Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Không có tù nhân chính trị trong đợt ân xá 2/9

Việt Nam hôm 28/8 loan báo sẽ trả tự do cho hơn 18 ngàn tù nhân, bắt đầu từ thứ Hai tuần tới.
Việt Nam hôm 28/8 loan báo sẽ trả tự do cho hơn 18 ngàn tù nhân, bắt đầu từ thứ Hai tuần tới.
Không có tù nhân chính trị nào được phóng thích trong đợt ân xá mà truyền thông nhà nước gọi là ‘lớn nhất từ trước đến nay nhân 70 năm ngày Quốc khánh 2/9’.
Việt Nam hôm nay loan báo sẽ trả tự do cho hơn 18 ngàn tù nhân, bắt đầu từ thứ Hai tuần tới.
AFP dẫn lời Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương tại cuộc họp báo ở Hà Nội ngày 28/8 công bố ‘Chủ tịch nước đã quyết định đặc xá 18.298 tù nhân… nhưng trong số này không có người nào phạm tội về an ninh quốc gia’.
Trong khi đó, AP dẫn phát biểu của Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước cho hay số tù nhân được ân xá là 18.539 người.
Ông Giang Sơn nói thêm rằng: "Đợt ân xá này phản ánh tính nhân đạo của Đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam, nhằm khuyến khích các tù nhân trở thành công dân hữu ích cho xã hội".
Những người sắp được thả sớm là các tù nhân phạm tội từ hối lộ, buôn ma túy, buôn người, tới sát nhân.
Trong danh sách ân xá không có tù nhân nào thọ án vì vi phạm điều 79 ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ hay điều 88 ‘tuyên truyền chống nhà nước’ của Bộ Luật hình sự, những tội danh Việt Nam thường áp dụng đối với những nhà hoạt động hay những nhân vật bất đồng chính kiến.
Nhấp vào để nghe phần âm thanh

Việt Nam lâu nay bị các chính phủ phương Tây và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới mạnh mẽ lên án về chính sách không dung chấp bất đồng chính kiến cùng những vi phạm có hệ thống về nhân quyền trong đó có quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân.
Bất chấp những lời kêu gọi từ quốc tế, đặc biệt từ Hoa Kỳ, vẫn còn nhiều tù nhân chính trị đang bị cầm tù tại Việt Nam.
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói việc đặc xá chỉ dành cho phạm nhân hình sự, không dành cho tù nhân lương tâm nêu bật chính sách nhân quyền của Việt Nam:
“Đây là một chỉ dấu cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam không hề thay đổi trong chính sách nhân quyền của họ, cho thấy họ không ưu tiên cho tầm quan trọng của việc phóng thích những tù nhân lương tâm, những người lẽ ra đã không phải bị cầm tù vì các hoạt động ôn hòa thúc đẩy tiến bộ xã hội hay chỉ trích nhà nước. Cộng đồng thế giới cần tiếp tục áp lực Việt Nam tôn trọng nhân quyền cho tới khi nào Hà Nội hiểu và chấm dứt cầm tù công dân chỉ vì họ có quan điểm trái với nhà nước”.
Hà Nội khẳng định không có tù nhân lương tâm, không hề có sự phân biệt giữa tù nhân chính trị hay tù nhân thường phạm mà chỉ có những người phạm pháp mới bị xử lý.
Tuy nhiên, các tù nhân lương tâm tại Việt Nam cho biết có một sự phân biệt rất rõ ràng ngay từ trong trại giam.
Tôi thấy thật nực cười cho một xã hội mà những người đóng góp xây dựng để quê hương đất nước giàu đẹp, phát triển hơn thì lại bị ngược đãi trong khi những người phạm tội thật sự thì được ưu ái một cách đặc biệt. Tôi thấy dường như ở Việt Nam mình không thích những người đóng góp cho xã hội hay sao đấy.
Cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật, nhà hoạt động Công giáo trẻ vừa mãn hạn tù hôm 26/8 sau 4 năm thọ án về tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’, nói với VOA Việt ngữ:
“Có một sự phân biệt rất rõ ràng. Tù nhân chính trị bị giam cách ly ra một khu hoàn toàn cách biệt, rất nhỏ. Hoàn toàn phân biệt đối xử từ việc tắm rửa, nước nôi, cho tới giờ giấc ăn uống cũng rất khắt khe, gò bó, cùng nhiều cách đàn áp tinh vi. Một trong những khó khăn nhất đối với tù nhân chính trị là việc tiếp cận thông tin và việc tiếp nhận các tiếp tế từ gia đình cũng bị hạn chế”.
Nhà hoạt động Minh Nhật cho biết để được xét ân xá, yếu tố quan trọng nhất đối với các tù nhân chính trị là phải ký bản cam kết ‘nhận tội’ và ‘xin khoan hồng’.
“Trong quá trình bị giam, họ cũng luôn có những buổi tới nói chuyện với tôi về việc ‘giảm án’, đề nghị tôi ký các bản cam kết thế này thế kia. Tôi không phạm tội, tôi không ký, họ thấy họ sai thì họ cứ thả chứ tôi không ký bất kỳ văn bản nào nói tôi phạm cái tội mà họ quy chụp. Tôi không cần họ giảm, tôi không cần họ bớt một ngày nào trong tội danh họ quy cho tôi vô lý như thế”.
Cựu tù nhân lương tâm này nói không phóng thích một tù nhân chính trị nào trong đợt đặc xá hơn 18.000 người lần này là một điều trớ trêu, mang lại phản ứng ngược:
“Họ nghĩ không thả tù nhân chính trị làm cho chúng tôi sợ, nhưng thật ra đó là một dấu hiệu của sự hy vọng. Hy vọng ở chỗ các tù nhân chính trị không cần sự giảm án, không cần sự ân xá vì họ đã đạt được điều gì đó trong diễn biến thời sự. Tôi thấy thật nực cười cho một xã hội mà những người đóng góp xây dựng để quê hương đất nước giàu đẹp, phát triển hơn thì lại bị ngược đãi trong khi những người phạm tội thật sự thì được ưu ái một cách đặc biệt. Tôi thấy dường như ở Việt Nam mình không thích những người đóng góp cho xã hội hay sao đấy”.
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho biết trong số tù nhân được ân xá năm nay có 34 người nước ngoài, nhiều nhất là công dân Trung Quốc, 16 người. Ngoài ra, còn có 6 người Lào, 1 người Thái, 2 người Úc, 6 người Malaysia và 2 người quốc tịch Philippines.
Hàng loạt các tờ báo của nhà nước mô tả đây là đợt đặc xá lớn nhất trong lịch sử, nhưng AFP dẫn lời giới hữu trách cho hay đợt ân xá lớn nhất là hồi năm 2009, với 20.599 tù nhân được thả.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương trong cuộc họp báo ngày 28/8 ở Hà Nội từ chối không cho biết tổng số tù nhân đang bị giam cầm tại Việt Nam là bao nhiêu, viện dẫn lý do các số liệu này là ‘bí mật quốc gia không thể tiết lộ’.

Không có nhận xét nào: