Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

ĐẢO GUAM Trong Thái Bình Dương

image
Guam là căn cứ quân sự chiến lược của Mỹ, được cả hải quân và không quân Mỹ sử dụng, với số lượng binh sĩ khổng lồ và những thiết bị, vũ khí hiện đại. Nó có vai trò không khác gì một “Hàng Không Mẫu Hạm khổng lồ”.
image
Guam là căn cứ quân sự của Mỹ trên Thái Bình Dương, cách Hawaii hơn 5.000 km về phía tây, cách Philippines và Nhật Bản hơn 2.000 km về phía đông và phía nam. Guam cách bán đảo  Triều Tiên vài giờ bay. Đây là lãnh thổ của Mỹ và có khoảng 6.000 binh sĩ Mỹ đồn trú ở đây.
image
Guam là căn cứ quân sự ở tây Thái Bình Dương của Mỹ kể từ Thế chiến II, đồng thời là khoản chi đồ sộ nhất cho cơ sở hạ tầng hải quân trong nhiều thập niên. Guam chẳng khác nào một “HKMH” của Mỹ tại tây Thái Bình Dương.
image
Mỹ đặt căn cứ hải quân tại cảng Apra ở Guam với 3 tàu ngầm lớp Los Angeles là USS City of Corpus Christi, USS Houston và USS Buffalo.
image
Đây cũng là “nhà” của những máy bay ném bom chiến lược hiện đại nhất như B-52H, B-1B, B-2A. Ngoài ra, còn có một số đơn vị phi cơ chiến đấu, máy bay tiếp dầu, trực thăng.
image
Guam là điểm đóng quân của hàng chục đơn vị hoạt động hỗ trợ cho Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, Hạm đội Thái Bình Dương, Hạm đội 7 và Hạm đội 5 của Mỹ. Căn cứ Andersen trên đảo có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động linh hoạt và đặc biệt cho Bộ Chỉ huy ở tây Thái Bình Dương và Đông Á, hỗ trợ trong cả các cuộc xung đột cục bộ lẫn tác chiến lâu dài.
image
Các máy bay ném bom và máy bay chiến đấu Mỹ xếp hàng dài tại căn cứ. Guam là nơi mà trong Thế chiến II, khoảng 1.000 chiếc B-29 cất cánh bay tới quần đảo Nhật Bản để dội bom. Cũng từ điểm này, máy bay Mỹ mang theo quả bom nguyên tử tàn phá hai thành phố Hiroshima và Nagasaki vào tháng 8/1945.
image
Mỹ đang có kế hoạch xây dựng một siêu căn cứ quân sự tại đây với tổng chi phí lên đến 11 tỷ USD gồm các công trình bến cho HKMH năng lượng hạt nhân, hệ thống hỏa tiển phòng thủ, các thao trường huấn luyện bắn đạn thật. Căn cứ quân sự trên đảo cũng sẽ được mở rộng. Trong ảnh là tàu chiến Mỹ USS New Jersey BB-62 cập cảng Apra.
image
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Cheynne lớp 6681 tiến vào lối phía bắc của căn cứ hải quân ở Guam.
image
Trong tương lai, Guam dự kiến sẽ có sự hiện diện của lực lượng TQLC Mỹ được di chuyển về từ căn cứ của Mỹ tại Okinawa, Nhật Bản.
image
Về mặt chiến lược, căn cứ Andersen rất quan trọng với không quân Mỹ, bởi nó cung cấp khả năng bao quát toàn vùng Đông Nam Á và nam Trung Quốc. Ngoài ra, Guam cũng nằm ngoài bán kính hoạt động của các máy bay xuất phát từ căn cứ ở khu vực châu Á, không giống như các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản và Hàn Quốc đều nằm trong vòng “nguy hiểm”.
image
Trước tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, bộ Quốc phòng Mỹ hôm qua cho biết sẽ khai triển hệ thống tên lửa THAAD cũng như các phi cơ đánh chặn trên mặt đất tại căn cứ quân sự ở đảo Guam, để đối phó với nguy cơ tấn công từ Bắc Hàn.

Không có nhận xét nào: