Cali Today News – Cuộc đối đầu mà Trung Cộng dành cho lực lượng Hoa Kỳ tại Á Châu phải là cuộc chiến trên biển, đó là những gì chúng ta hình dung được. Nhưng đối với “think tanks” về quân sự tại Bắc Kinh thì Trung Cộng phải ứng dụng sức mạnh kỹ thuật điện toán phải làm cho lực lượng Mỹ bị tổn thất nặng lúc đầu bằng lối đánh “thình lình, tàn bạo và chớp nhoáng’ mới hi vọng giữ lấy thương phong trong trận đầu.
<!>
Hiện nay nội dung các cuộc diễn tập quân sự riêng của Bắc Kinh thi diễn liên tục tại Biển Đông, Bắc Kinh dùng thực địa cho cuộc đối đầu hải quân hai phía trong tương lai tại vùng này kể cả dùng hoả tiễn và đạn thật nhưng trong đó chắc hẳn là phải thực tập các kỹ thuật quân sự tối tân nhất hiện nay. Trung Cộng phải thực tập những trận đánh với các lực lượng “tấn công mạnh, chính xác, nhanh và hiệu quả” trong làn sóng của điện từ trường của các thiết bị điện tử.
Nói một cách chính xác, đây là cuộc chiến tranh điện tử không hơn không kém.
Trung Cộng và Hoa Kỳ càng lúc càng sẵn sàng cho cuộc chiến tranh điện tử tại Biển Đông kể cả phía bắc của vùng biển này. Theo Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế của Hoa Kỳ, hiện nay chúng ta nên để ý việc Bắc Kinh xây dựng liên hoàn các trạm radar, tại các đảo nhân tạo và các mõm đảo nhỏ trong vùng lấn chiếm bao gồm Cuarteron Reefs, Fiery Cross Reef, Hughes Reef, Johnson Reef, Mischief Reef và Subi Reef. Mục đích tối hậu của hệ thống radar này là mở rộng tầm nhìn và cảnh vệ của quân Trung Cộng bao hết toàn vùng Biển Đông.
Tuy hệ radar này không tin tường bằng hệ radar đặt tại các giàn hoả tiễn địa không, nhưng một hệ liên hoàn của radar có mặt khắp các hòn đảo quanh vùng Trường Sa sẽ ‘nhòm ngó’ toàn bộ vùng biển tranh chấp này gây khó khăn hoạt động cho Hải Quân Mỹ và hải quân các nước quanh vùng.
Hệ thống radar bao trùm như vậy rõ ràng sẽ gia tăng khả năng cho Cuộc Chiến Không Gian (ISR) cho Trung Cộng. Thêm vào đó Bắc Kinh không ngừng phát triển mạng vệ tinh gián điệp mà cuộc phóng vệ tinh lượng tử tuần qua là một minh chứng về cuộc chiến điện tử và điện toán giữa hai siêu cường không ngừng nâng lên nhiều cấp độ mới.
Đừng quên chiến lược Chống Tiếp Cận; Anti Access/Area Denial (A2/D2) của Bắc Kinh
Chúng ta phải nhắc lại chiến lược Chống Tiếp Cận; Anti Access/Area Denial (A2/D2) trong đó bao gồm các hoả tiễn đạn đạo chống hàng không mẫu hạm là vấn đề đang làm Hoa Kỳ lo ngại và dỉ nhiên các vũ khí di động này rất cần các thiết bị điện tử tinh tường nhất.
Hải quân Trung Cộng sẽ có lợi thế khi gia tăng sự soi rọi khắp vùng Biển Đông và ngay cả biển đông Trung Cộng nếu số lượng thông tin từ vệ tinh trinh thám phục vụ từ các dạng Beidou-GPS. Ngoài các lực lượng quân sự nhưng các đội ngư thuyền hàng vạn chiếc đang tràn ngập Biển Đông hiện nay cũng hưởng lợi từ các vệ tinh này.
Sự nguy hiểm của các thiết bị điện tử của Bắc Kinh do nó có khả năng ‘làm mù’ các thiết bị radar của đối phương. Trung Cộng đã có những hành vi gây nhiễu hay ‘làm mù’ radar này tại Biển Đông. Các phi cơ trinh thám của Mỹ như RQ-4 Global Hawk đã có lần ‘bị nhiễu’ GPS trên bầu trời Biển Đông. Rõ ràng cuộc chiến này rất thầm lặng nhưng nó là “cuộc chiến tranh điện tử”.
Nếu hành động này mở màn cho cuộc chiến tranh điện tử với những thiết bị và kỹ thuật tân kỳ thì chúng ta không lạ gì khi Hoa Kỳ cung cấp cho Philippines 4 chiếc EA-18 Growler là những phi cơ có thiết bị điện tử tân kỳ nhất và sẽ bay vào bầu trời Biển Đông chứ không nơi nào khác.
Phi cơ không người lái của Mỹ là RQ4-Global Hawk
Trở lại chiếc phi cơ không người lái của Mỹ là Global Hawk, tuy rất đắt giá nhưng nó có thể bị làm mù “GPS” do đó đây là kinh nghiệm cho Hoa Kỳ kịp thời ngăn chận bằng các hệ thống dẫn đường theo quán tính và rất bén nhạy, bao gồm các software theo dõi các điểm sai biệt trong vùng GPS và sửa chữa các điểm sai biệt.
Rõ ràng cuộc đối đầu năng động, nhạy bén, về sức mạnh cùng sự tinh xảo từ các thiết bị địện tử giữa hai siêu cường đang đưa tranh chấp ‘chưa hồi kết thúc’ tại Biển Đông đến một hình thức chiến tranh không nghe tiếng nổ của đạn mà là sức mạnh âm thầm nhưng đầy ghê sợ của chiến tranh điện tử.
Đinh Hoa Lư 26/8/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét