Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Giữa trung tâm Sài Gòn: Đi chăn trâu, chăn bò kiếm... tiền tỉ

Chăn nuôi trâu bò quy mô lớn là một nghề hái ra tiền được nhiều hộ dân ở Sài Gòn áp dụng, mang lại thu nhập ổn định.ẢNH: AN HUY
Có ai nghĩ rằng giữa trung tâm Sài Gòn sầm uất, nhà cửa ken dày thế mà vẫn có cảnh từng đàn trâu, bò lúc nhúc gặm cỏ đẹp như tranh vẽ?Quan trọng hơn, những 'mục đồng' Sài Gòn kiếm tiền tỉ từ việc chăn thả.<!>
Khi đi ngang những vùng đất trống thuộc các phường Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi, An Phú (Q.2) đang trong quá trình đô thị hóa bằng những tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại, thấp thoáng hình ảnh những đàn trâu bò gần trăm con nhởn nhơ gặm cỏ, tắm bùn... đẹp như bức tranh quê.
Đàn trâu bò tiền tỉ giữa phố
Hầu hết, trâu bò ở khu vực trên được thả tự do, thoải mái gặm cỏ mà không cần người trông nom. Đến chiều tối, chủ nhân chỉ việc chạy xe máy đến và lùa về chuồng.
Ông Nguyễn Thành Lợi (58 tuổi, ngụ Q.2) có đàn bò gần 20 con, nuôi thả khu vực ven đường Vành Đai 2, cho biết gia đình ông khi xưa ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp), đến những năm 1990 lên Sài Gòn và chọn mảnh đất khu vực P.Cát Lái mưu sinh.
Đàn bò vài chục con nhởn nhơ gặm cỏ bên một tòa nhà khu chung cư đang xây dựng ở P.Cát Lái (Q.2, TP.HCM) - Ảnh: An Huy
Đàn bò vài chục con nhởn nhơ gặm cỏ bên một tòa chung cư đang xây dựng ở P.Cát Lái (Q.2, TP.HCM).ẢNH: AN HUY
Lúc mới đến, cả khu vực này chỉ là những đồng cỏ tranh rậm rạp, cao ngút đầu người. Thấy điều kiện tự nhiên thuận lợi chăn nuôi, ông mới vay mượn vốn và đầu tư cặp bò nuôi thử. Chỉ vài năm sau, cặp bò giống được chăm kĩ và đẻ đều đều được gần chục con. Ông nhân rộng đàn bò và duy trì mãi đến nay.
“Thành phố không trồng hoa màu như ở quê nên nuôi dễ và ít tốn công. Hằng ngày chỉ việc mở cổng và lùa tới các vùng đất trống cho ăn, đến tối thì chạy xe máy ra lùa về. Tuy có nhiều gia đình cùng thả bò ăn chung với nhau, nhưng bò có đặc tính ăn theo đàn, đến lúc về thì mỗi con đều biết tự theo bầy nên không sợ lạc. Nhờ nuôi bò mà tôi có tiền xây nhà và lo mấy đứa con ăn học đầy đủ”, ông Lợi chia sẻ.
Theo ông Lợi, những năm trở lại đây, đường sá mở rộng. Nhiều nhà đầu tư tiến hành khai hoang, san lấp mặt bằng và mở hàng loạt dự án khu chung cư, quy hoạch xây nhà tại khu vực nên diện tích đất có cỏ cũng thu hẹp lại. Vài năm nữa, khi nhà cửa mọc lên dày đặc, chắc gia đình cũng sẽ bán bớt bò hoặc lùa đi vùng đất khác vì không còn chỗ chăn thả.
Giữa trung tâm Sài Gòn: Đi chăn trâu, chăn bò kiếm... tiền tỉ - ảnh 3
Tuy có nhiều gia đình cùng thả bò ăn chung với nhau, nhưng bò có đặc tính ăn theo đàn, đến lúc về thì mỗi con đều biết tự theo bầy nên không sợ lạc. Nhờ nuôi bò mà tôi có tiền xây nhà và lo mấy đứa con ăn học đầy đủ”,
Giữa trung tâm Sài Gòn: Đi chăn trâu, chăn bò kiếm... tiền tỉ - ảnh 4
ông Lợi chia sẻ
Trong khi đó, ghi nhận của Thanh Niên, những ngày qua tại khu vực P.Thạnh Mỹ Lợi (khu vực đất trống từ đường Đồng Văn Cống về bờ sông Sài Gòn) một đàn trâu hơn 50 con, từ lớn tới nhỏ nhởn nhơ gặm cỏ và tắm mát ở các khu vực trũng nước từ sáng đến tối. Khiến nhiều người qua đây thích thú ghé lại chụp hình.
Anh Võ Thanh Hường (47 tuổi, quê Sóc Trăng) thợ hồ một công trình xây dựng ở khu vực nói, đàn trâu trị giá “tiền tỉ” này ăn rất tỉnh, không quậy phá hoặc chạy ra đường. Mỗi buổi sáng sớm, chỉ thấy một người chạy xe máy lùa ra đây thả, đàn trâu tự men theo khu vực ăn cỏ đến tối thì có người chạy xe đến lùa về chuồng.
“Nói ở thành phố khó chăn nuôi, nhưng khu vực này đất rộng, cỏ xanh tốt nếu có vài trăm con chăn cũng khỏe. Ở đây dễ chăn nuôi hơn ở các vùng thôn quê, vì ở quê ra khỏi nhà là gặp ruộng lúa, hoa màu thả rông gia súc không được”, anh Hường chia sẻ.
Nghề mục đồng giữa Sài Gòn
Trong khi đó, dọc theo mé kênh Tham Lương – Bến Cát thuộc các Q.Bình Tân, Q.12, một số dự án xây dựng đang mọc lên từng ngày và bao bọc đất bằng những mảnh tôn. Tuy nhiên, không gian  cho đồng cỏ vẫn còn nhiều. Các hộ dân trong vùng cũng tận dụng bỏ kinh phí mua gia súc về chăn nuôi.
Đàn trâu có giá tiền tỉ được thả rông ăn cỏ ở khu vực P.Thạnh Mỹ Lợi, Q.2 - Ảnh: An Huy
Đàn trâu có giá trị tiền tỉ được thả rông ăn cỏ ở khu vực P.Thạnh Mỹ Lợi, Q.2.ẢNH: AN HUY
Qua ghi nhận của Thanh Niên, dọc theo mé kênh khu vực hằng ngày có đàn trâu ăn cỏ lẫn đám bò thời điểm cao nhất lên đến hơn 100 con. Nhiều hộ dân có đàn trâu lớn phải mướn mục đồng về giữ, trả lương một tháng hơn 4 triệu đồng.
Giữa trung tâm Sài Gòn: Đi chăn trâu, chăn bò kiếm... tiền tỉ - ảnh 6
Có thời gian tui bỏ nghề chăn trâu đi làm công nhân ở khu công nghiệp Tân Bình. Nhưng làm được vài tháng lại nhớ nghề, lại quay về làm mục đồng. Nếu quanh mé kênh Tham Lương này còn đất trống, cỏ xanh tốt, chủ còn mướn thì tui sẽ trụ mãi với nghề
Giữa trung tâm Sài Gòn: Đi chăn trâu, chăn bò kiếm... tiền tỉ - ảnh 7
 anh An nói
Là hộ gia đình có truyền thống nuôi bò hơn 40 năm, anh Nguyễn Tấn Phúc (40 tuổi, ngụ P.Tân Thới Nhất, Q.12) kể rằng, anh không biết gia đình nuôi bò từ khi nào, chỉ biết vừa sinh ra đã thấy gia đình có hơn 10 con bò. Thời điểm hơn 20 năm về trước, gia đình khó khăn không có điều kiện đi học, anh ở nhà chăn bò suốt ngày.
Lớn lên, anh lấy vợ và lập gia đình, cha mẹ cấp cho mấy cặp bò giống. Anh ra mé kênh Tham Lương dựng tạm căn nhà bằng tôn, vách gỗ.
Phía sau nhà cũng dựng lên chuồng bò bằng mái tôn và chăn nuôi. Đến nay, đàn bò của anh được hơn 20 con.
“Khu vực có đất rộng, nhờ vậy tui nuôi bò khỏe lắm. Ban ngày thả rông, chúng nó ăn đâu thì ăn, tối đến chỉ việc chạy xe máy lùa về đóng cổng. Dọc mé kênh Tham Lương cỏ cũng tốt tươi, những hôm bò đẻ thì ra đó cắt mấy bó cỏ về cho ăn. Nhờ nuôi bò mà cả ba đứa con đang độ tuổi ăn học đều đến trường đầy đủ. Tui cũng sắm thêm được chiếc xe ba gác chạy chở hàng hằng ngày”, anh Phúc thêm.
 Anh Phúc đang sửa lại chuồng nuôi bò hơn 20 con của gia đình để tránh nước mưa tạt vào tại P.Tân Thới Nhất (Q.12) - ảnh An Huy
 Anh Phúc đang sửa lại chuồng nuôi bò hơn 20 con của gia đình để tránh nước mưa tạt vào tại P.Tân Thới Nhất (Q.12).ẢNH AN HUY
Cách đó không xa, anh Trần Văn An (42 tuổi) mục đồng của đàn trâu 22 con chia sẻ, anh sinh ra và lớn lên tại địa phương. Từ nhỏ, anh đã được một số hộ nuôi trâu ở khu vực mướn chăn trâu. Đến nay cũng gần 20 năm với nghề.
Đàn trâu hơn 20 con tự động đi về sau tiếng “mé ọ” của anh An bên dòng kênh Tham Lương – Bến Cát (Q.12, TP.HCM)
Đàn trâu hơn 20 con tự động đi về sau tiếng “nghé ọ” của anh An bên dòng kênh Tham Lương – Bến Cát (Q.12, TP.HCM)
Theo anh An, nghề chăn trâu cũng nhàn hạ. Sáng tầm 6 giờ 30 là mở cổng cho trâu đi ăn, mình tìm lùm cây nào đó mắc võng nằm chơi, đến chiều leo lên một cây cao “nghé ọ” vài tiếng, trâu nghe thấy tự quay đầu gặm cỏ lần về chuồng. Cơm nước được chủ lo, mỗi tháng lương cũng trên 4 triệu đồng nên cũng đủ sống.
“Có thời gian tui bỏ nghề chăn trâu đi làm công nhân ở khu công nghiệp Tân Bình. Nhưng làm được vài tháng lại nhớ nghề, lại quay về làm mục đồng. Nếu quanh mé kênh Tham Lương này còn đất trống, cỏ xanh tốt, chủ còn mướn thì tui sẽ trụ mãi với nghề”, anh An nói.
An Huy

Không có nhận xét nào: