Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Dân biểu Úc, Chris Haye: Nhân quyền là vấn đề cần được quan tâm ở Việt Nam

Ông Chris Haye, dân biểu đảng Lao động Úc
Ông Chris Haye, dân biểu đảng Lao động Úc (bên trái)
 Screenshot
 Ngày 14 tháng Tám vừa qua, vòng Đối thoại  nhân quyền Việt-Úc lần thứ 12 diễn ra ở Canberra, ông Chris Haye, một dân biểu liên bang thuộc đảng lao động dành cho Đài Á Châu Tự Do buổi nói chuyện về nhận định của ông đối với nhân quyền tại Việt Nam.
Cát Linh: Xin chào ông Chris Haye. Là thành viên liên bang thuộc đảng lao động Úc và là người quan tâm đến tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, ông có thể cho biết những ý kiến của ông đưa ra trong vòng đối thoại nhân quyền Việt - Úc lần thứ 12 tổ chức tại Canberra tuần qua?
Mr. Chris Haye: Xin chào thính giả của đài Á Châu Tự Do. Ngày 14 Tháng Tám vừa qua tại Canberra đã diễn ra cuộc hội thảo lớn về nhân quyền. Đây là một cơ hội cho những ai quan tâm đến vấn đề nhân quyền hiện tại ở Việt Nam. Về cơ bản thì đây là một cuộc thảo luận diễn ra theo đúng qui tắc luật pháp (formal discussion), nhằm đảm bảo rằng những vấn đề chúng tôi đưa ra được sự quan tâm của chính phủ Úc. Tôi đã không tham dự trực tiếp vào vòng đối thoại. Nhưng, trước đó, tôi đã gửi thông điệp cho người chịu trách nhiệm tổ chức những điều mà tôi cho là nên đề cập trong cuộc hội thảo. Tôi cũng nhấn mạnh rằng nhân quyền là vấn đề cần được quan tâm ở Việt Nam.
Cát Linh: Xin được hỏi là gần đây, ông có theo dõi về những trường hợp bắt giữ người trái phép, đặc biệt là đối với những nhà đấu tranh, những tù nhân chính trị đang bị giam cầm trái pháp luật tại Việt Nam?
Tôi cũng nhấn mạnh rằng nhân quyền là vấn đề cần được quan tâm ở Việt Nam
Mr. Chris Haye
 
Mr. Chris Haye: Tôi là người đại diện cho một số đông người Việt tỵ nạn chọn đến Úc Châu làm quê hương sau khi Sài Gòn thất thủ. Con cháu của họ cũng trưởng thành, là một công dân Úc từ đó. Cho nên, họ là những người có cái nhìn thấu đáo và sâu sắc nhất về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Là người đại diện cho họ và với quyền hạn của một dân biểu liên bang, tôi có trình lên chính phủ Úc và đề nghị họ nên quan tâm đến những trường hợp của những nhà đấu tranh dân chủ đang bị giam cầm tại Việt Nam. Ví dụ như cha Nguyễn Văn Lý, người đấu tranh cho tự do tôn giáo đang bị giam cầm. Một trường hợp khác là bà Bùi Thị Minh Hằng. Bà đang bị giam trong tù và không chịu ký giấy nhận tội. Tôi nghĩ rằng bà Hằng không nhận tội vì bà hiểu rõ bộ máy chính quyền.
Trong một lần được hân hạnh tiếp đón thủ tướng Úc tại văn phòng của tôi, tôi đã trình bày cho ông trường hợp của bà Bùi Thị Minh Hằng. Tất cả mọi người có mặt lúc đó đều cảm phục tinh thần đấu tranh của người phụ nữ này.
Tôi xin nói rằng, chúng tôi tin tự do không chỉ là quyền hiến pháp, mà là một giá trị ưu tiên. Khi một quốc gia đã ký kết những hiệp ước quốc tế, quốc gia đó phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Ý tôi muốn nói nghĩa vụ đó không phải chỉ dành cho lợi ích kinh tế quốc gia, mà còn phải là lợi ích của công dân quốc gia đó.
Cát Linh: Chúng tôi được biết ông đã không đến dự đối thoại nhân quyền Việt-Úc vừa qua. Điều này có vì 1 lý do cụ thể nào không thưa ông?
Mr. Chris Haye: Điều này khá đơn giản. Vì tôi là dân biểu liên bang thuộc đảng lao động, đảng đối lập với phe đối lập bảo thủ ở Úc đang cầm quyền  hiện tại. Tôi không tham dự vào những vấn đề thuộc quốc hội hay chính phủ. Nhưng chúng tôi biết những đề nghị mà chúng trình lên chính phủ chắc chắn sẽ có được sự quan tâm.
Cát Linh: Cảm ơn ông Chris Haye đã dành cho chúng tôi buổi nói chuyện này.

Không có nhận xét nào: