố Houston, tiểu bang Texas, là một bác sĩ có những hoạt động cộng đồng qua hội đồng trị sự Chùa Tịnh Luật và tổ chức Wings of Innocence chuyên giúp đỡ trẻ mồ côi. Nghệ sĩ Mai Trinh theo đuổi mỹ thuật đa ngành với những tác phẩm dựa trên những cách kể chuyện sáng tạo.
Huy Lam / SBTN
Source: 

SBTN hội luận về phim The Vietnam War: những chuyện cần làm cho tương lai cộng đồng và tổ quốc Việt Nam

SBTN hội luận về phim The Vietnam War: những chuyện cần làm cho tương lai cộng đồng và tổ quốc Việt Nam
Vào lúc 1:30 trưa Chủ Nhật 15/10/2017, Đài Truyền Hình SBTN đã cho phát hình trực tiếp buổi hội thảo bàn tròn về bộ phim tài liệu The Vietnam War, vừa được trình chiếu trên PBS trong tháng 9/2017. Bộ phim đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới. Buổi hội thảo là dịp để quí khán thính giả SBTN có thể nắm được một số ý kiến chính trong cộng đồng người Việt về bộ phim.
Hơn 10 vị khách mời có mặt tại phòng thâu hình SBTN, và 5 vị từ xa đã đưa ý kiến qua video, trong cuộc hội thảo kéo dài ba giờ đồng hồ. Từ những chứng nhân lịch sử như “người lính viết văn” Phan Nhật Nam, cựu đại sứ Bùi Diễm, nhà báo Bùi Tín, nhà báo Phạm Trần… cho đến những người thuộc thế hệ trẻ hơn, thuộc nhiều thành phần khác nhau trong xã hội Mỹ, Việt Nam… Tất cả đã chỉ ra, chứng minh những thiếu sót lớn lao của bộ phim tài liệu tốn mất 10 năm và 30 triệu USD, được thực hiện bởi những đạo diễn nổi tiếng của Hoa Kỳ.
Có thể tóm tắt, The Vietnam War đã  đưa thông tin hời hợi, thành kiến về chính thể VNCH, về những người lính Miền Nam đã bỏ xương máu ra để bảo vệ chính nghĩa tự do cho dân tộc. Tệ hại hơn, The Vietnam War đã bôi nhọ hình ảnh của người lính Cộng Hòa, xem họ chỉ là “lính kiểng, lính ma”, còn chính thể VNCH chỉ biết đấu đá nội bộ, tham nhũng. Bộ phim đã không thể chỉ ra được thời gian bắt đầu, nguyên nhân chính, và kẻ đã chủ động gây ra cuộc chiến. Đó chính là đảng CSVN và những người lãnh đạo, ngay từ những ngày đầu thành lập đã có ý đồ nhuộm đỏ cả Việt Nam, theo sự chỉ đạo của Trung Cộng và Liên Xô. Câu nói của Lê Duẩn: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc” đã nói lên tất cả, mà chính quyền CSVN ngày nay cũng không thể chối bỏ sự thật này.
Nhưng điểm đáng chú ý nhất của buổi hội thảo không nằm ở chỗ chê trách bộ phim này, hay cố gắng chăm bẳm soi rọi lại quá khứ. Buổi hội thảo đã dành rất nhiều thì giờ để bàn thảo đến những vấn đề cần phải làm trong tương lai. Người Mỹ thực hiện bộ phim là để tìm hiểu thất bại trong quá khứ, hòa giải giữa người Mỹ và người Mỹ, cũng như cố gắng tránh được những sai lầm tương tự của nước Mỹ trong tương lai. Còn người Việt Nam, từ trong nước đến hải ngoại, 42 năm sau ngày ngưng tiếng súng, sau khi xem bộ phim người Mỹ làm về cuộc chiến tranh Việt Nam đầy thiếu sót như thế này, chúng ta sẽ phải làm những gì?
Điều đầu tiên đã được nêu lên, đó là cần có một bộ phim tài liệu về Vietnam War do chính những Người Việt Tự Do thực hiện. Đạo diễn Đức Nguyễn đã chỉ ra rằng không nên trách đạo diễn Ken Burns, vì ông ta phải làm phim theo yêu cầu của những nhà tài trợ. Danh sách những nhà tài trợ xuất hiện ở phần đầu từng tập phim mới chính là người quyết định xu hướng dàn dựng bộ phim này.
Còn Anh Nguyễn Kim Bình cũng nói rằng đừng nên trông chờ vào người Mỹ. Chính cộng đồng Người Việt Tự Do chúng ta phải thực hiện những bộ phim về cuộc chiến Việt Nam theo cách nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn, để con cháu chúng ta sau này hiểu lịch sử Việt Nam chính xác hơn. Công việc này là cần thiết và khá cấp bách, bởi vì thế hệ “nhân chứng sống” về cuộc chiến Việt Nam nay đã lớn tuổi, sẽ rơi rụng dần trong một tương lai gần.
Billy Lê- một gương mặt trẻ quen thuộc của giới sinh viên học sinh gốc Việt ở vùng Little Saigon- mong muốn những người thuộc thế hệ cha ông hãy chia sẻ, giáo dục nhiều hơn với con em mình về sự thật của cuộc chiến tranh Việt Nam. Thí dụ như khi cùng xem  The Vietnam War, cha mẹ có thể chỉ ra cho con cháu thấy những góc nhìn khiếm khuyết của bộ phim “dành cho người Mỹ” này.
Việc lưu trữ những tài liệu lịch sử theo dạng truyền khẩu (oral history) là rất quan trọng để thế hệ mai sau có dịp tham khảo. Theo anh Bình, ở hai đại học UCI và CalState Fullerton hiện đang có lưu trữ văn khố của người Việt tị nạn. Cộng đồng hãy cùng cổ động, và tham gia làm giàu thêm tài liệu cho những kho lưu trữ này.
Ông Nguyễn Ngọc Sẵng đặt trách nhiệm lên vai thế hệ trẻ Việt Nam lớn lên tại hải ngoại. Các em nên gánh vác trọng trách lưu truyền lịch sử sự thật về chiến tranh Việt Nam tại hải ngoại, bởi vì các em có điều kiện thực sự hội nhập vào xã hội Hoa Kỳ. Cuộc hội thảo hôm nay chỉ là bước khởi đầu. Những cuộc hội thảo trong tương lai sẽ do các em thực hiện, để tiếp nối thệ cha ông.
Vấn đề của người trong nước Việt Nam còn cấp bách hơn cả những người ở hải ngoại. Sau hơn 40 năm, ngày càng có nhiều người thuộc nhiều thế hệ của “phe thắng cuộc” đã nhận ra rằng cuộc chiến tranh Việt Nam đẫm máu, phi nhân là hoàn toàn không cần thiết. Nó được thực hiện nằm theo ý đồ của đàn anh Trung Cộng, dưới sự tiếp tay đắc lực của CSVN. Và ngày hôm nay, sự lệ thuộc vào Trung Cộng của chính quyền CSVN không hề suy giảm.
Người Việt trong nước đã làm gì để ngăn ngừa hiểm họa Trung Cộng? Bài học từ bộ phim The Vietnam War chỉ ra rằng: người Việt không thể dựa vào người Mỹ để viết lịch sử cho mình, và càng không thể dựa vào người Mỹ để làm thay đổi Việt Nam. Chính người dân Việt phải lãnh trọng trách thay đổi đất nước Việt, khi mà đảng CSVN sau gần nửa thế kỷ kết thúc chiến tranh vẫn không thể thống nhất được lòng dân tộc, thất bại trong việc xây dựng đất nước trở nên cường thịnh, thoát khỏi sự nô lệ vào ngoại bang.
Điều phối viên Hồng Thuận đã kết thúc cho buổi hội thảo bằng một cái nhìn lạc quan cho tương lai. Sau 40 năm, cộng đồng Người Việt Tự Do khắp nơi đã lớn mạnh hơn nhiều. Chúng ta đang có tiếng nói và những ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ hơn trong xã hội Hoa Kỳ, cũng như tại những quốc gia khác. Nếu đoàn kết lại, chúng ta sẽ làm được rất nhiều điều cho  thế hệ trẻ tại hải ngoại, cũng như cho tương lai của tổ quốc Việt Nam.
SOURCE:
Đoàn Hưng / SBTN
Đài SBTN truyền hình trực tiếp hội luận về phim ‘The Vietnam War’
alt Poster của phim “The Vietnam War.” (Hình: PBS)
GARDEN GROVE, California (NV) – Tiếp theo cuộc hội luận bằng tiếng Việt về phim “The Vietnam War” hôm Chủ Nhật, 15 Tháng Mười, đài truyền hình SBTN sẽ chiếu trực tiếp chương trình hội luận về cuốn phim này, bằng tiếng Anh, từ 1 giờ trưa đến 2 giờ 30 chiều Thứ Tư, 25 Tháng Mười, thông báo của đài cho biết.
Phim “The Vietnam War” của hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick, dài 18 tiếng, được chia làm 10 tập, vừa được chiếu trên đài truyền hình PBS, tập trung vào những điều mà tác giả cho là “chưa bao giờ được nói tới,” liên quan đến một đề tài có những sự kiện gây nhiều tranh cãi, nhiều hệ lụy, và nhiều chia rẽ trong lịch sử Hoa Kỳ: Đó là cuộc chiến Việt Nam.
Cuộc hội luận tại đài SBTN, 10517 Garden Grove Blvd., Garden Grove, CA 92843, sẽ có sự tham gia của sáu diễn giả người Mỹ gốc Việt, thuộc thành phần giới trẻ.
1-Linh Kochan, kỹ sư và nhà hảo tâm, làm việc trong lãnh vực gìn giữ nghệ thuật và lịch sử Việt Nam, chú trọng các câu chuyện về người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ nhất. Bà là thành viên hội đồng cố vấn của Vietnamese-American NGO Network và Viet Stories Project tại đại học UC Irvine.
2-Bác Sĩ Steve Lê, nghị viên thành phố Houston, chủ doanh nghiệp nhỏ. Ông và vợ tham gia rất nhiều công tác thiện nguyện. Ông hiện là thành viên Hội Đồng Quản Trị chùa Tịnh Luật, Houston, và Wings of Innocence, một nhóm bất vụ lợi giúp các trẻ em mồ côi nghèo.
3-Đạo diễn Đức Nguyễn là một nhà làm phim tài liệu, từng thắng giải Emmy. Phim của ông tập trung vào các đề tài gia đình, di dân, chiến tranh, lịch sử xung đột và hòa giải. Các phim ông thực hiện gồm Mediated Reality, Bolinao 52, Stateless, và mới đây nhất là tập thứ ba trong bộ phim về thuyền nhân, Nothing Left to Lose (2017).
4-Bác Sĩ Nguyễn Hoàng Quân hiện là giám đốc Viện Bảo Tàng Quân Đội VNCH tại Westminster. Ông là bác sĩ về da và hành nghề tại Orange County hơn 20 năm. Ông từng là chủ tịch Hiệp Hội Y Sĩ Việt Nam Nam California.
5-Họa sĩ Trinh Mai có những tác phẩm dựa trên các câu chuyện, với nhiều đề tài khác nhau. Là người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai, cô thường làm việc trong cộng đồng, và có các tác phẩm triển lãm cấp quốc gia, cùng một số tham dự triển lãm quốc tế.
6-Nhạc sĩ Jason R. Nguyễn hiện đang học hai bằng tiến sĩ âm nhạc dân gian và truyền thông và văn hóa tại đại học Indiana University. Ông là một nhạc sĩ chuyên về các nhạc cụ cổ truyền Việt Nam, đặc biệt là đàn bầu. Ông nghiên cứu nhiều loại âm nhạc Việt Nam.
Điều hợp chương trình là nữ tài tử Quyên Ngô.
Mọi chi tiết xin liên lạc Trinity Phạm tại số điện thoại (714) 855-9014, hoặc email trinitypham@sbtn.tv. (Đ.D.)
SOURCE:
Giới trẻ Mỹ gốc Việt hội luận về phim "The Vietnam War" của PBS


Published on Oct 25, 2017

A roundtable discussion in response to Ken Burns and Lynn Novick's documentary series "The Vietnam War" hosted by SBTN featuring nuanced, multidimensional perspectives from the Vietnamese-American community members, with special focus on the 1.5 and 2nd generation. Hội luận bàn tròn về bộ phim "The Vietnam War" của hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick, với những tiếng nói là những người Mỹ gốc Việt - thế hệ 1.5 và 2.
THE END

Không có nhận xét nào: