Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Vì sao gần 100 quan chức Trung Quốc tự tử trong vài năm qua?

Vi sao gan 100 quan chuc Trung Quoc tu tu trong vai nam qua? - Anh 1
Thiếu tướng Trần Kiệt tự tử trước khi thăng chức 1 ngày
Theo thống kê chưa đầy đủ trên truyền thông Trung Quốc, từ đầu năm 2013 tới cuối năm 2015, ít nhất 81 quan chức nước này đã tự tử vì nhiều lý do khác nhau.<!>
Tờ Guangming Daily, một trong những báo chính thống tại Trung Quốc cho biết trong gần 10 năm ông Hồ Cẩm Đào làm lãnh đạo (2003 - 2012), ít nhất 68 quan chức tự tử. Hai năm đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông Tập Cận Bình, từ 2013, ít nhất 77 quan chức chọn cách tự kết liễu mạng sống.
Thiếu tướng tự tử trước ngày thăng cấp
Hôm 19/8 vừa qua, tờ South China Morning Post loan tin cái chết của thiếu tướng Trần Kiệt hôm 5/8 là do tự tử. Cuộc họp báo về việc ông Trần được thăng chức ngày 6/8 phải hủy bỏ vì ông đã qua đời. Chính quyền Trung Quốc chưa có bình luận nào về vụ việc. Báo Hong Kong cho biết ông Trần đã lấy thuốc ngủ từ ký túc xá của một trung đoàn dưới quyền ông, sau đó uống để tự tử trong phòng riêng ở doanh trại.
Thiếu tướng Trần được mô tả là “ngôi sao đang lên” trong chính trường Trung Quốc. Ông là một trong số ít người được Bắc Kinh gửi tới Hong Kong để chuẩn bị cho lễ bàn giao hòn đảo này về với Trung Quốc năm 1997. Sự kiện đó được Bắc Kinh hết sức coi trọng, đánh dấu mơ ước nhiều thập kỷ của Trung Quốc về việc lấy lại Hong Kong bị mất vào tay nước Anh từ thời nhà Thanh.
Ông Giang Trạch Dân, khi đó là Chủ tịch Trung Quốc đã yêu cầu các đơn vị quân đội tuần tra quanh các doanh trại của lính Anh vào lúc nửa đêm với yêu cầu “không để mất Hong Kong lần thứ hai”.
Việc ông Trần được Bắc Kinh tin tưởng giao nhiệm vụ trong chuỗi công việc tiếp quản Hong Kong cho thấy ông được sự tin tưởng từ các lãnh đạo Trung Nam Hải, theo báo Hong Kong.
Tướng Trần là người thứ 3 trong quân đội Trung Quốc tự tử chỉ trong một tuần đầu tháng 8. Họ tự tử sau khi quân đội Trung Quốc phát động điều tra tham nhũng với Đại tướng Điền Tu Tứ, cựu Chính ủy không quân, cựu Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hôm 10/8, Chủ nhiệm Văn phòng chính trị của một đơn vị thuộc nhà hát quân đội miền nam Trung Quốc được cho là đã nhảy cầu tự tử. Hai ngày sau, đại tá Lý Phụ Văn, chỉ huy cơ quan hậu cần thuộc Quân chủng Hải quân Trung Quốc, cũng nhảy lầu tự tử tại Bắc Kinh.
Tự sát để tránh bị khởi tố
Giới quan sát cho rằng các vụ tự tử trong hàng ngũ tướng tá Trung Quốc cho thấy chiến dịch chống tham nhũng mà Chủ tịch Tập Cận Bình phát động đã bước vào giai đoạn thứ hai.
Ông Tập từng tuyên bố nạn tham nhũng khiến sức chiến đấu của quân đội bị tê liệt, và đây là điều ông không thể chấp nhận. Hồi đầu năm, ông Tập từng có bài phát biểu trước Quân ủy Trung ương Trung Quốc, yêu cầu không để quân đội làm kinh tế vì dễ nảy sinh tham nhũng. Tuyên bố của ông Tập khi đó được coi là dấu hiệu tiếp theo cho cuộc chiến chống tham nhũng trong quân đội.
Sau phát biểu của ông Tập, quân đội Trung Quốc đã yêu cầu các đơn vị phải chấm dứt các dịch vụ cho thuê trong vòng 3 năm. Trước đó, một số đơn vị đã cho thuê nhà kho và doanh trại. Quân đội Trung Quốc cho rằng việc "thiếu kiểm tra, giám sát" đã dẫn tới nhiều sai phạm khi các tướng tá cầm quyền nhận những khoản hối lộ khổng lồ của các công ty bất động sản.
Từ khi ông Tập lên nắm quyền, hai cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc là Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng đã bị cách chức, điều tra tham nhũng. Tổng số tướng tá bị điều tra là 40 người. Tướng Từ đã qua đời hồi tháng 3 do ung thư bàng quang trong khi cuộc điều tra chống lại ông chưa kết thúc.
Tướng Quách nhận mọi tội danh, không kháng cáo hôm 25/7. Tin từ báo chính thống Trung Quốc nói ông Quách bị tịch thu toàn bộ tài sản phi pháp, nhưng không cho biết con số cụ thể. Tờ South China Morning Post dẫn nguồn tin riêng nói ông Quách đã tham nhũng hơn 12 triệu USD.
Hiện chưa rõ vụ tự tử của tướng Trần Kiệt và hai tướng tá khác có liên quan tham nhũng hay không, song truyền thông phương Tây cho rằng ông Trần rất có thể đã tự tử để bảo vệ gia đình và những người từng nâng đỡ ông trong binh nghiệp.
Trần Hữu Tư, một luật sư tại Bắc Kinh, cho biết một số quan chức sẽ chọn cách tự tử để khỏi bị điều tra, bởi quá trình này “đau đớn hơn cả cái chết”. Ông Trần nói Ủy ban Kỷ luật và Kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) sẽ “song quy” các quan chức dính líu tham nhũng.
89 triệu đảng viên Trung Quốc đều có thể bị CCDI điều tra. Người bị song quy có thể bị giữ tại một phòng khách sạn, hoặc biệt thự, nơi họ được yêu cầu “thú nhận chân thật”. Quá trình này có thể kéo dài trong khoảng thời gian nhất định, nghi phạm thậm chí còn không được phép ngủ, theo The Australian.
Từ thời xưa, Trung Quốc đã ghi nhận nhiều trường hợp quan chức tự tử. Nổi tiếng nhất thời cận đại là đại quan tham Hòa Thân, người được hoàng đế Càn Long vô cùng sủng ái, có con trai kết hôn với con gái hoàng đế. Khi người kế vị Càn Long là Gia Khánh lên ngôi năm 1799, Hòa Thân bị kết án tử hình do tham nhũng.
Gia Khánh ban đầu xử Hòa Thân tội lăng trì (cắt từng miếng thịt trên người cho đến chết), tuy nhiên, vì tôn trọng mối quan hệ của Hòa Thân với tiên đế, nhà vua ban cho viên quan tham nổi tiếng một dải lụa. Hòa Thân treo cổ chết trong ngục. Nhờ đó, gia đình ông ta không bị pháp luật động tới và được cho là giữ lại được khá nhiều tiền của.
Một quan chức Trung Quốc, yêu cầu giấu tên, nói với The Australian rằng khi một người bị điều tra về tham nhũng thì tự tử “là cách tốt” để bảo vệ gia đình, cộng sự khỏi những cuộc thẩm vấn và các động thái khác.
Hồi tháng 3 năm ngoái, báo giới Trung Quốc từng xôn xao khi Tưởng Hồng Lượng, Phó Bí thư Thành ủy Vô Tích, tỉnh Giang Tô tự tử. Ông Tưởng đã leo lên nóc ngôi chùa cao 108m trong vườn quốc gia Long Bối Sơn ở Giang Tô rồi gieo mình xuống đất, tử vong tại chỗ. Trước đó, hai cấp trên của ông Tưởng bị cơ quan điều tra bắt giam vì cáo buộc tham nhũng

Không có nhận xét nào: