C
ó đến thăm thì mới thấy sự hậu quả do quả bom NT gây ra.
Bước vô cửa (gian phòng trên lầu) du khách sẽ gặp 1 bức hình
khá lớn, trắng đen, ngay trước mặt: Khói toả ra theo hình quả nấm
dưới bầu trời sáng! với 1 bảng ghi bên cạnh:
6 August 1945...tiếp theo là nhiều hình chụp theo giây phút
khác nhau ...cách xa trung tâm nổ bao nhiêu km ...ai chụp, và
Trong bảo tàng cho chụp hình thả dàn, nhưng không được bật flash.
Và
cũng
phải phục nuoc Nhật can đảm học hỏi, làm việc
tận tâm, phục hồi trở thành 1 nước văn minh, mà khg làm
mất đi bản sắc, văn hoá của riêng họ
;
cũng 1 phần nữa là
ít người di dân đến ở, đất chật, người đông.
- hình i này
H chụp từ bên kia bờ nhìn sang,
với những cánh hoa
Anh đào đang nở
. Đi bộ
qua cây cầu - mà Mỹ lựa
làm mục tiêu
để thả qua bom "Thằng nhỏ"
,
nhưng nó
nổ bên trên
gần 1 BV -
họ gọi là "trung tâm nổ"
,
xe bus có chở
đi ngang qua BV này
, nghe cô Nhật nói.
---> Shinkansen Tokyo - Hiroshima https://www.youtube.com/watch?v=Yo8id3UVauI&list=PLNpF6k8kobk7s_oU6DY5gqBdeqp_Xyi32&index=23
Shinkansen 2 & Người hướng dẫn - Ga Hiroshima
----> https://www.youtube.com/watch?v=B6xy5XgbTas&list=PLNpF6k8kobk7s_oU6DY5gqBdeqp_Xyi32&index=27
Hiroshima greetings/ Lời chào .... https://www.youtube.com/watch?v=kLrZZszXsMs&list=PLNpF6k8kobk7s_oU6DY5gqBdeqp_Xyi32&index=24
--->
Mô hình trong bảo tàng tưởng niệm, cho thấy quả bom nguyên tử nổ ở độ
cao khoảng 600m, khiến cho tác hại lan rộng ra hơn! - photos: TH
Bóng - của 1 người ngồi ở bậc thềm chờ cửa nhà băng mở.
Đúng lúc đó quả bom nổ, sức nóng cao đã khiến in bóng râm
xuống nền đá! người này chắc chắn chết vì phỏng nặng!
Nhiều người chết trong ngày, hoặc trong 3 ngày sau, phần lớn
do bị phỏng bởi sức nóng/ nhiệt do bom nguyên tử - Photos: Thu Hằng - 2015
---
Designer Masahiko Katori
Shape Bell: diameter of the opening − about 1m, height − 1.7m, weight − about 1.200kg
Belfry: a dome-shape roof representing the universe is supported by four pillars
Pond: width − 2m, depth − 80cm
Pond: width − 2m, depth − 80cm
Chuông Hoà Bình - công viên Hoà Bình - Hiroshima, Nhật Bản 4/2015
Ga Kyoto, Tokyo & Akihabara
Scenery 42 Hoa & Phong cảnh
Nhật Bản/ Japan Sakura to fukei
& tiếng hát ...
thả lồng đèn tưởng niệm 70 năm bom nguyên tử thả ở
Hiroshima & Nagasaki
Hiroshima: 'Bức hình hiếm của sự sống'
Bức hình được chụp khi phóng viên ảnh Matsushige lấy được can đảm sau 20 phút do dự ban đầu.
Nói tới chiến tranh người ta không thể không nói tới những bức ảnh gây xúc động mạnh, thậm chí với một số người còn là sự ám ảnh. Tuy nhiên vào những giờ đầu tiên khi Hiroshima bị bom nguyên tử, có ít hình ảnh ghi lại những gì đã xảy ra.
Một trong các bức được xem là hiếm là tấm hình các nạn nhân trên cây cầu Miyuki ở thành phố này, được chụp khoảng 3 giờ sau khi bom nổ.
Hỏa lực của trái bom nguyên tử thiêu trụi gần như toàn bộ những gì trong bán kính khoảng 1-2 km tính từ tâm bom nổ.
Tại gần đầu cây cầu này, bức hình của phóng viên ảnh Yoshito Matsushige cho thấy một nhóm người sống sót và ngay sát họ có những người đã chết.
Mitsuko Kouchi lúc đó 13 tuổi, đang học cấp hai, là một trong số những người trong ảnh.
Bà Kouchi năm nay 83, tuổi. Vào ngày 08/06/1945 đang theo học cấp hai ở Hiroshima. Trong cuốn phim tài liệu của NHK phát vào tối hôm 06/08 vào tuần này tìm hiểu về những người sống sót trên cây cầu, bà Kouchi, năm nay 83 tuổi, kể lại những gì xảy ra.
“Tôi đang cùng bạn trong lớp tham gia dọn dẹp trong một khu nhà trong thành phố thì bom nổ.
“Bất chợt có gió nóng khủng khiếp ùa vào cửa sổ như bão lớn làm vỡ kính và các mảnh kính văng vào người chúng tôi, nhiều bạn tôi chết ngay tại chỗ.
“Tôi không hiểu sao tôi và một người bạn nữa lại thoát chết, chúng tôi tìm đường ra khỏi thành phố và chúng tôi phải đi qua cây cầu này mới ra khỏi khu vực có các đám cháy lớn.
“Khi tới cây cầu tôi đã thấy nhiều người nhảy xuống sông vì họ bị bỏng nặng, có nhiều người chết ngay bên bờ sông và cả trên dòng sông.
Bà Kouchi bị ám ảnh bởi tiếng kêu la của một người chị cố đánh thức người em đã chết ngay trên tay.
“Tôi đã gặp cha tôi tại cây cầu này, khi tôi đụng vào vết bỏng trên cánh tay của cha tôi thì cả mảng da bị tuột ra,” bà Kouchi nói.
Điều làm bà Kouchi bị ám ảnh và muốn nói tới ngày hôm nay là tiếng than khóc của người chị gái bế đứa em còn nhỏ của mình. (xem hình trên)
“Người chị kêu lớn “Dậy đi em, dậy đi….”, thế nhưng em bé không cất tiếng nói,” bà Kouchi kể lại.
Hai trong số 5 tấm hình phóng viên ảnh Yoshito Matsushige của Báo Chugoku, khi đó 32 tuổi, chụp khoảng 11 giờ sáng ngày 06/08/1945 tại cây cầu này cho thấy tóc của các nạn nhân bị cháy xém và một số người bôi dầu nấu ăn lên da làm giảm bớt vết bỏng.
Ông Matsushige qua đời năm 2005, hưởng thọ 92 tuổi. Lúc sinh thời ông Matsushige từng nói về khoảnh khắc lưỡng lự khi bấm máy.
Phóng viên ảnh Matsushige chụp tấm cận cảnh hơn (Mitsuko Kouchi đứng ngay sau người mặc quân phục). Được biết giới quân đội Mỹ vào lúc đó đã tìm kiếm để thu lại tấm ảnh này.
Khi ra làm chứng sau này, ông được dẫn lời kể lại những gì xảy ra vào buổi sáng hôm đó:
“Những vết bỏng phồng lên và da của các nạn nhân tơi tả như áo rách. Một số trẻ em bị bỏng bàn chân.
“Các em không có giầy và chạy chân đất trên đường phố đầy tàn lửa.
“Khi tôi thấy cảnh này, tôi nghĩ tôi có thể chụp và lôi máy trong túi ra. Nhưng tôi không thể bấm máy vì thấy cảnh tượng đó quá động lòng.
“Mặc dù tôi cũng là một nạn nhân của chính trái bom đó, tôi chỉ bị thương nhẹ do các mảnh kính văng vào người trong khi nhiều người quanh tôi đang hấp hối.
Báo chí tại Hoa Kỳ không đăng hình ảnh này cho tới tháng 9//1952 (khoảng 7 năm sau khi kết thúc chiến tranh)
“Đó là cảnh tượng thật tàn bạo và tôi không nỡ lòng nào bấm máy. Có lẽ tôi đã lưỡng lự chừng 20 phút. Những người đứng đó hẳn nghĩ rằng tôi là người máu lạnh.
“Và cuối cùng tôi đã lấy được can đảm để chụp một tấm, và rồi tôi tiến thêm 4-5 mét nữa để chụp tấm thứ hai.
“Cho tới ngày hôm nay, tôi vẫn còn nhớ khi đó ống ngắm máy ảnh bị mờ đi vì nước mắt của tôi.
“Sau đó tôi đã đi vào khu vực trong thành phố là nơi bị thiệt hại nhiều nhất khoảng vài tiếng nữa. Nhưng tôi đã không thể chụp thêm một tấm nào.
“Có cả những phóng viên ảnh từ trong đơn vị quân đội và cũng có cả phóng viên từ báo khác nữa. Nhưng việc không ai trong số họ có thể chụp ảnh dường như cho thấy mức độ dã man và thảm khốc của trái bom này thế nào.
"Tôi chẳng thấy tự hào về việc mình đã chụp hình. Tôi chỉ coi đó là sự an ủi nhỏ bé đối với mình mà thôi," ông Matsushige từng nói.
Nơi chụp ảnh trên cây cầu này hiện có để tấm ảnh lớn và chú thích để người ta nhớ lại những gì đã xảy ra.
BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét