Đây là bài thứ hai trăm tám mươi lăm (285) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.
Cuối tuần rảnh rổi ngồi nghe Khánh Ly hát bài Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên của Trịnh Công Sơn làm tôi nhớ đến những kỷ niệm xưa, hình ảnh cũ quá.
“….Em còn nhớ hay em đã quên?
Nhớ Sài gòn mưa rồi chợt nắng
Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân
Nhớ đèn đường từng đêm thao thức
Sáng che em vòm lá me xanh
Em còn nhớ hay em đã quên?
Bên hàng xóm đôi khi ghé thăm
Có hai mùa vẫn đi về
Có con đường nằm nghe nắng mưa
Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân
Nhớ đèn đường từng đêm thao thức
Sáng che em vòm lá me xanh
Em còn nhớ hay em đã quên?
Bên hàng xóm đôi khi ghé thăm
Có hai mùa vẫn đi về
Có con đường nằm nghe nắng mưa
ĐK:
Em ra đi nơi này vẫn thế
Lá vẫn xanh trên con đường nhỏ
Vườn xưa vẫn có tiếng Me ru
Có tiếng em thơ
Có chút nắng trong, tiếng gà trưa
Em còn nhớ hay em đã quên?
Nhớ đường dài qua cầu lại nối
Nhớ những con kênh nối hai giòng sông
Nhớ ngựa thồ ngoại ô xa vắng
Nỗi xôn xao hàng quán đêm đêm …”
Nhưng…. chữ Nhưng này quan trọng đối với người viết lắm đấy vì tôi luôn nhớ thứ hai hàng tuần người viết phải “nộp bài” cho ban biên tập Oregon Thời Báo để kịp layout phát hành báo vào ngày thứ năm và độc giả sẽ có báo đọc cuối tuần.
Em ra đi nơi này vẫn thế
Lá vẫn xanh trên con đường nhỏ
Vườn xưa vẫn có tiếng Me ru
Có tiếng em thơ
Có chút nắng trong, tiếng gà trưa
Em còn nhớ hay em đã quên?
Nhớ đường dài qua cầu lại nối
Nhớ những con kênh nối hai giòng sông
Nhớ ngựa thồ ngoại ô xa vắng
Nỗi xôn xao hàng quán đêm đêm …”
Nhưng…. chữ Nhưng này quan trọng đối với người viết lắm đấy vì tôi luôn nhớ thứ hai hàng tuần người viết phải “nộp bài” cho ban biên tập Oregon Thời Báo để kịp layout phát hành báo vào ngày thứ năm và độc giả sẽ có báo đọc cuối tuần.
Dù chỉ là thiện nguyện viết “cho vui với đời” mà thôi, người viết vẫn không bao giờ quên thờì khoá biểu hằng tuần này để tạ tình tri kỷ và để đáp lại sự mến thương của độc giả dành cho người viết.
Như thế là đầu óc của tôi vẫn còn “ngon lành” lắm chứ lị vì tôi vẫn còn nhớ đến những độc giả, những thân hữu đã luôn luôn thương mến và khích lệ tinh thần tôi. Vui thay! Đáng mừng thay!
Một ông bạn có hỏi tôi rằng: “Chị bây giờ có hay quên không?”
Dĩ nhiên, với những “người không còn trẻ nữa” trên dưới 60-80 tuổi, nếu nói rằng “tôi không hay quên” thì thật là “chuyện lạ bốn phương”, nếu không muốn nói là anh hay chị đã “tự dối lòng” với “trái tim không ngủ yên” của mình rồi.
Ngay chính bản thân người viết, nhiều khi tự bảo sẽ làm một chuyện gì đó ví dụ như bỏ thịt cá ra xả đá để nấu ăn, thế mà khi lên internet tìm tài liệu viết bài, tôi mê lướt internet đến nổi quên béng việc này. Đến khi gần tới giờ ăn, tôi xuống bếp định nấu một nồi canh thì hởi ơi, cục thịt kia vẫn còn nằm an ổn trong ngăn đá tủ lạnh. Thế là ngày hôm đó, tôi phải “tự biên tự diễn” thay đổi thực đơn một cách nhanh chóng kẻo ông xã đói bụng thì mệt lắm.
Còn phu quân của tôi, thì khỏi nói rồi, chàng thuộc chữ “Quên” nhiều hơn chữ “Nhớ. Đôi khi chàng vẫn thường lạc đường đi lối về dù con đường đó “đã bao lần đôi ta cùng chungbước, đôi ta chung đường”, đến nổi cô cháu nội Mya yêu quý của tôi phải nhắc nhở: “Ông nội đi “wrong way” rồi!” khi ông nội thay vì quẹo xe bên phải để về nhà thì ông nội cứ phom phom quẹo xe bên trái đi “tiếu ngạo giang hồ” cho đến khi được Mya nhắc nhở, ông nội mới sực nhớ ra mình đã quên đường đi về nhà Mya.
Có thể là người người viết còn trẻ hơn chàng hay là tại vì tôi thích vận dụng trí óc đi tìm tòi tài liệu về viết bài cho bà con đọc cho vui cho nên tôi vẫn còn “nhớ nhớ” nhiều chuyện hơn là giống chàng “quên quên” nhiều chuyện chăng? Thế mới biết chúng ta cần phải để cho trí não hoạt động nhiều hơn, tích cực hơn mới đưọc, nếu không, bộ óc của ta bị “teo nhỏ” lại thì phiền lắm đấy nhé.
Quên thì ai cũng có thể quên những gì không quan trọng hay khi mình muốn quên đi một chuyện tình buồn hoặc quên người yêu cũ, nhưng xin đừng bị bịnh mất trí nhớ Alzheimer (bịnh lú lẫn) thì thật khổ sở vô cùng. Người viết xin dành cho các vị bác sĩ chuyên môn giải thích và chửa trị các bịnh mất trí nhớ này. Ngưòi viết chỉ biết chia sẻ với các bạn những tài liệu được người viết sưu tầm trên internet, đem về đây giúp cho quý bạn đọc để có một chút ý niệm về các căn bịnh quái ác này.
Những phương pháp cải thiện trí nhớ hiệu quả:
Kẻ thù nguy hiểm nhất của trí nhớ là stress. Trong gia đình cũng như ngoài xã hội, mọi người đều chịu nhiều áp lực. Không ít người bị stress trầm trọng khiến cơ thể phóng thích nhiều cortisol (hormone stress), làm tổn thương vùng hippocampus. Mặt khác, stress còn làm giảm, thậm chí mất tập trung. Ngoài ra, cortisol còn thúc đẩy việc sản xuất insulin, ngăn không cho vùng hippocampus sử dụng đủ đường huyết để não có năng lượng cho việc ghi nhớ. Hơn thế stress còn gây khó khăn cho việc "truy cập" ký ức đã được lưu giữ.
Dưới đây là các cách giúp cải thiện trí nhớ:
1. Hóa giải stress bằng phương pháp thiền hay yoga. 2. Tập thể dục cho não bằng cách đọc sách, báo, lướt các trang web lành mạnh và bổ ích. 3. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối.
4. Phải tạo được giấc ngủ tốt.
5. Kiểm soát tốt những căn bệnh mãn tính như cao huyết áp, đái tháo đường... cũng là một giải pháp hữu hiệu để tăng cường trí nhớ. 6. Lối sống tích cực, lạc quan, cởi mở. (Nguồn: Bài viết của hai bác sĩ Mehmet Oz và Michael Roizen Nguyễn Minh Tâm dịch)
Nói cho bạn mừng, không phải người già bị suy giảm trì nhớ mà ngay cả người trẻ cũng khổ tâm vì trí nhớ của mình cũng thường hay “đội nó đi chơi” luôn.
Xin hãy nghê tâm tình của một người trẻ bị chứng quên quên nhớ nhớ và lời hướng dẫn của một bác sĩ dướí đây nhé:
Hỏi:
|
“Cháu còn trẻ, tuy nhiên dạo gần đây cháu thường xuyên bị chứng quên quên, nhớ nhớ. Ví dụ. Nhiều khi cháu không thể nhớ nổi tên của một người hàng xóm thân thiết hay một người quen, một người đồng nghiệp khi giáp mặt với họ, phải mất một lúc cháu mới có thể nhớ ra tên của họ; những người cháu gặp mặt và có giao tiếp 1 lần thì hầu như cháu không thể nhớ được khi lần sau gặp lại họ... Cháu khổ tâm lắm. Bác sĩ tư vấn giúp cháu.”
Đáp:
“Cháu còn rất trẻ đã bắt đầu có suy giảm trí nhớ nên cháu cần đi khám chuyên khoa thần kinh để tìm các bệnh gây tình trạng suy giảm trí nhớ và có chỉ định điều trị. Cháu nên điều chỉnh lại lối sống hợp lý, không thức quá khuya, làm việc dồn dập để tạo hiệu quả công việc và não được nghỉ ngơi; tránh các chất kích thích rượu bia, thức uống có ga, ăn rau củ quả sạch chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin và đặc biệt là chống oxy hóa – yếu tố làm trí nhớ suy giảm. Bên cạnh đó, cháu có thể dùng một số thực phẩm chức năng như OTIV đang được chứng minh có hiệu quả trong cải thiện trí nhớ.
Ngoài ra, cháu có thể ghi chép các sự việc cần làm tránh tình trạng quên, luyện các bài tập trí não để não hoạt động tốt hơn. Bạn là nhân viên văn phòng, bạn nên tập trung một số giờ học ngoại ngữ, đây là phương pháp tốt củng cố trí nhớ cho não.”
(Nguồn:Trích Trong vnexpress.net)
Tôi cũng thưòng nói đùa với bạn bè rằng: “Thiên tài thường hay đãng trí” để tự bào chữa cho mình mỗi khi tôi quên một chuyện gì. Đó chỉ là để đùa cho vui mà thôi chứ mỗi khi quên một chuyện gì là tôi thấy mắc cở và cũng buồn bã lắm vì biết mình đã “không còn trẻ nữa” rồi nên mới hay quên như thế.
Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta cũng cần phải học cách quên đi những sự buồn phiền xãy ra trong gia đình, ngoài xã hội thì mới có thể sống vui sống khỏe được. Tôi vẫn nhớ câu nói của một bậc hiền trí nào đó mà tôi không biết tên để làm châm ngôn cho cuộc sống của mình:
“Nhớ những cái cần nhớ, quên những cái nên quên, sống cuộc sống cởi mở, trong lòng không vướng mắc thì cuộc sống này sẽ thật tươi đẹp.”
Lâu lâu chúng ta cũng cần tự hỏi mình Em Còn Nhớ hay Em Đả Quên giống như Ý Lan đã diễn đạt ca khúc quên quên nhớ nhớ này của Trịnh Công Sơn qua link dưới đây:
Youtube Em còn nhớ hay em đã quên - Ý Lan
Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn.
Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn
Sương Lam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét