Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

CÁC CỤ NGHỊ LUẬN VĂN CHƯƠNG... "CẶC VỚI RĂNG" - Phạm Mạn


Quây quần quanh cái bàn trà trong CLB phường, 5 cụ đang say sưa hể hả, cười nói râm ran. Cụ Tú, cao tuổi nhất, 94 tuổi nhưng ngoại hình và dáng dấp như người ở tuổi 80. Người trẻ nhất mới bước vào tuổi 8U.
Cụ Tú với giọng đặc sệt địa phương Hà Tĩnh nói:
- Các cụ ạ, nghĩ văn chương với tâm hồn người cũng kỳ lạ thật. Như tui đây, thời trẻ hay đọc và thuộc thơ. Có bài thơ tôi rất thích ở tuổi thanh niên, giừ (bây giờ) nhớ lại vừa xúc cảm vừa “tư duy sâu xa” hơn xưa rất nhiều. Tôi xin đọc hai câu “cực hay(!)” trong bài thơ ấy:
Lúc nhỏ cần răng thời mọc cặc.
Khi già còn cặc lại không răng!”
Các cụ cứ nghĩ kỹ xem. Càng nghĩ càng thấy câu thơ hay thật! Hay về văn chương thì đã đành. Vượt ra ngoài cả văn chương, thơ còn lay động tâm tư người già, suy tư cả đến triết lý cuộc đời. Các cụ ạ…

Không để cụ Tú nói hết, cụ Lực 85 tuổi (tuy tên là Lực nhưng nhìn người cụ hom hem lắm), nói chen vào:
- Có! Có! Đúng! Đúng! Tôi cũng biết bài thơ ấy! Tôi xin nói các cụ nghe. Mới hôm kia đây thôi, tôi đi ăn cỗ cưới, ăn được nửa chừng thì phải vào nhà toa lét tháo hàm răng giả ra để rửa và súc sạch miệng. Số là có một cái xương nhỏ kẹt vào khe hàm răng giả và lợi, đau quá, không thể nhai. Giải quyết xong “sự cố”, tôi trở về mâm cỗ, vừa đi vừa lầm bầm như tự rủa mình: đúng là, “khi già còn cặc lại không răng!”
Cụ Tiếu tiếp lời:
- Tôi nói nhỡ có “thô” một chút các cụ bỏ quá đi cho. Cái ông TRỜI chết tiệt sinh ra để mà hành chúng ta hay sao ấy. Này nhé, đầu đời không cho răng, bắt ăn sữa ăn cháo. Đến lúc già, lại lấy răng đi, như cụ Lực vừa nói, với tôi là “chuyện thường ngày ở huyện”! Rõ là cái cần thì không cho, cho chúng ta “cái thằng chết rấp”. Lúc còn trẻ tráng thì còn vui vui tạm được. Nay già rồi nó hành tôi dữ lắm. Các cụ biết là mấy hôm nay rét hại như thế mà mỗi đêm nó bắt tôi dậy đi đái 5 lần…
Cụ Ngôn cười một tràng rồi mới tuôn ra:
- Cụ Tiếu ơi, kể tội “thằng nhỏ” thì cả ngày không hết. Như tôi, lúc chưa đến tuổi 45 nó đã dở chứng lười nhác ra rồi. Ngày xưa tôi cưới bà ấy, bà ấy kém tôi 20 tuổi. Các cụ chẳng đã trêu tôi “già chơi trống bỏi!” là gì. “Thằng nhỏ” lười nhác thì bà ấy cáu kỉnh; bà ấy cáu kỉnh thì tôi cũng không ngủ, bứt rứt lắm các cụ ạ! Tôi lại trút giận lên đầu nó: “Phải chi không có mày, tao nhẹ nhàng thoải mái biết bao nhiêu, hỡi cái nhúm giẻ lau vô tích sự!”
Cụ Tú đứng hẳn lên cho dễ chém gió hỗ trợ lời nói thêm ấn tượng:
- Cụ Ngôn phát biểu rất thành khẩn. Đó là “nó” với lĩnh vực đời tư. Đứng về mặt cộng đồng xã hội “nó” còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Chắc các cụ từng nghe nhiều vụ, đến tuổi 7U, thậm chí 8U còn vào tù vì tội hiếp dâm và nhiều chuyện loạn xị khác do “nó” gây ra. Tôi xin hỏi các cụ, nếu ông trời hành xử công bằng thằng RĂNG và thăng CẶC đều rụng cùng thời điểm thì gia đình và xã hội tốt biết bao nhiêu!?
Cụ Lâm 80 tuổi cười hóm hỉnh:
- Tôi xin kể các cụ nghe câu chuyện thật: Cách đây gần 70 năm, một hôm trên đường đi học, chúng tôi đi sau mấy ông trung tuổi đi làm thợ mộc. Chúng tôi nghe một ông trong đám thợ nói: “Tao chỉ ước đàn ông chúng mình cứ đến tuổi 45 thì cặc rụng hết. Như thế cuộc đời bớt đi nhiều rắc rối!”
Nghe thế bọn trẻ chúng tôi cười ầm lên khiến cả tốp thợ cùng quay lại cười với chúng tôi rất bình đẳng chan hoà. Lúc ấy bọn trẻ chúng tôi cảm thấy “lớn hơn” và “đàn ông” hơn trước nhiều. Từ đó mỗi lần đi học, chúng tôi để ý xem có gặp tốp thợ ấy không. Trong tốp thợ, chúng tôi không biết tên ai cả. Người mà chúng tôi để ý nhất, và hình ảnh ấn tượng đến tận bây giờ, đó là ông thợ có “điều ước cặc rụng”. Và một thời gian dài, thỉnh thoảng gặp lại ông ta, bọn học sinh chúng tôi vẫn gọi ông là ÔNG CẶC RỤNG. Mỗi lân nghe bọn tôi gọi ông với tục danh ấy, ông lại cười thân ái.
Cụ Tú tiếp lời cụ Lâm:
Chuyện cụ Lâm kể càng chứng tỏ bài thơ tôi nói đúng là bài thơ hay, rất hay là đằng khác. Để tôi giới thiệu toàn bài và xuất xứ của bài các cụ nghe. Tác giả bài thơ “C. với R.” là cụ Trần Duy Ninh, quê ở Hà tĩnh. Trước CM tháng 8, ông là một ông giáo dạy chữ Hán, có dạy tiểu học ở nhiều huyện trong tỉnh. Toàn bài như sau: (trích trong “Thơ văn trào phúng VN” - từ thế kỷ 13 đến 1945 - Nhà xuất bản Văn học - G.S. Vũ ngọc Khánh biên soạn)

CẶC VỚI RĂNG

Hẳn rằng con tạo ý ra răng,(1)
Cặc dái sao mà mọc trước răng?
Lúc nhỏ cần răng thì mọc cặc
Khi già còn cặc lại không răng!
Già nua hết thú chèo queo cặc
Lọm khọm cần nhai, rụng quách răng!
Ngán nỗi cho răng, buồn với cặc.
Hẳn rằng con Tạo ý ra răng!

Trần Duy Ninh
...........

(1) Ý ra răng: ý làm sao (tiếng Nghệ Tĩnh)

Vừa lúc ấy một tốp các ông các bà đi qua cửa lên hội trường ở tầng trên. Một ông hỏi vọng vào: “Cái gì mà các cụ răng răng cặc cặc hăng thế?” Trong đoàn người có bà Lan (vợ cụ Ngôn đang ngồi họp). Bà Lan ghé tai bà bạn đi cùng, nói khe khẽ: “Cái ông lão Ngôn nhà tôi chỉ được cái ra ngoài là bốc phét, nói trạng một tấc đến giời!”
Tuy bà Lan nói khẽ, nhưng có một hai cụ trong CLB nghe được. Từ đây, các cụ chuyển “chủ đề” sang nội dung “gia đình vợ chồng già các cụ Tú, Lực, Tiếu, Ngôn, Lâm”
Đó là lý do tác giả phải dừng bút tại đây.


PHẠM MẠN

Không có nhận xét nào: